Bị bệnh phổi đau ở đâu

Ung thư phổi là một trong những loại bệnh ung thư thường hay gặp phổ biến ở nhiều độ tuổi. Triệu chứng của ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường rất mập mờ giống với nhiều bệnh khác điển hình như: lao phổi, nên người bệnh sẽ khó phát hiện và nếu như không được phát hiện sớm bệnh sẽ diễn biến sang giai đoạn cuối rất khó cứu chữa.

Theo thống kê đưa ra thì tỉ lệ người bệnh mắc phải ung thư phổi giai đoạn đầu hay còn gọi là ung thư phổi giai đoạn 1 có khả năng điều trị thành công chiếm khoảng 80%. Nhưng sau đó, vẫn cần phải tiếp tục thực hiện những biện pháp khác để chắc chắn những tế bào ung thư được đẩy lùi hoàn toàn.

Nhưng việc phát hiện ra bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường rất khó khăn, chính bởi những biểu hiện của bệnh không được rõ ràng và thường giống với những bệnh thông thường khác. Trên thế giới, chỉ có khoảng 20% người bệnh được phát hiện mắc bệnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm.

Do đó để có thể nhận biết rõ ràng được những triệu chứng của bệnh ung thư phổi bạn nên cần tìm hiểu kỹ để tránh việc bản thân bị mà không biết.

Triệu chứng của bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu

Do là mới chỉ ở giai đoạn đầu nên những biểu hiện, triệu chứng của bệnh không được rõ ràng, vì thế mà bạn cần phải đặc biệt chú ý về các triệu chứng bệnh.

Khi bị ung thư phổi người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng chung sau đây:

  • Ho khan thường xuyên, ho ra đờm, ho dai dẳng và liên tục, đặc biệt ho nhiều vào gần sáng và đôi khi có dính chút máu
  • Thay đổi về lượng đờm và màu sắc khi ho ra đờm.
  • Cảm thấy đau ở lưng, ngực và vai. Nhưng, vì là ung thư phổi giai đoạn đầu nên mỗi người sẽ có những cảm nhận cơn đau khác nhau.
  • Khó thở, thở khò khè
  • Giọng nói cũng thay đổi , trở nên khàn giọng
  • Nói khó khăn qua từng hơi thở
  • Đôi lúc ho ra máu
  • Chán ăn, không muốn ăn, mất cảm giác ngon miệng, giảm cân không lý do
  • Sức đề kháng kém dẫn tới cơ thể luôn mệt mỏi, cảm, sốt
  • Đau xương và đau khớp, sưng ở cổ và mặt.

Ngoài ra người bệnh còn có những dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu ít gặp hơn như:

  • Cảm thấy khi ăn nuốt khó
  • Thay đổi hình dạng màu sắc của ngón tay và móng tay
  • Da hơi nhợt nhạt
  • Tắc nghẽn mạch máu ở vùng mặt.

Có một vài tế bào ung thư phổi giai đoạn đầu khi lọt vào máu có thể dẫn tới những triệu chứng ung thư phổi liên quan tới nội tiết tố như sau:

  • Bị yếu bên trong cơ bắp
  • Tê bì các ngón tay
  • Luôn buồn ngủ, chóng mặt và hay nhầm lẫn
  • Sưng ngực ở nam giới.

Chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn đầu

Bạn có thể thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán ung thư phổi. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT sẽ giúp bác sĩ hình dung được khối u và tìm kiếm sự lan rộng của tế bào ung thư đến các vùng khác trên cơ thể. Bên cạnh đó, sinh thiết phổi thường được thực hiện để xác nhận chẩn đoán và xác định loại ung thư.

Điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu

Dựa vào quy mô tác động, người ta chia phương pháp điều trị ung thư phổi thành 2 loại:

  • Điều trị cục bộ [tại chỗ]: điều trị tế bào ung thư tại nơi chúng bắt nguồn. Phẫu thuật và xạ trị được cho là phương pháp điều trị tại chỗ.
  • Liệu pháp hệ thống [toàn thân]: điều trị tế bào ung thư phổi ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện trong cơ thể khi ung thư đã di căn.

Đối với ung thư phổi giai đoạn đầu, bác sĩ thường tiến hành điều trị với mục đích chữa khỏi bệnh. Phẫu thuật hay xạ trị [như xạ trị lập thể định vị thân – SBRT] có thể giúp chữa trị ung thư phổi giai đoạn đầu.

Các liệu pháp hệ thống sẽ được tiến hành bổ sung sau khi phẫu thuật điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu. Trong trường hợp các chẩn đoán hình ảnh không cho thấy dấu hiệu ung thư đã lan rộng nhưng bác sĩ vẫn sử dụng các liệu pháp toàn thân để phòng ngừa tế bào ung thư di căn. Nguyên nhân là vì ung thư phổi giai đoạn đầu có nhiều khả năng tái phát do tế bào ung thư phổi di căn nhưng không được phát hiện.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là lựa chọn điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu, có nhiều loại phẫu thuật khác nhau tùy thuộc vào kích thước và vị trí khối u. Phẫu thuật có thể được thực hiện bằng cách rạch một vết mổ lớn ở ngực hay phẫu thuật với hỗ trợ quay video ít gây xâm lấn hơn. Tuy nhiên, không phải khối u nào cũng có thể loại bỏ bằng phương pháp này.

Xạ trị/SBRT

Liệu pháp xạ trị có thể được thực hiện sau phẫu thuật như một phương pháp điều trị bổ trợ. Đối với các khối u ở giai đoạn đầu nhưng không thể phẫu thuật cắt bỏ vì một số lý do, xạ trị lập thể định vị thận [SBRT] có thể được thực hiện với mục đích chữa bệnh. Các nghiên cứu đã cho thấy những người đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này có kết quả tương tự như người trải qua phẫu thuật điều trị ung thư phổi.

