Bị tiểu đường có mang thai được không

Khi mang thai, không gì làm người mẹ hạnh phúc bằng việc sinh ra một em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong suốt thai kỳ có thể xuất hiện những biến cố làm người mẹ lo lắng đến đứng tim và đái tháo đường thai kỳ là một trong những điều đó. Những hiểu biết sai về đái tháo đường thai kỳ truyền từ người này qua người khác sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình điều trị bệnh.

Theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ rất quan trọng. Nếu bạn chưa bao giờ nghe nói đến đái tháo đường thai kỳ thì căn bệnh này vẫn đang hiện diện ở khắp nơi và có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và bé. Điều may mắn là bệnh có thể kiểm soát tốt khi bạn tuân thủ điều trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Chế độ điều trị bao gồm thay đổi chế độ ăn, tập luyện vận động và dùng thuốc. Dù có bất cứ điều gì xảy ra, bạn hãy yên tâm rằng mình không cô đơn, đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng rất nhiều phụ nữ mang thai và họ luôn được giúp đỡ kịp thời cho đến khi mẹ tròn con vuông. Sau đây là những hiểu lầm thường gặp về bệnh đái tháo đường thai kỳ.

1. Đái tháo đường thai kỳ là bệnh hiếm gặp

Nhiều thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ hơn bạn nghĩ. Tùy từng nghiên cứu mà đái tháo đường thai kỳ có tỷ lệ lên đến hơn 13% số phụ nữ mang thai. Mặc dù con số có thể làm bạn lo lắng nhưng thực tế đa số thai phụ mắc bệnh đều có thai kỳ an toàn khi được điều trị hợp lý.

2. Bạn có thể kiểm soát bệnh hoàn toàn chỉ bằng cách tập luyện và ăn kiêng

Tập luyện và vận động thể lực là hai phần quan trọng trong điều trị đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, chương trình tập luyện và chế độ dinh dưỡng cần được hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ cần được điều trị bổ sung insulin để kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu điều trị. Do đó, hãy tham vấn bác sĩ về vấn đề điều trị khi được chẩn đoán bệnh.

3. Bạn phải chờ để được tầm soát bệnh

Đa phần phụ nữ mang thai được tầm soát đái tháo đường thai kỳ ở tuần thứ 24 – 28. Tuy nhiên, nếu quá lo lắng hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ như thừa cân, trong gia đình có người thân bị đái tháo đường thì bạn có thể thực hiện xét nghiệm sớm hơn.

4. Bị đái tháo đường thai kỳ có nghĩa là bạn không khỏe mạnh

Khi được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ không có nghĩa là bạn mắc một bệnh rất nặng. Chỉ một số người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường về sau bao gồm người lớn tuổi, béo phì, bệnh sử gia đình và một số chủng tộc đặc biệt. Trong đó, béo phì là một yếu tố nguy cơ có thể cải thiện được.

5. Đái tháo đường thai kỳ sẽ hết sau sinh

Tin tốt là hầu hết đái tháo đường thai kỳ sẽ khỏi hẳn sau sinh. Tuy nhiên, nếu từng bị đái tháo đường thai kỳ và có một số yếu tố nguy cơ khác của đái tháo đường típ 2, bạn cần được tầm soát bệnh định kỳ và tham vấn ý kiến bác sĩ để làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh.

6. Bệnh sẽ có triệu chứng rõ ràng

Bạn hãy quên chuyện này đi vì đa phần đái tháo đường thai kỳ không có triệu chứng. Một khi có triệu chứng xảy ra thì bệnh đã diễn biến xấu. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm khát nước nhiều, tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân.

7. Đây là một bệnh đáng sợ

Điều hiển nhiên là người mẹ nào cũng mong muốn có một thai kỳ bình thường. Nhưng nếu không may được chẩn đoán mắc bệnh, bạn đừng lo lắng quá nhiều. Căng thẳng có thể làm tình trạng bệnh tệ hơn. Trao đổi thêm với bác sĩ về những thắc mắc của bạn có thể giúp ích trong trường hợp này.

8. Em bé sinh ra sẽ rất lớn

Sinh con to là vấn đề thường gặp ở phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ. Nguy cơ này chỉ xuất hiện khi tình trạng đường huyết không được kiểm soát tốt hoặc bệnh không được điều trị kịp thời. Tuân thủ điều trị là cách tốt nhất phòng ngừa biến chứng sinh con to.

9. Bệnh có thể gây dị tật thai nhi

Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Tuy nhiên, nếu đái tháo đường thai kỳ xuất hiện trong cuối tam cá nguyệt thứ hai, lúc này các cơ quan của em bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh thì bệnh không gây dị tật thai nhi như đái tháo đường xuất hiện vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.

10. Chắc chắn sẽ bị đái tháo đường típ 2 sau khi bị đái tháo đường thai kỳ

Bà bầu mắc đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường típ 2 sau này. Nếu thay đổi lối sống tích cực bằng cách thường xuyên vận động và ăn uống lành mạnh, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

11. Mắc đái tháo đường thai kỳ là lỗi ở mẹ

Các bà mẹ đều cố gắng làm những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Bản thân họ không phải là đối tượng gánh mọi chỉ trích hoặc tội lỗi về một bệnh hoàn toàn có khả năng kiểm soát được. Ngay cả khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, cơ hội sinh ra một em bé khỏe mạnh, hạnh phúc hoàn toàn trong tầm tay.

Bạn thấy đấy, không phải lời đồn thổi nào cũng đúng. Nếu nghi ngờ điều gì đó, hãy tìm hiểu thật cặn kẽ hoặc nhờ bác sĩ tư vấn, chứ đừng tin răm rắp rồi sinh ra lo lắng, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con nhé bạn. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Source

https://www.romper.com/p/11-myths-about-gestational-diabetes-that-moms-to-be-shouldnt-listen-to-18508

Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai được chẩn đoán lần đầu tiên trong thai kỳ, gây ra lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của em bé.

