Bóng đá việt nam thay đổi như thế nào năm 2024

Cựu Phó chủ tịch (PCT) phụ trách chuyên môn của VFF, cựu HLV của trường Nghiệp vụ TDTT TPHCM, Dương Vũ Lâm nhận định: "Nếu so với bộ khung từng thi đấu hai trận vòng loại World Cup, gặp Philippines và Iraq, đội hình đội tuyển Việt Nam dễ thay đổi ở vị trí thủ môn".

"Dĩ nhiên, với điều kiện phong độ của thủ môn Nguyễn Filip phải ổn định trong những ngày tới", ông Dương Vũ Lâm nói thêm.

Bóng đá việt nam thay đổi như thế nào năm 2024

Thủ môn Nguyễn Filip được kỳ vọng trong lần đầu khoác áo đội tuyển Việt Nam (Ảnh: Mạnh Quân).

HLV Philippe Troussier chỉ gọi lên đội tuyển 3 thủ môn, khả năng cao cả 3 người gồm Nguyễn Filip, Đặng Văn Lâm và Nguyễn Đình Triệu đều được tham dự Asian Cup 2023.

Trong số này, Nguyễn Filip là tân binh được chờ đợi nhiều nhất ở đội tuyển. Không chỉ có HLV Troussier, cả làng cầu Việt Nam đều hồi hộp chờ đợi màn thể hiện của Nguyễn Filip trong màu áo đội tuyển quốc gia, sau những gì anh từng đạt được trên sân cỏ châu Âu.

Cũng theo danh sách sơ bộ 34 tuyển thủ vừa được HLV Troussier công bố, hàng tiền vệ là nơi có đông quân số nhất (13 người). Điều đó phần nào phản ánh vị HLV người Pháp có thể có sự thay đổi ở tuyến giữa.

Cựu PCT phụ trách chuyên môn VFF Dương Vũ Lâm nhận xét: "Cặp tiền vệ trung tâm của đội tuyển Việt Nam ở hai trận vòng loại World Cup vừa rồi là Tuấn Anh và Thái Sơn chỉ mới ở mức tròn vai. Họ đá đều đều, thiếu tính đột biến".

"Tôi nhớ thời tôi còn làm trưởng đoàn đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2008, các tiền vệ của đội tuyển khi đó thể hiện vai trò rõ rệt hơn nhiều: Minh Châu mạnh mẽ, càn quét các đợt tấn công của đối phương. Minh Phương hoặc Tài Em (mỗi người thường đá một hiệp) tổ chức lối chơi, hỗ trợ tấn công rất tốt", ông Dương Vũ Lâm nhớ lại.

Bóng đá việt nam thay đổi như thế nào năm 2024

Tuấn Anh (11) chỉ mới dừng ở mức đá tròn vai (Ảnh: Thu Lương).

Có lẽ vì chưa thật hài lòng với các tiền vệ trung tâm nên HLV Troussier gọi rất nhiều cầu thủ có khả năng đá tiền vệ trung tâm lên đội tuyển đợt này.

Số các cầu thủ kỳ cựu có Hoàng Đức, Hùng Dũng, Quang Hải, lớp các tân binh có Hai Long, Thành Long, Đức Chiến, Việt Hưng (trong số này Hai Long, Việt Hưng, Đức Chiến từng được gọi lên đội tuyển quốc gia, nhưng chưa hề được ra sân ở các giải chính thức ).

Có vẻ như HLV Troussier đang tính đến khả năng thay đổi ở trung tâm hàng tiền vệ, vừa tăng chất cơ bắp cho tuyến giữa (Đức Chiến, Việt Hưng giỏi tranh chấp), vừa tăng tính sáng tạo (Quang Hải, Hai Long là những kỹ thuật gia, có khả năng hỗ trợ tấn công rất tốt).

Trừ các vị trí thủ môn và tiền vệ trung tâm, các vị trí khác khó có sự thay đổi. Một số tuyến ở đội tuyển Việt Nam hiện nay đã có sự ổn định tương đối.

