Bị sưng mí mắt dưới phải làm sao

Sưng bọng mắt là hậu quả của việc tích tụ các túi nước hoặc mô mỡ dưới mí mắt. Tình trạng này không gây nguy hại đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi bọng mắt bị sưng kèm theo triệu chứng đau thì rất có thể bạn đang mắc phải tình trạng viêm nhiễm. Vậy tại sao lại xuất hiện tình trạng bọng mắt dưới bị sưng đỏ và đau?

Nguyên nhân bọng mắt dưới bị sưng đỏ và đau 

Bọng mắt bị sưng đau đến từ hai nguyên nhân chính sau:

Do các yếu tố tự nhiên bên ngoài

Một số yếu tố tự nhiên: Bụi, đồ ăn gây kích ứng, ánh sáng mạnh… sẽ khiến cho đôi mắt của bạn bị tổn thương và gây hiện hiện tượng sưng đau.

Đau mắt do bụi bẩn hoặc vi khuẩn ký sinh: Vi khuẩn, virus, hoặc bụi mịn xâm nhập gây ra tình trạng đau mắt. Kèm theo đó là các biểu hiện như chảy nhiều nước mắt, mắt có gỉ xanh, vàng…. Hiện tượng đau không chỉ ở mắt mà còn lây lan sang các vùng xung quanh, trong đó có phần da dưới mắt (đây là phần nhạy cảm nhất của mắt).

Bị sưng mí mắt dưới phải làm sao
Bọng mắt sưng đỏ và đau do các yếu tố bụi bẩn, vi khuẩn

Bọng mắt bị sưng đỏ và đau do bị kích ứng, viêm nhiễm: Một số nguyên nhân gây dị ứng thường thấy như dị ứng phấn hoa, mỹ phẩm, hoặc một số thành phần có trong đồ ăn thường ngày (hải sản, tiêu, lá hẹ…). Những yếu tố này sẽ tác động đến mắt và khiến cho chúng bị sưng tấy. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Làm ảnh hưởng đến giác mạc, cũng như các vùng xung quanh mắt, đặc biệt là phần bọng mắt.

Bọng mắt đau do tình trạng viêm bờ mi dưới: Viêm bờ mi dưới là một bệnh lý thường gặp. Bệnh thường được gây ra do bụi, hoặc một số mạt kim loại trong không khí. Khi gặp phải tình trạng này, vùng da dưới mi (hay còn gọi là bọng mắt) sẽ bị sưng tấy, kèm theo đó là những biểu hiện như đau nhức, khó chịu hoặc thậm chí là mưng mủ.

Các nguyên nhân bệnh lý

Bệnh lẹo mắt: Lẹo mắt là tên gọi trong y khoa, biểu hiện của việc nhiễm trùng ở một hay nhiều tuyến bã tại chân lông mi, gây ra tình trạng viêm cấp tính.Những biểu hiện bạn đầu của bệnh lẹo như: Sưng nhẹ, ngứa, đau và hơi đỏ, hoặc xuất hiện các nốt mụn đỏ tại mí mắt, sau đó lan dần xuống phần bọng mắt dưới. Lẹo mắt nếu không có phương pháp điều trị triệt để sẽ rất dễ tái phát và lan ra khắp vùng mắt, khiến cho toàn bộ mi mắt bị phù, sưng đỏ. 

Sưng đau bọng mắt do bệnh chắp mắt: Chắp mắt có biểu hiện gần giống với bệnh lẹo. Tuy nhiên, đây lại là tình trạng nhiễm trùng của tuyến Meibomius trong mắt, khiến mặt trong của mi mắt sưng lên, gây đau đớn. 

Bị sưng mí mắt dưới phải làm sao
Bọng mắt sưng đỏ do bệnh chắp mắt

Bọng mắt đau do tình trạng viêm mô tế bào hốc mắt: Đây là căn bệnh viêm sâu trong các mô của mí mắt, khiến cho người bệnh không chỉ sưng mí mắt dưới mà còn lan ra cả phần bọng mắt, gây cảm giác đau đớn, khó chịu.

