Chăm sóc nội that ô to

Nội dung bài viết

  • 1. Hút bụi, dọn dẹp sàn Ô tô
  • 2. Làm sạch các hốc, khe gió máy lạnh
  • 3. Vệ sinh trần xe và nỉ trần
    • Các bước thực hiện vệ sinh trần nỉ Ô tô
  • 4. Vệ sinh taplo, bảng điều khiển và vô lăng
    • Các bước thực hiện vệ sinh taplo, bảng điều khiển, vô lăng: 
  • 5. Làm sạch bề mặt ghế da
    • Trình tự vệ sinh bề mặt ghế da
  • 6. Vệ sinh bệ cửa, tappi
  • 7. Làm sạch khe cửa, bản lề và bệ bước chân
  • 8. Làm sạch cốp sau và các hộc đựng đồ trên xe
  • 9. Chống ẩm cho nội thất Ô tô
    • Quy trình chống thấm nội thất Ô tô
  • 10. Khử mùi nội thất Ô tô
  • 11. Bảo dưỡng bề mặt da ghế và các chi tiết da cho nội thất Ô tô
  • 12. Bảo dưỡng các chi tiết bằng nhựa
    • Các bước vệ sinh chi tiết nhựa nội thất Ô tô
    • Chia sẻ bài viết

Khi sở hữu một Ô tô việc chăm sóc, bảo dưỡng động cơ, ngoại thất cho xe là điều hoàn hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên chỉ như vậy là chưa đủ, bạn cần phải chăm sóc khoang nội thất Ô tô của mình nữa. Bởi vì, khi bước vào khoang nội thất sạch sẽ và mùi thơm dễ chịu bạn sẽ thấy thoải mái, tâm trạng vui vẻ và phấn khởi hơn.

Ngoài ra, chăm sóc nội thất Ô tô thường xuyên giúp các chi tiết bên trong sẽ bền hơn, giữ được vẻ đẹp nguyên bản sau một thời gian dài sử dụng. Sức khỏe của bạn và những thành viên trong gia đình, bạn bè,…cũng được đảm bảo tránh khỏi các loại vi khuẩn gây hại

Sau đây Chăm xế cưng sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc nội thất Ô tô như thế nào là hợp lý? Các công việc cần làm để chúng ta có thể chăm sóc khoang nội thất một cách bài bản ít tốn kém mà hiệu quả mang lại như bạn đưa xe đi chăm sóc tại các trung tâm chuyên nghiệp?

Chăm sóc nội that ô to
Chăm sóc nội thất Ô tô thường xuyên là cách giúp “Xế cưng” có vẻ đẹp bền bỉ với thời gian

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Máy hút bụi 
  • Cọ hoặc chổi nhỏ

Quá trình sử dụng Ô tô giày dép dính bụi bẩn sau đó lưu lại trên thảm sàn Ô tô là điều không thể tránh khỏi. Các loại cát đất và bụi bẩn tích tụ lâu ngày sẽ gây ra các mùi hôi khó chịu, thậm chí là ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp khi chúng ta ngồi bên trong Ô tô. 

Chăm sóc nội that ô to
Hút bụi, dọn dẹp sàn Ô tô giúp nội thất bớt đi mùi hôi khó chịu và đảm bảo sức khỏe cho bạn

Các bạn có thể sử dụng máy hút bụi gia đình hoặc các loại máy hút bụi lớn hơn để hút hết bụi bẩn dưới thảm sản. Công việc này nên thực hiện sau mỗi chuyến đi, nếu không có nhiều thời gian cũng có thể thực hiện vào mỗi cuối tuần. 

