Bóc tách khối lượng bản vẽ là gì

Khối lượng vật liệu, số lượng nhân công, máy móc là cơ sở để tính toán chi phí xây dựng. Vì thế, việc bóc tách khối lượng xây dựng công trình đúng quy định sẽ giúp tính toán chi phí thi công chính xác hơn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến quý khách tổng quan về việc bóc tách khối lượng và hướng dẫn thực hiện đối với từng công tác cụ thể: đào, đắp, xây, trát, láng, bê tông, cốt thép, ván khuôn,… Mời quý khách theo dõi!

Bóc tách khối lượng là gì?

Tại sao phải bóc tách khối lượng?

Bóc tách khối lượng là công đoạn xác định khối lượng công tác xây dựng cụ thể trước khi thi công dựa vào kích thước, số lượng thể hiện trên bản vẽ thiết kế. Từ đó làm cơ sở cho việc xác định chi phí đầu tư, xây dựng công trình và lập bảng khối lượng khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Bóc tách khối lượng đúng, đủ sẽ giúp quý khách chủ động được việc chuẩn bị vật tư, nhân công, máy móc, tránh trường hợp thừa vật tư gây lãng phí hoặc vật tư không đủ để thi công.

Quy trình bóc tách khối lượng

Tính toán bóc tách khối lượng trước khi thi công

Việc tính toán khối lượng là mối quan tâm hàng đầu của những người tham gia công tác xây dựng. Để bóc tách khối lượng chuẩn xác, người kỹ sư sẽ cần phải thực hiện theo quy trình sau đây.

Bước 1: Nghiên cứu, kiểm tra bản thiết kế công trình

Vai trò của kỹ sư – người bóc tách khối lượng rất quan trọng đối với toàn bộ dự án. Kỹ sư sẽ đọc hiểu bản thiết kế của dự án và biết nhìn những thông số kỹ thuật được thể hiện trên bản thiết kế. Với kỹ năng đọc thông số kỹ thuật đã được đào tạo bài bản, kỹ sư sẽ tiến hành nghiên cứu và kiểm tra xem những thông số này có hợp lý hay không, đảm bảo tiêu chuẩn mà pháp luật quy định về ngành xây dựng hay không. Nhờ đó sẽ hạn chế sai sót có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cả công trình.

Bước 2: Lập bảng tính toán các hạng mục bóc tách

Sau khi nghiên cứu kỹ bản thiết kế, kỹ sư sẽ tiến hành lập một bảng tính để theo dõi các hạng mục cần bóc tách. Việc lập bảng này sẽ giúp nhà thầu quản lý và kiểm soát được những khối lượng đã được bóc tách và các vấn đề phát sinh. Bảng tính toán các hạng mục đo bóc khối lượng yêu cầu chuẩn xác từng chi tiết, vì nó góp phần tạo ra chi phí chung cho toàn bộ dự án. Nếu bỏ sót bất cứ một hạng mục nào thì phần chi phí được hạch toán cuối cùng sẽ không chính xác.

Bước 3: Công tác đo bóc khối lượng theo bảng tính

Công tác đo bóc khối lượng theo bảng tính toán

Công tác đo bóc khối lượng công trình theo quy định của Nhà nước được thực hiện với trình tự sau đây:

  • Phần ngầm: Dọn dẹp mặt bằng chuẩn bị thi công, ép cọc, nối cọc, đào móng, bê tông lót móng,… Tất cả những công đoạn này trước khi thực hiện cần được tính toán chi phí và liệt kê vào danh mục quản lý cho phép.
  • Phần kết cấu của công trình: Kết cấu công trình bao gồm cột, dầm, sàn, lanh tô, cầu thang, bổ trụ và giằng tường. Mỗi hạng mục thực hiện đều phải được tính toán chi phí trước để có cơ sở quyết toán cho toàn dự án.
  • Giai đoạn hoàn thiện: Cần tính toán thật kỹ lưỡng các hoạt động được thực hiện và những con số cụ thể để không bỏ sót hạng mục, chi phí nào của dự án. Quá trình hoàn thiện gồm rất nhiều hoạt động khác nhau từ xây tường, trát tường đến trang trí phải được tính toán theo số liệu cụ thể trên bản thiết kế tương ứng với mức chi phí cần bỏ ra.
  • Phần điện, nước: Chi phí lắp đặt các thiết bị vệ sinh, điện, đường ống là bao nhiêu cần phải được tính toán chính xác để làm cơ sở cho chủ đầu tư quản lý, kiểm tra dễ dàng hơn.

» Chi tiết: Bảng định mức cấp phối bê tông

Bước 4: Tổng hợp khối lượng xây dựng đã được bóc tách vào bảng tính

Sau khi đã có khối lượng bóc tách là những con số cụ thể, kỹ sư sẽ điền số liệu vào bảng tính. Một kinh nghiệm bóc khối lượng thực tế được rút ra từ những kỹ sư lành nghề là phải có danh sách đầu mục các phần công việc theo trình tự thi công nhằm đảm bảo không bỏ sót bất cứ một mục công việc nào trong quá trình làm việc. Ngoài ra, kỹ sư cần phải nhập số liệu chính xác để tránh gây hiểu lầm và thiệt hại cho chủ đầu tư.

