Chứng chỉ tư vấn du học tiếng nhật là gì năm 2024

JLPT được xem là cuộc thi năng lực tiếng Nhật phổ biến và uy tín nhất hiện nay. Hiện JLPT có 5 cấp độ gồm: N1, N2, N3, N4 và N5. Trong đó, cấp độ thấp nhất là N5 và cấp độ cao nhất là N1.

Làm sao để lấy chứng chỉ tiếng Nhật JLPT?

Chứng chỉ tư vấn du học tiếng nhật là gì năm 2024

Để lấy được chứng chỉ tiếng Nhật bạn phải tham gia kỳ thi kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực sử dụng tiếng Nhật (Japanese Language Proficiency Test - JLPT) do Hiệp hội hỗ trợ quốc tế Nhật Bản và Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản tổ chức.

JLPT được tổ chức 02 kỳ trong một năm, vào chủ nhật đầu tiên của tháng 7 và chủ nhật đầu tiên của tháng 12.

Đối tượng tham gia

JLPT không giới hạn người/quốc gia/ngôn ngữ đăng ký tham gia.

Giá trị của chứng chỉ

Chứng chỉ JLPT sẽ không có thời hạn.

Tiêu chuẩn đánh giá cấp độ tiếng Nhật JLPT

Cấp độ N5:

Đây là trình độ sơ cấp 1, sẽ bắt đầu học từ bảng chữ cái Hiragana, Katakana và học những chữ hán đơn giản. Có thể đọc hiểu và nghe được thông tin trong các cụm từ, câu, đoạn văn dạng cố định viết bằng chữ hiragana, katakana và chữ hán cơ bản dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

Cấp độ N4:

Đây là trình độ sơ cấp 2, học hết 50 bài trong giáo trình Minnanonihongo sẽ là trình độ N4. Lúc này các bạn đã nắm được khoảng 2.000 từ vựng, các mẫu câu cơ bản và có thể giao tiếp cơ bản được với người Nhật trong tình huống hàng ngày.

Cấp độ N3:

Đây là trình độ trung cấp 1 dùng được trong giao tiếp hàng ngày và trong công việc. Có thể đọc hiểu văn chương, báo chí về các vấn đề cụ thể, giao tiếp tự nhiên trong cuộc sống và công việc hàng ngày.

Cấp độ N2:

Hiểu tiếng Nhật trong các tình huống hàng ngày và trong các tính huống đa dạng. Về mặt ngữ pháp và chữ hán thì trình độ tiếng Nhật N2 tương đương với trình độ của các bạn đang theo học tại trường THPT bên Nhật. Trình độ N2 thường được dùng trong văn viết và trong các bài phát biểu trang trọng. Có thể đọc đoạn văn có chủ đề rõ ràng, hiểu nội dung các bài báo, tạp chí... về các chủ đề đa dạng và giao tiếp tốt trong các tình huống thường ngày.

Cấp độ N1:

Đây là trình độ cao cấp trong tiếng Nhật, tương đương với việc học tiếng Nhật trong suốt đời học sinh Nhật Bản. Trình độ này có thể đọc bình luận báo chí, đọc văn viết về các đề tài đa dạng cũng như giao tiếp thông thạo tiếng Nhật. Đạt được trình độ này thì cơ hội việc làm, du học hay làm việc ở Nhật Bản đều rộng mở với bạn.

Việt Nam là một trong những nước có số lượng người dự thi JLPT lớn nhất hiện nay, chỉ sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Nếu bạn đang có dự định đi du học Nhật Bản hoặc xin việc làm trong các công ty Nhật hay làm những công việc liên quan đến tiếng Nhật thì việc có chứng chỉ tiếng Nhật là điều không thể thiếu. Các bạn nên bắt đầu học và thi lấy chứng chỉ tiếng Nhật sớm nhất có thể để thực hiện được những mục tiêu của mình nhé. Chúc các bạn thành công và có năng lực tiếng Nhật thật tốt!

Giáo dục sau trung học phổ thông của Nhật Bản sẽ bắt đầu sau khi hoàn thành 12 năm học gồm giáo dục tiểu học (6 năm), giáo dục trung học (trung học cơ sở: 3 năm, trung học phổ thông: 3 năm). Các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông mà lưu học sinh có thể vào học có 5 loại gồm: ①Cao đẳng, ②Trung cấp dạy nghề, ③Đại học ngắn hạn, ④Đại học, ⑤Sau đại học.

Số lượng các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông:

Quốc lập

Công lập

Tư thục

Tổng số

Cao đẳng

51

3

3

57

Trung cấp dạy nghề

9

193

2.999

3.201

Đại học ngắn hạn

18

328

346

Đại học

86

89

604

779

Sau đại học

86

78

463

627

Thời gian nhập học: Thời gian nhập học nói chung là tháng 4, tuy nhiên cũng có những trường tuyển sinh cho kỳ nhập học vào mùa thu (tháng 9 ~ 10). Kỳ nghỉ: thông thường có 3 kỳ nghỉ trong năm. Nghỉ hè (tháng 7 ~ đầu tháng 9), Nghỉ đông (cuối tháng 12 ~ đầu tháng 1), Nghỉ xuân (tháng 3).

◆Tư cách nhập học vào các cơ sở giáo dục sau trung học của Nhật Bản

( Tham khảo trang web của Tổ chức hỗ trợ học sinh sinh viên Nhật Bản ( dưới đây gọi tắt là JASSO)) http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/search/koutou_nyugaku.html(Tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/search/globaldialogue.html(Tiếng Anh)

  • Để đi du học Nhật Bản thì phải làm thế nào? Có nhiều cách để đi du học Nhật Bản. Điều quan trọng nhất là cần phải xác định rõ mục đích du học. Mục đích ①: “Tôi muốn giỏi tiếng Nhật hơn nữa !”→ Có các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật. Bạn có thể vào học tại các trường tiếng Nhật (Cơ sở dạy tiếng Nhật) hay khoa tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản dành cho lưu học sinh của các trường đại học.. Mục đích②: “Tôi muốn lấy bằng tiếng Nhật” → Sau khi quyết định về môn chuyên ngành và phạm vi nghiên cứu, bạn có thể lấy bằng hoặc chứng chỉ tại các cơ sở giáo dục sau trung học gồm có: trường đại học (bậc đại học và sau đại học), trường đại học ngắn hạn, trường cao đẳng, trường trung cấp dạy nghề.
  • Hãy cho tôi biết hình thức chung của du học Nhật Bản? Hình thức du học Nhật Bản có thể chia ra làm 4 nhóm chính. ① Du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản (Học bổng của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản): Có 6 loại học bổng được cấp bởi Chính phủ Nhật Bản. Chế độ học bổng được đề cập đến ở đây là học bổng dành cho “Lưu học sinh nghiên cứu sinh”, những người dự định lấy bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ. Lưu học sinh nghiên cứu sinh sẽ được cấp mỗi tháng là 143.000 Yên (năm 2015) (mức học bổng này thay đổi theo từng năm). Học phí được miễn toàn bộ, thời gian cấp học bổng sẽ được xem xét kéo dài theo quá trình học, có trường hợp lến đến 3 năm rưỡi ~ 4 năm cho đến khi kết thúc khóa học thạc sỹ hoặc tiến sỹ (bao gồm cả thời gian học dự bị). ◆ “Thông tin liên quan đến du học Nhật Bản” được đăng tải trên trang web của Đại sứ quan Nhật Bản theo địa chỉ dưới đây: http://www.vn.emb-japan.go.jp/jp/culture/jp_ryugaku.html http://www.vn.emb-japan.go.jp/vn/culture/Thongtinduhoc2014.html ② Du học tự túc: Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn của các cơ sở giáo dục Nhật Bản thì bạn có thể được nhập học. Trường hợp đăng ký học đại học hoặc sau đại học:
  • Đăng ký tuyển sinh trực tiếp từ Việt Nam, tham gia Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) và nộp đơn đăng ký tuyển sinh vào các trường đại học có nguyện vọng vào học.
  • Tham gia khóa học tại các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật tư nhân tại Việt Nam hoặc Nhật Bản, sau thời gian học tiếng Nhật khoảng 1 năm đến 2 năm và có trình độ tiếng Nhật tốt thì đăng ký dự thi Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) và nộp đơn đăng ký tuyển sinh vào các trường đại học có nguyện vọng muốn vào học. ③ Du học theo kiểu trao đổi sinh viên: Là hình thức du học theo kiểu phái cử và tiếp nhận học sinh giữa các trường đại học có ký hợp tác liên kết đào tạo. Trong nhiều trường hợp có cơ chế tính học phần tương đương giữa hai trường đại học trong thời gian tham gia khóa trao đổi sinh viên. Cụ thể bạn cần phải tìm hiểu các thông tin liên quan đến chương trình trao đổi sinh viên giữa trường đại học của bạn tại Việt Nam với trường đại học tại Nhật Bản. ④ Du học ngắn hạn: Là hình thức du học để học ngôn ngữ và trải nghiệm văn hóa tại nước khác trong thời gian đang là sinh viên của một trường đại học tại Việt Nam. Chương trình này được thực hiện không với mục đích cấp bằng hay chứng chỉ. Chương trình này hướng đến những người đang làm việc, những sinh viên đang học tại các trường đại học ở Việt Nam muốn sử dụng hữu ích kỳ nghỉ dài của mình.
  • Sự khác nhau giữa trường dạy tiếng Nhật (Cơ sở dạy tiếng Nhật) và khoá dạy tiếng Nhật dành cho lưu học sinh của các trường đại học là gì? Trường tiếng Nhật (Cơ sở dạy tiếng Nhật): trường tiếng Nhật (Cơ sở dạy tiếng Nhật) cũng có nhiều loại. Để có thể nhập cảnh vào Nhật Bản với tư cách “lưu học” thì các cơ sở giáo dục đó cần phải nằm trong danh sách được Bộ Tư pháp Nhật Bản công bố. Khóa tiếng Nhật dành cho lưu học sinh của các trường đại học tư thục (dưới đây gọi là khóa dành cho lưu học sinh): Đây là khóa đào tạo chính quy do các trường đại học và đại học ngắn hạn tư thục của Nhật Bản tiến hành. Bạn sẽ vào học tại các trường đại học hoặc đại học ngắn hạn, cụ thể hơn là tham gia các khóa học dự bị trước khi vào đại học với tư cách là một nghiên cứu viên, bạn có thể học tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp khóa tiếng Nhật dành cho lưu học sinh, bạn không nhất thiết phải dự thi vào bậc đại học hay sau đại học của trường đại học đó. Tuy nhiên, có nhiều trường đại học có chế độ ưu tiên dành cho những người đã tốt nghiệp khóa tiếng Nhật và mong muốn tiếp tục theo học tại trường. Hiện nay có 51 trường đại học tư thục Nhật Bản có khóa tiếng Nhật dành cho lưu học sinh. ◆Thông tin liên quan đến cơ sở giáo dục tiếng Nhật và khóa tiếng Nhật dành riêng cho lưu học sinh tại các trường đại học (tham khảo website của Jasso) http://www.jasso.go.jp/sp/ryugaku/study_j/search/nihongokyouiku.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/search/nihongokyouiku.html (tiếng Anh)
  • Đại học, đại học ngắn hạn, trung cấp dạy nghề khác nhau ở điểm nào? Trường đại học (bậc đại học), đại học ngắn hạn, trường trung cấp dạy nghề là các cơ sở giáo dục sau trung học có điều kiện nhập học là tốt nghiệp trung học phổ thông, tuy nhiên thời gian học, bằng cấp, tư cách, nội dung giảng dạy, mục đích đào tạo nhân lực sẽ khác nhau. Đại học (bậc đại học): thời gian học là 6 năm đối với ngành y khoa, nha khoa và thú y; 4 năm đối với các chuyên ngành khác. Được cấp bằng tốt nghiệp đại học (Bachelor). Đại học ngắn hạn: Được cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa học đại học ngắn hạn 2 năm (Associate Degree) Trung cấp dạy nghề: Hay được gọi là “Trường chuyên môn”, thời gian học là 2 năm, được cấp bằng chuyên môn (Diploma). ・Nói chung các trường đại học (bậc đại học) sẽ chú trọng vào việc cung cấp kiến thức và bồi dưỡng ở phạm vi rộng không chỉ là kiến thức chuyên ngành, còn các trường chuyên môn sẽ đào tạo kiến thức nghề nghiệp thực tế, kỹ thuật chuyên ngành như nghiệp vụ kinh doanh, phúc lợi xã hội, y tế, công nghiệp, văn hóa, thời trang vv… ・Trường cao đẳng kỹ thuật khác với trường chuyên môn. Trường chuyên môn tiếp nhận học sinh học hết trung học phổ thông, còn trường cao đẳng kỹ thuật tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, thời gian học là 5 năm, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng chuẩn cử nhân. Sau khi tốt nghiệp nếu học sinh tiếp tục học khóa chuyên ngành 2 năm tại trường cao đẳng thì sẽ được cấp bằng cử nhân hoặc học sinh cũng có thể chuyển tiếp vào học năm thứ 3 đại học.
  • Nghiên cứu sinh và sinh viên sau đại học khác nhau ở điểm nào? Nghiên cứu sinh là sinh viên dự thính tại các khoa sau đại học hoặc đại học của các trường đại học, học theo chủ để nghiên cứu của mình. Nghiên cứu sinh không thuộc đối tượng được cấp bằng hoặc chứng chỉ học vị (Sinh viên học lại và nghiên cứu sinh đều không thuộc đối tượng được cấp chứng chỉ học vị). Trong số các nghiên cứu sinh, có nhiều người sẽ lên học tiếp khóa học sau đại học để lấy bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ.