Khi hút bụi khoang nội thất các bạn cần lưu ý: Hút thật kỹ tại các khe, kẽ dưới tất cả các ghế có thể dùng cọ hoặc chổi nhỏ quét luồng qua  

2. Làm sạch các hốc, khe gió máy lạnh

Chăm sóc nội that ô to
Khe gió điều hòa là nơi chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn nhất nếu không thường xuyên vệ sinh làm sạch

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Máy hút bụi 
  • Cọ hoặc chổi nhỏ
  • Hóa chất tẩy vết bẩn

Có thể bạn chưa biết, khe gió điều hòa là nơi chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn nhất nếu không thường xuyên vệ sinh làm sạch. Khe gió máy lạnh là nơi thường xuyên phải hút khí từ lọc gió điều hòa mỗi lần chúng ta lấy gió ngoài. Chính vì vậy, các hạt bụi li ti kết hợp cùng với độ ẩm sẽ tạo nên các vết bẩn cứng đầu bám trên cửa gió điều hòa. Thậm chí các vết bẩn này tích tụ sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe, nhất là đối với các em bé

Quá trình chăm sóc nội thất các bạn cần chú ý dùng chổi, cọ kết hợp cùng một số loại hóa chất chuyên dụng để tẩy sạch tất cả vết bẩn cứng đầu.

Lưu ý vệ sinh sạch sẽ từng cửa gió điều hòa từng hàng ghế. Bạn cần vệ sinh cửa gió điều hòa thường xuyên nếu không sau một khoảng thời các bụi bẩn bám cứng vào cửa gió. Dẫn đến đường ống dẫn khí, lọc gió bị nghẹt. Lúc đó bạn cần phải đưa xe ra các trung tâm chăm sóc xe để dùng thiết bị chuyên dụng để khử mùi rất tốn kém và mất thời gian

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh Ô tô (chi tiết)

3. Vệ sinh trần xe và nỉ trần

Chăm sóc nội that ô to
Vệ sinh trần nỉ Ô tô giúp hạn chế ngả màu, ố vàng trên trần Ô tô

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Khăn mềm (không đổ lông)
  • Dung dịch làm sạch nỉ
  • Máy xông hơi nóng, khử mùi

Trần xe được xem là nơi ít bụi bẩn, vết dơ nhất, tuy nhiên không phải vậy! Sẽ có những hạt bụi nhỏ, mùi hôi do thức ăn, khói thuốc lá bám lại và lâu dần tích tụ. Ngoài ra mồ hôi tay, trẻ em ngồi trên xe nghịch ngợm cũng rất dễ gây lấm bẩn. Trường hợp bạn không thường xuyên vệ sinh trần lâu ngày màu trần xe bị ngả màu, xuất hiện các vết ố

Các bước thực hiện vệ sinh trần nỉ Ô tô

  • Dùng khăn lau xe khô mềm lau bụi bẩn trên trần nỉ ô tô
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh trần nỉ ô tô hoặc dung dịch vệ sinh nội thất phù hợp với chất liệu của trần xe để tẩy rửa. Và làm sạch sâu những vết bẩn bám dai trên trần xe.
  • Dùng khăn mềm lau sạch dung dịch vừa xịt lên trần nỉ ô tô
  • Mở cửa xe và dùng máy sấy chuyên dụng làm khô trần nỉ
  • Để không gian thoáng mát trên xe, các bạn có thể dùng máy xông khử mùi hoặc dùng dung dịch khử mùi để xịt lên trần xe ô tô.

Lưu ý: Trong trường hợp làm sạch trần xe ô tô khỏi các vết bẩn dầu mỡ, các bạn có thể dùng khăn mềm nhúng vào hỗn hợp dung dịch 3 nước: 1 giấm để chà lên vết bẩn cứng đầu này cho đến khi sạch.

4. Vệ sinh taplo, bảng điều khiển và vô lăng

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Khăn mềm (không đổ lông)
  • Dung dịch làm 
  • Cọ, chổi quét

Bảng điều khiển được biết đến là nơi “mặt tiền” trong khoang nội thất. Bao gồm các nút điều chỉnh nhiệt độ, lấy gió, FM, màn hình,..v.v. Các nút bấm sẽ thường xuyên tiếp xúc với bàn tay người sử dụng, đặc biệt đối với các nút nhựa mạ inox rất dễ bay màu sau một thời gian sử dụng. 

