Cần bao lâu để loạn thị tự hồi phục

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan Đã trả lời: Ngày 16/04/2021
Mắt

Chào bạn,

Mắt là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người, mắt giúp chúng ta nhìn rõ mọi vật ở xung quanh. Ở những mắt bình thường, ánh sáng sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ đúng một điểm trên võng mạc. Nếu hình ảnh hội tụ trước võng mạc [cận thị], sau võng mạc [viễn thị], hay nhiều điểm trên võng mạc [loạn thị] thì mắt của bạn đã mắc tật khúc xạ.

Để cải thiện tật khúc xạ, các bạn nên thực hiện những phương pháp tôi chia sẻ sau đây:

– Sau khi khám mắt, bác sĩ sẽ được xác định loại tật khúc xạ của các bạn. Lúc này, các bạn nên đeo kính thuốc đúng với số độ của mình.

– Lựa chọn phương pháp phẫu thuật mắt phù hợp. Hiện tại, có 3 phương pháp phẫu thuật chính được sử dụng trong điều trị tật khúc xạ là Femtosecond Lasik, Laser in Situ Keratomileusis [LASIK] và Relex Smile [Refractive Lenticule Extraction, small Incision Lenticule Extraction].

– Nơi làm việc, học tập cần đầy đủ ánh sáng, nên chọn không gian có ánh sáng tự nhiên, hạn chế ánh sáng nhân tạo.

– Kích thước bàn ghế và khoảng cách mắt đến máy vi tính phải đúng.

– Không nên để mắt phải tập trung quá lâu, cứ 20 phút làm việc hãy cho mắt nghỉ ngơi trong khoảng 20s.

– Không đọc sách, xem laptop, điện thoại khi đang di chuyển, trên tàu, xe, máy bay,…

– Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mắt hàng ngày.

– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho mắt.

– Thường xuyên chớp mắt và dùng thêm nước muối sinh lý để giữ ẩm cho mắt.

– Cho mắt thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu muốn kiểm tra kỹ hơn về tình trạng mắt của mình, bạn hãy liên hệ với tổng đài của Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 để đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Mắt nhé.

Loạn thị là một vấn đề phổ biến của thị lực do sự biến dạng sai lệch về hình dạng của giác mạc. Ở bệnh loạn thị, độ cong của thủy tinh thể hoặc giác mạc, phần nằm ở ngoài cùng phía trước của mắt, bị biến dạng. Điều này làm thay đổi đường đi của ánh sáng hoặc bị khúc xạ khi đến võng mạc của bạn. Vì vậy làm cho tầm nhìn bị mờ, nhòe hoặc méo mó. Viễn thị và cận thị là hai vấn đề khác về cách ánh sáng truyền đến võng mạc.  

Có hai loại loạn thị chính là loạn thị giác mạc và loạn thị thấu kính. Loạn thị giác mạc xảy ra khi giác mạc bị biến dạng. Tương tự, loạn thị dạng thấu kính xảy ra khi thủy tinh thể bị méo mó .

Nguyên nhân nào gây ra loạn thị?

Nguyên nhân gây ra chứng loạn thị hiện vẫn chưa được sáng tỏ, nhưng nhiều nghiên cứ cho thấy nguyên nhân do di truyền là phần lớn. Bệnh thường đã xuất hiện từ khi mới sinh, nhưng có thể diễn biến tăng dần về sau này. Nó cũng có thể là hậu quả do chấn thương mắt hoặc sau khi phẫu thuật mắt. Loạn thị thường xảy ra cùng với tật cận thị hoặc viễn thị.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh loạn thị?

Loạn thị có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nguy cơ mắc chứng loạn thị sẽ tăng cao hơn nếu có một số yếu tố như:

  • Tiền sử gia đình mắc chứng loạn thị hoặc các rối loạn về mắt khác, chẳng hạn như bệnh giác mạc hình chóp [một dạng thoái hóa giác mạc]
  • Giác mạc bị sẹo hoặc mỏng đi
  • Cận thị quá nặng, khiến tầm nhìn bị mờ khi ở khoảng cách xa
  • Viễn thị quá nặng, khiến tầm nhìn cận cảnh bị mờ
  • Tiền sử có phẫu thuật mắt, chẳng hạn như phẫu thuật đục thủy tinh thể [phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể bị mờ]

Các triệu chứng của loạn thị là gì?

