Bị phù chân là dấu hiệu của bệnh gì

Những người vận động quá sức, thường xuyên đi lại hoặc phải đứng, ngồi nhiều tại nơi làm việc sẽ bị phù bàn chân, mắt cá chân, thậm chí cả cẳng chân. 

Nhưng nếu hiện tượng sưng phù này đi kèm các triệu chứng khác có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bị phù chân là dấu hiệu của bệnh gì

Ảnh minh họa: USnews

Nguyên nhân dẫn tới sưng phù chân

Phản ứng thuốc

Nhiều loại thuốc gây ra các phản ứng phụ bao gồm sưng bàn chân và mắt cá chân. Nếu bạn nghi ngờ tình trạng sưng tấy liên quan đến loại thuốc bạn đang dùng, hãy đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ cân nhắc liệu có cần thiết phải thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng hay không.

Biến chứng khi mang thai

Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị sưng một chút ở bàn chân khi thai kỳ tiến triển. Nhưng sản phụ nên đi khám bác sĩ nếu có hiện tượng sưng tấy đột ngột hoặc quá mức, đặc biệt kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đau đầu, buồn nôn và nôn.

Trong một số trường hợp mang thai có nguy cơ cao, tiền sản giật là tình trạng có các triệu chứng như vậy và sản phụ phải đi khám ngay lập tức.

Chấn thương bàn chân hoặc mắt cá chân

Nếu bạn bị bong gân mắt cá chân hoặc chấn thương dây chằng trong khi đi bộ, chạy, các dây chằng sẽ bị kéo căng, gây ra sưng tấy.

Suy tĩnh mạch

Sưng mắt cá chân và bàn chân thường là triệu chứng ban đầu của suy tĩnh mạch, không đủ máu di chuyển lên các tĩnh mạch từ chân lên tim.

Nhiễm trùng

Sưng ở bàn chân và mắt cá chân có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Những người bị tiểu đường hoặc các vấn đề với dây thần kinh ở bàn chân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.

Cục máu đông

Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân có thể ngăn chặn dòng chảy của máu từ chân trở về tim và gây sưng mắt cá chân và bàn chân. Nếu bạn nhận thấy chân đổi màu kèm theo đau dữ dội, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Bệnh tim, gan hoặc thận

Đôi khi sưng tấy có thể chỉ ra một vấn đề ở tim, gan hoặc thận. Mắt cá chân sưng vào buổi tối là dấu hiệu của việc giữ muối và nước do suy tim. Nếu sưng phù kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn và tăng cân, bạn nên đi khám. 

Bị phù chân là dấu hiệu của bệnh gì

Bạn cần đi khám nếu chân sưng đau kéo dài. Ảnh: Footdoctor

Cách giảm sưng phù chân

1. Nếu mắt cá chân bị thương, hãy nghỉ ngơi, tránh đi lại

2. Chườm đá lên mắt cá chân bị sưng

3. Quấn bàn chân hoặc mắt cá chân bằng băng ép

4. Nâng cao chân trên ghế đẩu hoặc gối

5. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy kiểm tra bàn chân hàng ngày để tìm vết phồng rộp và loét

6. Nếu nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, bạn cần đi khám

7. Nếu sưng và đau nghiêm trọng, không cải thiện khi điều trị tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ.

An Yên (Theo Timesnownew)

Bị phù chân là dấu hiệu của bệnh gì

Nấc sau khi ăn là một hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên, bạn cần đề phòng một số bệnh.

Bị phù chân là dấu hiệu của bệnh gì

Một người có nguy cơ đột quỵ nếu bị tê yếu đột ngột, mất trí nhớ tạm thời, nói năng khó khăn. 

Nếu luôn phải đi lại nhiều và đứng lâu do tính chất và yêu cầu của công việc, tốt hơn hết bạn nên tìm hiểu một số nguyên nhân khiến bàn chân và mắt cá chân bị sưng phù.

Mặc dù theo các bác sĩ phụ khoa, phù bàn chân và mắt cá chân ở thai phụ là khá phổ biến nhưng nếu sưng phù quá mức cũng cần phải cảnh giác. Đây có thể là một biểu hiện của bệnh tiền sản giật, có thể dẫn tới cao huyết áp gây tổn hại cho sức khỏe của cả bé và mẹ.

Nếu bạn đang mang thai, chân bị sưng phù kèm theo những triệu chứng như đau bụng, đi tiểu không đều, buồn nôn và đau đầu, tốt hơn hết nên đi khám bác sĩ phụ khoa ngay lập tức.