Taplo là nơi thường để các vật dụng cá nhân vì vậy cũng là nơi rất dễ bám bẩn. Ngoài ra ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào xe từ kính lái cũng làm các vật liệu bằng nhựa rất dễ bị bong tróc sơn và rạn nứt nếu bạn không thường xuyên chăm sóc và kiểm tra.

Vô lăng có thể nói là nơi phải tiếp xúc trực tiếp với bàn tay của chúng ta xuyên suốt trong quá trình xe di chuyển. Vì vậy tình trạng chất bẩn bám vào vô lăng là điều chắc chắn ai cũng gặp phải. 

Các bước thực hiện vệ sinh taplo, bảng điều khiển, vô lăng: 

Bạn cần vệ sinh kỹ vô lăng, bảng điều khiển, taplo. Hãy dùng chất làm sạch phun lên bề mặt vật dụng. Sau đó dùng khăn lau qua rồi xịt một lượng chất bảo vệ ra tấm vải và lâu lên các bề mặt và chờ khoảng 10 phút sau đó dùng vải sạch lau lại. Tiếp tục phủ lớp hóa chất chuyên dụng (các loại hóa chất, dung dịch thường được bán ở các cửa hàng nội thất Ô tô,….) bảo vệ và lau lại cho đến khi cảm thấy các bề mặt đã sạch sáng bóng.

Chăm sóc nội that ô to
Vô lăng là nơi tiếp xúc vớ tay bạn nhiều nhất vì vậy cần vệ sinh nó thường xuyên

5. Làm sạch bề mặt ghế da

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Khăn mềm (không đổ lông)
  • Dung dịch làm 
  • Cọ, chổi quét
  • Máy hút bụi mini
  • Bản chảy nhỏ

Ghế bọc da thường đắt tiền và bền bỉ hơn ghế nỉ, tuy nhiên sau khoảng 3 năm sử dụng, lớp phủ tạo độ bóng cũng như lớp bảo vệ bề mặt da ghế sẽ bị mòn dần. Bên cạnh đó, một số thói quen xấu của người dùng ô tô hàng ngày dễ làm ghế da dễ bị ố bẩn xuống cấp.

Để tẩy hết những vết loang ố trên ghế, đồng thời giữ cho bề mặt da ghế luôn mềm mại, êm ái, tạo được độ bóng…Cần vệ sinh đúng cách với các dung dịch chuyên dụng chứ không đơn thuần chỉ lau chùi bằng nước sạch. 

Trình tự vệ sinh bề mặt ghế da

  • Kiểm tra bề mặt da bọc ghế

Kiểm tra các bề mặt da của từng ghế nếu phát hiện lỗ thủng hay vết rách cần chú ý che chắn. Để tránh nước hay hóa chất tẩy rửa thấm vào bên trong, theo thời gian sẽ làm ẩm mốc.

  • Hút sạch bụi bẩn trên bề mặt ghế

Sử dụng bị máy hút bụi mini tại nhà. Hút sạch bụi trong các khe ghế, các lỗ thoát khí trên bề mặt ghế. Nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước bề mặt da ghế.

  • Tẩy vết ố bẩn, làm sạch bề mặt da ghế

Cần chuẩn bị bàn chải và ít nhất 2 khăn lau mềm và đặc biệt không đổ lông được làm bằng vải sợi mềm rất mềm để tiến hành làm sạch bề mặt da ghế. Bên cạnh đó, nên chú ý trong việc chọn dung dịch tẩy rửa phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng. Khi sử dụng hóa chất chuyên dụng sẽ giúp da ghế bớt chai cứng và hạn chế tổn hại đến sức khỏe sau này.

Bắt đầu xịt dung dịch tẩy rửa lên bề mặt ghế, sau đó dùng khăn sạch lau đều từng bộ phận như đệm ghế, tựa lưng. Với những vệt ố vàng “cứng đầu” có thể dùng bàn chải lông mềm kết hợp với chất tẩy rửa để đánh bay. 

Tuy nhiên, với ghế da có thiết kế lỗ thông hơi, không nên xịt trực tiếp chất tẩy rửa lên bề mặt da ghế, thay vào đó nên để chất tẩy thấm vào bề mặt bàn chải lông mềm sau đó chà nhẹ lên những khu vực bị ố bẩn. Thao tác này nên nhẹ nhàng để không làm sờn bề mặt da ghế.

  • Lau sạch chất tẩy rửa

Dùng khăn khô lau sạch chất tẩy rửa còn bám lại trên các bề mặt của từng ghế, sau khi tẩy các vết ố bẩn

  • Dùng chất bảo dưỡng lau bề mặt ghế da

Khi tất cả các ghế đã sạch và khô ráo, để tạo độ bóng cũng như bảo vệ bề mặt da. Nên dùng dưỡng chất thấm vào khăn khô để lau lại các bề mặt của ghế da. Sau đó 5 – 10 phút để ghế khô trước khi sử dụng.

Chăm sóc nội that ô to
Ghế da là bộ phận đắt tiền trên Ô tô nên bạn cần phải lưu ý vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên

✅ Có thể bạn quan tâm: Lời khuyên dành cho việc Bảo dưỡng động cơ – Giúp Ô tô vận hành tiết kiệm

6. Vệ sinh bệ cửa, tappi

Bệ cửa, Tappi ô tô là một trong những chi tiết nội thất Ô ô tô cần kiểm tra và vệ sinh thường xuyên. Những bộ phận này có xác suất bị dính bẩn rất cao, bụi bặm, mồ hôi tay tác động thường xuyên trực tiếp đến. Ngoài ra các vị trí này thường xuyên tích tụ nhiều vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Vì vậy cần chú ý vệ sinh thật kỹ và theo định kỳ. Cách thức vệ sinh tương tự như vệ sinh taplo, vô lăng như ở trên chúng tôi đã hướng dẫn

7. Làm sạch khe cửa, bản lề và bệ bước chân

Chăm sóc nội that ô to
Bệ bước chân là nơi khó vệ sinh nhất, chúng có nhiều chi tiết và gờ góc cạnh

Bệ bước chân là nơi khó vệ sinh nhất, chúng có nhiều chi tiết và gờ góc cạnh. Thường bị bám bẩn và vết giày khó vệ sinh. Để làm sạch hoàn toàn bạn nên dùng mút vệ sinh thấm nước để làm sạch bề mặt. Cố gắng lau sạch các vết bẩn cứng đầu sau đó bạn lau sạch lại bằng khăn chuyên dụng (không đổ lông, mềm)

Còn đối với khe cửa xe, chúng cũng dính nhiều dầu mỡ và tích tụ lâu ngày. Khe cửa cần được làm mềm chất bẩn với hơi nước nóng. Sau đó làm sạch tỉ mỉ từng chi tiết với cọ chuyên dụng dùng cho vệ sinh nội thất Ô tô

8. Làm sạch cốp sau và các hộc đựng đồ trên xe

Cốp xe và các hộc để đồ trên Ô tô là nơi thường để những vật dụng của người sử dụng Ô tô như thức ăn, vật dụng,…v.v. Vậy nên cốp sẽ rất là bẩn, nếu không dọn dẹp thường xuyên sẽ là môi trường sinh sôi cho các loại nấm mốc. Nguy cơ gây mùi hôi khó chịu cho cả chiếc xe.

Đối với vị trí cốp xe thì bạn cần phải dọn dẹp những thứ không cần thiết ra. Tránh trường hợp bỏ sót các vị trí bên dưới vật dụng và làm sạch không kĩ. 

9. Chống ẩm cho nội thất Ô tô

Nội thất Ô tô ẩm mốc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau (do thời tiết, do bị đổ nước, đồ uống ra xe…). Dù là vì lý do nào đi chăng nữa thì vấn đề này cũng khiến cho việc lái xe của bạn gặp không ít phiền toái, khó chịu, chưa kể môi trường nội thất ẩm ướt còn gây không ít ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Trên thực tế bạn có thể đưa “Xế cưng” đến các Trung tâm chăm sóc Ô tô để khử mùi và hút ẩm. Tuy nhiên việc này khá dễ dàng để bạn thực hiện tại nhà chỉ với vài bước đơn giản sẽ giúp bạn giảm bớt đi một khoản chi phí chăm sóc nội thất ô tô định kỳ 

Quy trình chống thấm nội thất Ô tô

  • Tìm kiếm nơi ẩm trong khoang và hút sạch nước đọng 

Bạn cần loại bỏ nước bị thấm vào trong xe, tốt nhất bạn nên sử dụng một chiếc khăn vải bông thấm nước tốt để làm sạch nước hoặc chất lỏng bị đổ ra sàn xe, gầm ghế, bề mặt ghế ngồi. Trong trường hợp nước bị đọng nhiều ở các kẽ, khe,… khó lau sạch bằng khăn thì bạn nên dùng máy hút, hoặc ống nhựa để hút sạch nước đọng.

  • Hút ẩm trong nội thất xe

Nếu bạn không tiến hành việc hút hơi ẩm trong xe thì những hơi ấm này sẽ thấm vào bề mặt các chi tiết trong xe. Làm cho nội thất của bạn phát sinh ẩm mốc, rất có hại cho sức khỏe nhất là các cơ quan hô hấp. Bạn nên dùng quạt hoặc máy sấy thổi đều vào trong xe để loại bỏ hơi ẩm này và sấy càng khô càng tốt.

  • Dùng Baking soda (Tìm hiểu Baking soda tại wikipedia.org) để ngăn chặn ẩm mốc

Để có thể ngăn chặn ẩm mốc trên xe ô tô hiệu quả, sau khi áp dụng 2 bước trên, bạn nên sử dụng baking soda để vào các góc ở gầm ghế, ngăn chứa đồ, cốp xe để hút ẩm và ngăn mùi hôi. Ngoài ra bạn còn có thể dùng thêm gói chống ẩm thường có trong các túi thực phẩm khô như bánh kẹo… để ngăn chặn tình trạng ẩm mốc trong xe ô tô cũng rất hiệu quả.

✅  Bạn có thể xem thêm: Cần chăm sóc ngoại thất xe ô tô như thế nào? Để Ô tô luôn bền đẹp và vận hành tốt nhất

10. Khử mùi nội thất Ô tô

Chăm sóc nội that ô to
Cafe cũng là một chất khử mùi hôi trong nội thất một cách hiệu quả

Khử mùi nội thất cũng là một trong những công việc quan trọng trong quá trình chăm sóc nội thất Ô tô. Mùi hôi trong xe hơi xuất phát từ thức ăn, sự bừa bộn, vật nuôi và nhiều nguyên nhân khác chúng được tích tụ theo giời gian. Nếu bạn không giải quyết thì tình sẽ ngày càng tệ hơn và gây ảnh hưởng đến bác tài cũng như hành khách trên xe.

Có rất nhiều trường hợp sử dụng nước hoa dạng xịt hoặc lọ trên taplo để át đi mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên việc làm này không có tác dụng khử mùi lâu dài thậm chí phản ứng ngược gây ra say xe đối với hành khách. Vì vậy việc đầu tiên bạn cần làm là để không khí tự nhiên ngoài trời lưu thông trong xe và cuốn hết các mùi khó chịu ra ngoài. Thực tế có rất nhiều cách để bạn có thể hút ẩm nội thất Ô tô, “Chăm xế cưng” sẽ gợi ý cho bạn một số cách sau 

  • Kiểm tra, vệ sinh bộ phận lọc gió và cửa điều hòa
  • Mở cửa sổ xe và đỗ xe dưới trời nắng
  • Đặt một hộp khăn giấy và một gói than hoạt tính trong xe
  • Khử mùi bằng giấm chua và cà phê
  • Khử mùi hôi thuốc lá
  • Khử mùi xe ô tô bằng dứa (trái thơm) 
  • Khử mùi xe ô tô bằng lá dứa 
  • Vệ sinh bề mặt không trải thảm
  • Mùi khí đốt – Mùi dầu xe – Mùi xăng trong xe ô tô
  • Mùi tanh từ máy điều hòa

Có thể bạn cần biết: [Bí kíp] Khử mùi nội thất ô tô triệt để và hiệu quả

11. Bảo dưỡng bề mặt da ghế và các chi tiết da cho nội thất Ô tô

Ghế da và các chi tiết bọc da nội thất ô tô sau một thời gian sử dụng sẽ dễ bị bẩn, xuống cấp và xảy ra các hiện tượng rạn nứt, nổ bóng,…. Ngoài ra có thể xuất hiện rất nhiều loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Khi nhận thấy chiếc ghế da ô tô của bạn đang ở trong tình trạng này cần sớm chăm sóc, bảo dưỡng chúng. Nếu không muốn tình trạng của chúng tệ hơn

Khi ghế da và các chi tiết bọc da bị bám bẩn, xỉn màu, rạn nứt,…: Nguyên nhân chính của việc này có thể là do bụi bẩn, đồ ăn rơi vãi trên ghế xe. Các vật sắt nhọn vô tình va chạm vào bề mặt da. Cùng với việc không được làm sạch đúng cách dẫn đến nhanh xuống cấp sau một thời gian sử dụng

Để bảo dưỡng bạn có thể sử dụng các hóa chất chuyên dụng để bảo dưỡng bề mặt da thường xuyên và trong những lần chăm sóc nội thất Ô tô. 

12. Bảo dưỡng các chi tiết bằng nhựa

Bất cứ ô tô nào sử dụng một thời gian dài các chi tiết nhựa đen sẽ bị cũ, gây ra các hiện tượng nhám sần. Chính vì vậy, dưới đây sẽ đưa ra một số cách để giúp bảo dưỡng lại chi tiết nhựa bên trong nội thất 

Các bước vệ sinh chi tiết nhựa nội thất Ô tô

  • Sử dụng vải mềm ẩm, cây lau bụi bằng lông cừu chuyên dụng để làm sạch bụi. dùng cọ hoặc chải lông cừu làm sạch bụi cả ngay cả khe hở, không gian hẹp hoặc bất kỳ nơi nào bụi có thể lắng xuống. Còn nếu bạn sử dụng vải ẩm ướt thì sau đó sử dụng vải khô khác để lau lại. Ngoài ra, có thể dùng bàn chải đánh răng có lông mềm để làm sạch khe, khu vực khó tiếp cận.
  • Nếu nhựa nội thất của bạn bị nhuộm màu hãy sử dụng một lượng nhỏ xà bông, chất tẩy giặt, hóa chất chuyên dụng… Sau đó cho lên một miếng vải ẩm nhỏ. Bạn nên chú ý không được đổ trực tiếp hóa chất tẩy rửa vào bề mặt đồ nhựa. Lau lại cho đến khi sạch sẽ là được.

Lưu ý: Bạn nên chọn các loại hóa chất vệ sinh chính hãng, có nguồn gốc để tránh tình trạng hóa chất không tẩy được vết bẩn mà làm hư hại đến chi tiết nhựa nội thất Ô tô

Trên là các công đoạn mà bạn cần phải nắm rõ trước khi tiến hành chăm sóc nội thất Ô tô. Nếu thực hiện đúng như trình tự và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đúng cách. Thì bạn có thể vệ sinh nội thất Ô tô một cách bài bản và chuyên nghiệp. Như ở các trung tâm chăm sóc Ô tô mà tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Xem thêm: Các loại hóa chất và dung dịch chuyên dụng để chăm sóc nội thất Ô tô