Các triệu chứng của loạn thị có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người dường như không có bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng của loạn thị bao gồm:

  • Hình ảnh bị mờ, méo mó hoặc nhòe ở mọi khoảng cách dù gần hay xa
  • Khó nhìn hơn vào ban đêm
  • Mỏi mắt
  • Nheo mắt
  • Kích ứng mắt
  • Đau đầu

Đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của loạn thị. Một số triệu chứng trên cũng có thể là do các vấn đề về sức khỏe hoặc thị lực khác.

Làm thế nào để chẩn đoán loạn thị?

Các bác sĩ nhãn khoa sẽ chẩn đoán loạn thị thông qua việc thăm khám lâm sàng đồng thời kết hợp với một số kỹ thuật/thủ thuật khác để chẩn đoán loạn thị.

Kiểm tra đánh giá thị lực

Trong quá trình kiểm tra đánh giá thị lực, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đọc các chữ cái từ bảng đo thị lực ở một khoảng cách cụ thể để xác định mức độ bạn có thể nhìn thấy rõ các chữ cái như thế nào.

Kiểm tra khúc xạ

Công cụ dùng để kiểm tra khúc xạ được gọi là máy khúc xạ quang học. Máy đo có nhiều thấu kính được hiệu chỉnh với các độ hội tụ chính xác khác nhau. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đọc một biểu đồ khi nhìn qua các thấu kính có các độ hội tụ khác nhau trên máy khúc xạ quang học. Cuối cùng họ sẽ tìm thấy một thấu kính phù hợp để điều chỉnh thị lực của bạn.

Kiểm tra độ cong giác mạc

Kiểm tra độ cong của giác mạc là cách bác sĩ đo độ cong của giác mạc bằng cách nhìn vào mắt bạn thông qua máy đo độ cong.

Các phương pháp điều trị loạn thị là gì?

Những trường hợp loạn thị nhẹ có thể không cần điều trị. Các bác sĩ sẽ điều trị loạn thị khi có các vấn đề về thị lực bằng cách sử dụng một trong các phương pháp sau.

Kính thuốc

Đeo kính loạn thị hoặc kính áp tròng do bác sĩ kê đơn là phương pháp điều trị loạn thị phổ biến nhất và ít xâm lấn nhất.

Kính Orthokeratology [Ortho-K]

Orthokeratology [Ortho-K] là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng dạng cứng để điều chỉnh tạm thời độ cong không đều của giác mạc. Bạn sẽ đeo kính áp tròng cứng này trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể đeo vào khi đi ngủ và sau đó tháo ra vào ban ngày. Nhiều người có thể nhìn rõ vào ban ngày mà không cần đeo kính loạn thị khi đang sử dụng phương pháp Ortho-K. Những lợi ích mà Ortho-K mang lại chỉ hiện diện khi đang sử dụng nó. Thị lực của bạn sẽ trở lại trạng thái như cũ khi ngưng sử dụng Ortho-K.

Phẫu thuật

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật khúc xạ nếu trường hợp của bạn nặng. Loại phẫu thuật này sẽ sử dụng tia laser hoặc dao nhỏ để định hình lại giác mạc của bạn. Điều này sẽ giúp điều chỉnh chứng loạn thị của bạn vĩnh viễn. Ba phương pháp phẫu thuật phổ biến cho chứng loạn thị là định hình nhu mô giác mạc [LASIK], phẫu thuật cắt bỏ biểu mô giác mạc [PRK] và phẫu thuật giác mạc xuyên tâm [RK]. Tất cả các cuộc phẫu thuật đều mang một số rủi ro nhất định. Tham khảo ý kiến của các bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của bạn trước khi phẫu thuật loạn thị.

Các biến chứng liên quan đến loạn thị là gì?

Triệu chứng “mắt lười” có thể xảy ra nếu loạn thị ở một mắt không được điều chỉnh. Đây còn được gọi là nhược thị.

Triển vọng dài hạn là gì?

Đeo kính thuốc hoặc phẫu thuật thường có thể khôi phục thị lực của bạn trở lại bình thường. Không có cách nào có thể ngăn ngừa sự phát triển của loạn thị.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Loạn thị có mổ được không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật chữa loạn thị an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện mổ. Để hiểu rõ hơn về các phương pháp mổ loạn thị hiện đại và an toàn nhất hiện nay và điều kiện mổ loạn thị, bạn hãy tham khảo thêm tại bài viết dưới đây nhé!

