Các phương pháp thực tiễn của nghiên cứu khoa học

đề tài. Các tài liệu quan sát qua xử lý đặc biệt cho ta những kết luận đầy đủ,chính xác về đối tượng.Có hai loại quan sát khoa học: quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp.-Quan sát trực tiếp là quan sát trực diện đối tượng đang diễn biến trongthực tế bằng mắt thường hay bằng các phương tiện kĩ thuật như: máy quan-trắc, kính thiên văn, kính hiển vi… để thu thập thông tin một cách trực tiếp.Quan sát gián tiếp là quan sát diễn biến hiệu quả của các tác động tương tácgiữa đối tượng cần quan sát với các đối tượng khác, mà bản thân đối tượngkhông thể quan sát trực tiếp được, thí dụ: Nghiên cứu các phương phápnguyên tử, hóa học lượng tử…Các đối tượng nghiên cứu khoa học có thể là đơn lẻ, có thể là số đông. Các đốitượng đó có thể đang vận động trong môi trường tự nhiên hay trong môi trườngnhân tạo. Người quan sát có thể là nhà khoa học hay các cộng tác viên. Quan sátkhoa học có ba chức năng:+ Chức năng thu thập thông tin thực tiễn, đây là chức năng quan trọng nhất. Cáctài liệu này qua xử lý cho ra những thông tin có giá trị về đối tượng.+ Cn kiểm chứng các giả thuyết hay các lý thuyết đã có. Trong nghiên cứu khoahọc khi cần xác minh tính đúng đắn của các lý thuyết hay giả thuyết nào đó, cácnhà khoa học cần phải thu thập các tài liệu từ thực tiễn để kiểm chứng. Qua thựctiễn kiểm nghiệm mới khẳng định được độ tin cậy của lý thuyết.+ Chức năng đối chiếu các kết quả nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn đểtìm ra sự sai lệch của chúng, mà tìm cách bổ khuyết, hoàn thiện lý thuyếtQuá trình quan sát được tiến hành như sau:+ Xác định đối tượng quan sát trên cơ sở mục đích của đề tài đồng thời xácđịnh cả các phương diện cụ thể của đối tượng cần phải quan sát.+ Lập kế hoạch quan sát: thời gian, địa điểm, số lượng đối tượng, người quan sát,phương diện cụ thể của đối tượng cần phải quan sát.+ Lựa chọn phương thức quan sát: quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp, quan sátbằng mắt thường hay bằng các phương tiện kĩ thuật, quan sát một lần hay nhiềulần, số người quan sát, địa điểm, thời điểm và khoa họcảng cách thời gian cho mỗilần quan sát…+ Tiến hành quan sát đối tượng hết sức thận trọng, phải theo dõi từng diễn biếndù là nhỏ nhất kể cả ảnh hưởng của những tác động khác từ bên ngoài tới đốitượng31 + Xử lý tài liệu: Các tài liệu do các cá nhân quan sát được là tài liệu cảm tính,mang tính chủ quan, chưa phải là tài liệu khoa học. Các tài liệu này cần phảiđược xử lý thận trọng bằng cách phân loại, hệ thống hóa, bằng thống kê toánhọc, bằng máy tính mới đáng tin cậy, các tài liệu qua xử lý cho ta thông tin côđọng và khái quát về đối tượng.+ Để kiểm tra các kết quả quan sát khách quan, người ta thường sử dụng một loạicác biện pháp hỗ trợ khác như: trao đổi trực tiếp với nhân chứng, lặp lại quan sátnhiều lần, sử dụng người có trình độ cao hơn để quan sát lại…4.2.Phương pháp điều traĐiều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộngnhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triền những đặc điểm về mặtđịnh tính và định hướng của các đối tượng cần nghiên cứu.Các tài liệu điều tra được sẽ là những thông tin quan trọng về đối tượng cần chocác quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoahọc hay giải pháp thực tiễn.Có hai loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học:+ Điều tra cơ bản là khảo sát sự có mặt của các đối tượng trên một diện rộng, đểnghiên cứu các quy luật phân bố cũng như các đặc điểm về mặt định tính vàđịnh hướng. Thí dụ: Điều tra địa hình, địa chất, điều tra dân số, trình độ văn hóa,điều tra chỉ số thông minh (IQ) của trẻ em, điều tra khả năng tiêu thụ hàng hóa…+ Điều tra xã hội là điều tra quan điểm, thái độ của quần chúng về motọ sự kiệnchính trị, xã hội hiện tượng văn hóa, thị hiếu… Thí dụ: Điều tra nguyện vọngnghề nghiệp của thanh niên, điều tra hay trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới…Điều tra là một phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, một hoạtđộng có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành một cách thận