Danh sách các bài hát của nhạc sĩ Lam Phương

Theo nguồn tin riêng của Thanh Niên tại Mỹ, nhạc sĩ Lam Phương trút hơi thở cuối cùng hôm 22.12 (giờ địa phương), hưởng thọ 83 tuổi. Trước khi ra đi, ông đã nhập viện cấp cứu ở Fountain Valley, California (Mỹ) vào trung tuần tháng 12 khi chứng bệnh tim và tai biến mạch máu não trở nặng. Nhạc sĩ sinh năm 1937 là tên tuổi tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam với hàng trăm tác phẩm từ giữa thập niên 1950 đến nay. Nhắc đến gia tài âm nhạc đồ sộ của Lam Phương phải kể đến những ca khúc bất hủ dưới đây.

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời tại Mỹ

Thành phố buồn

Đây là một trong những bài hát gắn liền với tên tuổi nhạc sĩ Lam Phương. Lấy bối cảnh Đà Lạt với khung cảnh rừng thông phủ mờ sương khói, Thành phố buồn mang giai điệu da diết, nồng nàn và chút đượm buồn khi miêu tả về mối tình tan vỡ của đôi nam nữ. Những ca từ nổi tiếng: “Thành phố nào nhớ không em?/Nơi chúng mình tìm phút êm đềm/Thành phố nào vừa đi đã mỏi/Đường quanh co quyện gốc thông già…” trong bài hát đã khiến biết bao thế hệ khán giả say đắm suốt nhiều thập niên qua.

Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Thanh Niên năm 2018, nhạc sĩ Lam Phương cho biết ông sáng tác Thành phố buồn khi lưu diễn ở Đà Lạt. “Ngày đó còn trẻ nên rất lãng mạn và trí tưởng tượng cũng vô cùng phong phú. Lúc nhớ, lúc thương cộng với cảm xúc dâng trào trong một buổi chiều khi ngồi trên triền dốc nhìn xuống đồi thông tôi đã viết lên nỗi lòng mình”, nhạc sĩ tài hoa nhớ lại.

Tình bơ vơ

Danh sách các bài hát của nhạc sĩ Lam Phương

Hai danh ca Chế Linh - Thanh Tuyền từng thể hiện rất thành công ca khúc Tình bơ vơ của nhạc sĩ Lam Phương

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

“Về làm chi, rồi em lặng lẽ ra đi/Gom góp yêu thương quê nhà/Dâng hết cho người tình xa…” những lời hát chất chứa đầy tâm tình của ca khúc bất hủ này được rất nhiều khán giả hải ngoại lẫn trong nước yêu thích. Tình Bơ vơ từng được nhiều thế hệ ca sĩ như: Chế Linh - Thanh Tuyền, Bằng Kiều - Lệ Quyên, Hà Thanh Xuân… thể hiện thành công.

Được biết, đây là một trong những bài hát mà cố nhạc sĩ dành riêng cảm xúc của mình cho danh ca Bạch Yến. Nhạc sĩ tài hoa chia sẻ với Thanh Niên cách đây 2 năm rằng ông có nhiều bài hát viết về bà, tuy không có duyên tình, họ vẫn là bạn tốt của nhau. “Tôi còn là bạn cả hai vợ chồng Bạch Yến. Tôi có khoảng hơn 10 bài nổi tiếng viết cho cô ấy. Lâu lâu khi viết bài mới tôi “đá” qua chuyện cũ một chút, nhắc lại để nhớ (cười)”, cố nhạc sĩ thừa nhận.

Biển tình

Ngoài danh ca Bạch Yến, một bóng hồng khác là ca sĩ Minh Hiếu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến âm nhạc của Lam Phương. Tấm chân tình dành cho nữ ca sĩ này đã giúp cố nhạc sĩ sáng tác nên những bản tình ca nổi tiếng nhất trong cuộc đời ông, đơn cử như ca khúc Biển tình. Theo chia sẻ của người nghệ sĩ tài hoa với Thanh Niên, những cảm xúc lãng mạn trong bài hát có được sau khi hai người cùng dạo bãi biển tuyệt đẹp ở Nha Trang nhân một buổi văn nghệ.

Những ca từ ngọt ngào: “Đời anh sẽ đẹp vì có em/Ngày dài sẽ làm mình nhớ thêm/Biển xanh cát trắng sóng hòa nhịp ái ân/Không còn những chiều bâng khuâng…” đã khiến biết bao người say đắm. “Câu chuyện của chúng tôi chỉ dừng lại đúng như bài hát Biển tình và cho đến sau này chúng tôi là bạn”, nhạc sĩ từng chia sẻ.