Thủ tục du học

Thủ tục du học được chia làm 2 bước chính.

Bước 1: Nhận giấy gọi nhập học của trường sẽ vào học. Bước 2: Thông qua trường, đăng ký “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” và tiếp nhận (※). Giấy chứng nhận tư cách lưu trú sẽ do trường nhận và gửi cho học sinh.

◆※Trường hợp đăng ký visa trên cơ sở đã được cấp “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” tham khảo theo mục dưới đây:

◆Về cách lựa chọn trường đến học, tham khảo ở mục 3.Cách chọn trường khi đi du học.

  • Thủ tục du học của các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật. Kỳ nhập học: 1 năm có 4 lần vào tháng 4, tháng 7, tháng 10 và tháng 1 Thời gian tuyển sinh: Trong năm thì thời gian có số lượng người đăng ký tuyển sinh đông nhất là kỳ nhập học tháng 4, sau đó là tháng 10, tháng 7 và tháng 1. Thời gian tuyển sinh, điều kiện và cách thức nộp đơn tùy theo từng trường có khác nhau. Nói chung thời gian tuyển sinh bắt đầu trước kỳ nhập học khoảng nửa năm. Bạn hãy quyết định trường muốn vào học, tìm hiểu thông tin tuyển sinh rồi bắt đầu bắt tay vào chuẩn bị hồ sơ. Khoa tiếng Nhật dành cho lưu học sinh tại các trường đại học: Để học tiếng Nhật, bạn cần vào học các trường tiếng Nhật (Các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật), hoặc các khóa tiếng Nhật dành cho lưu học sinh của các trường đại học và đại học ngắn hạn tư thục của Nhật Bản. Nhiều cơ sở giáo dục có khóa tiếng Nhật dành riêng cho lưu học sinh, mỗi năm sẽ tuyển sinh 2 lần vào tháng 4 và tháng 10. Xin tham khảo về khóa tiếng Nhật dành cho lưu học sinh theo thông tin dưới đây. ◆Trường dạy tiếng Nhật (Các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật) và khóa tiếng Nhật dành cho lưu học sinh tại các trường đại học (Tham khảo trang web của JASSO) http://www.jasso.go.jp/sp/ryugaku/study_j/search/nihongokyouiku.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/search/nihongokyouiku.html (tiếng Anh)
  • Thủ tục du học của các trường trung cấp dạy nghề. Tuyển sinh: Việc tuyển sinh được tiến hành vào tháng 4 và tháng 10. Nhiều lưu học sinh thường lựa chọn trước hết là vào học các trường tiếng Nhật (Các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật) của Nhật Bản, sau khi trình độ tiếng Nhật đã tốt thì mới tiếp tục xin vào học tại các trường trung cấp dạy nghề. Tùy theo từng trường có thể đăng ký nhập học trực tiếp từ Việt Nam, trong trường hợp này bạn cần phải có chứng chỉ về năng lực tiếng Nhật như chứng chỉ N1 hoặc N2 trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật. ◆Danh sách các trường trung cấp dạy nghề tiếp nhận lưu học sinh (tài liệu của Tổ chức giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề) http://www.sgec.or.jp/ryuugakuguide/img/2015_meibo.pdf ◆Giới thiệu về các trường trung cấp dạy nghề (Một phần bằng tiếng Việt)(Trang web của Tổ chức giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề) http://www.sgec.or.jp/ryuugakuguide/vi/index.html
  • Thủ tục du học của các trường đại học (bậc đại học) Kỳ nhập học: Thông thường là tháng 4, cũng có trường tuyển sinh cả tháng 9 hoặc tháng 10. Hơn nữa, cũng có những trường tuyển sinh nhiều lần cho kỳ nhập học tháng 4. Thời gian nộp hồ sơ, thi đầu vào: Trường hợp đăng ký nhập học vào tháng 4, thời gian tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thi đối với các trường đại học tư thục sẽ bắt đầu từ mùa thu đến tháng 1~tháng 2 năm tiếp theo, đối với các trường đại học quốc lập hoặc công lập sẽ bắt đầu từ cuối năm đến tháng 2~ tháng 3 năm sau. Tuy nhiên tùy theo từng trường thì thời gian thi đầu vào và điều kiện tuyển sinh sẽ khác nhau nên bạn cần thu thập thông tin sớm để có kế hoạch cụ thể. Phương thức tuyển chọn: nhiều trường ngoài việc yêu cầu nộp kết quả Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)(※) còn tiến hành thi viết và thi vấn đáp độc lập. ※Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) được tổ chức vào tháng 6 và tháng 11 hàng năm. Tại Việt Nam có thể dự thi tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh. Cụ thể tham khảo trong mục “9.1 Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)”. ◆Tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Việt của JASSO http://www.jasso.go.jp/en/eju/about/publication/__icsFiles/afieldfile/2015/11/29/eju_guide2014_vi.pdf Đăng ký nhập học trực tiếp từ Việt Nam: có trường tiến hành kỳ thi tuyển sinh tại Việt Nam, có trường tuyển sinh chỉ bằng cách thẩm định hồ sơ.
  • Thủ tục du học của các trường đại học (bậc sau đại học) Kỳ nhập học: Hầu hết các trường đều quy định thời gian nhập học cho khóa học thạc sỹ và khóa học tiến sỹ là tháng 4, tuy nhiên cũng có trường tuyển sinh cho kỳ nhập học vào tháng 9, tháng 10 và thời gian khác trong năm. Thời gian nộp hồ sơ và thi đầu vào: Thời gian nộp hồ sơ, thi đầu vào tủy theo từng trường có khác nhau. Đối với kỳ nhập học vào tháng 4 thì hầu hết các trường đều tiến hành trong khoảng từ mùa thu đến tháng 3 năm sau. Cũng có trường tuyển sinh thành 2 đợt cho kỳ nhập học tháng 4. Kỳ thi đầu vào: Nhiều trường tiến hành kỳ thi tuyển sinh độc lập, vì vậy cần phải sang Nhật Bản để dự kỳ thi này. Tuy nhiên, đối với các khóa học sau đại học thì cũng có trường chỉ tuyển chọn qua hồ sơ hoặc tuyển chọn hồ sơ và phỏng vấn trực tuyến để quyết định, vì vậy bạn có thể trực tiếp tham gia kỳ thi tuyển chọn của các cơ sở giáo dục này ở Việt Nam.
  • Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường tiếng Nhật (Các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật) là gì? Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường tiếng Nhật (Các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật) như sau: ・Tốt nghiệp trung học phổ thông, quá trình học tập trên 12 năm. ・Có trình độ tiếng Nhật cơ bản. ・Có khả năng kinh tế để chi trả chi phí du học. Hồ sơ cần nộp cho trường tiếng Nhật (Các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật) tủy theo mỗi trường có khác nhau, tuy nhiên chủ yếu vẫn là: đơn xin nhập học. kết quả học tập, bằng tốt nghiệp, thư giới thiệu, chứng minh tài chính, giấy khám sức khỏe, phí tuyển sinh, giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh. Tùy theo yêu cầu của từng trường thì hồ sơ cần nộp sẽ khác nhau, vì thế cần liên lạc trực tiếp với trường có nguyện vọng vào học để xác nhận cụ thể những hồ sơ cần nộp.
  • Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường trung cấp dạy nghề là gì? Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường trung cấp dạy nghề như sau: ・Tốt nghiệp trung học phổ thông, quá trình học tập trên 12 năm, đủ 18 tuổi. ・Có khả năng kinh tế để chi trả chi phí du học. ・Có bằng tiếng Nhật tương đương N2 Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT)(※) ※Về trình độ tiếng Nhật, các trường sẽ đưa ra yêu cầu khác nhau, tuy nhiên về cơ bản cần phải có trình độ tương đương N2 trong Kỳ thi năng lục tiếng Nhật. Hơn nữa, cũng có những trường yêu cầu về kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản, chứng nhận về kết quả thi tiếng Nhật trong Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU), hay Kỳ thi tiếng Nhật thực hành (J-TEST), hay Kỳ thi tiếng Nhật kinh doanh (BJT).
  • Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường đại học (hệ đại học) là gì? Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường đại học như sau: ・Tốt nghiệp trung học phổ thông, quá trình học tập trên 12 năm, đủ 18 tuổi. ・Có khả năng kinh tế để chi trả chi phí du học. ・Có trình độ tiếng Nhật tương đương N2 ~ N1 Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT)(※)。 ※Về trình độ tiếng Nhật, các trường sẽ đưa ra yêu cầu khác nhau, tuy nhiên về cơ bản cần phải có trình độ tương đương N1 ~ N2 trong Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT). Trong trường hợp bạn muốn vào học các khóa lấy bằng học vị bằng tiếng Anh thì không cần thiết phải có tiếng Nhật, thay vào đó cũng có trường sẽ yêu cầu nộp chứng nhận trình độ tiếng Anh như TOEFL vv…
  • Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường đại học (hệ sau đại học) là gì? Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường đại học (hệ sau đại học) như sau: ・Tốt nghiệp đại học (16 năm), hoặc được xác nhận là có năng lực tương đương. ・Có khả năng kinh tế để chi trả chi phí du học. ・Có trình độ tiếng Nhật tương đương N2 trở lên (lĩnh vực xã hội là N1) Kỳ thi năng lực tiếng Nhật, hoặc có trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của khóa học sau đại học(※. ※Bạn có thể được hướng dẫn nghiên cứu bằng tiếng Anh tại nhiều khoa sau đại học của các trường đại học Nhật Bản, trong đó chủ yếu là các trường quốc lập. Trường hợp bạn muốn đăng ký thi vào các khóa học đó thì nhà trường sẽ yêu cầu bạn phải nộp chứng chỉ tiếng Anh như TOEFL vv… Trường hợp bạn muốn đăng ký thi vào các khóa học bằng tiếng Nhật thì nhà trường sẽ yêu cầu bạn phải nộp chứng chỉ tiếng Nhật.
  • Tôi đang chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục du học. Những điều cần phải chú ý là gì? Bạn hãy đọc kỹ thông báo tuyển sinh và hướng dẫn nộp hồ sơ của các trường có nguyện vọng vào học, sau đó chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ cần thiết. Hồ sơ cần được nộp đúng thời hạn, vì vậy bạn hãy chuẩn bị sớm. Nếu có những điểm không hiểu rõ, bạn không được tự mình phán đoán hay giao phó hoàn toàn cho đơn vị tư vấn trung gian mà bạn cần phải trực tiếp gửi email hoặc gọi điện thoại liên lạc với trường.
  • Để được chứng nhận năng lực tiếng Nhật, tôi nên dự kỳ thì nào? Trước tiên, bạn cần phải tìm hiểu rõ xem trường đại học mà bạn muốn vào học yêu cầu giấy chứng nhận về trình độ tiếng Nhật của kỳ thi tiếng Nhật nào. Bạn có thể tham dự các kỳ thi đánh giá về năng lực tiếng Nhật như Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT). Bạn hãy chọn kỳ thi nào phù hợp với mục tiêu đi học của mình và đăng ký dự thi. ◆Trang web của Kỳ thi năng lực tiếng Nhật http://www.jlpt.jp/