Bọng mắt sưng đau do bệnh Grave: Đây là căn bệnh cường giáp tự miễn (một số tên gọi khác như: Basedow, bướu giáp độc lan tỏa hay bệnh Parry). Nguyên nhân do rối loạn nội tiết tố, dẫn đến sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, sinh ra kháng thể dư thừa, gây nên tình trạng sưng viêm mí mắt và bọng mắt. Bệnh Grave dẫn đến các hệ lụy như: Mất ngủ, đổ mồ hôi, ngứa, khó tăng cân, run tay, rụng tóc…

Bọng mắt sưng đau do tuyến lệ bị tắc: Khi tuyến lệ bị tắc, nước mắt sẽ bị giữ lại phía bên trong cơ thể, dẫn đến tình trạng sưng phù mắt, gây đau, khó chịu. Ngoài nguyên nhân khiến cho bọng mắt sưng phồng bất thường trên, thì tình trạng này còn có thể do một số bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư, suy thận, tiểu đường hoặc tim mạch…

Một số biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng sưng đau mí mắt

Ngoài việc chú trọng trong việc điều trị, bạn cũng nên quan tâm đến việclàm thế nào để ngăn ngừa tình trạng sưng đau bọng mắt. Những thông tin sau đây, sẽ chỉ cho bạn một số mẹo phòng ngừa tình trạng sưng đau bọng mắt hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

  • Làm xét nghiệm dị ứng nếu mí mắt của bạn thường xuyên bị sưng sau khi ăn một món ăn nào đó.
  • Nên chọn những loại mỹ phẩm có thành phần tự nhiên, không gây kích ứng cho mắt.
  • Nên sử dụng những loại nước nhỏ mắt nhân tạo không có chất bảo quản và lưu ý thời gian sử dụng của sản phẩm.

Bị sưng mí mắt dưới phải làm sao
Vệ sinh kính áp tròng sạch sẽ 

  • Vệ sinh mắt và kính áp tròng thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm trùng cho mắt.
  • Trang bị một số đồ bảo hộ mắt như: Mắt kính tránh bụi, kính bảo vệ mắt...
  • Làm việc và hoạt động khoa học, hạn chế tiếp xúc với những ánh sáng có cường độ mạnh.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, cũng như cách phòng ngừa tình trạng bọng mắt dưới bị sưng đỏ và đau. Hy vọng, qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu hơn về tình trạng này, đồng thời có cách điều trị và ngăn ngừa hiệu quả.

Sưng mí mắt là hiện tượng mí mắt bị viêm nhiễm hay tụ dịch tại vị trí mô liên kết. Người bệnh có thể thấy đau hoặc không, sưng có thể có ở mí trên hoặc dưới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sưng khiến cho việc học tập sinh hoạt trở nên khó khăn. Do đó xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời sẽ giúp khắc phục được bệnh. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng này trong bài viết dưới đây cùng Docosan.

Tóm tắt nội dung

  • 1 Sưng mí mắt là gì?
  • 2 Nguyên nhân gây sưng mí mắt thường gặp
  • 3 Triệu chứng sưng mí mắt thường gặp
    • 3.1 Sưng mí mí mắt ở trẻ em cần chú ý các nguyên nhân gì?
  • 4 Những trường hợp bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay
  • 5 Các bác sĩ khám và điều trị sưng mí mắt
  • 6 Cách điều trị sưng mí mắt
  • 7 Kết luận
          • 7.0.0.0.1 Tư liệu tham khảo

Sưng mí mắt là gì?

Sưng mí mắt là tình trạng mí mắt sưng phù ở trên hoặc dưới, thậm chí là cả 2. Cơ chế chính thường gặp là do viêm nhiễm hay sự tụ dịch ở trong mô liên kết của mí mắt. Tùy vào mức độ sưng mà người bệnh gặp ảnh hưởng nhiều hay ít. Triệu chứng đi kèm đôi khi có thể có ngứa, đau, rát, tầm nhìn bị cản trở, nặng không mở mắt ra được hết. Việc điều trị phụ thuốc tác nhân gây bệnh và phải được đưa ra bởi bác sĩ nhãn khoa sau khi thăm khám kĩ lưỡng.