trọng.4.3.Phương pháp thực nghiệm khoa họcThực nghiệm khoa học là phương pháp đặc biệt quan trọng của nghiên cứuthực tiễn, trong đó các nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng và quátrình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia, để hướng dẫn sự phát triền củachúng theo mục tiêu dự kiến của mình. Thực nghiệm thành công sẽ cho ta các32 kết quả khách quan và như vậy là mục đích khám phá khoa học được thực hiệnmột cách hoàn toàn chủ độngThực nghiệm là phương pháp được coi là quan trọng nhất, một phương phápthủ công trong nghiên cứu khoa học hiện đại. Trong lịch sử nhiều thế kỷ củamình, thực nghiệm tỏ ra có sức sống. Ngay từ khi xuất hiện, thực nghiệm đã có ýnghĩa như là một cuộc cách mạng tronog nghiên cứu khoa học, làm đảol ộn tư duykhoa học kiểu cũ và nó được sử dụng triệt để trong nhiều lĩnh vực khoa học, đặcbiệt là các khoa học tự nhiên. Thực nghiệm đã làm đẩy nhanh quá trình nghiêncứu khoa học và tạo khả năng vận dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu khoahọc vào thực tiễn sản xuất. Chính vì vậy, một số bộ môn khoa học tự nhiên đượcmệnh danh là khoa học thực nghiệm.Hiệu quả của phương pháp thực nghiệm làm tăng trình độ kĩ thuật thựchành nghiên cứu đạt tới mức tinh vi và làm phát triền cả khả năng tư duy lýthuyết. Thực nghiệm đã tạo ra một hướng nghiên cứu mới, phương pháp hoàntoàn chủ động trong sáng tạo khoa học. Ngày nay thực nghiệm đã được sử dụngcả trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và đem lại những kết quả quantrọng.Phương pháp thực nghiệm có những đặc điểm sau đây:+ Thực nghiệm được tiến hành xuất phát từ một giả thuyết hay phỏng đoán về sựdiễn biến tốt hơn của đối tượng nếu ta chú ý đến một số biến số quan trọng và bỏmột số biến số thứ yếu. Nghĩa là thực nghiệm được tiến hành để khẳng định tínhchân thực của phỏng đoán hay giả thuyết đã nêu. Thực nghiệm thành công sẽ gópphần tạo nên một lý thuyết mới.+ Thực nghiệm được tiến hành có kế hoạch như là thực hiện một chương trìnhkhoa học cần hết sức chi tiết và chính xác.Kế hoạch thực nghiệm đòi hỏi phải miêu tả hệ thống các biến số theo một chươngtrình. Có hai loại biến số: biến số độc lập và biến số phụ thuộc. Biến số độc lập lànhững nhân tố thực nghiệm có thể điều khiển được và kiểm tra được, nhờ cóchúng mà sự kiện sẽ diễn ra khác thường. Biến số phụ thuộc là những diễn biếncủa sự kiện khác với thông thường do các biến số độc lập quy định và đó chính làkết quả sau tác động thực nghiệm.+ Với mục đích kiểm tra giả thuyết, các nghiệm thể (đối tượng thựcnghiệm) được chia thành hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (còn33 gọi là nhóm kiểm chứng). Hai nhóm này được lựa chọn ngẫu nhiên, có số lượngvà trình độ phát triền ngang nhau, điều đó được khẳng định bằng kiểm tra chấtlượg ban đầu. Nhóm thực nghiệm bị tác động bằng những biến số độc lập (nhântố thực nghiệm) để xem xét sự diễn biến có đúng với giả thuyết ban đầu haykhông? Nhóm đối chứng cho diễn biến phát triền hoàn toàn tự nhiên không làmthay đổi bất cứ điều gì khác thường, đó là cơ sở để kiểm tra những kết quả thayđổi của nhóm thực nghiệm. Nhờ những khác biệt của hai nhóm mà ta có thểkhẳng định hay phủ định giả thuyết của thực nghiệm.Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên và kĩ thuật người ta còn sử dụngphương pháp thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành trong các la bộ (laboratory)với những thủ đoạn kĩ thuật nhằm phát hiện đặc điểm và các quy luật phát triềncủa đối tượng nghiên cứu. Thí nghiệm thực hiện trên cơ sở thay đổi dần các dữkiện hay các chỉ số định tính và định lượng của những thành phần tham gia sựkiện và lặp lại nhiều lần nhằm xác định tính ổn định của đối tượng nghiên cứu.Thí dụ: thí nghiệm trong Vật lý, Hóa học hay thí nghiệm Kĩ thuật…Thí nghiệm, có thể là một bước, một bộ phận của các thực nghiệm khoa học.Từ kết quả của những thí nghiệm có thể chuyển dần thành lý thuyết thực nghiệm.Thực nghiệm và thí nghiệm về bản chất cũng là để tìm tòi hay chứng minh chomột ý tưởng, một giả thuyết khoa học nào đó.4.4.Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệmPhương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiêncứu xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ranhững kết luận bổ ích cho thực tiễn và cho khoa học. Tổng kết kinh nghiệmthường hướng vào nghiên cứu diễn biến và nguyên nhân của các sự kiện vànghiên cứu các giải pháp thực tiễn đã áp dụng trong sản xuất hay trong hoạtđộng xã hội để tỉm ra các giải pháp hoàn hảo nhất.Tổng kết kinh nghiệm cũng còn nhằm phát hiện logic các bước đi để giải một bàitoán sáng tạo trên cơ sở phân tích một loạt các thông tin về một giải pháp, thídụ giải pháp kĩ thuật. Đây chính là con đường sáng tạo theo quy chế algorithm.4.5.Phương pháp chuyên gia34 Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũchuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bảnchất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ưu chocác sự kiện đó hay phân tích, đánh giá một sản phẩm khoa học.Ý kiến của từng chuyên gia bổ sung cho nhau, kiểm tra lẫn nhau và các ý kiếngiống nhau của đa số chuyên gia về một nhận định hay một giải pháp thì được coilà kết quả nghiên cứu.Phương pháp chuyên gia là phương pháp rất kinh tế, nó làm tiết kiệm về thờigian, sức lực và tài chính để triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên nó chủ yếu dựatrên cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia, vì vậy chỉ nên sử dụng khicác phương pháp khác không có điều kiện thực hiện hay không thể thực hiệnđược.4.6.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyếtPhương pháp nghiên cứu lý thuyết là nhóm các phương pháp thu thậpthông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng cácthao tác tư duy logic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết.Nhóm phương pháp lý thuyết gồm các phương pháp cụ thể sau đây:Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.a.Phương pháp phân tích lý thuyếtLà phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về mộtchủ thể bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thờigian, để hiểu chúng một cách đầy đủ toàn diện. Phân tích lý thuyết còn nhằm pháthiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu của từng tác giả và từ đóchọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.b. Phương pháp tổng hợp lý thuyếtLà những phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lýthuyết đã thu thập được để được tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâusắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp lý thuyết được thực hiện khi ta đã thu thậpđược nhiều tài liệu phong phú về một đối tượng. Tổng hợp cho chúng ta tài liệutoàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có.35 c.Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có chiều hướng đối lập nhausong chúng lại thống nhất biện chứng với nhau. Phân tích chuẩn bị cho tổnghợp và tổng hợp lại giúp cho phân tích càng sâu sắc hơn.Nghiên cứu lý thuyết thường bắt đầu từ phân tích các tài liệu đã tìm ra cấu trúccác lý thuyết, các trường phái, các xu hướng phát triền của lý thuyết. Từ phântích người ta lại tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm,phạm trù, tiến tới tạo thành các lý thuyết khoa học mới4.7.Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết.Phân loại là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thốnglogic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùngdấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triền.Phân loại làm cho khoa học từ chỗ có kết cấu phức tạp trong nội dung thànhcái dễ nhận thấy, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu của các đề tài. Phânloại còn giúp phát hiện các quy luật phát triền của khách thể, cũng như sự pháttriền của kiến thức khoa học, để từ đó mà dự đoán được các xu hướng phát triềnmới của khoa học và thực tiễn.Phương pháp hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp tri thức khoa họcthành hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết của ta vềđối tượng được đầy đủ và sâu sắc.Hệ thống hóa là phương pháp tuân theo quan điểm hệ thống - cấu trúc trongnghiên cứu khoa học. Những thông tin đa dạng thu thập từ các nguồn, các tàiliệu khác nhau, nhờ phương pháp hệ thống