Cách hạch toán chuyển khoản nội bộ usd năm 2024

Cách hạch toán chuyển khoản nội bộ usd năm 2024

Hạch toán chuyển tiền nội bộ có phát sinh chênh lệch tỷ giá

  • Thread starter yenkt1701
  • Ngày gửi 14/3/17

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly. You should upgrade or use an alternative browser.

yenkt1701

Guest
  • 1

Chào cả nhà, Công ty em có phát sinh 1 nghiệp vụ chuyển tiền nội bộ trong cùng 1 ngân hàng từ USD sang VND. Cụ thể như sau: ngày 19/2, Chuyển 5.000 USD sang VND, tỷ giá thực tế: 22.560, tỷ giá bình quân 22.500 Em hạch toán như sau: Nợ TK1121: 5.000*22.560 =112.800.000 Có TK 1122:5.000*22.500 =112.500.000 Có TK 515: 5.000 * 60 = 300.000 Khi làm trên Misa, em hạch toán trên misa theo 2 bút toán: -19/2: Ngân hàng/ chuyển tiền nội bộ, chọn loại tiền USD theo tỷ giá bình quân Nợ 1121: 112.500.000 Có 1122: 112.500.000 -19/2: tổng hợp/ chứng từ nghiệp vụ khác Nợ 1121: 300.000 Có 515:300.000 cả nhà thấy em hạch toán như vậy có đúng không a (bên em áp dụng theo thông tư 200) Nếu sai mong mọi người hướng dẫn em với ạ. Em cảm ơn

Cách hạch toán chuyển khoản nội bộ usd năm 2024

NDTT2008

Guest

yenkt1701

Guest
  • 3

Cảm ơn anh ạ. cho em hỏi thêm nếu trong trường hợp phát sinh lỗ ví dụ: Nợ 11211:5.000*22.715=113.575.000 (tỷ giá thực tế phát sinh) Nợ 635: 50.000 Có 11222: 5.000 *22.725 = 113.625.000 (tỷ giá bình quân) thì hạch toán vào mi sa như thế nào ạ. Em ghi 2 bút toán nợ 1121/ có 1122 và nợ 635/có 1122 nhưng bút toán thứ 2 không ghi sổ dc ạ

unregister

Cao cấp
  • 4

Mình ví dụ cho bạn nhé. Giả sử ban đầu bạn có số dư đầu kỳ TK USD hạch toán trên sổ với giá trị như sau: 9000$ x 22.485= 202.365.000 đ Bạn chuyển 5000$ sang tài khoản VNĐ với tỷ giá 22.560 thì tài khoản USD giảm như sau: 5000$x 22.560 = 112.800.000 đ Như vậy tài khoản USD trên sổ sách còn 89.565.000 đ tương ứng với 4000$ Đến cuối kỳ kế toán tỷ giá bình quân thực tế lên 22.580 chẳng hạn thì 4000$ x 22.580 = 90.320.000 đ. Số chênh lệch giữa sổ sách và thực tế là = 90.320.000 - 89.565.000 = 755.000 đ hạch toán vào Nợ 112 Có 413: 755.000. Rồi lại Nợ 413 có 515: 755.000

Còn đối với công nợ khách hàng chẳng hạn. VD Ngày 01/01/2017 hạch toán nợ khách hàng: Nợ 156 Có 331: 5000$ x 22.500 =112.500.000 đ Ngày 20/03/2017 mua ngân hàng $ để thanh toán khách hàng: Nợ 331 Có 112: 5000$ x 22.490 = 112.450.000 đ Như vậy mới phải hạch toán thêm Nợ 331 Có 515: 112.500.000 - 112.450.000 = 50.000 đ

Bạn nên phân biệt các trường hợp về tỷ giá như vậy.

Similar threads

Cách hạch toán chuyển khoản nội bộ usd năm 2024

Khai báo các thông tin chung: mã khách, lý do chi, tài khoản có, số chứng từ, ngày hạch toán, trạng thái,…

  • Khai báo thẻ Chi tiết: tài khoản nợ, số tiền,…
  • Nhấn Lưu.
  • Chọn biểu tượng In trên thanh công cụ để in chứng từ.

Cách hạch toán chuyển khoản nội bộ usd năm 2024

Lưu ý

  • Nghiệp vụ này liên quan đến 2 loại chứng từ phát sinh: Phiếu thu tiền mặt và Phiếu chi tiền mặt (hoặc Giấy báo nợ ngân hàng và Giấy báo có ngân hàng). Nếu nhập liệu cả 2 loại chứng từ này thì hạch toán sẽ bị trùng (nhân đôi số liệu). Vì vậy, người dùng chỉ được phép chọn một trong hai loại chứng từ trên để cập nhật.
  • Nguyên tắc ưu tiên khi chọn loại chứng từ cập nhật để tránh hạch toán trùng:
  • * Chứng từ tiền mặt ưu tiên hơn chứng từ ngân hàng. Ví dụ: rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt -> Ưu tiên nhập bằng Phiếu thu.
    • Giấy báo nợ/Phiếu chi ưu tiên hơn Giấy báo có/Phiếu thu. Ví dụ: chuyển tiền giữa các tài khoản tiền gửi ngân hàng -> Ưu tiên nhập bằng Giấy báo nợ.
    • Chứng từ ngoại tệ ưu tiên hơn chứng từ tiền hạch toán. Ví dụ: bán USD từ tài khoản tiền gửi ngân hàng thu VND nhập quỹ tiền mặt -> Ưu tiên nhập với mã ngoại tệ = USD (để giảm tiền ngoại tệ khi lên báo cáo, sổ sách kế toán). Chứng từ nhập là Phiếu thu (xét theo tiêu chí ưu tiên 1 phần trên). Trường hợp muốn nhập cả 2 loại chứng từ thì phải hạch toán thông qua tài khoản tiền đang chuyển (TK 113).