Anh hùng vô lệ nhà xuất bản hội nhà văn năm 2024

Giọng ca của ca nữ, điệu múa của vũ giả, kiếm của kiếm khách, bút của văn nhân, đấu chí của anh hùng, một khi chưa chết, đều không thể buông tay, bởi vậy mà một bản trường ca hoành hoành tráng tráng của những anh hùng hiệp khách, đã được tấu lên bởi nhiệt huyết giang hồ, với những tranh đấu khốc liệt phi thường, hấp dẫn phi thường, tạo thành tuyệt phẩm.

Lúc trước lang thang trên các diễn đàn kiếm hiệp, tôi từng thấy có vài cuộc tranh luận nổ ra về việc đánh giá thế nào cho đúng đối với nhà phê bình Vũ Đức Sao Biển. Cá nhân tôi không muốn đào sâu vào vấn đề ấy, chỉ là nhân tiện có bài giới thiệu của ông viết về bộ truyện tranh Anh hùng vô lệ cho NXB Trẻ nên đăng lên đây để mọi người có thêm một tư liệu nghiên cứu. Xin lưu ý, bài bình này là về manhua Anh hùng vô lệ do Mã Vinh Thành cải biên từ Anh hùng vô lệ của Cổ Long nên có đôi chỗ không giống với truyện gốc.

“Anh hùng là ai? Anh hùng từ đâu tới. Phải chăng anh hùng là người có võ công hơn người, có thể khuất phục mọi người? Phải chăng anh hùng là người có đầu óc mẫn tuệ, luôn luôn sử dụng trí mưu để an bài mọi chuyện, chiến thắng người khác mà không cần dùng tới vũ lực? Phải chăng anh hùng là người có bản lĩnh, luôn luôn tỏ ra tác phong vương giả trước những cảnh ngộ bất thường? Phải chăng anh hùng là con người coi thường mọi hiểm nguy, hễ nói là làm, không cần so đo tính toán thực lực? Phải chăng anh hùng là con người thần bí, có lối sống lập dị, khác hẳn phàm nhân trong thiên hạ? Hoặc phải chăng anh hùng là con người tổng hòa các tính cách vừa nói ở trên?

Chúng ta đang đọc bộ tiểu thuyết “Anh hùng vô lệ” của Cổ Long – một tác giả tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng của Hồng Kông qua nét vẽ của Mã Vinh Thành. Tập đầu tiên của bộ sách giới thiệu cho ta năm nhân vạt khá lạ lùng, mỗi nhân vật một tính cáh riêng, không ai lẫn vào ai.

Đầu tiên là Tư Mã Bất Quần – tổng tiểu đầu của Đại tiêu cục. Tư Mã Bất Quần luôn luôn uống rượu. Gần như không có một điểu gì làm nhân vật này phải lo lắng, kể cả lúc đại địch đang ở trước mặt. Bảo tiêu- cái nghề nhận hàng đến và đưa hàng đi, kể cả các hàng hóa quý giá như vàng bạc, quý kim, là một nghề cực kỳ nguy hiểm bởi lúc nào cũng có thể bị tấn công, bị giết, bị cướp. Thế nhưng Tư Mã Bất Quần là một con người bất bại, từng đánh 33 trận mà chưa thua trận nào. Đại tiêu cục của gã kết hợp được các bộ giang hồ hảo hán khắp nơi. Thành tựu của lão không ở trong đao kiếm mà ở trong thực lực của cá nhận và của Đại tiêu cục. Lão tự tin đến nỗi thu phục Dương Kiên-một phản đồ của Chu Mãnh, thủ lĩnh của đảng Hùng Sư (sư tử mạnh). Lão định cho Dương Kiên làm lễ bái sư – nhận lão làm thầy. Điều này vừa đi ngược đạo nghĩa giang hồ, vừa trực tiếp xúc phạm đến Chu Mãnh bởi Chu Mãnh đã gởi thư nói rõ không ai được phép thu nhận Dương Kiên để đối đầu với đảng Hùng Sư.

Người thứ hai là Trác Đông Lai, Trác Đông Lai được miêu tả như là một con người không kiêu ngạo, không tưk ti, không thiên vị, không màng địa vị. Người này chuyên mặc áo tím (tía) nên khi cử động thường toát ra cí hào khí của màu tím (tử khí). Cái tên người này khá hay, lấy từ hai câu cổ thi:

‘Tịch dương chính Tây hạ Tử khí khước Đông lai.’

Tạm dịch :

Bóng chiều phương tây xuống Khí tím hướng đông về

Cái tên ấy có lý do của nó. Theo người Trung Quốc:

‘Tử cổ dĩ lai Tử vân vần vũ Tử khí Đông lai.’