Một chấn thương bất ngờ ở chân có thể dễ dàng gây bong gân bởi các dây chằng giữ mắt cá chân ở đúng vị trí bị kéo căng quá mức. Bong gân rất dễ chữa trị, phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Chườm đá lạnh, nghỉ ngơi và băng vết thương, kê cao chân (lên gối) có thể giúp bớt đau và vết thương nhanh lành. Tuy nhiên, nếu chỗ sưng kéo dài hơn 2, 3 ngày, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bị phù chân là dấu hiệu của bệnh gì

Phù bàn chân và mắt cá chân có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, đặc biệt với người bị tiểu đường hoặc gặp các vấn đề về thần kinh. Đi giày chật chội có thể tạo ra áp lực lên một điểm gây mụn nhọt lở loét khó lành ở chân.

Sự nhiễm trùng có thể lan rộng do độ nhạy cảm với sự đau đớn của người bị tiểu đường giảm đi, bởi vậy sẽ kéo dài gây khó chịu. Do đó, những đôi giày hợp kích cỡ luôn là ưu tiên hàng đầu cho người bị tiểu đường.

Máu tụ, hình thành ở van tim, có thể cản trở dòng máu lưu thông tới những bộ phận quan trọng trong cơ thể như chân và tim, dẫn đến sưng phù bàn chân. Máu tụ có thể được nhìn thấy dễ dàng trên bề mặt da hoặc cũng có thể ẩn sâu trong những huyết khối tĩnh mạch. 

Những cục máu đông này trong trường hợp không may có thể đe dọa tính mạng nếu chúng di chuyển đến tim và phổi. Nếu bị tụ máu cộng với chứng đau nhức và sốt nhẹ, hãy liên hệ ngay với bác sỹ.

Theo các bác sỹ, mắt cá chân sưng phù lúc chiều muộn có thể là dấu hiệu đọng muối và nước do gặp vấn đề ở ngăn phải tim. Cũng vậy, khi thận hoạt động không hợp lý, chất lỏng lưu lại trong cơ thể sẽ dẫn tới phù ở chân và mắt cá. Nguyên nhân chính gây ứ đọng ở 2 bộ phận trên là do trọng lực, nhưng ngoài ra, chất lỏng cũng có thể tập trung ở vùng cổ và bụng.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn đã bao giờ gặp tình trạng mu bàn chân, cẳng chân sưng to, các hố quanh các mấu xương cũng như bị “đầy” lên chưa?

Nguyên nhân

Phù nề chân là do sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở bàn chân và mắt cá chân, khiến chúng bị sưng lên. Hiện tượng này có thể được gây ra khi cơ thể đang sở hữu những bệnh nghiêm trọng về thận, tim, gan hoặc có vấn đề với các mạch máu. Bên cạnh đó, phù nề chân cũng do một số nguyên nhân khác dưới đây như:

- Chế độ ăn uống quá nhiều muối và carbohydrate; Do dùng liệu pháp hormon thay thế thuốc tránh thai; Hoóc môn thay đổi khi mang bầu; Cơ bị chấn thương; Dây tĩnh mạch bị trương

- Có lịch sử bệnh viêm tĩnh mạch; Do phản ứng với dị ứng; Tiền sản giật; Thần kinh bị rối loạn;

- Lạm dụng thuốc nhuận tràng; Lạm dụng thuốc lợi tiểu; Lạm dụng ma túy…

Cách xử lý

Việc điều trị chân bị phù nề phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra. Ngoài việc gối cao chân khi ngủ, một trong những điều trị đầu tiên mà bác sỹ thường khuyên bạn là nâng cao hai chân ở trên mức độ ngang ngực. Ngoài ra, uống thuốc chống viêm nhiễm cũng có thể giúp giảm phù nề. Nếu như chân bị phù nề trong thời gian dài, kèm theo cảm giác khó thở và tăng cân, bạn nên đi khám bác sỹ nhé.

Vài mẹo giảm phù nề cho chân

- Cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hằng ngày vì muối góp phần tích trữ chất lỏng.

- Uống nhiều nước.

- Kê cao chân. Tập thể dục thường xuyên cho chân từ 10-15 phút, 3-4 lần/ngày để giúp chân lưu thông máu. Tăng cường hoạt động cơ bắp với đi bộ, bơi lội. Mỗi 1-2 giờ, hãy đứng dậy và đi bộ.

- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng

- Tránh đứng tại chỗ, tránh ngồi lâu trong khoảng thời gian dài.

