Đánh giá học bác sĩ bao nhiêu năm

Năm nay toàn trường có 660 sinh viên tốt nghiệp bác sĩ y khoa khoá 2016 – 2022, gồm 4 chuyên ngành: bác sĩ đa khoa [gồm cả số sinh viên đào tạo tại Phân hiệu Thanh Hoá], bác sĩ y học cổ truyền, bác sĩ y học dự phòng, bác sĩ răng hàm mặt.

Có 266 sinh viên tốt nghiệp cử nhân y khoa 2018-2022, gồm 5 chuyên ngành: điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, khúc xạ nhãn khoa, y tế công cộng, dinh dưỡng.

Lãnh đạo Trường ĐH Y Hà Nội khen thưởng những tân cử nhân, tân bác sĩ có kết quả tốt nghiệp ĐH loại giỏi

Hữu Linh

Tại buổi lễ, nhà trường đã tuyên dương và khen thưởng cho 104 sinh viên tốt nghiệp hệ bác sĩ, 43 sinh viên tốt nghiệp hệ cử nhân vì đạt thành tích tốt trong học tập và công tác tốt trong toàn khoá học.

Theo GS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, khóa học cử nhân [2018-2022] và bác sĩ y khoa [2016-2022] là khóa học hết sức đặc biệt trong lịch sử đào tạo của trường. Do đại dịch Covid-19 mà việc giảng dạy và học tập của toàn trường bị gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là thực tập, thực hành lâm sàng.

Các thầy cô cùng các em đã phải vừa giảng dạy, học tập vừa tích cực tham gia phòng chống dịch tại nhiều mặt trận trên cả nước, đặc biệt có nhiều em sinh viên bám trụ tại những tâm dịch khốc liệt nhất. Nhưng các em và các thầy cô đã vượt lên mọi khó khăn, đảm bảo tiến trình đào học, duy trì chất lượng, đồng thời góp sức cùng ngành, cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh.

Riêng với ngành cử nhân điều dưỡng, đây còn là khóa học đầu tiên được hưởng thụ việc triển khai đổi mới đào tạo căn bản [chương trình, vật liệu dạy học, phương pháp giảng dạy, tổ chức giảng dạy, đánh giá và lượng giá] của Trường ĐH Y Hà Nội.

GS Tú khẳng định: “Chất lượng đào tạo luôn là yêu cầu hiện hữu của một trường đại học và không có giới hạn cuối cùng, nhất là đối với trường đại học y hàng đầu đất nước như Trường ĐH Y Hà Nội. Đổi mới đào tạo đại học mà chúng ta đang thực hiện cho thấy cần nhiều hơn nữa nỗ lực cố gắng của các thầy cô, bên cạnh sự nỗ lực của học trò và toàn hệ thống”.

\n

12,6% bác sĩ đa khoa tốt nghiệp loại giỏi

Theo báo cáo của Phòng Quản lý đào tạo ĐH, Trường ĐH Y Hà Nội, tỉ lệ xếp loại tốt nghiệp của các chuyên ngành khá tương quan với điểm đầu vào. Nghĩa là chuyên ngành có điểm đầu vào càng cao thì tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi càng cao. Nhưng báo cáo của phòng này cũng không so sánh cụ thể về mối tương quan đó.

Thông tin xếp loại tốt nghiệp của từng chuyên ngành của sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội tốt nghiệp năm 2022

Quý Hiên

Tuy nhiên, theo phân tích của báo Thanh Niên, dù ngành bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y Hà Nội là nơi thu hút những thí sinh có điểm thi cao bậc nhất trong cả triệu thí sinh, nhưng đây cũng là môi trường đào tạo có sự sàng lọc khá khắt khe.

Những thí sinh trúng tuyển khoá tuyển sinh năm 2016 đều phải đạt tối thiểu 27 điểm [bình quân 9 điểm/môn]. Nhưng khi tốt nghiệp, phần lớn các em chỉ đạt tốt nghiệp loại khá, tỉ lệ sinh viên có bằng giỏi khá thấp, có 1 em [trong số 436 em] thậm chí chỉ đạt kết quả tốt nghiệp trung bình.

