Đánh giá tiêu dùng bền vũng như thế nào năm 2024

Ngày 1/8, tại Hà Nội, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Văn phòng Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại”.

Dưới sự điều phối của Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững Trịnh Quốc Vũ các diễn giả đã có nhiều chia sẻ về sản xuất, phân phối, tiêu dùng bền vững. Ảnh: Khắc Kiên

Tại Diễn đàn, các diễn giả cùng tập trung thảo luận và phân tích trao đổi làm rõ việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; nguyên nhân còn tồn tại một số hạn chế về sản xuất, phân phối sản phẩm thân thiện môi trường đến với người tiêu dùng; giải pháp duy trì thói quen, hành vi tiêu dùng bền vững từ người tiêu dùng...

Bên cạnh đó, những bài học quốc tế trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững; vai trò của việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng hay những đề xuất, kiến nghị về thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng cũng sẽ được các chuyên gia chia sẻ và trao đổi.

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Lê Triệu Dũng cho biết, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, vấn đề phát triển bền vững, cụ thể là sản xuất và tiêu dùng bền vững luôn được Việt Nam quan tâm, duy trì và thúc đẩy phát triển.

Có thể thấy, sản xuất và tiêu dùng bền vững là xu hướng thiết thực và bắt buộc đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội. Trong quá trình này, doanh nghiệp và người tiêu dùng là hai chủ thể có vai trò quan trọng và có sự tương tác qua lại chặt chẽ với nhau.

Khảo sát năm 2023 của Nielsen IQ cho thấy, 49% người tiêu dùng mang túi riêng, sử dụng túi tái chế; 47% chỉ mua đồ cần thiết, tránh lãng phí; 45% người tiêu dùng có ý thức phân loại rác tái chế và tiết kiệm điện.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ, sự kỳ vọng của người tiêu dùng với doanh nghiệp về những sáng kiến và hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường. Theo đó, 38% người tiêu dùng đánh giá sáng kiến và hành động thiết thực của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường là cực kỳ quan trọng.

Nhiều chính sách và giải pháp đã được chia sẻ. Ảnh: Khắc Kiên

Còn khảo sát về xu hướng tiêu dùng xanh từ góc nhìn của người tiêu dùng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của Intage Việt Nam cũng cho thấy, tiêu dùng xanh đang trở thành vấn đề tất yếu. Họ nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi hành vi, thói quen để có các tác động tích cực và bảo vệ môi trường.

Thời gian qua, để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 889/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.

Trong đó nhấn mạnh việc thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, khuyến khích phát triển nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Ngoài ra, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua vào tháng 6-2023, trong đó bổ sung quy định, chính sách về thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Tuy nhiên, việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững vẫn còn một số hạn chế về sản xuất, phân phối sản phẩm thân thiện môi trường đến với người tiêu dùng, về duy trì thói quen, hành vi tiêu dùng bền vững từ người tiêu dùng...

Do đó, theo Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Đỗ Tiến Sỹ bày tỏ, trước thách thức ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng, nhiều quốc gia trên thế giới đã chủ động thay đổi chiến lược phát triển, hướng đến một nền kinh tế bền vững - nền kinh tế tuần hoàn. Việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn là cần thiết, để hướng đến nền kinh tế phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, ít carbon vững mạnh và cạnh tranh.

“Sản xuất xanh, tiêu dùng bền vững là yêu cầu tất yếu, không thể thiếu và là xu thế chung toàn cầu hiện nay. Theo các chuyên gia kinh tế, xu hướng tiêu dùng của các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới đã thay đổi. Họ không chỉ quan tâm đến mẫu mã, chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến vấn đề phát thải khí nhà kính” - ông Đỗ Tiến Sỹ nhấn mạnh.

Theo ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), sản xuất và tiêu dùng bền vững có vai trò quan trọng trong đời sống, nhằm phát triển kinh tế hiệu quả, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo và tái cơ cấu nền kinh tế. Đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng bền vững cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững cần được triển khai đồng bộ, tập trung vào các hành động có tính đột phá, bổ sung và gắn kết các nội dung vào các chương trình liên quan hiện có.

Đánh giá tiêu dùng bền vũng như thế nào năm 2024
Sở Công Thương Hà Nội đã hỗ trợ kỹ thuật đánh giá, tư vấn các giải pháp sản xuất sạch hơn cho 30 cơ sở ngành dệt may - Ảnh: Minh Kỳ

Năm 2022, để triển khai hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, Bộ Công Thương đã ban hành Quy chế hoạt động của Chương trình nhằm thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong quá trình triển khai thực hiện. Căn cứ vào danh mục nhiệm vụ năm 2022, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, dự án nhằm đạt được mục tiêu đề ra như: Rà soát, bổ sung, xây dựng và hoàn thiện chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Trong đó, tập trung xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu cho các ngành giấy, nhựa, dệt may. Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, vật liệu tái tạo, tái sinh. Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường và đẩy mạnh áp dụng mô hình và liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm. Phát triển hệ thống phân phối, tiêu dùng bền vững, xuất nhập khẩu bền vững. Triển khai áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong một số lĩnh vực chế biến, chế tạo. Đặc biệt, truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Là địa phương đi đầu trong việc triển khai áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, năm 2022, Sở Công Thương Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông, xây dựng mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững theo các ngành. Đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật đánh giá sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực công thương.

Cụ thể, sở đã hỗ trợ kỹ thuật đánh giá, tư vấn các giải pháp sản xuất sạch hơn cho 30 cơ sở ngành dệt may; điện, điện tử. Đơn cử như tại Tổng công ty Dệt may Hà Nội, doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống dây chuyền nhuộm vải hiện đại giúp giảm 40% dòng thải; đầu tư hệ thống hút bụi trong phân xưởng dệt; sử dụng các mẫu vải thừa để sản xuất đệm; sử dụng nước mềm cấp cho lò hơi giảm 3-5% ô nhiễm không khí và tăng hiệu suất lò hơi. Qua đó, tổng công ty đã tái sử dụng được 30 tấn vải/năm; tiết kiệm điện được 1,035 triệu kWh/năm, tiết kiệm 407 tấn than/năm, 5.870m3 nước/năm và giảm phát sinh 10% chất thải rắn…

Sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt. Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững, năm 2023 Bộ Công Thương xác định, tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan ban ngành và địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các nhóm nhiệm vụ ưu tiên nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, thay đổi thói quen tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thức cộng đồng và thúc đẩy quá trình sản xuất bền vững, tiêu dùng bền vững hướng đến nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.