hóa mà ta có được một chính thể vớimột kết cấu chặt chẽ để từ đó mà ta xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh.Phân loại và hệ thống hóa là hai phương pháp đi liền với nhau, trong phân loại đãcó yếu tố hệ thống hóa, hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở của phân loại và hệ thốnghóa làm cho phân loại được đầy đủ và chính xác hơn. Phân loại và hệ thống hóa làhai bước tiến để tạo ra những kiến thức mới sâu sắc và toàn diện.4.8.Phương pháp mô hình hóa:36 Mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng khoa học bằng xâydựng gần giống với đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở tái hiện lại những mối liênhệ cơ cấu- chức năng, mối liên hệ nhân quả của các yếu tố trong đối tượng.Đặc tính quan trọng của mô hình là sự tương ứng của nó với nguyên bản,mô hình thay thế đối tượng và bản thân nó lại trở thành đối tượng để nghiên cứu,chính mô hình là phương tiện để thu nhận thông tin mới.Mô hình là sự tái hiện đối tượng nghiên cứu dưới dạng trực quan. Tri thứcthu được từ nghiên cứu các mô hình là cơ sở để chuyển sang nghiên cứu nguyênbản sinh động, phong phú và phức tạp hơn.Mô hình lý thuyết có nhiệm vụ xây dựng cấu trúc cái mới chưa có tronghiện thực tức là mô hình hóa cái chưa biết để nghiên cứu chúng. Như vậy môhình vẫn là cái giả định, vì thế mà nó còn được gọi là mô hình giả thuyết. Môhình hóa được coi là một hình thức thử nghiệm tư duy, một cố gắng để tìm rabản chất của sự kiện cần nghiên cứu.Tóm lại, mô hình hóa là phương thức chuyển cái trừu tượng thành cái cụ thể,dùng cái cụ thể để nghiên cứu cái trừu tượng, đó là một phương pháp nhận thứcquan trọng4.9.Phương pháp giả thuyếtPhương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cáchdự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh các dự đoán đó. Nhưvậy phương pháp giả thuyết có hai chức năng: chức năng dự đoán và chức năngchỉ đường, trên cơ sở dự đoán mà tìm bản chất của sự kiện. Với hai chức năngđó giả thuyết đóng vai trò là một phương pháp nhận thức.Trong nghiên cứu khoa học khi phát hiện ra các hiện tượng lạ mà với kiến thức đãcó, không thể giải thích được, người ta thường tiến hành bằng so sánh hiện tượngchưa biết với các hiện tượng đã biết, tri thức cũ với trí tưởng tượng sáng tạo màhình dung cái cần tìm. Đó chính là thao tác xây dựng giả thuyết.Trong giả thuyết, dự đoán được lập luận theo lối giả định- suy diễn, có tínhxác suất, cho nên cần phải chứng minh. Chứng minh giả thuyết được thực hiệnbằng hai cách: chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp. Chứng minh trựctiếp là phép chứng minh dựa vào các luận chứng chân thực và bằng các quy tắc37 suy luận để rút ra luận đề. Chứng minh gián tiếp là phép chứng minh khẳng địnhrằng phản luận đề là gian dối và từ đó rút ra luận đề chân thực.Với tư cách là phương pháp biện luận, giả thuyết được sử dụng như là một thínghiệm của tư duy, thử nghiệm thiết kế các hành động lý thuyết. Suy diễn để rútra các kết luận chân thực từ giả thuyết là thao tác logic quan trọng của quá trìnhnghiên cứu khoa học.38 KẾT LUẬNQua quá trình nghiên cứu, từ những kết quả thu được, em xin đưa ra những kếtluận như sau:1.Bài tiểu luận góp phần làm sáng tỏ nội dung: “Vai trò chủ đạ của quan điểmlịch sử - logic và quan điểm thực tiễn trong tiến trình thực hiện một đề tài2.nghiên cứu khoa học giáo dục”Từ những kiến thức đã có chưa thực sự sâu sắc, nên quá trình phân tích còngặp nhiều khó khan và chưa chặt chẽ, hy vọng sẽ được góp ý đề hoàn thành tốthơn.1.2.TÀI LIỆU THAM KHẢOLa Hồng Duy, Phương pháp nghiên cứu Khoa học giáo dục.Nguyễn Văn Hộ - Nguyễn Đăng Bình (2004), Phương pháp luận nghiên cứu3.khoa họcGS – TS. Nguyễn Văn Lê (1995), Phương pháp luận NCKH, Nxb Trẻ, TP. Hồ4.Chí Minh.Ngô Nguyên Lương (2007), Về quan điểm và tiêu chuẩn thực tiễn, Tạp chí5.Triết học, số 1 (197), tháng 10 - 2007Nguyễn Minh Tân, Tổng quan về nghiên cứu KHGD và các phương pháp6.nghiên cứu KHGD cơ bảnNguyễn Thiên Thắng, Một số vấn đề cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu7.khoa học giáo dục.Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đạihọc Quốc gia Hà Nội.39