Trong các ngành bác sĩ, tỉ lệ tốt nghiệp loại giỏi cao nhất thuộc về ngành bác sĩ đa khoa, 12,6%; tiếp theo là răng hàm mặt [6,4%], y học cổ truyền [3%], đa khoa Phân hiệu Thanh Hoá [1%]. Chuyên ngành bác sĩ y học dự phòng không có sinh viên nào tốt nghiệp loại giỏi.

Thứ tự trên có sự tương đồng ở mức độ tương đối nếu so với điểm chuẩn đầu vào khoá tuyển sinh năm 2016. Thứ tự điểm chuẩn năm 2016 các ngành lần lượt như sau: đa khoa [27], răng hàm mặt [26,75], đa khoa Phân hiệu Thanh Hoá [26,75], y học cổ truyền [22,5], y học dự phòng [22].

Trong khi đó, với các ngành ngành cử nhân y khoa, việc “lấy được” bằng giỏi thuân lợi hơn nhiều. Tỉ lệ tốt nghiệp loại giỏi cao nhất trong khối ngành cử nhân thuộc về ngành y tế công cộng [20%]. Tiếp theo là xét nghiệm y học [10,3%], dinh dưỡng [6,3%], khúc xạ nhãn khoa 1,85%]. Ngành điều dưỡng không có sinh viên nào tốt nghiệp loại giỏi.

Được biết, điểm đầu vào của y tế công cộng của khoá tốt nghiệp năm 2022 [tuyển sinh năm 2018] là 18,1, trong tương quan điểm đầu vào bác sĩ đa khoa năm đó là 24,75 [do đề thi khó hơn các năm trước]. Nhưng ngành này không có em nào tốt nghiệp loại trung bình. Một nửa số em tốt nghiệp loại trung bình khá, nửa số em còn lại khá hoặc giỏi [khá là 30%].

Học ngành y tốn tiền tỉ nhưng ra trường lãnh lương vài triệu đồng/tháng là "nỗi đau" của nhiều bác sĩ trẻ.

Có còn "nhất y, nhì dược..."?

5-7 năm trở về trước, khi nói đến lựa chọn ngành nghề, xã hội vẫn truyền tai nhau câu "nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa", khi mà điểm chuẩn ngành y luôn dẫn đầu và đa số thí sinh giỏi sẽ có đinh hướng trở thành bác sĩ. Thế nhưng hiện tại, ngành này đã không còn là "nhất" nữa. Một trong những nguyên nhân chính là mức lương, thu nhập, chế độ đãi ngộ dành cho bác sĩ không được như kỳ vọng khiến nhiều bác sĩ mới ra trường chán nản.

Sinh viên ngành y đi chống dịch Covid-19

t.y

Bác sĩ Huỳnh Lê Thái Bão [28 tuổi, làm tại một bệnh viện công tại TP.Đà Nẵng] cho biết: "Hiện tại một sinh viên ngành y đi học, ngoài học phí cũng chi tiền ăn ở 2-4 triệu đồng/tháng tùy vùng. Ngoài ra phải mua rất nhiều sách vở hoặc khóa học thêm trên mạng, hoặc sách điện tử bản quyền. Còn các chi phí khác khi đi bệnh viện như quần áo, vật tư, xăng xe trung bình mỗi tháng cũng phải 3-5 triệu đồng nữa. Tiền học phí thì tùy trường, có trường 70-80 triệu đồng/năm, có trường lên tới 150 đến hơn 200 triệu đồng/năm".

Như vậy theo bác sĩ Bão, 6 năm học ròng rã cộng với 18 tháng học thực hành để lấy chứng chỉ hành nghề, tổng chi phí trên dưới 1 tỉ đồng. Trong thời gian ở trường, sinh viên phải học tập, đi trực, đi thực tập cả sáng, chiều và tối, không có thời gian nghỉ trưa, rất căng thẳng và mệt mỏi. Thế nhưng, khi tốt nghiệp đi làm thì những bác sĩ trẻ này nhận được mức lương vô cùng bèo bọt.

Sinh viên ngành y học tập rất vất vả, đi trực mệt phải kê ghế ngủ tạm

sinh viên tv

"Một bác sĩ mới ra trường đã có chứng chỉ hành nghề, làm ở cơ sở y tế công chỉ nhận được mức lương 3,8 triệu đồng/tháng. Nếu chưa có chứng chỉ thì lương còn thấp hơn. Nếu có thêm khoản phụ cấp thì được khoảng mấy trăm ngàn đến 1-2 triệu đồng/tháng tùy từng bệnh viện. Các bác sĩ trưởng, phó khoa làm rất lâu năm thì lương cũng chỉ tiệm cận 10-15 triệu đồng/tháng".