Biểu mẫu bóc tách khối lượng tiêu chuẩn

Căn cứ Quyết định 451/QĐ-BXD ngày 23/05/2017 về việc công bố Hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình, Thông tư số 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng, Mỹ Toàn Corp sẽ chia sẻ đến quý khách biểu mẫu bóc tách khối lượng cho công tác xây dựng như sau:

Như vậy, bóc khối lượng là công việc rất quan trọng trong quá trình thi công các dự án xây dựng. Để đảm bảo được nguồn ngân sách sử dụng chính xác nhất thì các kỹ sư xây dựng cần phải đo bóc khối lượng để tính toán các khoản chi phí được sử dụng cho mỗi hạng mục thi công hạ tầng khác nhau. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết, quý khách đã hiểu rõ khái niệm và quy trình bóc khối lượng công trình cụ thể. Để tham khảo nhiều thông tin hữu ích khác, quý khách có thể truy cập vào website: mytoan.com.vn.

Bóc tách khối lượng là thuật ngữ không còn xa lạ với những người làm công việc liên quan đến kiến trúc, xây dựng,… Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có rất nhiều người hiểu sai thuật ngữ này và thiếu những kinh nghiệm cần thiết khi thực hiện việc bóc tách khối lượng.

Trong bài viết này, My House sẽ giải đáp cụ thể khái niệm bóc tách khối lượng và những kinh nghiệm bóc tách khối lượng liên quan đến bóc tách khối lượng mà bạn nên biết, một cách dễ hiểu và đơn giản nhất.

Bóc tách khối lượng là xác định ra khối lượng các công tác xây dựng của công trình, hạng mục công trình trước khi chúng được thi công. Đo tính khối lượng trước khi thực hiện còn được gọi là tính tiên lượng hay đo bóc tiên lượng.

Đo bóc khối lượng theo hướng dẫn của bộ xây dựng như sau: “Là việc xác định khối lượng công tác xây dựng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế [thiết kế cơ sở, thiết kế kttc, thiết kế bản vẽ thi công] hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công xây dựng, các chỉ dẫn có liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam”

Bóc tách khối lượng là gì?

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm bóc tách khối lượng hiệu quả, giúp ích rất nhiều cho kiến trúc sư và nhân công.

Trong đó, những phần mềm được sử dụng phổ biến đó là: Auto CAD, CostX, Excel, Revit,…

Phần mềm bóc tách khối lượng

Đây là phần mềm được sử dụng rất phổ biến với những ai đang làm việc liên quan đến xây dựng, kiến trúc, cơ điện tử,… Auto CAD có rất nhiều tính năng quan trọng và hữu ích đặc biệt chức năng trích xuất dữ liệu theo dạng bảng.

Việc trích xuất dữ liệu theo dạng bảng này còn được gọi là bóc tách khối lượng hay còn được gọi là BOM [Bill of Materials]. Việc bóc tách khối lượng chính xác giúp ta tính toán được khối lượng công tác xây dựng, vật liệu, nhân công,… trước khi thi công theo kích thước trên bản vẽ thiết kế từ đó xác định được chi phí để hoàn thành công trình.

Trong Auto CAD có rất nhiều lệnh có thể giúp ích cho quá trình thực hiện việc bóc tách khối lượng như: Lệnh Filter, lệnh Bcount, lệnh Data Extraction, lệnh Area [AA], lệnh List [LS], lệnh Layiso

Phần mềm AutoCAD

Để cho dễ hiểu mình xin được trích video hướng dẫn của bác Than Le rất chi tiết và đầy đủ sau đây, bạn xem kỹ nhé.

CostX được đánh giá là một trong những phần mềm tốt nhất hiện nay trong việc bóc tách khối lượng bản vẽ 2D, 3D. Phần mềm này tính được khối lượng trên tất cả các định dạng bản vẽ: dwg, pdf, scan, hình chụp, bản vẽ 3D, v.v…Cập nhật được các bản vẽ thay đổi thiết kế.

Còn về giá: thì ngoài dữ liệu thực tế nhập vào database của chương trình sẽ lưu trữ trong hệ thống để mình cập nhật vào thư viện, ngoài ra phần mềm cũng có kho dữ liệu online & cập nhật của từng khu vực địa lý [ngoài VN].

Phần mềm bóc tách khối lượng CostX

Excel là phần mềm thông dụng và phổ biến hiện nay. Với nhiều tính năng ưu việt, excel được ứng dụng vào trong khá nhiều lĩnh vực, trong đó có bóc tách khối lượng.