Cách lựa chọn trường

Kênh thông tin về du học có rất nhiều như: internet, sách báo, tờ rơi quảng cáo, cơ sở trung gian tư vấn du học. Bạn không nên chỉ tìm hiểu trên một kênh thông tin mà nên tập hợp từ nhiều nguồn thông tin, sau đó đánh giá một cách tổng quan và lựa chọn trường mà mình muốn theo học.

  • Cách lựa chọn các trường tiếng Nhật (Các cơ sở giáo dục tiếng Nhật) Tập hợp thông tin trên nhiều phương diện, so sánh và xem xét nhiều trường, trên cơ sở đó thận trọng đưa ra quyết định của mình. Trang web dưới đây có đăng tải danh sách của các trường tiếng Nhật. ◆Tìm kiếm các trường dạy tiếng Nhật (Các cơ sở giáo dục tiếng Nhật) (Trang web của Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật) Trên trang web này, bạn có thể tìm hiểu bằng tiếng Nhật và tiếng Anh các thông tin cơ bản của các trường tiếng Nhật là thành viên của Hiệp hội thúc đẩy giáo dục tiếng Nhật như các khóa học, tư cách nhập học, cách thức tuyển chọn, học phí vv.., ngoài ra còn có các thông tin như: số lượng lưu học sinh của các nước, tình hình đăng ký dự thi tiếng Nhật, thông tin về lộ trình sau khi tốt nghiệp khóa học tiếng Nhật vv... http://www.nisshinkyo.org/search/ (tiếng Nhật) http://www.nisshinkyo.org/search/terms.php?lng=2 (tiếng Anh) ◆Danh sách các trường đại học tư thục, đại học ngắn hạn có khóa tiếng Nhật dành riêng cho lưu học sinh (trang web của JASSO) http://www.jasso.go.jp/sp/ryugaku/study_j/search/nihongokyouiku.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/search/nihongokyouiku.html (tiếng Anh) ◆Danh sách các trường có khóa học dự bị do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản chỉ định Trường hợp bạn chưa kết thúc 12 năm học phổ thông tại Việt Nam, bạn có thể tham gia học các khóa học bổ sung số năm học còn thiếu dưới đây để đủ điều kiện nhập học vào các trường đại học của Nhật Bản..http://www.mext.go.jp/a_menu/koutou/shikaku/07111314/001.htm (tiếng Nhật) ★Hướng dẫn cách tìm kiếm trường dạy tiếng Nhật (Các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật)★ 1)Đặc điểm của trường: Trong những năm gần đây, ngoài các chương trình học toàn thời gian 1 năm ~ 2 năm, có nhiều trường còn xây dựng các khóa học dành riêng cho từng mục đích khác nhau như: “Khóa học chuẩn bị cho Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)”, “Khóa học chuẩn bị để học tiếp lên cao học” hay “Khóa du học ngắn hạn” trong thời gian 2 tuần đến 3 tháng. Bạn cần kiểm tra các thông tin liên quan như việc phân chia lớp học (theo trình độ của học sinh), chương trình học, số giờ lên lớp, học phí, cách thức thanh toán vv… 2)Số lượng học sinh và số lượng giáo viên: Hãy kiểm tra về số lượng học sinh, tên nước và khu vực nơi du học sinh đến, số lượng sinh viên. Có sự khác nhau giữa cơ chế giảng dạy cho lớp đông người và lớp ít người. 3)Các trường sẽ tiếp tục vào học sau tốt nghiệp: Từ số liệu về các trường sẽ học tiếp lên của học sinh sau khi tốt nghiệp, bạn có thể biết được mặt mạnh của trường như trường có thế mạnh trong việc bổi dưỡng cho học sinh thi đầu vào vào đại học hay sau đại học. Sử dụng hữu ích website của Hiệp hội thúc đẩy giáo dục tiếng Nhật nêu trên để tìm hiểu về lộ trình tiếp theo của học sinh sau khi tốt nghiệp cũng như tỷ lệ thi đỗ trong Kỳ thi năng lực tiếng Nhật và Kỳ thi du học Nhật Bản. Tập hợp thông tin một cách đẩy đủ, lựa chọn trường tiếng Nhật (Cơ sở giảng dạy tiếng Nhật) phù hợp với lộ trình cho mình sau khi tốt nghiệp. 4)Ký túc xá: Kiểm tra thông tin về ký túc xá, kinh phí cần thiết để được vào ở tại ký túc xá của trường. Trong trường hợp trường không có ký túc xá thì trường sẽ giới thiệu cho học sinh phòng trọ gần trường học. Bạn cũng cần kiểm tra trước những thông tin cụ thể khác như: phòng có rộng không, có nhà vệ sinh, nhà tắm không. 5)Vị trí của trường: Bạn hãy kiểm tra về độ thuận tiện về giao thông, môi trường xung quanh. Mặt khác, tiền học và tiền sinh hoạt tùy theo từng vùng sẽ khác nhau, đây là yếu tố rất quan trọng bạn cần tham khảo khi lựa chọn trường đến học. Bạn nên tham khảo trên trang web của các trường để có được hướng dẫn tuyển sinh của trường. Nhiều trường hợp bạn có thể download hướng dẫn tuyển sinh từ trên website của trường, cũng có trường hợp cần phải đề nghị trường gửi tài liệu qua đường bưu điện.
  • Cách lựa chọn trường trung cấp dạy nghề Hãy tham khảo trang web dưới đây để tự mình lựa chọn trường trung cấp dạy nghề phù hợp. ◆ Tổ chức tập hợp các trường trung cấp dạy nghề (trang web của Hiệp hội các trường trung cấp dạy nghề toàn quốc) http://www.zensenkaku.gr.jp/association/index.html (tiếng Nhật) ※Được đăng tải trên trang web trên. Tại các website của các đoàn thể địa phương của các tỉnh, thành phố, bạn có thể kiểm tra danh sách các trường đã được chính quyền các tỉnh, thành phố “cấp phép hoạt động”. ◆Mạng lưới tìm kiếm các khoa, khóa học trong Tokyo (trang web của Hiêp hội các trường trung cấp dạy nghề Tokyo) http://from-now.jp/ (tiếng Nhật) ◆Danh sách các trường trung cấp dạy nghề đang tiếp nhận lưu học sinh (Nghiệp đoàn giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề) http://www.sgec.or.jp/ryuugakuguide/img/2015_meibo.pdf ★Cách tìm kiếm các trường trung cấp dạy nghề★ 1)Trường có được cấp phép không: Sau khi tốt nghiệp 2 năm tại trường trung cấp dạy nghề, bạn sẽ được cấp bằng “Chuyên môn”. Hơn nữa, trong số các trường trung cấp dạy nghề, có một số trường được phép cấp bằng “Chuyên môn cao cấp” cho những người đã hoàn thành chương trình học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và khoa học Nhật Bản chỉ định và đáp ứng được điều kiện là thời gian học nghề trên 4 năm. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là những chứng chỉ này chỉ được cấp bởi các trường trung cấp dạy nghề đã được chính quyền các tỉnh, thành phố chính thức công nhận và “cấp phép”. 2)Nội dung giảng dạy và chương trình học: Bạn hãy tìm hiểu trên trang web của các trường mà mình quan tâm, tự mình xác định xem có thể thu nhận được kỹ thuật hay trình độ về nghề nghiệp mà mình đang hướng đến hay không, chương trình học, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên vv…Thật sự tốt nếu bạn có thể trực tiếp đến trường để tham quan và tìm hiểu trước. Tủy theo từng trường sẽ có các chương trình nâng cao và rèn luyện kỹ năng thực tiễn trong thời gian học giúp học sinh có thêm được kinh nghiệm về nghề nghiệp thông qua các chương trình vừa học vừa làm, hay các “dự án của doanh nghiệp” bằng việc liên kết với các doanh nghiệp tư nhân. 3)Học phí: Tìm hiểu thông tin về tiền học phí và thời gian chi trả cho đến khi tốt nghiệp. Kiểm tra xem học phí có bao gồm tiền mua tài liệu học tập, tiền sử dụng thiết bị không hay chi trả riêng. 4)Ngoài ra: Tìm hiểu thông tin về địa điểm của trường, môi trường sống, tỷ lệ xin được việc làm và nơi dễ xin được việc, hỗ trợ của trường để xin việc làm.
  • Cách lựa chọn trường đại học để học hệ đại học và sau đại học Tại Nhật Bản có 779 trường đại học và 627 khoa sau đại học (thời điểm năm 2015, bao gồm cả trường quốc lập, công lập và tư thục). Hãy tìm hiểu về các chuyên ngành đại học, các khoa nghiên cứu, giáo viên, điều kiện nghiên cứu, học phí, thông tin về ký túc xá, vị trí địa lý của trường và sau đó đưa ra quyết định lựa chọn nơi sẽ đến học. ★Cách tìm trường đại học và khoa sau đại học★
    