Danh sách các bài hát của nhạc sĩ Lam Phương

Nhạc sĩ Lam Phương (bìa trái) trong lần giao lưu với truyền thông Việt Nam nhân buổi ra mắt dự án Lam Phương - The Gift năm 2018

ẢNH: TL

\n

Nhắc đến những tuyệt phẩm nhạc tình của nhạc sĩ Lam Phương, sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua bài hát Thao thức vì em, khúc hát ăn sâu vào đời sống âm nhạc của nhiều thế hệ khán giả. Bài hát nổi tiếng đến mức những câu hát: “Em ơi suốt đêm thao thức vì em/Vì lời giã từ lúc anh ra về/Rằng mai đây anh lại thăm/Ước gì trọn cuộc đời/Là mình luôn luôn có đôi...” được nhiều người thuộc lòng dù không phải khán giả trung thành của ông. Vì câu hát quá đỗi nổi tiếng trong bài, đến giờ người ta vẫn gọi tuyệt phẩm này là Thao thức vì em. Tuy nhiên, theo tác giả, tên chính xác của bài hát phải là Em là tất cả.

Phút cuối

Cuộc đời của nhạc sĩ Lam Phương cũng từng có mối tình sâu đậm với nữ ca sĩ Hạnh Dung và truyền cảm hứng cho ông viết nên nhiều bản tình ca nổi tiếng: Bọt biển, Giọt lệ sầu, Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thế thôi… Đặc biệt, nữ ca sĩ kể trên cũng là bóng hồng khiến ông “rút ruột” viết nên ca khúc Phút cuối được rất nhiều khán giả yêu mến. Theo lời kể của người nhạc sĩ tài hoa, hoàn cảnh để ông viết nên bài hát bất hủ này là khi công tác ngoài Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). Trong đêm cuối cùng họp mặt chia tay mọi người (trong đó có Hạnh Dung) trước khi về Sài Gòn, giây phút lưu luyến đã làm người nghệ sĩ viết nên những ca từ nổi tiếng: “Chỉ còn gần nhau một giây phút thôi/Một giây nữa thôi là xa nhau rồi”.

Danh sách các bài hát của nhạc sĩ Lam Phương

Lệ Quyên - Quang Dũng thể hiện ca khúc Cỏ úa của nhạc sĩ Lam Phương trong một sự kiện âm nhạc

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

Cỏ úa

Với giọng điệu da diết, nghẹn ngào đến đau thương, Cỏ úa là một trong những bản nhạc buồn nhất của nhạc sĩ Lam Phương khi nhắc đến sự tan vỡ, chia ly đôi lứa. Từng câu, từng chữ chở đầy nỗi thất vọng, sự đau lòng, đắng cay, cô độc: “Từ lúc em đi trong rượu cay men nồng/Màu trắng khăn tang quanh căn phòng cô đơn/Bão tố triền miên ngày em về nhà đó/Buồn hắt buồn hiu ngõ đêm sầu cô liêu”. Ca khúc về duyên kiếp không thành này rất được yêu thích qua phần thể hiện của nhiều giọng ca như: Lệ Quyên - Quang Dũng hay Don Hồ - Lâm Thúy Vân…

Bài tango cho em

Sinh thời, nhạc sĩ Lam Phương rất hiếm khi viết những ca khúc tươi vui, rộn ràng và Bài tango cho em là một trong số ít tác phẩm như thế. Ca khúc được viết trong lúc ông hạnh phúc, đam mê nhất trong tình yêu. Với âm điệu tươi, ngập tràn niềm hân hoan, hạnh phúc khi yêu, Bài tango cho em dẫn dắt người nghe chìm đắm trong khoảng thời gian yêu đương ngọt ngào và đẹp đẽ nhất. Suốt nhiều thập niên qua, những câu hát: “Từ ngày có em về/Nhà mình toàn ánh trăng thề/Dòng nhạc tình đang tắt lâu/Tuôn trào ngọt ngào như dòng suối” đã được cất lên bởi biết bao thế hệ nghệ sĩ và còn nguyên sức sống đến tận bây giờ.

Danh sách các bài hát của nhạc sĩ Lam Phương

Những ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương gắn liền với đời sống âm nhạc của công chúng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua

ẢNH: TL

Kiếp nghèo

Kiếp nghèo là nhạc phẩm mang tính bước ngoặt trong cuộc đời của nhạc sĩ Lam Phương. Cuốn sách Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương do nhà báo Nguyễn Thanh Nhã chấp bút đã kể lại những câu chuyện đời, những nỗi niềm trăn trở để ông có cảm hứng tạo nên những tuyệt phẩm sống mãi với thời gian, trong đó có Kiếp nghèo. Bài hát được nhạc sĩ tài hoa bậc nhất miền Nam sáng tác vào giữa thập niên 1950 bằng tất cả cảm xúc chân thực nhất của mình trước cuộc sống nghèo khó. “Lúc đó, tôi thấy mình thật cô đơn, thấy mình bé nhỏ và hình như bị đời ruồng rẫy đến vô tình. Tôi đi mãi cho tới khi về nhà, không kịp thay quần áo, ôm cây đàn và cứ thế viết về kiếp nghèo, về phận bạc của mình”, nhạc sĩ Lam Phương chia sẻ.

Sau khi được ra mắt, Kiếp nghèo nhanh chóng nổi tiếng và giúp ông… thoát nghèo. Lam Phương tâm sự, chỉ với bài hát này, ông mua được ngôi nhà khang trang cho mẹ. Gia đình nhạc sĩ tiết lộ thời điểm đó, căn nhà có giá trị tương đương 40 cây vàng.

Tin liên quan

Có 161 bài hát của nhạc sĩ Lam Phương

1. Anh đã [Am] biết tình anh là thế Là cuồng [Dm] si từ lúc yêu [Am] em Là buồn [E7] tênh khi người không đến Là mõi mòn chợt tiễn đêm [Am] qua 2. Lòng còn [Dm] vui khi…
Ca sĩ thể hiện: Lưu Hồng Nhạc Vàng

Bãi nắng vàng phương [Am] nam Có làm em ấm [C] áp Những giọt mưa [Am] đầu mùa Có [A] làm em bùi [Dm] ngùi Có làm em nhức [Em] nhối Như ngày mình chung [G] đôi Như [Em] lúc…
Ca sĩ thể hiện: Lưu Hồng Nhạc Trữ tình

1. Từ ngày có em [D] về, nhà mình toàn ánh trăng [G] thề. Dòng nhạc tình đang tắt [A] lâu, tuôn trào ngọt ngào như dòng [D] suối. Anh yêu phút ban [G] đầu, [Bm] đẹp nghiêng nghiêng dáng…
Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly, Elvis Phương & Ái Vân, Tuấn Vũ, Mai Thiên Vân, Quốc Đại, Lưu Hồng, Lệ Quyên, Khang Việt Nhạc Trữ tình

[C] Em gửi cho [Em] anh đôi môi hồng đào ngày [Dm] xưa Một nụ [F] hôn tha thiết của thuở [Em] mây mưa Một tình [F] yêu muôn kiếp thoáng mãi [G7] hương xưa Và [C] em gửi cho…
Ca sĩ thể hiện: Quang Dũng, Xuân Phú, Thu Phương, Ý Lan Nhạc Trữ tình

Đời [Em] tôi sao mãi [Bm] là biển [D] vắng trong [Em] hoàng hôn Hàng [G] cây khô đứng [D] yên ấu sầu chờ mưa [G] đến [Em] Khi trời chưa [D] nắng gió [G] lạnh về đầu [Em] non…
Ca sĩ thể hiện: Nguyễn Hưng, Hương Lan, Duy Quang Nhạc Trữ tình

1. Nằm nghe sóng [C] vỗ từng lớp xa Bọt tràn theo [Am] từng làn gió [Dm] đưa [C] Một vầng trăng [F] sáng như tình yêu chúng [C] ta Vượt ngàn hải [Em] lý cũng không [G7] xa 2.…
Ca sĩ thể hiện: Thanh Tuyền (trước 75), Cẩm Ly, Thanh Tuyền, Quang Lê, Đàm Vĩnh Hưng, Tâm Đoan, Dương Đình Trí, Cẩm Ly & Quốc Đại, Dương Ngọc Thái, Hương Lan, Hạ Vy, Hoàng Châu, Tố My, Hoàng Oanh (trước 75), Chế Linh & Thanh Tuyền, Diễm Sương, Quốc Khánh & Hoàng Thục Linh, Lệ Quyên Nhạc Trữ tình