Bệnh đái tháo đường (hay tiểu đường) là tình trạng cơ thể không thể tạo ra đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin bình thường. Insulin là một hormone giúp đường (glucose) trong máu đi vào các tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng. Khi glucose không thể xâm nhập vào các tế bào, nó sẽ tích tụ trong máu, điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết).

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra vấn đề trên toàn cơ thể. Nó có thể làm hỏng mạch máu và dây thần kinh, gây hại cho mắt, thận và tim. Trong thời kỳ đầu mang thai, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Có 3 loại bệnh đái tháo đường:

– Đái tháo đường loại 1: là một rối loạn tự miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của cơ thể làm hỏng các tế bào trong tuyến tụy tạo ra insulin.

– Đái tháo đường loại 2: Khi cơ thể không thể tạo ra đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Nó không phải là một bệnh tự miễn.

– Đái tháo đường thai kỳ: Đây là tình trạng mức đường huyết tăng lên và các triệu chứng tiểu đường khác xuất hiện trong thai kỳ ở một phụ nữ chưa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trước đó.

Bị tiểu đường có mang thai được không

Kiểm tra đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Đối với hầu hết phụ nữ, bệnh đái tháo đường thai kỳ không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý, khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên hơn là những triệu chứng có thể xảy ra.

Nếu có thể, hãy tìm kiếm sự chăm sóc sức khỏe sớm hơn khi quyết định có thai để bác sĩ có thể kiểm tra nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai cùng với sức khỏe tổng thể của thai phụ. Khi đang mang thai, bác sĩ sẽ kiểm tra nguy cơ về bệnh đái tháo đường thai kỳ như là một phần của chăm sóc trước khi sinh. Trường hợp thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ phải kiểm tra thường xuyên hơn.

Bị tiểu đường có mang thai được không

Thông thường, các loại hormone khác nhau có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu nhưng khi mang thai, nồng độ hormone thay đổi, khiến cơ thể khó xử lý lượng đường trong máu hiệu quả hơn.

Ngoài ra, khi mang bầu, một cơ quan được gọi là nhau thai cung cấp cho em bé chất dinh dưỡng và oxy, nhau thai cũng tạo ra hormone. Vào cuối thai kỳ, các hormone estrogen, cortisol và nhau thai có thể ngăn chặn insulin. Khi insulin bị chặn sẽ gọi là kháng insulin, lúc này glucose không thể đi vào các tế bào cơ thể và tồn tại trong máu và làm cho lượng đường trong máu tăng lên.

Ngoài ra còn có các yếu tố rủi ro khiến cho một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai cao hơn:

– Thừa cân và béo phì

– Thiếu hoạt động thể chất

– Đái tháo đường thai kỳ trước hoặc tiền tiểu đường trước khi mang thai

– Hội chứng buồng trứng đa nang

– Tiền sử bệnh đái tháo đường của các thành viên trong gia đình

Một số phụ nữ bị đái tháo đường trước khi mang thai được gọi là bệnh đái tháo đường tiền sản. Những phụ nữ khác có thể mắc một loại bệnh đái tháo đường chỉ xảy ra trong thai kỳ được gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Bị tiểu đường có mang thai được không

Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý gây tăng cân béo phì là một trong nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường

Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai nếu không được chăm sóc và quản lý cẩn thận có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao gây ra vấn đề cho mẹ và thai nhi.

Biến chứng có thể ảnh hưởng đến thai nhi

– Cân nặng khi sinh quá mức: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở thai phụ có thể khiến thai nhi phát triển quá lớn, tăng khả năng bị viêm tầng sinh môn khi chuyển dạ.

Sinh non: Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm ở thai phụ

– Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh ra sớm ở các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở

– Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi em bé của các bà mẹ bị đái tháo đường đường thai kỳ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh. Các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây co giật ở trẻ.

– Dễ bị béo phì và mắc phải đái tháo đường loại 2 trong cuộc sống sau này: Em bé của những bà mẹ bị thái đường đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với bình thường

– Thai chết lưu: Bệnh đái tháo đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến cái chết của em bé trước hoặc ngay sau khi sinh.

Bị tiểu đường có mang thai được không

Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai ảnh hưởng đến cả mẹ và bé

Biến chứng đái tháo đường ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến thai phụ 

– Huyết áp cao và tiền sản giật: Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ huyết áp cao, cũng như tiền sản giật – một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ gây ra bởi huyết áp cao và các triệu chứng khác có thể đe dọa đến cuộc sống của cả mẹ và bé

– Phải mổ lấy thai: Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ phải mổ lấy thai vì thai nhi quá to.

– Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai: Nếu bạn bị đái tháo đường thai kỳ, bạn có nhiều khả năng bị tái phát một lần nữa trong lần mang thai tiếp theo và cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 cao hơn khi cao tuổi.

Không có gì đảm bảo có thể ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ nhưng vẫn nên áp dụng những thói quen lành mạnh trước khi mang thai thì càng tốt. Nếu bị đái tháo đường thai kỳ, những thói quen lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ bị tái phát trong lần mang thai tiếp theo.

– Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe: Chọn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc. Đa dạng các loại thực phẩm để không ảnh hưởng đến hương vị hoặc dinh dưỡng

– Tăng cường vận đông: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp hạn chế mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đặt mục tiêu 30 phút hoạt động mỗi ngày như đi bộ, bơi, yoga…

– Duy trì cân nặng: Nếu đang có kế hoạch mang thai thì nên giảm cân trước để có thai kỳ khỏe mạnh hơn.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/