    
    1)Đầu tiên hãy tập hợp thật nhiều thông tin liên quan đến trường đại học và khoa sau đại học. ◆Tìm trường đại học và khoa sau đại học (tìm trên trang web về các trường của JASSO) Trong bảng exel về thông tin của các trường đại học được đăng tải trên trang web dưới đây có đưa đầy đủ các thông tin cần thiết để bạn nghiên cứu và lựa chọn nơi muốn đến học như: tư cách nhập học, học phí, cách thức nộp hồ sơ tuyển sinh, địa chỉ liên lạc, tình hình về ký túc xá, chế độ học bổng, các khóa học có thể lấy bằng học vị bằng tiếng Anh vv… http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/search/daigakukensaku.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/search/daigakukensaku.html (tiếng Anh) ◆Tìm các trường đại học Nhật Bản bằng tiếng Việt(「Japan Study Support」trang web của Hiệp hội văn hóa học sinh Châu Á) http://www.jpss.jp/vi/ (tiếng Việt)
  • Lĩnh vực học ở đại học và lĩnh vực nghiên cứu: Sau khi bạn đã lựa chọn được một số trường đại học muốn vào học, bạn hãy vào tham khảo trên website của các trường và tự mình chọn ra các trường đại học, các khoa sau đại học có thế mạnh trong lĩnh vực mà mình muốn học. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm thông tin về khả năng xin việc và lộ trình cúa sinh viên sau khi tốt nghiệp.
  • Tư cách và giấy chứng nhận cần thiết: Đọc kỹ hướng dẫn tuyển sinh của từng trường, sau đó tìm hiểu thông tin về tư cách nộp đơn vào các chuyên ngành mà bạn muốn học ở bậc đại học và sau đại học. Đặc biệt khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào đại học, cần lưu ý rằng nhiều trường sẽ yêu cầu nộp kết quả của Kỳ thi năng lực tiếng Nhật và Kỳ thi du học Nhật Bản. Đối với các khóa học lấy học vị bằng tiếng Anh và kỳ thi vào khoa sau đại học, các trường sẽ yêu cầu nộp điểm thi đánh giá năng lực tiếng Anh như TOEFL vv.. nên cần phải chuẩn bị sớm..
  • Học phí và học bổng: Phí nhập học và học phí của các khối trường công lập và tư thục rất khác nhau, ngoài ra trong cùng một trường đại học thì tùy theo chuyên ngành của đại học hay lĩnh vực nghiên cứu thì chi phí cần thiết cũng khác nhau. Có trường đại học có chế độ học bổng riêng của trường, vì vậy hãy tham khảo trên website của trường, thu thập những thông tin học bổng có thể đăng ký. Mặt khác, nhiều trường đại học cũng có chế độ miễn giảm học phí cho lưu học sinh. Cần phải liên lạc trực tiếp với trường để có được những thông tin cụ thể. ◆Về học bổng có thể tham khảo mục 5)Địa điểm: Thời gian lưu học ở bậc đại học và sau đại học là một vài năm, vì vậy cuộc sống của lưu học sinh sẽ chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, lịch sử và văn hóa. Hãy thường xuyên tìm hiểu thông tin về các địa phương của Nhật Bản để chọn trường đại học có vị trí địa lý hợp với mình nhất.
    
    
    6)Hỗ trợ du học sinh: Hãy tìm hiểu các thông tin và tài liệu trên website của các trường để biết về số lượng lưu học sinh đang theo học tại trường cũng như sự hỗ trợ của trường đối với lưu học sinh trong cuộc sống sinh hoạt và tìm việc làm.
  • Cách lựa chọn giáo sư hướng dẫn cho bậc học sau đại học. Để tiếp tục học lên ở bậc sau đại học thì sau khi xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu và xây dựng kế hoạch nghiên cứu cụ thể thì còn phải tìm giáo viên hướng dẫn, đây là một vấn để lớn đối với lưu học sinh. Khi tìm giáo viên hướng dẫn thì cần phải lưu ý những điểm sau đây:
  • Tìm giáo viên: Cách tốt nhất là bạn thường xuyên theo dõi các báo cáo học thuật và tìm ra giáo viên nào phù hợp nhất với lĩnh vực nghiên cứu của mình. Địa chỉ liên lạc của giáo viên có thể tìm trên website của trường, website dưới đây, cũng có trường hợp được đăng tải công khai trên tài liệu tuyển sinh dành cho bậc sau đại học. Có thể tìm danh sách các nhà nghiên cứu trong từng lĩnh vực trên địa chỉ website dưới đây. Có nhiều nhà nghiên cứu có đăng tải địa chỉ email của mình. ◆Tìm trên Tài liệu hướng dẫn tổng hợp hỗ trợ phát triển nghiên cứu ReaD http://researchmap.jp/search/ (tiếng Nhật và tiếng Anh) Nếu bằng nhiều cách mà bạn vẫn không tìm được địa chỉ liên lạc của giáo viên hướng dẫn thì bạn có thể có những cách khác để liên lạc với giáo viên hướng dẫn bằng cách gọi điện thoại hoặc gửi email thông qua “Phòng giao lưu quốc tế”, “Phòng giáo vụ”, “Phòng hỗ trợ lưu học sinh” của trường đại học, nơi giáo viên đó đang công tác.
  • Tiếp cận: Trong trường hợp địa chỉ email được đăng công khai trên website của trường thì bạn có thể liên lạc trực tiếp với giáo viên thông qua địa chỉ đó bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Bạn nên gửi kèm những thông tin sau khi gửi email. ・Tóm tắt quá trình học tập công tác của bản thân, địa chỉ liên lạc (email). Hàng ngày giáo viên sẽ nhận được rất nhiều email vì vậy email đầu tiên nên viết đơn giản. ・Bạn cũng nêu rõ quá trình biết thông tin về giáo viên hướng dẫn cũng như được người khác giới thiệu, những bài viết luận của thầy mà bạn đã đọc và tìm hiểu cho đến nay. Tốt nhất là bạn nên có thư giới thiệu của giáo viên trường đại học ở Việt Nam. ・Kế hoạch nghiên cứu trong tương lai: Hãy kiểm tra và xác nhận xem lĩnh vực nghiên cứu của giáo viên có trùng với hướng nghiên cứu của bản thân hay không. Giáo viên sẽ căn cứ theo nội dung email để quyết định có nhận hướng dẫn hay không, thông thường giáo viên sẽ khó đưa ra quyết định ngay từ email đầu tiên. Vì vậy, bạn cần liên lạc nhiều lần và thể hiện sự quyết tâm cũng như thành ý của bản thân. ・Tùy theo từng giáo viên, có những người sẽ tìm hiểu trước kế hoạch nghiên cứu của bạn. Kế hoạch nghiên cứu thường có tính tiêu chuẩn, bao gồm: đề tài nghiên cứu, quá trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dự đoán kết quả, khả năng đóng góp vv… ・Thời gian liên lạc: thời điểm bắt đầu liên lạc với giáo viên hướng dẫn ở Nhật Bản không có quy định rõ ràng. Nhiều trường đại học bắt đầu tuyển sinh từ mùa hè cho đến khoảng tháng 10 cho kỳ nhập học vào tháng 4 năm sau, vì thế nên bắt đầu liên lạc với giáo viên trong thời gian này.

Công ty tư vấn du học

“Công ty tư vấn du học” được nêu trong nội dung này để chỉ các tổ chức hướng dẫn thông tin về trường sẽ đến học và đại diện cho học sinh để làm các thủ tục du học.