Tạm dịch :

Từ xưa đến nay Mây tím dày đăch Khí tím từ hướng Đông về

Điều đáng nể ở nhân vật Trác Đông Lai này là ông ta liệu việc như thần, an bài mọi chuyện như là nó phải xảy ra đúng như ý muốn của mình, không thể khác đi được. Nói cách khác, đây là một con người đa mưu túc trí trong Đại tiêu cục và có được con người này thì Tư Mã Bất Quầnkhỏi phải dụng tâm suy nghĩ nhiều. Việc Trác Đông Lai từ tốn mời rượu Chu Mãnh, sẵn sàng để Chu Mãnh an toàn ra đi mang theo đầu của Dương Kiên về Lạc Dương để là lễ tế đầu yến, rồi việc Hàn Chương và Thiết Kê nổi lên làm phản Chu Mãnh và giết hết người thân trong nhà của họ Chu đều do một tay Trác Đông Lai bày bố ra. Kinh hoàng nhất là chuyện bọn Dịch Mã bang đến giết nhân dân vô tội ở thôn Tương Giao để Cao Tiệm Phi phân nộ diệt hết Dịch Mã bang cũng năm trong sự sắp đặt của Trác Đông Lai. Một nguyên lý đơn giản là dù Dịch Mã bang trực thuộc Đại tiêu cục nhưng Trác Đông Lai nhìn ra bọn này có khả năng phản lại tiêu cục cao nhất. Trác Đông Lai đã mượn tay Cao Tiệm Phi để “quét sạch cửa ngõ” (thanh lý môn hộ) cho Đại tiêu cục nhà mình.

Nhân vật thứ ba là một con người bí mật, xách theo một cái rương. Nhân vật này thuộc lại quái dị, tự se chỉ, tự dệt vải, tự may áo cho mình mặc. Nhân vật này chỉ ăn rau, sống khổ hạnh như một người theo chủ nghĩa khắc kỷ. Chính nhân vật này đã đột nhập Đại tiêu cục vào đúng thời điểm Dương Kiên làm lễ bái sư, giết Dương Kiên và cả chục người khác ngay rước mặt Tư Mã Bất Quần và Trác Đông Lai. Về sau ta biết tên nhân vật này là Vô Lệ (không có nước mắt); chiếc rương là Biệt Ly (xa nhau). Đây là thủ pháp xây dựng một loại quái nhân ( con người kỳ lạ) của tiểu thuyết võ hiệp.

Nhân vật thứ tư là Chu Mãnh – thủ lĩnh của đảng Hùng Sư. Chu Mãnh sử dụng một cây đao màu vàng gọi là Sư vương kim đao. Lão là con người thô hào, lỗ mãng, rượu chè cũng lắm, gái tơ cũng nhiều. Lão ra lệnh cho thuộc hạ tấn công vào Đại tiêu cục, lấy cho được đầu Dương Kiên về để làm lễ tế đầu yến. Thái Sùng, Hán Chương, Thiết Kê – những thuộc hạ thân tín của lão đã phản lão. Họ giết những người than trong gia định Chu Mãnh để “tấn công vào trái tim” của Chu Mãnh. Chu Mãnh đã mở miệng cất tiếng than ai oán, sự cô độc còn đau đớn hơn cả cái chết. Trước những kẻ trở mặt, con người hô hào ấy phải vung đao chiến đấu để tự cứu mình. Lòng lão bỗng nổi lên một niềm đau tình huynh đệ: ‘Vung đao giết người không khó nhưng hạ đao xuống huynh đệ sao đao nặng thế nào’. Cuối cùng được Mạc Ly cứu thoát khỏi nơi hung hiểm ấy.

Nhân vật thứ năm là chàng trai Cao Tiệm Phi với thanh kiếm Lệ Ngấn. Lế Ngấn là dấu nước mắt còn đọng lại, hẳn là một thanh kiếm lạ lùng. Gần như Cao Tiệm Phi không đứng hẳn về phía bên nào. Chàng trai này gặp gỡ và ban đầu có chút tình với một cô gái hồn nhiên tên là Thu Cúc. Chàng trai đã thách đấu với con người bất bại Tư Mã Bất Quần. Vì danh chăng? Cuối cùng, trước Tư Mã Bất Quần, chàng trai chưa thể là đối thủ xứng tay.

Anh hùng vô lệ tập 1 giới thiệu cho ta năm nhân vật ấy, Những nhân vật còn lại chỉ là nhân vật phụ, tình huống họ tạo ra chỉ là tình huống phụ. Ở đây, có cái để chúng ta quan tâm: những gì mà Trác Đông Lai bày ra thật kỳ lạ, khiến chúng ta bàng hoàng. Bút pháp của Cổ Long đêm lại cho người đọc những bất ngờ thú vị.”