Ví dụ như vị trí trung vệ, 3 trong số 5 cái tên gồm Việt Anh, Duy Mạnh, Thanh Bình, Quế Ngọc Hải, Phan Tuấn Tài sẽ có suất đá chính. Riêng Phan Tuấn Tài gần như mặc định sẽ đá trung vệ lệch trái, Quế Ngọc Hải sẽ chỉ huy hàng hậu vệ, nếu cầu thủ này kịp hồi phục chấn thương. Còn Thành Chung ngồi dự bị cho Thanh Bình, Việt Anh hoặc Duy Mạnh.

Ở vị trí hậu vệ trái, Võ Minh Trọng hiện không có đối thủ. Cầu thủ này càng đá càng hay. Mới nhất, Minh Trọng vừa ghi bàn cho Bình Dương trong trận đấu với Thanh Hóa, giúp đội bóng miền Đông Nam Bộ giữ vị trí thứ hai V-League sau vòng 7.

Bên cánh đối diện, Hồ Văn Cường và Vũ Văn Thanh sẽ cạnh tranh vị trí hậu vệ phải. Khả năng cao mỗi người sẽ thi đấu một hiệp như ở vòng loại World Cup.

Trên hàng tiền đạo, không ai tốt hơn Nguyễn Tiến Linh và Phạm Tuấn Hải vào lúc này. Một người sẽ chơi nhô cao (Tiến Linh), một người sẽ đá lùi thấp (Tuấn Hải), gần với hàng tiền vệ. Đình Bắc và Văn Tùng sẽ dự bị cho hai đàn anh.

Nếu đội tuyển chơi với tiền đạo thứ 3 (theo sơ đồ 3-4-3), Văn Toàn sẽ đá hơi lệch về phía cánh phải và Thanh Nhàn sẽ dự bị cho Văn Toàn.

Để xác tín cho sự kiên định của mình, HLV Philippe Troussier có nhắc đến chi tiết: "Trước khi tôi đến Việt Nam, đội tuyển đã thua 8 trận ở vòng loại cuối cùng World Cup 2022". Tất nhiên là không ai không biết điều đó, nhưng đôi khi ông Troussier thì nhớ và đa số chúng ta lại quên, kể cả khi nó rất quan trọng.

Bóng đá việt nam thay đổi như thế nào năm 2024
Những con người mà HLV Troussier chọn lựa và tin tưởng nhất ở Asian Cup 2023 lại gây thất vọng nhiều nhất.

Trước khi HLV Troussier đến, phần lớn chúng ta đều tin rằng, đội tuyển cần có cách tiếp cận mới khác với lối đá thiên về phòng ngự - phản công dưới thời HLV Park Hang Seo. Chúng ta quen với lối chơi đó đến mức khi đá tại SEA Games hay AFF Cup, khi các đối thủ nhường thế trận cho chúng ta, thì việc chiến thắng rất vất vả, mà nói kiểu dân dã là "mệt như đi cày ruộng".

Nói cách khác, đội tuyển cần chơi bóng chủ động thường xuyên hơn, trước đội yếu lẫn đội mạnh hơn. Cụm từ "kiểm soát bóng" quen dùng ở thời HLV Troussier thật ra chỉ là một cách tư duy trong thi đấu để hướng đến sự chủ động, chứ không có nghĩa là thời lượng cầm bóng. Vì về nguyên tắc, đã là đội yếu thì vẫn phải đá phản công mới có hy vọng thắng đội mạnh hơn mình, nhưng khác nhau ở chỗ, kể cả khi cầm bóng ít hơn thì tư tưởng chủ chốt về mặt chiến thuật là không phòng thủ.

Thế nên, gần 1 năm mà HLV Troussier huấn luyện, điểm dễ nhận thấy nhất của các đội tuyển đó là gần như không biết phòng ngự. Cũng cầu thủ đó, vị trí đó, nhưng những kỹ năng phòng thủ của họ hầu như "đi lạc" khi rơi vào thế bị đối thủ pressing, hay tăng tốc độ chuyền bóng. Phần lớn các bàn thua của thời HLV Troussier đều ở hoàn cảnh mà thủ môn Đặng Văn Lâm, hay Filip Nguyễn dù có giỏi đến mấy cũng không cứu nổi, trong đó có nhiều quả phạt đền không đáng có.