  • Có thể tự làm hồ sơ xin du học được không? ・Nếu trong điều kiện nộp hồ sơ tuyển sinh của trường có nguyện vọng muốn vào học không đưa ra yêu cầu “Phải thông qua công ty tư vấn du học” thì có thể tự mình làm hồ sơ đăng ký nhập học và làm thủ tục để đi du học. ・Để có thể nhập cảnh với tư cách lưu trú là “du học” thì bạn cần phải thông qua trường ở Nhật Bản để làm thủ tục đăng ký với Cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương nơi có trụ sở của trường. Người làm đơn có thể trực tiếp đề nghị với trường tiếp nhận ở Nhật Bản làm đại diện cho mình khi làm thủ tục đăng ký, vì thế không nhất thiết phải thông qua tổ chức trung gian về du học nào. ・Trường hợp tự mình làm thủ tục xin cấp visa, cụ thể là tự nộp hồ sơ cho trường ở Nhật Bản, nhận quyết định nhập học của trường, sau đó trường sẽ đại diện cho học sinh làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận tư cách lưu trú là “du học” và gửi cho học sinh giấy chứng nhận tư cách lưu trú đã được cấp. Học sinh sau khi nhận được giấy chứng nhận tư cách lưu trú sẽ mang đến Đại sứ quán Nhật Bản hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt nam để làm thủ tục xin cấp visa “du học”. ◆Giấy chứng nhận tư cách lưu trú và xin cấp visa ★Điều cần thiết là phải tự mình thu thập thông tin★ Để rời Việt Nam sang nước ngoài học tập và sinh hoạt thì cần phải định rõ mục tiêu của bản thân và có tính độc lập cao. Bao giờ thì đi du học, lựa chọn trường nào, tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu gì, sau khi học xong thì làm gì là những điều bạn cần phải cân nhắc dựa theo tình hình thực tế và năng lực của bản thân, chọn ra phương thức du học nào phù hợp nhất là điều hết sức quan trọng. Cũng đi du học giống như mọi người hay đi du học vì được người khác tư vấn không phải là cách suy nghĩ tốt nhất đối với bạn. Để tập hợp những thông tin liên quan đến du học, bạn cần phải hiểu rõ mình muốn gì, có cách nhìn rộng để chọn phương thức du học nào hợp với mình nhất. Đẻ có được những thông tin cụ thể và chính xác hơn thì bạn cần phải có năng lực ngoại ngữ (tiếng Nhật hoặc tiếng Anh). Để thu thập được những thông tin bằng tiếng nước ngoài trước khi đi du học có thể là khó khăn nhưng bắt đầu từ thời điểm đó bạn đã bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho mình, điều đó là hết sức cần thiết cho cuộc sống sau này khi đi du học. Hơn nữa, sau khi du học và để bắt đầu cuộc sống tại Nhật Bản, bạn còn phải làm nhiều thủ tục phức tạp khác như tìm chỗ ở, đăng ký cư trú, chi trả bảo hiểm vv…Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như làm thủ tục du học, học sinh có thể dần làm quen với việc xử lý các sự vụ như vậy nên khi đến Nhật Bản sẽ không cảm thấy lo lắng hay sợ hãi khi chỉ có một mình. Với lý do này, Đại sứ quán Nhật Bản khuyến khích những người có nguyện vọng muốn đi du học Nhật Bản hãy tự mình thu thập thông tin và làm hồ sơ du học.
  • Trong trường hợp nào thì nên sử dụng công ty tư vấn du học? Thời gian còn lại cho đến khi hết hạn nộp hồ sơ không còn nhiều nhưng cũng có người vì bận công việc nên không dành được thời gian cho bản thân và không thể tự mình tập hợp được những thông tin cần thiết. Trường hợp bắt buộc phải sử dụng công ty tư vấn du học, bạn cần so sánh và xem xét nhiều công ty, tham khảo các điểm lưu ý dưới đây (4-3 và 4-4) để lựa chọn ra công ty mà mình cảm thấy có sức thuyết phục nhất và đáng tin cậy nhất.
  • Công ty tư vấn du học nào có thể tin cậy được? Hà Nội là nơi tập trung nhiều công ty tư vấn du học nhất. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội có đăng tải thông tin về các công ty tư vấn du học được cấp phép trên trang web của mình. Các công ty tư vấn du học có trong danh sách của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội là công ty thực hiện đúng chức năng, được các cơ quan chức năng của Việt Nam thường xuyên kiểm tra, theo dõi. Hãy tham khảo danh sách này để lựa chọn công ty tư vấn phù hợp. ◆Danh sách các công ty tư vấn du học được Thành phố Hà Nội cấp phép http://www.hanoi.edu.vn/tin-hoat-dong/danh-sach-cac-to-chuc-dv-tvdh-da-duoc-cap-phep-tren-dia-ban-thanh-pho-ha-noi-ti-c565-2665.aspx ◆Cảnh báo về các công ty tư vấn du học có chất lượng kém. Cần lưu ý đối với những công ty có hiện tượng như: đưa ra chi phí tư vấn khá cao, thủ tục quá đơn giản, cung cấp nhữn thông tin không đúng với sự thực như : “Đi làm thêm có thể chi trả toàn bộ tiền học và chi phí sinh hoạt, thậm chí còn tiết kiệm được”, nhấn mạnh về việc tỷ lệ thành công là 100%, hối thúc ký kết hợp đồng tư vấn. Trên trang web của Đại sứ quán cũng có đăng tải thông tin lưu ý về các công ty tư vấn du học đưa tin không chính xác về du học Nhật Bản. (Trang web của Đại sứ quán Nhật Bản) http://www.vn.emb-japan.go.jp/jp/culture/Kako_katsudo/Chirashi%202014.html (Tiếng Nhật) http://www.vn.emb-japan.go.jp/vn/culture/Hoat_dong_thong_tin_cu/To%20roi%202014.html (Tiếng Việt)
  • Những điểm cần lưu ý khi sử dụng công ty tư vấn du học là gì? Những việc nên chuẩn bị trước khi trao đổi với công ty tư vấn du học. Có nhận thức ở mức tối thiểu: hãy trang bị cho mình những nhận thức ở mức tối thiểu về du học Nhật Bản như chế độ giáo dục của Nhật Bản, thủ tục du học, chế độ xã hội, luật pháp, môi trường sinh hoạt vv…Những thông tin này đã được nêu cụ thể trong nội dung bản Q&A này. Về thủ tục visa, hãy tham khảo trong nội dung Q&A này hoặc trên trang web của Đại sứ quán Nhật Bản hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam. Cần có mục đích rõ ràng: đi du học là mất tiền và thời gian. Việc thay đổi trường và lĩnh vực nghiên cứu sau khi đã bắt đầu vào học là hết sức khó khăn, vì vậy cần phải có mục đích du học rõ ràng để không làm lãng phí tiền bạc và công sức của mình. Thu thập thông tin về trường muốn vào học: hãy thu thập một cách trực tiếp các thông tin mới nhất trên trang web của Tổ chức hỗ trợ học sinh sinh viên Nhật Bản (JASSO) và trang web của trường. Những thông tin chung như phương thức nộp hồ sơ, thời gian tiếp nhận hồ sơ, học phí, học bổng, thi kiểm tra đầu vào vv… phần lớn đều được đăng tải trên trang web của trường. Nếu có thông tin gì không rõ, bạn có thể gửi mail trực tiếp và đặt câu hỏi với trường. ◆Cách tìm thông tin về các trường→ Hãy tham khảo mục “3.Cách lựa chọn trường ” trong tài liệu Q&A này. Nếu bạn có thể tự mình tìm hiểu thì hoàn toàn có thể tự mình làm các thủ tục để đi du học. Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn sử dụng dịch vụ của công ty tư vấn du học thì cần lưu ý những điểm dưới đây. So sánh nhiều công ty: cần so sánh nhiều công ty về nội dung và phí dịch vụ , sau đó lựa chọn ra công ty nào cung cấp dịch vụ tốt và phù hợp với mình. Nếu sống ở khu vực Hà Nội thì nên tham khảo danh sách các công ty đã được Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội cấp phép trên website của Sở. ◆Các công ty tư vấn du học được thành phố Hà Nội cấp phép http://www.hanoi.edu.vn/tin-hoat-dong/danh-sach-cac-to-chuc-dv-tvdh-da-duoc-cap-phep-tren-dia-ban-thanh-pho-ha-noi-ti-c565-2665.aspx Kiểm tra nội dung hợp đồng: khi bạn đã lựa chọn được công ty tư vấn du học rồi thì trước khi ký kết hợp đồng bạn hãy nắm chắc một lần nữa về chi phí dịch vụ,bảng kê chi tiết, nội dung hỗ trợ. Sau đó cần kiểm tra lại một lần nữa về câu chữ trong hợp đồng rồi mới tiến hành ký kết. Điều khoản khi có vấn đề xảy ra: sau khi ký kết hợp đồng với công ty tư vấn du học, nếu bản thân hoặc người thân trong gia đình bị bệnh dẫn đến việc buộc phải hủy kế hoạch du học của mình, thì để tránh trường hợp công ty tư vấn du học không trả lại số tiền mà bạn đã chi trả khi ký hợp đồng, bạn cần nắm chắc quy định về việc trả lại tiền và ghi rõ điều đó trong hợp đồng.

Chi phí cần thiết để đi du học và làm thêm

  • Học phí là bao nhiêu? Học phí của trường quốc lập và công lập rẻ hơn so với trường tư thục. Cũng cần lưu ý rằng trong trường tư thục thì học phí đối với từng chuyên ngành có sự khác biệt khá lớn. Bạn có thể đăng ký chế độ miễn giảm học phí dành cho lưu học sinh tư phí. Dưới đây là bảng tham khảo mức học phí đối với từng loại hình học tập (Đại sứ quán Nhật Bản xây dựng dựa trên tài liệu do JASSO cung cấp). Trường học Học phí (năm) Tiền nhập học (※) Trường tiếng Nhật (Cơ sở giảng dạy tiếng Nhật) 500.000 yên~1.000.000 yên ― Khóa dành cho lưu học sinh của các trường đại học dân lập 500.000 yên ~1.300.000 yên ― Đại học (bậc đại học) Quốc lập・Công lập 500.000 yên~550.000 yên 150.000 yên~300.000 yên Dân lập 900.000 yên~3.700.000 yên 250.000 yên~2.000.000 yên Sau đại học Quốc lập・Công lập 500.000 yên~550.000 yên 150.000 yên~300.000 yên Dân lập (ngành xã hội) 550.000 yên~1.000.000 yên 200.000 yên~250.000 yên Dân lập (ngành kỹ thuật) 600.000 yên~1.300.000 yên 20.000 yên ~250.000 yên Trung cấp dạy nghề 800.000 yên~1.300.000 yên 150.000 yên~300.000 yên ※Phí nhập học chỉ chi trả vào năm học đầu tiên (khi nhập học) ※Phần kinh phí ghi 「―」, cần liên lạc trực tiếp với trường. Học phí tùy theo từng trường rất khác nhau, vì vậy cần xác nhận chính xác số tiền học cần phải đóng của các khoa chuyên ngành ở bậc đại học và các khoa nghiên cứu ở bậc sau đại học trên trang web của trường có nguyện vọng vào học. Hơn nữa, có nhiều trường thực hiện chế độ miễn giảm học phí cho lưu học sinh tư phí, cần kiểm tra thông tin này với trường. ◆Tìm trường đại học và khoa sau đại học (trang web về danh sách các trường của JASSO) Trong bảng exel về thông tin của các trường đại học được đăng tải trên trang web dưới đây có đưa đầy đủ các thông tin cần thiết để bạn nghiên cứu và lựa chọn nơi muốn đến học như: tư cách nhập học, học phí, cách thức nộp hồ sơ tuyển sinh, địa chỉ liên lạc, tình hình về ký túc xá, chế độ học bổng, các khóa học có thể lấy bằng học vị bằng tiếng Anh vv… http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/search/daigakukensaku.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/search/daigakukensaku.html (tiếng Anh)
  • Chi phí sinh hoạt là bao nhiêu? Chi phí trung bình hàng tháng mà lưu học sinh tư phí cần phải trả khi học ở bậc đại học vào khoảng 138.000 Yên bao gồm cả tiền học và chi phí sinh hoạt (nguồn JASSO 2014). Tuy nhiên, số tiền này chỉ đáp ứng được mức sinh hoạt hết sức tiết kiệm và nơi ở là thuê nhà dân hoặc ở ký túc xá của trường. Cần lưu ý rằng chi phí này sẽ rất khác nhau tùy theo từng vùng mà bạn đến học.
  • Trong thời gian du học có thể làm thêm được không? Người nước ngoài có tư cách lưu trú là “du học” thì không được phép đi làm. Lưu học sinh có nguyện vọng muốn đi làm thêm thì cần phải có “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” (*) được cấp bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh của địa phương nơi đang cư trú, khi đó bạn có thể học ở trường và tranh thủ đi làm thêm. * Sau khi thực hiện quy định chỉnh sửa về xuất nhập cảnh ngày 9 tháng 7 năm 2012 thì những người mới nhập cảnh với tư cách “du học” (chỉ những người có thời gian lưu trú trên 6 tháng) có thể đăng ký xin cấp “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” tại một số cửa khẩu hải quan khi nhập cảnh vào Nhật Bản. Lưu học sinh sang Nhật Bản với mục đích học tập nên thời gian làm thêm có bị hạn chế. Thời gian làm thêm về nguyên tắc tối đa là 28 tiếng mỗi tuần. Trong thời gian nghỉ hè hoặc trong các kỳ nghỉ dài của trường thì có thể làm thêm tối đa là 8 tiếng mỗi ngày. Hơn nữa, luật pháp Nhật Bản cấm lưu học sinh làm việc tại những nơi liên quan đến lĩnh vực giải trí. Nếu vi phạm điều này có thể sẽ bị cưỡng chế về nước. ◆Thông tin chi tiết xin tham khảo trên trang web của Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản 【Tham khảo: Cục xuất nhập cảnh】 http://www.immi-moj.go.jp/tetuduki/index.html (tiếng Nhật) http://www.immi-moj.go.jp/english/tetuduki/index.html (tiếng Anh) Theo như điều tra của JASSO thì 75,3% lưu học sinh đi làm thêm. Nội dung công việc phần lớn là trong ngành ăn uống và bán hàng, kế toán trong các siêu thị vv…Tiền lương theo giờ tùy theo từng vùng có khác nhau, trong ngành ăn uống thường dao động từ 800 yên ~ 1000 yên / giờ.
  • Làm thế nào để tìm được chỗ làm thêm? Phòng quản lý học sinh và phòng đời sống học sinh của trường sẽ giới thiệu chỗ làm thêm cho học sinh. Ngoài ra còn có thể sử dụng hữu ích các thông tin được đăng tải trên website của cơ quan giới thiệu việc làm công ích trên toàn quốc (hellowork) hay các trang web khác giới thiệu về chỗ làm thêm. Lưu học sinh hay tìm được việc làm thêm thông qua sự giới thiệu của bạn bè. Cần xác nhận rõ về nội dung công việc cũng như mức lương được chi trả để tránh không xảy ra những việc đáng tiếc.