Theo thông tin từ Công đoàn y tế Việt Nam mới đây, sau khi học 6 năm và tiếp tục 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, tổng thu nhập của một bác sĩ ở cơ sở y tế công là 4.881.240 đồng/tháng, bao gồm lương 3.486.000 đồng cộng thêm phụ cấp ưu đãi nghề 40%. Mức lương này chưa trừ nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Long Quân [30 tuổi] từng làm việc tại một bệnh viện công ở TP.HCM, nay đã nghỉ việc để đi học chuyên khoa 1, chia sẻ: "Chi phí học tập của sinh viên ngành y gần đây tăng vọt do các trường tự chủ tài chính, học phí tăng gấp nhiều lần trước đây. Thời gian học để trở thành bác sĩ có chứng chỉ hành nghề là 7,5 năm nhưng khi đi làm cũng chỉ được nhận mức lương cơ bản nhân hệ số 2.34, cộng thêm tiền trợ cấp, tiền trực... thì thu nhập cũng chỉ 6-7 triệu đồng/tháng tùy bệnh viện. Công việc của một bác sĩ rất cực. Lương đã thấp, còn bị cắt nhiều khoản trợ cấp do bệnh viện đầu tư năm nào cũng lỗ, có khi hàng trăm tỉ. Tôi chấp nhận nghỉ việc đi học chuyên khoa để sau này tìm kiếm một cơ hội khác".

\n

Một bác sĩ trẻ mới ra trường mà về quê làm việc ở các bệnh viện huyện hay trạm xá xã, mức thu nhập còn "phũ phàng" hơn, khi mức lương cơ bản là 3.486.000 đồng, tiền trực thêm mỗi ngày 40.000 đồng, mỗi tháng trực khoảng 5-6 ngày. Như vậy thu nhập chỉ khoảng trên dưới 3,7 triệu đồng/tháng.

Cần mức lương đủ sống và môi trường làm việc an toàn

Nguyễn Ngọc Anh, sinh viên năm cuối ngành y đa khoa Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết mình khá hoang mang khi tìm hiểu về tình hình công việc và thu nhập của bác sĩ mới ra trường trong thời gian gần đây.

"Bệnh viện công thì lương thấp, bệnh viện tư cao hơn nhưng lại có yêu cầu khá cao như phải có chứng chỉ hành nghề, phải có văn bằng chuyên khoa mà một bác sĩ mới ra trường sẽ không đủ điều kiện để được tuyển dụng. Mà lương cũng chỉ là một phần. Điều em cũng khá lo lắng, đó là môi trường hành nghề hiện nay rất áp lực khi bệnh viện quá tải, nhiều người không còn tôn trọng bác sĩ...", Ngọc Anh bày tỏ.

Nói thêm về vấn đề này, bác sĩ Thái Bão khẳng định: "Thà là mức lương thấp, người ta vẫn có lòng yêu nghề và cống hiến. Nhưng gần đây nhiều vụ việc bạo hành nhân viên y tế, coi thường ngành y, rồi làm y tế bị chính sách gò bó, bệnh viện không đủ thuốc và vật tư... đã khiến bác sĩ không cảm thấy được cống hiến hết mình, hoặc cống hiến mà không được nhìn nhận, đãi ngộ xứng đáng".

Tất cả những điều đó, theo bác sĩ Thái Bão, đã gây ra tâm lý chán nản đối với nhân viên trong ngành và cái nhìn của phụ huynh, học sinh với ngành cũng không còn được tươi sáng như trước đây.

"Chính vì thế mới sinh ra làn sóng bác sĩ ở bệnh viện công chuyển qua bệnh viện tư làm hoặc nhân viên y tế nghỉ việc để chuyển sang ngành khác. "Nhất y, nhì dược" hiện tại không còn đúng nữa. Những người học ngành y giờ đây cần một mức lương ổn định, cần môi trường làm việc an toàn, không bị bạo hành và cần được tôn trọng", bác sĩ Bão nhìn nhận.

Chủ Đề