Bị sưng mí mắt dưới phải làm sao
Sưng mí mắt là tình trạng mí mắt sưng ở trên hoặc dưới, thậm chí là cả 2

Nguyên nhân gây sưng mí mắt thường gặp

Những nguyên nhân có thể gây sưng mí mắt là:

  • Chắp: tuyến bã nhờn bị tắc, thường xảy ra ở một bên mí, cần phân biệt với lẹo do chắp chỉ là hiện tượng bít tắc còn lẹo gây ra bởi nhiễm trùng.
  • Lẹo mắt: bệnh lý nhiễm trùng, thường xảy ra ở tuyến lệ – nằm ở gốc mi hoặc tuyến dầu.
  • Dị ứng: tại chỗ (do tiếp xúc trực tiếp với yếu tố kháng nguyên hoặc vật lạ), toàn thân (phù mạch, dị ứng kèm viêm mũi dị ứng)
  • Khóc: khi khóc nhiều sẽ có hiện tượng gia tăng lưu lượng máu đến khu vực xung quanh ổ mắt, mặt khác khóc trong thời gian quá dài cũng có thể gây vỡ các mạch máu nhỏ tại mắt.
  • Mỹ phẩm: cơ địa dễ bị kích ứng khi gặp các sản phẩm có thành phần gây kích ứng sẽ khiến phần mắt bị trang điểm sưng đỏ, thậm chí đau đớn.
  • Bệnh Graves: bệnh lý tự miễn, do tuyến giáp sản xuất hormone giáp quá mức chống lại các nhiễm trùng không tồn tại ở mắt, gây viêm khiến mắt sưng lên.
  • Herpes: khi herpes virus tấn công vùng xung quanh và bên trong mắt khiến chúng sưng lên
  • Viêm mí mắt
  • Tắc tuyến lệ: nước mắt ứ đọng không thể chảy ra như bình thường dẫn đến đau, đỏ trên mí mắt.
  • Đau mắt đỏ (viêm kết mạc)
  • Viêm mô tế bào hốc mắt
  • Vỡ nền sọ, xuất huyết ổ mắt.
  • Bỏng, chấn thương khác
Bị sưng mí mắt dưới phải làm sao
Một số thành phần có trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng cho mắt

Triệu chứng sưng mí mắt thường gặp

Bên cạnh mí mắt bị sưng, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác:

  • Ngứa mắt: thường do dị ứng bởi phấn hoa, bụi, lông động vật,…
  • Nhạy cảm ánh sáng: mắt nhíu lại khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh đèn… có thể kèm triệu chứng nhức đầu.
  • Chảy nước mắt: có thể do ngứa, hoặc kích thích quá mức làm nước mắt chảy nhiều
  • Đỏ mắt: có thể xuất hiện thêm các chấm đỏ xuất huyết
  • Đóng ghèn: mắt sẽ tiết nhiều chất tiết hơn bình thường trong đó có ghèn, có thể là ghèn khô hay ướt.
  • Khô mắt: thiếu hụt các chất tiết giúp bôi trơn nhãn cầu
  • Đau mắt.
Bị sưng mí mắt dưới phải làm sao
Triệu chứng sưng mí mắt thường gặp

Sưng mí mí mắt ở trẻ em cần chú ý các nguyên nhân gì?

Đặc biệt ở trẻ em khi gặp tình trạng sưng mí mắt, phụ huynh nên để ý đến những nguyên nhân gây bệnh ở trẻ, ví dụ như:

  • Dị ứng: lưu ý các yếu tố trẻ tiếp xúc trong thời gian gần đây
  • Muỗi, côn trùng đốt: sưng, ngứa nhiều, vết đốt có màu đỏ hay hồng. Trong trường hợp do ong đốt có thể gây sưng to và đau nhức.
  • Thương tổn do té ngã, va chạm
  • Chắp, lẹo
  • Viêm kết mạc

Những trường hợp bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay

Trong trường hợp sưng mí mắt đi kèm với những triệu chứng dưới đây, người bệnh cần gặp các sĩ chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng có thể xảy ra trong tương lai