- Cẩn thận với một số loại thuốc. Ví như một số loại thuốc, bao gồm chống viêm nhiễm có thể ngăn chặn sự hoạt động của can xi khiến chân bị phù nề.

LÊ NHI
Theo Mamashealth/DT

Đừng chủ quan với triệu chứng sưng phù ở chân, vì đó có thể là dấu hiệu sớm của cơn đau tim chết người, theo Express.

Phù có thể là dấu hiệu của suy tim vì khi tim không bơm tốt, chất lỏng từ bên trong mạch máu có xu hướng rò rỉ ra các mô xung quanh.

Chân và mắt cá chân là những vùng thường bị phù nề vì tác động của trọng lực.

Cần lưu ý rằng, không phải ai bị sưng phù chân cũng là bị bệnh tim. Sưng phù chân hoặc tăng cân không nhất thiết là bị bệnh tim.

Làm sao để nhận biết phù chân thế nào là bệnh tim?

Nếu sưng phù chân kèm theo các triệu chứng đau tim khác cùng với tiền sử gia đình bị bệnh tim, thì nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc suy tim, tiến sĩ Carl E. Orringer, phó giáo sư y khoa và giám đốc y học tim mạch dự phòng, từ Coconut Grove (Mỹ), cho biết, theo Express.

Các triệu chứng của đau tim ở nam giới thường là đau ngực.

Ở phụ nữ, ngoài tình trạng khó chịu ở ngực, còn kèm theo các triệu chứng khác, như khó thở, buồn nôn và mệt cực độ.

Suy tim sung huyết cũng có thể gây trướng bụng.

Suy tim cũng có thể khiến chất lỏng tích tụ trong phổi, dẫn đến khó thở hoặc ho dai dẳng.

Tại sao suy tim gây sưng phù chân?

Khi bị suy tim, tuần hoàn máu chậm lại và hoạt động kém hiệu quả hơn. Chất lỏng mà lẽ ra phải được máu lấy và chuyển đến thận để đào thải, sẽ đọng lại ở những nơi như chi dưới, theo Health Line.

Vì vậy, những người bị suy tim nên theo dõi cân nặng hằng ngày. Tăng cân có thể là dấu hiệu của tình trạng giữ nước.

Bị phù chân là dấu hiệu của bệnh gì

Những người bị suy tim nên theo dõi cân nặng hằng ngày. Tăng cân có thể là dấu hiệu của tình trạng giữ nước

Ảnh minh họa: Shutterstock

Sưng phù chân còn là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm nào?

• Cục máu đông ở chân

Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân, có thể làm giảm lưu lượng máu, dẫn đến sưng phù và khó chịu, theo Health Grades.

• Suy tĩnh mạch

Khi các tĩnh mạch không thể bơm máu đầy đủ, khiến máu đọng lại ở chân.

• Viêm màng ngoài tim

Tình trạng này gây khó thở và sưng phù mạn tính, nghiêm trọng ở chân và mắt cá chân.

• Phù bạch huyết

Sự tắc nghẽn trong hệ thống bạch huyết khiến các mô bị sưng lên vì chất lỏng, dẫn đến sưng ở tay và chân.

• Tiền sản giật

Tình trạng này gây ra huyết áp cao khi mang thai - có thể dẫn đến tuần hoàn kém và sưng phù ở mặt, tay và chân.

\n

• Xơ gan

Tình trạng này có thể gây ra huyết áp cao và lưu thông kém ở bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu sưng phù kèm theo các triệu chứng sau, theo Health Grades.

• Mắc bệnh tim hay bệnh thận

• Mắc bệnh gan

• Vùng sưng phù bị tấy đỏ, nóng

• Hơi sốt

• Mang thai và bị phù đột ngột hoặc phù nặng

• Đã thử nhiều cách khắc phục tại nhà, nhưng không có hiệu quả

• Sưng phù càng ngày càng nặng

Nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu sưng phù bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân, đồng thời gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, theo Health Grades.

• Đau, tức ngực

• Chóng mặt

• Đầu óc lú lẫn

• Xây xẩm hoặc ngất xỉu

• Khó thở hoặc thở gấp

Cần để ý những vấn đề sau để báo cho bác sĩ biết:

• Bị phù ở vị trí nào?

• Thời điểm nào trong ngày bị nặng hơn?

• Có gặp triệu chứng nào nữa không?

• Để ý xem khi làm gì thì bớt phù hoặc làm gì thì phù nặng hơn?, theo Health Grades.

Tin liên quan