Học bổng

  • Có những loại học bổng nào cho học sinh sang Nhật Bản du học? Dưới đây là các học bổng có thể xin cấp trong thời gian lưu học tại Nhật Bản. [Học bổng của Chính phủ Nhật Bản (MEXT) (đăng ký tại Việt Nam hoặc đăng ký tại Nhật Bản)] [Chế độ học bổng khuyến khích học tập dành cho lưu học sinh nước ngoài của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản] [Chế độ học bổng của các đoàn thể tư nhân và chính quyền địa phương] [Chế độ học bổng của trường] [Chế độ miễn giảm học phí] Tuy nhiên, hầu hết các học bổng trên đều đưa ra điều kiện tuyển chọn là “Lưu học sinh đang cư trú tại Nhật Bản “ (trừ học bổng của Chính phủ Nhật Bản đăng ký từ nước ngoài), vì vậy không thể đăng ký được từ Việt Nam. Sau khi sang Nhật Bản học tập, lưu học sinh có thể đăng ký các học bổng này thông qua trường học của mình. ◆Thông tin về học bổng của các tổ chức tư nhân và cơ quan hành chính địa phương (trang web của Jasso) http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/scholarships/brochure.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/scholarships/brochure.html (tiếng Anh) ◆Tìm hiểu thông tin về các trường đại học (bao gồm cả chế độ học bổng và miễn giảm học phí của các trường) http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/search/daigakukensaku.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/search/daigakukensaku.html (tiếng Anh) ◆Hướng dẫn về học bổng bằng tiếng Việt (trang web của Hiệp hội văn hóa học sinh Châu Á 「Japan Study Support」) http://www.jpss.jp/vi/scholarship/
  • Hãy cho tôi biết cách thức nộp hồ sơ xin học bổng của Chính phủ Nhật Bản (Học bổng của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản)? Có 2 cách thức để đăng ký xin học bổng của Chính phủ Nhật Bản từ Việt Nam như sau: (1)Trường đại học tiến cử: Du học theo hiệp định giao lưu được ký kết giữa trường đại học của Việt Nam và trường đại học của Nhật Bản. Trường Đại học của Nhật Bản sẽ đăng ký xin cấp trực tiếp với Chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản). Trước tiên, bạn cần tìm hiểu xem trường đại học mà mình đang theo học có ký hiệp định hợp tác với trường đại học nào ở Nhật Bản không, trường hợp có ký kết thì bạn hãy liên lạc với trường đại học của Nhật Bản để tìm hiểu cách thức nộp hồ sơ xin cấp học bổng. (2)Đại sứ quán Nhật Bản tiến cử: Trên cơ sở công hàm của Đại sứ quán Nhật Bản, Cục đào tạo với nước ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (VIED) sẽ tiến hành tuyển sinh cho học bổng này. Có 6 hình thức học bổng được tuyển chọn thông qua sự tiến cử của Đại sứ quán Nhật Bản. [Lưu học sinh nghiên cứu sinh] [Lưu học sinh đại học] [Lưu học sinh cao đẳng kỹ thuật] [Lưu học sinh trung cấp dạy nghề] [Lưu học sinh ngành giáo dục] [Lưu học sinh ngành tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản] (※) ※Chương trình “Học bổng dành cho các nhà lãnh đạo trẻ (YLP)”dành cho cán bộ công chức nhà nước do Đại sứ quán Nhật Bản trực tiếp tiến hành không nằm trong nội dung Q&A này. ◆Nội dung tuyển sinh và điều kiện đăng ký Học bổng của chính phủ Nhật Bản: tham khảo trang web của Đại sứ quán Nhật Bản (đăng tải thông tin về học bổng trong mục “Thông tin về du học Nhật Bản” trên URL dưới đây) http://www.vn.emb-japan.go.jp/jp/culture/jp_ryugaku.html http://www.vn.emb-japan.go.jp/vn/culture/Thongtinduhoc2014.html ◆Trang web của Cục đào tạo với nước ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt nam (đăng tải thông tin về học bổng trên cơ sở đề nghị từ Đại sứ quán Nhật Bản) http://vied.vn/vi/
  • Hãy cho tôi biết về chế độ “Học bổng khuyến khích học tập dành cho lưu học sinh nước ngoài của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản”? “Chế độ học bổng khuyến khích học tập dành cho lưu học sinh nước ngoài của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản” do Tổ chức hỗ trợ học sinh sinh viên Nhật Bản tiến hành dành cho đối tượng là các lưu học sinh tư phí người nước ngoài đang theo học các trường đại học, đại học ngắn hạn, cao đẳng kỹ thuật (học sinh từ năm thứ 3 trở lên), trung cấp dạy nghề tại Nhật Bản. Lưu học sinh có tư cách lưu trú là “lưu học” đều có thể đăng ký học bổng này, trừ những lưu học sinh được cấp học bổng của Chính phủ Nhật Bản hoặc được Chính phủ các nước phái cử sang Nhật Bản. Chế độ học bổng này được đăng ký thông qua các cơ sở giáo dục là trường đại học, khoa sau đại học của các trường, đai học ngắn hạn, cao đẳng kỹ thuật, trung cấp dạy nghề, cơ quan giáo dục đang tiến hành các khóa học dự bị để vào đại học ở Nhật Bản. Học bổng này được cấp theo số lượng lưu học sinh theo học tại từng trường, vì vậy cần lưu ý rằng số lượng học sinh xin học bổng sẽ bị giới hạn tùy theo trường. Mức độ học bổng được cấp: Bậc sau đại học 48.000 yên/tháng Bậc đại học 48.000 yên/tháng Cơ quan giảng dạy tiếng Nhật 30.000 yên/tháng ※Số tiền học bổng này thay đổi theo từng năm. Thời gian cấp học bổng: 12 tháng (từ tháng 4 của năm được quyết định cấp học bổng đến tháng 3 của năm tiếp theo) Quy trình tuyển chọn và quyết định cấp học bổng (ví dụ của năm 2015) Đầu tháng 3 Thông báo tuyển chọn (Tổ chức JASSO→trường) Trung tuần tháng 5 Hết thời hạn đăng ký (Trường→Tổ chức JASSO) Trung tuần tháng 6 Thông báo kết quả tuyển chọn (Tổ chức JASSO→trường) Trung tuần tháng 7 Chuyển tiền học bổng lần 1 (tương đương 4~ 6 tháng học bổng) Điều kiện để được cấp học bổng: tham khảo thông tin cụ thể trên trang web dưới đây. ◆Giới thiệu về chế độ cấp học bổng khuyến khích học tập dành cho lưu học sinh tư phí người nước ngoài (trang web của JASSO) http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/scholarships/shoureihi/about.html (tiếng Nhật) Học bổng này có chế độ đặt trước việc cấp học bổng cho các lưu học sinh có thành tích tốt trong Kỳ thi du học Nhật Bản. Cụ thể xin tham khảo trên trang web dưới đây. ◆Giới thiệu về chế độ đặt trước việc cấp học bổng dành cho lưu học sinh tư phí người nước ngoài (trang web của JASSO) http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/scholarships/shoureihi/yoyakuseido/index.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/scholarships/scholarship/shoureihi/yoyakuseido/index.html (tiếng Anh)
  • Các học bổng của đoàn thể tư nhân và cơ quan hành chính địa phương có thể xin được trước khi sang Nhật Bản không? Học bổng có thể đăng ký trước khi sang đến Nhật Bản khá hạn chế, tuy nhiên sau khi sang đến Nhật Bản thì có rất nhiều loại hình học bổng mà bạn có thể đăng ký được. Trên trang web của Tổ chức hỗ trợ học sinh sinh viên Nhật Bản có đăng tải tài liệu tổng hợp của 160 loại hình học bổng khác nhau của các đoàn thể tư nhân và chính quyền địa phương ngoài học bổng của Chính phủ Nhật Bản. Hãy download tài liệu này trực tiếp từ website và sử dụng thật hiệu quả. ◆Trang dơnload Tài liệu giới thiệu về các chế độ học bổng do Tổ chức hỗ trợ học sinh sinh viên Nhật Bản ấn hành. http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/scholarships/brochure.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/scholarships/brochure.html (tiếng Anh)
  • Hãy cho tôi biết về chế độ học bổng và chế độ miễn giảm học phí trong nhà trường? Tủy theo cơ chế của từng trường đại học, các trường sẽ xây dựng các chế độ học bổng dành cho học sinh của trường cũng như thực hiện chế độ miễn giảm học phí (một phần hoặc toàn bộ tiền nhập học và học phí). Nói chung các lưu học sinh có kết quả học tập tốt và điều kiện kinh tế khó khăn sẽ là đối tượng được cấp học bổng này. Thời gian đăng ký học bổng sẽ khác nhau tùy theo từng trường, vì vậy cần liên lạc trực tiếp với trường để biết thông tin chi tiết. ◆ Tìm kiếm trường đại học và khóa học sau đại học (trang web của JASSO) (Bao gồm cả chế độ học bổng và miễn giảm học phí của các trường đại học) http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/search/daigakukensaku.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/search/daigakukensaku.html (tiếng Anh)

Thủ tục xin visa trước khi nhập cảnh

Sau khi có quyết định nhập học thì lưu học sinh bắt đầu tiến hành thủ tục xin cấp thị thực visa. Cụ thể là sau khi nhận được quyết định nhập học của trường, học sinh cần tiến hành các thủ tục xin phép nhập cảnh vào Nhật Bản. Sau khi có quyết định nhập học, bạn cần liên lạc với trường về các thủ tục cần thiết để nhập học và các thủ tục khác cần tiến hành sau khi sang Nhật Bản. Lưu học sinh sẽ ủy quyền cho nhà trường tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại các Cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương nơi có trụ sở của trường. Sau khi nhận Giấy chứng nhận tư cách lưu trú, lưu học sinh tiến hành xin cấp visa tại Đại sứ quán Nhật Bản hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản. Giấy chứng nhận tư cách lưu trú và visa là những giấy tờ quan trọng nhất để đươc nhập cảnh vào Nhật Bản nên cần được giữ gìn cẩn thận, lưu học sinh cũng cần lưu ý về hiệu lực của những giấy tờ này. ※Lưu ý: Đại sứ quán Nhật Bản chỉ tiếp nhận hồ sơ của những người có nơi cư trú ở các tỉnh, thành phố từ Tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra phía bắc; Tổng lãnh sự quán Nhật Bản sẽ quản lý từ các tỉnh từ Tỉnh Đắc Lắc, Phú Yên trở vào phía nam.