Đó chính là cái giá của việc thay đổi lối chơi, cũng như cách tiếp cận trận đấu dưới thời HLV Troussier. Nếu muốn thay đổi, thì phải chấp nhận trả giá. Vấn đề không phải là ông Troussier đúng hay sai, mà câu hỏi đúng nên là: Liệu chúng ta có khả năng thay đổi hay không, hoặc đã sẵn sàng làm điều đó hay chưa?

Vì sự thật là những con người mà HLV Troussier chọn lựa và tin tưởng lại gây thất vọng nhiều nhất. Lý do chính, là họ có quá ít thời gian thi đấu ở CLB, thậm chí còn chưa có suất đá chính. Ngay như một trung vệ như Nguyễn Thanh Bình mà mắc lỗi nghiệp dư là kéo áo để bị phạt đền, thì cũng đủ thấy yếu tố trải nghiệm tại CLB, cụ thể hơn là môi trường V-League, quan trọng như thế nào. Vậy thì nếu chẳng có gì thay đổi với họ khi trở lại chơi bóng ở CLB, thì các trận đấu kế tiếp của đội tuyển cũng khó mà khác được.

Thế nên, có lẽ đây chính là yếu tố mà cả VFF lẫn HLV Troussier cần có cái nhìn sòng phẳng. Chúng ta đang đòi hỏi sự kiên nhẫn từ người hâm mộ, nhưng cần phải xác định thật rõ: liệu chỉ cần kiên nhẫn thôi là đủ hay sao?

Liệu kiên nhẫn có giúp cho những Khuất Văn Khang hay Võ Minh Trọng, Nguyễn Văn Trường, Đình Bắc sẽ vụt sáng trong 1 tháng nữa ở các trận đấu với Indonesia, trong khi họ chính là những người thua trận trước đối thủ này tại SEA Games và Asian Cup? Rất khó xảy ra một việc như vậy.

Không phải tự nhiên mà bóng đá thế giới đang "cuồng" các con số thống kê "phi truyền thống" như chỉ số xG (bàn thắng kỳ vọng), key-pass (đường chuyền then chốt), vị trí sút bóng (các pha bóng 2), tỷ lệ tắc bóng thành công…

Trong bối cảnh mà trình độ của các đội bóng ngày càng gần nhau hơn, yêu cầu đặt ra cho các HLV nhiều hơn trong việc phát kiến ra các chiến thuật chơi bóng nặng tính khoa học, chứ không còn phụ thuộc vào cảm quan theo kiểu "đang tiến bộ" hoặc "đi đúng hướng".

Những đội bóng bị đánh giá thấp hơn, thì lại cần phải quan tâm nhiều đến các con số thống kê, vì đó là cách để họ đánh bại đối thủ mạnh hơn mình nhiều lần. Thế nên, chẳng có gì gọi là tốt nếu chúng ta kiểm soát bóng đã ít, số cú sút còn ít hơn nữa, còn khả năng đưa bóng vào lưới đối thủ bằng 0 thì cái khái niệm "tốt" gần như vô nghĩa.

Tóm lại, cần "định lượng" cho kỹ cái giá của sự kiên nhẫn trong việc thay đổi ở đội tuyển hiện nay. Xa hơn, sự thay đổi này chỉ có thể bảo đảm thành công nếu V-League đang dần chuyển đổi về mặt lối chơi, sử dụng nhiều hơn các nhân tố trẻ, quan tâm hơn đến các thông số kỹ thuật ở từng trận đấu.

Hãy lấy ví dụ từ đội Thanh Hóa của HLV Velizar Popov, họ đang chơi cởi mở như thế nào và kết quả thi đấu của họ 2 mùa bóng gần đây ra sao, thì khi đó, muốn kiên nhẫn bao lâu có lẽ cũng cố…