Phần mềm excel trong bóc tách khối lượng công trình

Với các bản vẽ Autocad thì việc bóc khối lượng khá khó khăn và hầu như mọi công việc phải làm bằng tay: đo đạc chiều dài ống, đếm từng cái phụ kiện và phân rõ chủng loại,… Với Revit, mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều vì Revit có chức năng tạo bảng schedule để thống kê vật tư một cách chi tiết.

Phần mềm Revit trong bóc tách khối lượng công trình

Navisworks đưa ra 03 sản phẩm: Navisworks Freedom, Naviswork Simulation và Navisworks Manage; những sản phẩm này cung cấp cho các Chủ đầu tư, Kỹ sư thiết kế, Nhà thầu thi công, Tư vấn quản lý… một công cụ chính xác giúp họ cộng tác, điều phối và trao đổi thông tin công việc thực sự hiệu quả hơn.

Đặc biệt, Naviswork còn hỗ trợ rất lớn trong việc bóc tách khối lượng chính xác theo đầu việc thi công và kết xuất dữ liệu hỗ trợ lập dự án.

Phần mềm Naviswork trong bóc tách khối lượng công trình

Xem thêm:

Bóc tách khối lượng là công việc khá quen thuộc với những kiến trúc sư, nhân viên thi công,… Tuy nhiên, để công việc đạt hiệu quả cao nhất và tránh được những sai sót không đáng có, bạn vẫn nên “nằm lòng” những kinh nghiệm sau đây.

Vì là không trừ thép chiếm chỗ nên nhiều khi khối lượng vữa bê tông trong thực tế dùng ít hơn rất nhiều.

Ví dụ: 1000m3 bê tông đáng ra phải dùng hết 1015m3 khối vữa [đổ bằng bơm]. Tuy nhiên, thực tế đi mua vữa chỉ mua có 990m3 chẳng hạn. Điều này ko ổn nếu bạn xuất trình hóa đơn chứng từ khi quyết toán, nguyên tắc hóa đơn vẫn phải ghi đủ 1015m3.

Xem thêm: Công thức tính m3 bê tông, nước, gỗ, đất, cát đơn giản 2022

Bóc bê tông phải trừ đi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích >0,1m3

Bóc cốp pha phải trừ đi đi các phải trừ các khe co giãn, các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có diện tích > 1m2

Trường hợp này tương tự trường hợp bóc bê tông thì việc dưới 1m2, chủ đầu tư vẫn có thể yêu cầu nhà thầu trừ là bình thường. Lưu ý: không trừ thì không tính cốp pha thành, nhưng đã trừ thì lại phải tính cốp pha thành.

Nếu các khe co giãn hay lỗ rỗng có diện tích bề mặt >0,5m2 thì phải trừ. Nếu 50m.

Thực ra không có một quy định nào về việc phần giao nhau giữa các kết cấu được tính vào kết cấu nào. Vì vậy, việc bóc vào đâu phụ thuộc vào quyết định của người thực hiện đo bóc.

Tuy nhiên, thường tâm lý của người lập dự toán thì tính vào đâu thuận lợi và nhanh nhất sẽ tính vào đó, tâm lý của người thi công thì tính vào đâu có lợi hơn dù trên thực tế khối lượng này không quá nhiều.

Kinh nghiệm bóc tách khối lượng

– Khối lượng kết cấu thép phải được đo bóc, phân loại theo chủng loại thép, đặc tính kỹ thuật của thép, kích thước kết cấu, các kiểu liên kết [hàn, bu lông…], các yêu cầu kỹ thuật cần thiết khi gia công, lắp dựng, biện pháp gia công, lắp dựng [thủ công, cơ giới, trụ chống tạm khi lắp dựng kết cấu thép …].

– Khối lượng kết cấu thép được đo bóc theo khối lượng của các thanh thép, các tấm thép tạo thành. Khối lượng kết cấu thép bao gồm cả mối nối chồng theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật, khối lượng cắt xiên, cắt vát các đầu hoặc các khối lượng khoét bỏ để tạo ra các rãnh, lỗ hoặc khắc hình trên bề mặt kết cấu thép mà mỗi lỗ có diện tích nhỏ hơn 0,1m2 cũng như khối lượng bu lông, đai ốc, con kê. Nhưng không bao gồm khối lượng các bu lông, chi tiết gá lắp, lắp ráp tạm thời.

– Khi tính toán diện tích sơn các bộ phận kết cấu kim loại, không tính toán chi tiết cho từng tấm nối, đinh tán, bu lông, đai ốc và các chi tiết tương tự.

– Đối với kết cấu thép có yêu cầu sơn bảo vệ trước khi lắp đặt thì khối lượng sơn được bổ sung thêm khối lượng sơn vá, dặm hoàn thiện sau khi lắp đặt.

Cách bóc tách khối lượng kết cấu thép

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin cụ thể về bóc tách khối lượng, những phần mềm thường sử dụng và kinh nghiệm bóc tách khối lượng cần thiết mà bạn nên biết trước khi bóc tách khối lượng công trình.

Cập nhật lần cuối vào 20/07/2020 by admin

Video liên quan

Chủ Đề