1. Loạn thị có mổ được không?

Loạn thị có mổ được không? Một số trường hợp mắt bị loạn nặng và không thể điều chỉnh bằng kính thuốc thì phải tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể được phẫu thuật vì mỗi người sẽ có một tình trạng bệnh khác nhau.

Do vậy, người loạn thị cần đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện mắt uy tín để các bác sĩ thăm khám. Từ đó, đưa ra lời khuyên tốt nhất tùy theo tình hình sức khỏe mắt của bạn.

Phẫu thuật có thể chữa loạn thị ở mức độ nhẹ trở lên.

2. Điều kiện mổ loạn thị là gì?

Những điều kiện để có thể mổ loạn thị gồm:

  • Người từ đủ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi.
  • Độ loạn dưới 5 Diop, không tăng độ nhiều hơn 0.5 diop.
  • Giác mạc đủ dày, cấu trúc giác mạc bình thường không có hình chóp, không có sẹo và không quá phẳng.
  • Những trường hợp sức khỏe yếu hay mắc bệnh tiểu đường, tự miễn và máu collagen thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi phẫu thuật.
  • Người có bệnh lý khác về mắt như Glocom, viêm kết giác mạc, đau đỏ mắt,…cần điều trị hết hoàn toàn trước ít nhất 1 tuần.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
Không phải ai cũng có thể chữa trị loạn thị bằng phẫu thuật, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi phẫu thuật

3. Review 3 phương pháp phẫu thuật loạn thị an toàn, tốt nhất hiện nay

Hiện nay, có nhiều phương án phẫu thuật mổ loạn thị, trong đó phương án phẫu thuật được sử dụng phổ biến nhất là Lasik, Femto Lasik và Relex Smile. Cùng tìm hiểu những phương pháp phẫu thuật trong nội dung bên dưới đây:

3.1 Phương pháp Relex Smile

Relex Smile được giới chuyên gia nhãn khoa đánh giá là phương pháp mổ cận thị, loạn thị tiên tiến nhất thế giới. Với Relex Smile, người bệnh không cần lo lắng về tổn thương vạt giác mạc sau phẫu thuật, tỉ lệ tái cận/ loạn thị thấp [gần như bằng 0], không lo viêm nhiễm, đau nhức hay các triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật mắt như các phương pháp khác.

Mổ loạn thị bằng Relex Smile chỉ mất vài phút, đường mổ siêu mịn 2mm nhờ sử dụng tua Femtosecond Laser trên máy Visumax.

Nhược điểm của Relex Smile chính là chi phí cao nên không phải ai cũng đủ điều kiện sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn không vội có thể theo dõi Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, tại đây có nhiều dịp ưu đãi lớn để giúp khách hàng có thêm cơ hội trải nghiệm dịch vụ cao cấp.

Relex Smile giúp người bệnh không gặp phải triệu chứng khô mắt, chảy nước mắt, mờ mắt,... sau mổ loạn thị.

3.2 Phương pháp Lasik cơ bản

Phương pháp phẫu thuật Lasik điều trị đang được đánh giá là phương pháp có độ an toàn cao, khả năng tái phát rất thấp và thời gian hồi phục nhanh. Do đó, phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Đây là phương pháp phẫu thuật điều trị tật khúc xạ ở mắt sử dụng tia laser excimer điều chỉnh lại độ cong giác mạc. Từ đó, các tật khúc xạ ở mắt bao gồm cả loạn thị, cận thị hay viễn thị đều được xử lý hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 0,3%.

Lasik cơ bản là phương pháp mổ loạn thị giá rẻ, mang lại hiệu quả tốt.

3.3 Phương pháp PHAKIC ICL

Phương pháp mổ loạn thị PHAKIC ICL sử dụng tia laser để tạo vạt giác mạc mỏng, đặt thấu kính vào trong mắt, giữa mống mắt và thủy tinh thể của người bệnh. Đặc biệt, nếu bạn cùng lúc mắc chứng cận loạn thị, bị loạn thị nặng hoặc có giác mạc mỏng thì đây chính là sự lựa chọn tốt nhất.

So với Lasik, phương pháp PHAKIC ICL có thời gian hồi phục lâu hơn và phải mất đến 3 tháng mới cho kết quả khả quan. Người bệnh sau phẫu thuật PHAKIC ICL phải đeo kính cho đến khi các biểu hiện của mắt cải thiện tốt hơn.