  • Sưng mí mắt kèm sốt
  • Sưng nặng: ảnh hưởng tầm nhìn nghiêm trọng, sưng nhiều ngày không giảm
  • Sưng đỏ quá mức
  • Đau và có tình trạng dị ứng, kích ứng nặng toàn thân
Bị sưng mí mắt dưới phải làm sao
Sớm gặp bác sĩ Nhãn khoa để khám mắt khi bị sưng mí

Các bác sĩ khám và điều trị sưng mí mắt

  • Bác sĩ Jan Dirk Ferwerda – 25 năm kinh nghiệm – Quận 2
  • BSCKII Huỳnh Thị Thu Ba – 30 năm kinh nghiệm – Quận 8
  • BSCKII Lê Hồng Hà – 15 năm kinh nghiệm – Quận Phú Nhuận

Cách điều trị sưng mí mắt

Tùy vào nguyên nhân gây ra sưng mí mắt mà chúng ta sẽ có những cách điều trị khác nhau.

  • Đối với nhóm nguyên nhân dị ứng: thường BS sẽ sử dụng thuốc kháng histamine kèm thuốc nhỏ mắt để giảm các triệu chứng đang có ở người bệnh. Đối với trường hợp dị ứng nặng có thể cân nhắc thuốc steoroid.
  • Các tình trạng nhiễm trùng: viêm kết mạc hay nhiễm virus herpes sẽ có thêm điều trị thuốc uống kèm với thuốc nhỏ mắt.

Tuyệt đối không dụi mắt bằng tay, đặc biệt là vùng bị sưng. Vệ sinh mắt sạch sẽ bằng thuốc nhỏ mắt. Ngưng sử dụng kính áp tróng nếu có. Tránh tiếp xúc với các yếu tố nghi ngờ gây dị ứng và các mỹ phẩm ở mắt để tránh làm nặng thêm tình trạng hiện tại.

Bị sưng mí mắt dưới phải làm sao
Chú ý việc vệ sinh mắt mỗi ngày

Kết luận

Có thể thấy rằng, sưng mí mắt là một bệnh không quá nghiêm trọng, tuy nhiên trong những trường hợp nhất định, người bệnh phải gặp các bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt để được hỗ trợ kị thời. Ngoài ra, bạn có thể đặt hẹn khám bệnh cho người thân thông qua nền tảng đặt hẹn bác sĩ Docosan để được tư vấn kỹ hơn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Tại sao dưới mí mắt bị sưng?

Mí mắt bị sưng là hậu quả của việc tích tụ dịch trong các mô dưới mí mắt, có thể viêm hoặc không. Phần lớn các trường hợp bị sưng mí mắt dưới hoặc trên thường không nguy hiểm, nhưng đôi khi nó gây cộm, đau và ảnh hưởng ở cả mí mắt trên lẫn dưới, một hoặc cả hai bên mắt.

Bị sưng mí mắt phải làm sao?

-Trong mọi trường hợp sưng mi, chườm ấm khá hiệu quả để giảm đau. Có thể chườm bằng gạc, khăn ấm, hoặc luộc một quả trứng rồi giữ nguyên vỏ lăn trứng ở vùng mi (quả trứng ấm nóng ở mức cơ thể chịu được). -Trong các trường hợp sưng mi do mất ngủ hay khóc nhiều, uống nước cũng có thể làm giảm sưng.

Sưng mí mắt dưới uống thuốc gì?

Azithromycin đã được chứng minh là cải thiện chất tiết tuyến meibomian và giảm đỏ mí mắt so với chỉ chườm ấm. + Thuốc kháng sinh uống: ví dụ: doxycycline, tetracycline, azithromycin, thường được dành cho những bệnh nhân bị viêm bờ mi mãn tính từ trung bình đến nặng có đáp ứng kém với liệu pháp kháng sinh tại chỗ.

Sưng mặt bôi thuốc gì?

Điều trị bằng thuốc chống dị ứng: tiêm thuốc và uống thuốc dị ứng theo đơn;.
Nhỏ thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc uống kháng sinh đối với các nguyên nhân nhiễm trùng mắt do vi khuẩn;.
Dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng virus đối với trường hợp bị mụn rộp hoặc bệnh zona;.