  • Làm thế nào để xin được cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú? Lưu học sinh ủy quyền cho trường đại học tiếp nhận làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú với Cục xuất nhập cảnh tại địa phương nơi có trụ sở của trường. Thủ tục của mỗi trường sẽ khác nhau, vì thế cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn của trường. ◆Chi tiết tham khảo trên trang web của Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản. 【Tham khảo: Cục xuất nhập cảnh】 http://www.immi-moj.go.jp/tetuduki/index.html (tiếng Nhật) http://www.immi-moj.go.jp/english/tetuduki/index.html (tiếng Anh)
  • Tôi đã được cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Sau đó tôi phải làm thế nào để xin cấp visa? Sau khi nhận được Giấy chứng nhận tư cách lưu trú từ trường tiếp nhận (bản gốc), lưu học sinh bổ sung thêm những giấy tờ cần thiết khác rồi cầm đến Đại sứ quán Nhật Bản hoặc tổng lãnh sự quán Nhật Bản để làm thủ tục xin cấp visa. ◆Thủ tục đăng ký cụ thể và những giấy tờ cần thiết, tham khảo trên trang web của Đại sứ quán Nhật Bản. 【Trang web của Đại sứ quán Nhật Bản】 http://www.vn.emb-japan.go.jp/jp/consulate/jp_visa.html (tiếng Nhật) http://www.vn.emb-japan.go.jp/vn/consulate/help_visa_12012014.html (tiếng Việt)
  • Lưu học sinh được cấp học bổng của Chính phủ Nhật Bản thì thủ tục đăng ký xin cấp visa sẽ thế nào? ※ “Lưu học sinh quốc phí” là để chỉ những lưu học sinh được cấp học bổng của Chính phủ Nhật Bản. Lưu học sinh quốc phí không cần có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Những giấy tờ cần thiết mang theo khi nộp hồ sơ visa là: tờ khai xin cấp visa, hộ chiếu, bản copi giấy thông báo trúng tuyển học bổng Chỉnh phủ Nhật Bản, bản copi giấy tiếp nhận của trường (như quyết định nhập học).
  • Tôi đã được cấp visa “du học”. Sau đó khi nhập cảnh thì tôi nên làm gì? Trước tiên, bạn cần kiểm tra xem visa “lưu học” đã được dán trên hộ chiếu chưa. Bạn cần sang Nhật Bản trong thời gian có hiệu lực của visa và Giấy chứng nhận tư cách lưu trú, tại cửa khẩu hải quan bạn sẽ làm đơn đăng ký nhập cảnh và bạn cần được cán bộ hải quan tại cửa khẩu đóng dấu cho phép nhập cảnh. Sau khi được phép nhập cảnh, bạn sẽ được cán bộ hải quan dán vào hộ chiếu “Thẻ lưu trú (*)”, vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ lại. ※ “Thẻ lưu trú”: giấy phép nhập cảnh mới là giấy phép liên quan đến tư cách lưu trú tương tự như giấy phép thay đổi tư cách lưu trú hay giấy phép thay đổi thời hạn lưu trú cấp cho những người sẽ lưu trú dài hạn ở Nhật Bản (dưới đây được gọi là người lưu trú dài hạn). Thẻ lưu trú có ghi rõ họ tê, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, nơi cư trú, tư cách lưu trú, thời gian lưu trú vv..Bạn cần phải luôn mang theo thẻ cư trú bên mình
  • Về việc xin cấp visa, nếu tôi cần sang Nhật Bản để dự kỳ thi thì tôi phải làm thế nào. Hơn nữa, nếu tôi muốn nhân dịp kỳ nghỉ hè để tham gia các khóa học ngoại ngữ ngắn hạn tại Nhật Bản thì phải làm thế nào?

Các thủ tục sau khi đến Nhật Bản

※Dưới đây xin giới thiệu về những gì quan trọng nhất trong các thủ tục cần thiết sau khi đến Nhật Bản. Những thông tin cụ thể liên quan đến cuộc sống sinh hoạt sau khi đến Nhật Bản có thể tham khảo trong mục “10-210-2 : trang web có thể download các tài liệu liên quan đến du học Nhật Bản và cuộc sống sinh hoạt tại Nhật Bản” của Q&A này.

○ Thủ tục đăng ký lưu trú

  • Trong thời gian du học tại Nhật Bản, nếu muốn gia hạn Thẻ lưu trú và thời hạn lưu trú thì phải làm thế nào? ◆Cần phải tiến hành các thủ tục gia hạn tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương, nơi bạn cư trú. Tham khảo về các thủ tục gia hạn Thẻ lưu trú và thời hạn lưu trú trên trang web của Cục quản lý xuất nhập cảnh 【Tham khảo: Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản】 http://www.immi-moj.go.jp/tetuduki/index.html (tiếng Nhật) http://www.immi-moj.go.jp/english/tetuduki/index.html (tiếng Anh)
  • Tôi nghe nói là cần phải đăng ký địa chỉ nơi ở trong thời gian du học tại Nhật Bản, vậy tôi đăng ký ở đâu thì được? Những người lưu trú dài hạn thì cần làm thủ tục đăng ký lưu trú tại Ủy ban nhân dân thành phố, thị trấn, quận, huyện của địa phương trong thời gian 14 ngày sau khi đến địa phương nơi mình cư trú (thủ tục đăng ký này không làm tại Cục quản lý xuất nhập cảnh).. Hơn nữa, nếu thay đổi nơi cư trú, bạn cũng cần đến đăng ký mới tại Ủy ban nhân dân thành phố, thị trấn, quận, huyện của địa phương trong thời gian 14 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi cư trú mới. Cần lưu ý rằng nếu bạn không làm các thủ tục đăng ký lưu trú này, hoặc có những hành vi không trung thực thì có thể sẽ bị xử phạt hay hủy bỏ tư cách lưu trú. Có thể tìm hiểu thông tin cụ thể trên website của Cục quản lý xuất nhật cảnh hay đến trực tiếp Ủy ban nhân dân thành phố, thị trấn, quận, huyện để trao đổi cụ thể. ◆【Tham khảo: Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản】 http://www.immi-moj.go.jp/tetuduki/index.html (tiếng Nhật) http://www.immi-moj.go.jp/english/tetuduki/index.html (tiếng Anh)
  • Trong thời gian du học tại Nhật Bản, nếu muốn tìm hiểu thông tin về thủ tục lưu trú và cuộc sống sinh hoạt tại Nhật Bản thì tôi có thể liên hệ với chỗ nào? “Trung tâm thông tin tổng hợp về việc cư trú của người nước ngoài” và “Trung tâm trao đổi theo hình thức One Stop” (có thể trao đổi bằng tiếng Việt) sẵn sàng trao đổi với bạn qua điện thoại hoặc trực tiếp. Thông tin cụ thể hơn để nghị tham khảo trên website của Cục quản lý xuất nhập cảnh. ◆【Tham khảo: Cục quản lý xuất nhập cảnh】 http://www.immi-moj.go.jp/info/index.html ◆Trang liên quan của Cục quản lý xuất nhập cảnh http://www.immi-moj.go.jp/info/onestop/pdf/betonamugo.pdf (tiếng Việt)
  • Tôi muốn đi làm thêm thì cần xin giấy phép gì??
  • Tôi đã xin làm việc tại doanh nghiệp Nhật sau khi tốt nghiệp Đại học. Tôi không về nước mà muốn tiếp tục ở lại Nhật Bản thì có được không? Bạn không thể giữ tư cách lưu trú là “lưu học” để tiếp tục ở lại Nhật Bản được, vì thế tùy theo tính chất và nôi dung công việc bạn cần phải xin thay đổi lại tư cách lưu trú của mình. Bạn hãy trao đổi với doanh nghiệp đã tuyển dụng bạn để tiến hành các thủ tục thay đổi tư cách lưu trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh. Về thủ tục cụ thể, bạn có thể tham khảo trên trang web của Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản dưới đây: ( Tham khảo: Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản) http://www.immi-moj.go.jp/english/tetuduki/index.html
  • Tôi đang đi tìm việc trước khi tốt nghiệp Đại học nhưng vẫn chưa tìm được. Nếu tôi muốn tiếp tục tìm việc ở Nhật Bản sau khi tốt nghiệp đại học thì tôi cần phải làm những thủ tục gì? Quá trình tìm việc trước khi tốt nghiệp muốn kéo dài đến cả sau khi tốt nghiệp thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định và nếu bạn đã xin được tư cách lưu trú mới thì bạn có thể tiếp tục ở lại Nhật Bản để tìm việc. Cụ thể là đối với những lưu học sinh đã tốt nghiệp đại học hoặc đã được cấp chứng chỉ nghề nghiệp tại khóa học chuyên môn của trường trung cấp chuyên nghiệp và tốt nghiệp trường đó thì nếu có thư giới thiệu của cơ quan đào tạo mà bạn đã tốt nghiệp thì bạn có thể chuyển đổi tư cách lưu trú từ “tư cách lưu học” sang “tư cách được hoạt động trong khuôn khổ nhất định” để có thể tiếp tục hoạt động tìm việc mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng lưu trú. Thời hạn lưu trú với “tư cách được hoạt động trong khuôn khổ nhất định” là “6 tháng”, tuy nhiên tư cách này có thể được ra hạn thêm 1 lần nữa, vì vậy tổng thời gian mà bạn có thể lưu trú tại Nhật Bản cho hoạt động tìm việc là 1 năm. Bạn hãy liên lạc với Cục quản lý xuất nhập cảnh ở nơi gần nhất để xin thông tin cụ thể về thủ tục cần làm.
    
    
    ◆(Tham khảo: Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản “Hướng dẫn dành cho lưu học sinh đã tốt nghiệp đại học vv… đang trong quá trình tìm việc làm”) http://www.moj.go.jp/nyuukokukanri/kouhou/nyukan_nyukan84.html (tiếng Nhật) ◆( Tham khảo: trang web Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản) http://www.immi-moj.go.jp/english/info/index.html (tiếng Anh) ◆( Tham khảo: trang web liên quan đến Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản) http://www.immi-moj.go.jp/info/onestop/pdf/betonamugo.pdf (tiếng Việt)
  • Tôi muốn được trải nghiệm làm việc tại một doanh nghiệp (một hình thức thực tập hưởng lương), một trong những hoạt động trong quá trình tìm việc, thì tôi cần phải làm những thủ tục gì?

    Sinh viên năm thứ 4 của các trường đại học (điều kiện tiên quyết là phải đạt được đủ số tín chỉ cần thiết để tốt nghiệp) có tư cách lưu trú là “lưu học”, những người đang trong quá trình tìm việc và những người đã tìm được việc (đã được quyết định lựa chọn) có tư cách lưu trú là “tư cách được hoạt động trong khuôn khổ nhất định” nếu muốn được làm việc với thời gian vượt quá 28 tiếng 1 tuần (thực tập) thì ngoài “giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” cần phải xin thêm “giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú vượt quá 28 tiếng 1 tuần”. Những giấy tờ chính cần nộp trong trường hợp này là các văn bản do cơ quan dự định tiếp nhận thực tập cung cấp gồm: nội dung hoạt động, thời gian hoạt động, địa điểm hoạt động, mức lương vv.. cùng giấy xác nhận của trường đại học, bảng điểm. Bạn hãy liên lạc với Cục quản lý xuất nhập cảnh ở nơi gần nhất để xin thông tin cụ thể về thủ tục cần làm. ◆( Tham khảo: Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản “Dành cho những người có nguyện vọng đi thực tập”) http://www.moj.go.jp/nyuukokukanri/kouhou/nyuukokukanri07_00109.html (tiếng Nhật) ◆( Tham khảo: trang web Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản ) http://www.immi-moj.go.jp/english/info/index.html (tiếng Anh) ◆( Tham khảo: trang web liên quan đến Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản ) http://www.immi-moj.go.jp/info/onestop/pdf/betonamugo.pdf (tiếng Việt)

    ○ Các thủ tục khác
  • Hãy cho tôi biết về việc giảm giá cho sinh viên của cơ quan bảo hiểm y tế và cơ quan vận tải? ・Về bảo hiểm y tế: người nước ngoài sẽ cư trú tại Nhật Bản trong một thời gian nhất định cần phải tham gia “Bảo hiểm y tế quốc dân”. Lưu học sinh có tư cách cư trú là lưu học trên 3 tháng và mang “Thẻ lưu học” (※)cần tiến hành các thủ tục để tham gia bảo hiểm y tế quốc dân tại Ủy ban nhân dân thành phố, thị trấn, quận huyện nơi mình cư trú. ※Về “Thẻ lưu trú”: tham khảo trong mục “7-4” của Q&A này. ・Giảm giá cho học sinh:: Lưu học sinh cũng có thể sử dụng “Chế độ giảm giá cho học sinh” khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Thủ tục visa dành cho gia đình muốn sang Nhật Bản thăm hỏi

  • Tôi là một sinh viên đang du học tại Nhật Bản, tôi muốn đưa bố mẹ sang dự lễ tốt nghiệp và ở cùng tôi khoảng 1 tuần ở Nhật Bản, tôi phải làm thủ tục thế nào? Bố mẹ bạn cần xin cấp visa ngắn hạn với mục đích thăm thân. Về thủ tục cụ thể, bạn có thể tham khảo trên trang web của Đại sứ quán Nhật Bản dưới đây: ◆【Trang web của Đại sứ quán Nhật Bản】 http://www.vn.emb-japan.go.jp/jp/consulate/jp_visa.html (tiếng Nhật) http://www.vn.emb-japan.go.jp/vn/consulate/help_visa_12012014.html (tiếng Việt)
  • Tôi là sinh viên đang học sau đại học tại Nhật Bản, tôi có thể sống cùng với vợ tại Nhật Bản không? Nếu là “vợ/chồng hoặc con cần được nuôi dưỡng” của người đang lưu trú tại Nhật Bản với tư cách “Lưu học” tùy theo từng trường hợp nhất định có thể được lưu trú tại Nhật Bản với tư cách “lưu trú cùng gia đình”. Để nhận được tư cách “lưu trú cùng gia đình” thì trước hết cần phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh ở địa phương nơi bạn đang có tư cách lưu trú là “lưu học”. Bạn cần phải trao đổi cụ thể với Cục quản lý xuất nhập cảnh để biết về điều kiện đăng ký và thủ tục cần thiết. Mặt khác, người lưu trú tại Nhật Bản với tư cách “lưu trú cùng gia đình” thì cần phải ở cùng với người sẽ nuôi dưỡng mình (không được đi làm). Hơn nữa, ngoài người dự định sẽ nhập cảnh vào Nhật Bản thì vợ (hoặc chồng) và người nuôi dưỡng cũng được phép xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Lưu học sinh đang lưu học tại Nhật Bản có thể tiến hành xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú cho gia đình. ◆【Tham khảo: Cục xuất nhập cảnh】 http://www.immi-moj.go.jp/tetuduki/index.html (tiếng Nhật) http://www.immi-moj.go.jp/english/tetuduki/index.html (tiếng Anh)
  • Vợ (hoặc chồng) tôi có tư cách lưu trú là “Lưu trú cùng gia đình” đang ở tại Nhật Bản và muốn đi học, như vậy vợ (hoặc chồng) tôi có thể đi học ở Nhật được không? Có thể nhập học vào các cơ sở giáo dục ở Nhật Bản với tư cách “lưu trú cùng gia đình”. ◆【Tham khảo: Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản】 http://www.immi-moj.go.jp/tetuduki/index.html (tiếng Nhật) http://www.immi-moj.go.jp/english/tetuduki/index.html (tiếng Anh)

Các câu hỏi khác

  • Hãy cho tôi biết về kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)? Kỷ thi du học Nhật Bản (Examination for Japanese University Admission for international students – EJU) là kỳ thi để vào các trường đại học ở Nhật Bản., dành cho đối tượng là các học sinh nước ngoài muốn vào học tại các trường đại học của Nhật Bản. Có 56% trên tổng số các trường đại học ở Nhật Bản (trong đó trường công lập chiếm 96%) đểu đưa ra điều kiện tuyển sinh là phải nộp kết quả của kỳ thi này. Một bộ phận các khoa sau đại học cũng đưa ra điều kiện về việc cần nộp kết quả của kỳ thi này. Môn cần đăng ký dự thi sẽ khác nhau tùy theo từng trường có nguyện vọng vào học, vì vậy cần xác nhận trước về các môn cần dự thi với trường đại học có nguyện vọng vào học. ◆Tài liệu giới thiệu về EJU bằng tiếng Việt http://www.jasso.go.jp/en/eju/about/publication/__icsFiles/afieldfile/2015/11/29/eju_guide2014_vi.pdf ※Trong tài liệu này có giới thiệu về những thông tin chính của Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) và cách thức xin giấy phép nhập học vào trường đại học trước khi sang Nhật Bản. ・Thời gian thực hiện: 1 năm 2 lần (tháng 6 và tháng 11) ・Địa điểm thi: 16 tỉnh thành tại Nhật Bản và 17 tỉnh thành tại nước ngoài. Tại Việt Nam là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh ・Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thi tại Việt Nam: Cơ quan tổ chức thi tại Việt Nam: gồm có 2 cơ sở giáo dục là Trường đại học ngoại thương Hà nội và Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Đại học quốc gia Hồ Chí Minh. Những người muốn dự thi tại Việt Nam có thể nộp hồ sơ và dự thi tại các cơ sở giáo dục này. Hãy liên lạc với hai trường đại học này để biết thêm thông tin cụ thể về cách thức nộp hồ sơ. [Hà Nội] Tên cơ quan tổ chức (Bộ phận phụ trách) Trường Đại học ngoại thương (Khoa tiếng Nhật) Foreign Trade University ( Faculty of Japanese ) Địa điểm R.301, B Building, No.91 Chua Lang Road, Lang Thuong, Dong Da, Hanoi Số điện thoại +84-4-3835-6800 (ext. 565) Phí dự thi 130.000VND FAX +84-4-3834-3605 Phí bưu điện 15.000 VND E mail [email protected] Giới thiệu tuyển sinh Miễn phí Website http://www.ftu.edu.vn/ Tiếp nhận hồ sơ Trực tiếp, chuyển phát [Tp.Hồ Chí Minh] Tên cơ quan tổ chức (Bộ phận phụ trách) Đại học khoa học xã hội nhân văn Tp.Hồ Chí Minh (Khoa hợp tác quốc tế) University of Social Sciences & Humanities, Ho Chi Minh City (Office of International Cooperation and International Project Development) Địa điểm 10-12 Dinh Tien Hoang St., District 1, Ho Chi Minh City Số điện thoại +84-8-38-29-3828 (ext. 114) Phí tuyển sinh 130.000 VND FAX +84-8-3822-1903 Phí bưu điện 15.000 VND E mail [email protected] Hướng dẫn tuyển sinh Miễn phí Website http://www.hcmussh.edu.vn/ Tiếp nhận hồ sơ Trực tiếp, chuyển phát ・Môn thi: tiếng Nhật, tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh vật/ngành kỹ thuật), môn tổng hợp (ngành xã hội), toán 1 (cho ngành xã hội), toán 2 (cho ngành kỹ thuật) Môn thi Thời gian Thang điểm Tiếng Nhật 125 phút Đọc hiểu, nghe 0~400 điểm Theo mục: 0~50 điểm Môn kỹ thuật (chọn 2 trong các môn: sinh học, hóa học, vật lý) 80 phút 0~200 điểm Môn tổng hợp Toán học (chọn toán 1 cho khối xã hội và toán 2 cho khối kỹ thuật 80 phút 0~200 điểm ・Phạm vi đăng ký: http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/eju/examinee/syllabus/index.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/eju/examinee/syllabus/japan_theworld.html (tiếng Anh) ・Ngôn ngữ đăng ký: tiếng Nhật hoặc tiếng Anh (Ngôn ngữ đăng ký môn tiếng Nhật chỉ được bằng tiếng Nhật) ・Thời gian đăng ký: Dự thi tháng 6: tháng 2 ~ tháng 3; Dự thi tháng 11: tháng 7 ・Thời gian gửi phiếu dự thi: Dự thi tháng 6: tháng 5; Dự thi tháng 11: tháng 10 ・Thông báo kết quả: Dự thi tháng 6: tháng 7, Dự thi tháng 11: tháng 12 ◆Các trường sử dụng kết quả của Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/eju/examinee/use/index.html (tiếng Anh) ※Các môn dự thi theo yêu cầu của từng trường sẽ được đăng tải trên danh sách các trường chỉ trên trang tiếng Nhật. Tuy nhiên, có thể có thay đổi vì thế các thí sinh cần tự mình xác nhận trước khi thi về những nội dung cần dự thi của trường có nguyện vọng vào học. Hơn nữa, một bộ phận các trường đại học sẽ căn cứ vào kết quả của Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) để cấp “Giấy phép nhập học” trước khi sang Nhật Bản. ◆Các trường cấp giấy phép nhập học trước khi sang Nhật Bản theo kết quả của Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/eju/examinee/prearrival/index.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/eju/examinee/prearrival/index.html (tiếng Anh) Những người có kết quả xuất sắc trong Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) còn có thể đăng ký chế độ hẹn trước cấp “Học bổng khuyến khích học tập dành cho lưu học sinh nước ngoài của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản” . Để những người nằm trong diện được hẹn trước được cấp học bổng này thì cần phải tiến hành một số thủ tục quy định cần thiết thông qua trường đại học đã vào học. ◆Chế độ hẹn trước việc cấp “Học bổng khuyến khích học tập dành cho lưu học sinh tư phí người nước ngoài của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản” dành cho những người đạt thành tích xuất sắc trong Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/scholarships/shoureihi/yoyakuseido/index.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/study_j/scholarships/scholarship/shoureihi/yoyakuseido/index.html (tiếng Anh) ◆ Ngoài ra, tham khảo thêm trang web dưới đây về kỳ thi du học Nhật Bản EJU (Có đăng tải một số ví dụ về những vấn đề đã xảy ra) http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/eju/index.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/eju/index.html (tiếng Anh) Hãy cho tôi biết địa chỉ trang web có thể download được các tài liệu liên quan đến du học Nhật Bản và cuộc sống tại Nhật?