Hóa trị

Đây cũng là phương pháp điều trị bổ trợ cho người bệnh sau khi phẫu thuật ung thư phổi. Hóa trị có khả năng tấn công bất kỳ tế bào ung thư nào sắp lan rộng ra ngoài khối u nhưng chưa được phát hiện bằng các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Liệu pháp nhắm trúng đích

Các nghiên cứu mức độ phân tử sẽ giúp bác sĩ nhận biết liệu có bất kỳ đột biến gen [gien] hoặc sự sắp xếp lại gen nào có thể nhắm trúng. Thuốc tác động trúng mục tiêu sẽ gây ra những thay đổi di truyền trong khối u, giúp quá trình điều trị ung thư chính xác hơn rất nhiều.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là một loại hình điều trị ung thư mới, loại thuốc đầu tiên dành cho bệnh ung thư phổi đã được phê duyệt vào năm 2015. Phương pháp này hoạt động bằng cách hỗ trợ hệ thống miễn dịch cơ thể trong việc nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.

Bài viết trên đây chúng tôi chia sẻ cho bạn đọc những thông tin về căn bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu, các dấu hiệu, triệu chứng, cách điều trị… một cách chi tiết nhất giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh đang phổ biến toàn thế giới này cũng như cách điều trị bệnh và chăm sóc sức.

 1. Thở nặng nhọc

Khó thở hoặc thở khò khè có thể không phải là một triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên khó thở sau khi chạy lên cầu thang trong khi trước đây bạn không bị như vậy thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ sớm bởi những triệu chứng này rất có thể do một khối u ở phổi gây ra, cản trở việc hô hấp của bạn.

2. Ho nhiều

Ho dai dẳng dẫn đến khàn giọng, tình trạng khàn giọng kéo dài vài tuần không khỏi... có thể là do vấn đề ở phổi gây ra, ví dụ như viêm phổi, nhiễm khuẩn phổi. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng triệu chứng này do cảm lạnh hoặc dị ứng gây ra nên không đi kiểm tra. Kết quả là tình trạng viêm ở phổi tăng nặng hơn dẫn đến ung thư phổi nếu không được điều trị kịp thời.

3. Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân

Trong bất kì trường hợp nào, sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến việc bạn đã cắt giảm calo hoặc tập thể dục... thì rất có thể là do bệnh tật gây ra, kể cả bệnh ung thư. Thêm vào đó, nếu bạn cảm thấy ăn không ngon miệng thì càng dễ kết luận nguyên nhân có thể là do một khối u bên trong cơ thể bạn gây ra, không ngoại trừ khối u ở phổi dẫn đến ung thư phổi sau này. Khối u này sẽ làm tăng đột ngột sự trao đổi chất trong cơ thể bạn và gây ra tình trạng trên.

4. Đau ngực

Một triệu chứng điển hình của ung thư phổi là đau ngực, nhất là khi bạn cảm thấy đau sâu trong phổi mỗi khi nhấc một cái gì đó, khi bạn ho hoặc cười. Ngoài ra, dấu hiệu đau dai dẳng trong ngực mà không hết sau một thời gian dài cũng có thể là một biểu hiện của bệnh ung thư phổi mà bạn cần chú ý.

5. Đau tay và các ngón tay

Đau và mỏi ở các ngón tay có thể là hai dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi mà nhiều người có xu hướng bỏ qua. Trong phần lớn các trường hợp, khi da của lòng bàn tay trở nên dày và có màu trắng với nếp nhăn rõ rệt thì càng có nhiều khả năng bạn bị ung thư phổi. Bạn nên đi khám để xác định tình trạng bệnh của mình.

6. Đờm có lẫn máu

Ho ra đờm có lẫn máu không bao giờ là dấu hiệu tốt, ngay cả khi lượng máu đó rất ít hoặc nhạt màu. Nếu bạn gặp tình trạng này, nên đi khám ngay lập tức vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi hoặc một bệnh nghiêm trọng nào đó trong cơ thể bạn.

7. Thay đổi tâm trạng thất thường

Bạn cảm thấy mình có thể dễ dàng thay đổi tâm trạng nhanh chóng, hay giận dữ và khó chịu, tiếp theo là mệt mỏi và thậm chí trầm cảm... thì rất có thể bạn đang có nguy cơ bị ung thư phổi hoặc bệnh ung thư nào đó. Vì bệnh ung thư có thể làm cho bạn bị rối loạn nội tiết, kích thích các dây thần kinh kiểm soát cảm xúc.

8. Thường xuyên bị nhiễm khuẩn

Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mạn tính khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng phổi mạn tính, bạn nên dành thời gian đi chụp Xquang phổi để biết mình có nguy cơ bị ung thư phổi hay không.

9. Đau vai

Đau vai có thể xảy ra nếu một khối u phổi phát triển và gây áp lực lên phần trên của phổi và các dây thần kinh ở nách. Áp lực này thường sẽ dẫn đến đau nhức, ngứa ran và cảm giác đau ở vai, bên trong cánh tay và bàn tay.

10. Bất thường ở các mô vú

Dấu hiệu này thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Đó là tình trạng vùng ngực to lên bất thường do các tế bào bệnh ung thư kích thích sự tiết nội tiết tố một cách bất thường. Tuy nhiên, chị em cũng không nên bỏ qua điều này vì rất có thể đó là do các tế bào ung thư phổi hoặc ung thư ở bộ phận khác gây ra.

Bs. Bùi Thị Lý

Theo suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ Đề