Ngoài những điều kiện mổ loạn thị nêu trên, bạn có thể sử dụng phương pháp PHAKIC ICL nếu:

  • Độ loạn cao tới 6 Diop.
  • Giác mạc mỏng hoặc hình dạng giác mạc bất thường.
Phẫu thuật PHAKIC ICL có độ an toàn cao.

3.4 Phương pháp Femto Lasik

Phương pháp Femto Lasik được nhiều người ưu tiên lựa chọn bởi hiệu quả chữa loạn thị cao, khả năng hồi phục nhanh hơn so với phương pháp Femto Lasik. Không những thế, Femto Lasikcòn giúp loại bỏ được những biến chứng hay rủi ro trong quá trình phẫu thuật..

Đây là phương pháp phù hợp dành cho những người mắc loạn thị, giác mạc mỏng mà kỹ thuật Lask không điều trị được. Phương pháp này sẽ tạo một lớp mỏng hơn giác mạc bằng tia laser, gập lại để bảo vệ mắt ít chịu tác động từ bên ngoài.

4. Những dấu hiệu thường gặp sau phẫu thuật loạn thị

Sau khi phẫu thuật mắt loạn thị bằng những phương pháp trên, tùy vào tình hình sức khỏe và thể trạng mỗi người có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Khô mắt: Do tuyến lệ không nhận được tín hiệu để sản xuất đủ nước mắt cấp ẩm cho mắt nên mắt sau khi phẫu thuật thường xuyên có cảm giác khô, khó chịu, hay chớp mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Mắt sau phẫu thuật khi nhìn bị lóa, mờ, nhìn vào đèn bị chói, có hiện tượng nhìn đôi vào ban đêm.
  • Khó mở mắt: Khi mở mí sẽ cảm thấy cộm, xốn, khó chịu ở mắt.
  • Xuất huyết dưới kết mạc: xuất hiện các vết tụ máu dưới kết mạc khiến tròng trắng mắt có các chấm đỏ. Hiện tượng này sẽ hết sau vài tuần, tối đa là 1 tháng.

Tùy thuộc vào từng người mà các triệu chứng sau khi phẫu thuật loạn thị sẽ hết sau 1-2 tuần. Khuyến khích bạn nên dùng thêm thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo để khắc phục các triệu chứng khó chịu này.

Người bệnh có thể gặp phải 1 số triệu chứng nhẹ sau mổ loạn thị.

5. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sau mổ loạn thị

Việc cần làm sau khi phẫu thuật mắt là bạn nên chăm sóc mắt cẩn thận, khoa học để mắt sớm hồi phục lại trạng thái tốt nhất. Dưới đây là những cách chăm sóc mắt sau phẫu thuật:

  • Sau phẫu thuật nên về nhà nhắm nằm ngủ, nghỉ ngơi trong 2-4 tiếng, chỉ mở mắt khi cần thiết.
  • Đeo kính bảo vệ mắt trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật, kể cả lúc ngủ để tránh vô tình dùng tay dụi mắt.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng viêm theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện tái khám đúng theo lịch hẹn với bác sĩ.
  • Hạn chế dùng các thiết bị điện tử trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật.
  • Không trang điểm, không tham gia thể thao trong vòng 1 tháng.
  • Khi tắm gội tránh để xà phòng, sữa tắm, sữa rửa mặt dính vào mắt.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng bình thường, lành mạnh sau phẫu thuật.
  • Đến tái khám theo đúng lịch tái khám mà bác sĩ cung cấp cho bạn

>>> Có thể bạn quan tâm: Loạn Thị Nhẹ Có Cần Đeo Kính Không? Mấy Độ Phải Đeo? [Tư vấn A - Z]

Dùng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ sau khi phẫu thuật loạn thị

Chữa loạn thị càng sớm càng tăng khả năng hiệu quả điều trị, giúp cho bạn có lại được một đôi mắt sáng. Bạn có thể đến trực tiếp cơ sở y tế hay bệnh viện chuyên về mắt để tham khảo ý kiến bác sĩ, từ đó đưa ra phương pháp phẫu thuật loạn thị phù hợp. 

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc về loạn thị có mổ được không? Nên lựa chọn phương pháp nào an toàn và hiệu quả nhất. Hi vọng sau bài viết này bạn đã biết cách chăm sóc sức khỏe cho chính mình và người thân. Tuy nhiên, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh vẫn cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và được bác sĩ tư vấn chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề