Chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối

Chảy máu cam khi mang thai có đáng lo? Cách xử lý

Mẹ bầu bị chảy máu cam

Chảy máu cam khi mang thai có thể là hiện tượng gặp do những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ. Để mẹ bầu không còn lo lắng về tình trạng này, hãy cùng Huggies và bác sĩ Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu nguyên nhân mẹ bầu bị chảy máu mũi, bà bầu chảy máu cam có nguy hiểm không và cách xử lý chảy máu mũi khi mang thai trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Nguyên nhân gây chảy máu cam khi mang thai

Mẹ bầu bị chảy máu mũi có thể do một trong số những nguyên nhân sau:

  • Do sinh lý: khi mang thai, có sự tăng hormone estrogen và progesterone, khiến lượng máu trong cơ thể cũng tăng thêm nhằm đáp ứng cả nhu cầu của cơ thể mẹ lẫn sự phát triển của thai nhi. Cùng với đó, các mạch máu ở mũi cũng giãn nở, máu lưu thông nhiều hơn bình thường, áp lực trên thành mạch tăng. Khi đến giới hạn, mạch máu bị vỡ, gây ra tình trạng chảy máu mũi khi mang thai.
  • Môi trường, thời thiết nóng, khô hay thời tiết rất lạnh, khô khiến mẹ bầu ngoáy mũi, cạy rỉ mũi, gây rách niễm mạc mũi.
  • Bệnh viêm nhiễm tại xoang mũi gây phù nề, sung huyết mạch máu mũi, chạm vào dễ chảy máu.
  • Chấn thương rách niêm mạc mũi.
  • Bệnh lý rối loạn chảy máu hoặc đang uống thuốc đông máu.
  • Tăng áp lực vùng đầu mặt như rặn mạnh khi đi tiêu/tiểu, nâng vật nặng, ho nhiều dồn dập. 

Bà bầu chảy máu cam có nguy hiểm không?

Chảy máu cam khi mang thai với nguyên nhân sinh lý hay do tác động từ bên ngoài đều không mấy nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu bị chảy máu mũi có thể cảm thấy hoang mang, lo lắng. Một số trường hợp chảy máu nhiều có thể khiến mẹ bầu mệt và ngất xỉu. Bên cạnh đó, chảy máu cam có thể báo hiệu một bệnh lý tiềm ẩn như cao huyết áp, tiền sản giật hay các bệnh về máu. 

Chảy máu cam khi mang thai phải làm sao?

Tuy là triệu chứng thường gặp khi mang thai nhưng nếu nhức đầu khi mang thai đi kèm những dấu hiệu sau thì lại là vấn đề đáng cảnh báo về sức khoẻ của mẹ bầu. Mẹ nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để chẩn đoán và kịp thời điều trị.

  • Ngồi thẳng và chúi người ra phía trước được chèn mũi.
  • Hỉ mũi nhẹ nhàng để chùi sạch máu bị đóng cục và xịt thuốc hai lần trong lúc hít nhẹ bằng mũi.
  • Xịt mũi co mạch (t.d. Otrivin) nếu có sẵn.
  • Bóp chặt phần mềm phía trên cánh mũi bên đang chảy máu (bóp mũi) trong 10-15 phút kèm chườm lạnh. Nếu vẫn chảy máu sau 30 phút cầm máu tại chỗ thì mẹ nên đi khám chuyên khoa nhé.
  • Nếu bị chảy máu quá nhiều, ngay cả khi đã bóp mũi, đây có thể là trường hợp chảy máu cam trầm trọng, mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
  • Nếu chỉ là chảy máu đơn thuần tại một điểm mà chưa cầm máu được, các bác sĩ sẽ cho chèn gạc và rút ra vào ngày hôm sau. Nếu được chèn gạc cầm máu, bạn phải tái khám theo hẹn để gỡ nó ra, kiểm tra lại điểm chảy máu, uống thuốc kháng sinh theo toa, nghỉ ngơi yên tĩnh trong 12 tới 24 giờ đồng hồ tiếp theo.
  • Với các trường họp có nghi ngờ bệnh lý, chảy máu tái phát nhiều lần, các bác sĩ tai mũi họng sẽ hỏi kỹ bệnh, các thuốc đang dùng, tính chất chảy máu, khám tổng quát xem có liên quan bệnh lý đông máu toàn thân không, khám tại chỗ và nội soi tai mũi họng để chẩn đoán và loại trừ chảy máu từ động mạch, từ xoang, từ vòm.
  • Với các trường hợp chảy máu mũi kèm nhức đầu, chóng mặt, mệt, mẹ bầu nên khám cấp cứu sản khoa để loại trừ nguyên nhân cao huyết áp, tiền sản giật,… 

Mẹ bầu bị chảy máu cam

Cách phòng tránh chảy máu cam khi mang thai

  • Vệ sinh mũi mỗi ngày bằng dung dịch nước muối. Trên thị trường có chai Xisat nước biển sâu thiên nhiên tinh chiết từ độ sâu 450m, giàu muối và khoáng chất như Cu2+, Zn2+ ... có tính kháng khuẩn, kháng viêm, kết hợp với tinh dầu bạc hà giúp mũi luôn thông thoáng, dễ thở. Dùng 3 - 6 lần / ngày. Dùng đều đặn trước khi đi ngủ, khi mới thức dậy, khi tiếp xúc với nhiều bụi bặm như sau khi đi từ ngoài đường về.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài và giữ ấm cơ thể.
  • Giữ mũi không bị khô bằng cách thoa Vaseline. Tránh ngủ máy lạnh trong nhiều giờ. Sử dụng máy làm ẩm trong phòng ngủ.
  • Tránh cạy rửa, hỉ mũi mạnh, đột ngột làm rách niêm mạc mũi.
  • Tránh vận động hay làm việc quá sức trong một ngày hoặc làm việc nặng trong nhiều ngày. Có chế độ nghỉ ngơi thai nghén hợp lý.
  • Uống thuốc kháng sinh nếu được bác sĩ kê toa do viêm.  

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia. 

Cùng HUGGIES® Việt Nam tính ngày dự sinh nhé

Cùng HUGGIES® Việt Nam tính ngày dự sinh nhé

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Vitamin và chất bổ sung

Mang thai 03/05/2022

Vitamin cho bà bầu: Bổ sung dinh dưỡng đúng cách khi mang thai

Thiếu máu có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời nhưng nó khá phổ biến đối với phụ nữ khi bước vào thời kỳ mang thai. Chính vì vậy việc khám thai định kỳ nên được thực hiện đều đặn trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu và khi thai khoảng 20 tuần tuổi. Thiếu máu là một hiện tượng sinh học do giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là nồng độ huyết sắc tố trong máu. Cứ 120 ngày, tủy xương lại sản xuất và bổ sung thêm các tế bào biệt hóa cao. Chúng có trách nhiệm vận chuyển oxy đến tất cả các tế bào của cơ thể. Hai trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh thiếu máu do thiếu sắt là xanh xao và mệt mỏi.

Trứng chiên xù - h2

Mang thai 03/05/2022

Trứng chiên xù

Không thể phủ nhận công dụng của trứng đối với các Mẹ trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, Mẹ bầu cần phải biết cách chế biến món ăn sao cho không ngán mà bảo đảm cung cấp đủ dưỡng chất cho thai kì.

Tiểu đường thai kỳ

Mang thai 03/05/2022

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào cho mẹ và bé?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm mà không mẹ bầu nào mong muốn, nhưng lại có nguy cơ xảy đến với bất kỳ phụ nữ nào. Bệnh lý này gây nhiều nguy hiểm cho cả người mẹ và bé nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời. Các mẹ bầu hãy cùng Huggies tìm hiểu chi tiết về những triệu chứng, nguyên nhân và cách theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ trong bài viết sau!

Salad trứng ngỗng

Mang thai 03/05/2022

Salad trứng ngỗng

Tăng trí não thai nhi trong bụng, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cho bà mẹ.

đồ dùng cho trẻ sơ sinh

Mang thai 03/05/2022

Danh sách đồ sơ sinh cần thiết nhất & Kinh nghiệm mua không lãng phí

Thiên thần nhỏ sắp chào đời và mẹ đang không biết cần chuẩn bị danh sách đồ dùng cho trẻ sơ sinh như thế nào là đầy đủ nhất? Hãy cùng tham khảo những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé.

Bà bầu uống nước dừa

Mang thai 03/05/2022

Bầu mấy tháng được uống nước dừa? 5 lợi ích mẹ đã biết?

Mẹ bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy thì tốt cho thai kỳ mà không gây hại? Cùng Huggies tìm hiểu mẹ bầu uống nước dừa khi mang thai sao cho đúng nhé.