1. Nhè nhẹ [C] đôi chân, lại gần [Dm] bên nhau Tựa vào [Em] vai anh, nghe sóng [F] xô trên biển [G7] xanh Nhè nhẹ [F] đôi tay, nắm lấy [Em] mộng lành Vì tình [Dm] đôi ta, tha…
Ca sĩ thể hiện: Thanh Tuyền, Như Quỳnh & Thế Sơn, Hương Lan, Gia Huy & Vy Oanh, Thanh Thúy, Quách Tuấn Du & Như Ý, Lưu Hồng Nhạc Trữ tình

1. Vài [Am] hàng gởi anh triều mến Vừa [C] rồi làng có truyền [Am] tin Nói rằng nước non dang [Dm] mong Đi quân [F] dịch là [G] thương nòi [E7] giống. 2. Người [Am] đời tìm sang giàu…
Ca sĩ thể hiện: Hoàng Thục Linh & Quốc Khánh, Như Loan & Ngọc Liên, Phương Dung, Thanh Lan (trước 75), Tâm Đoan, Băng Châu, Tuấn Vũ & Ngọc Đan Thanh, Yến Phương, Hương Lan, Hạ Vy, Phượng Mai, Ngọc Lan, Elvis Phương Nhạc Vàng


Page 2

Lam Phương (sinh 20 tháng 3 năm 1937), tên thật là Lâm Đình Phùng, là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc miền Nam Việt Nam với khoảng 200 tác phẩm.

10 tuổi nhạc sỹ Lam Phương bắt đầu lên Sài Gòn và chỉ 5 năm sau, tức năm 15 tuổi ông đã bắt đầu sáng tác bản "Chiều thu ấy" nhưng mãi đến năm 1954 ông mới nổi danh với hai bài "Kiếp nghèo" và "Chuyến đò vĩ tuyến". Thời gian đầu sáng tác, nhạc sỹ gặp vô vàn khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để phát hành các tác phẩm ẩm nhạc.

Nhạc của ông chuộng điệu mambo nhưng đa dạng với rất nhiều đề tài. Nói lên cảm xúc về cuộc di cư năm 1954 có "Chuyến đò vĩ tuyến", "Nhạc rừng khuya", "Đoàn người lữ thứ" và "Nắng đẹp miền Nam". Nói về tình quân nhân ông có "Tình anh lính chiến", "Chiều hành quân". Nói đến tình mẫu tử ông có "Đèn khuya", "Tạ ơn mẹ". Nói đến những kiếp sống lầm than ông có "Kiếp nghèo", "Chiều tàn". Riêng về tình ca, có thể nói ông là một suối nguồn trong nền âm nhạc miền Nam Việt Nam.

Năm 1958 ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đêm giã từ trung tâm huấn luyện, ông viết bài "Tình anh lính chiến". Bài hát sau này trở nên nổi tiếng và hầu như người lính nào cũng hát. Trở về dân sự một thời gian, Lam Phương lại được lệnh tái ngũ. Ông gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An, khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến ngày mất miền Nam.

Song song với việc sáng tác và biểu diễn với các ban nhạc quân đội, Lam Phương còn cộng tác với trung tâm quốc gia điện ảnh, xuất hiện trong một số phim mang chủ đề vận động cải tiến xã hội như "Chân trời mới", "Niềm tin mới"

Thời gian ở Việt Nam, ông viết rất nhiều bản nhạc nổi tiếng và đem lại cho ông những khoản lợi rất lớn về tài chính khác với thời gian đầu khó khăn lập nghiệp. Thời điểm đó, lương một vị đại tá quân đội cả phụ cấp vào khoảng 50 đồng, một vị giám đốc cũng vào tầm đó trong khi nhạc sỹ Lam Phương trong một lần lên Đà Lạt biểu diễn văn nghệ, ngồi trên khu nội trú nhìn xuống thung lũng ông viết bài "Thành phố buồn" và sau này ông bán nó với giá 12 triệu đồng. Ngoài ra còn rất nhiều bản khác như "Tình bơ vơ", "Duyên kiếp"... khiến ông có một tài sản lớn.
Sau thời gian đau khổ với những chuyện tình của mình, nhạc sỹ Lam Phương đã lập gia định. Thời gian đó ông viết nhiều tác phẩm vui tươi điển hình nhất là tác phẩm "Ngày hạnh phúc". Bài hát được phát hàng ngày như một nhạc hiệu của đài phát thanh quân đội và được nhân dân dùng rất nhiều trong các đám cưới. Bài hát nổi tiếng với câu hát "Đêm về nghe con khóc vui triền miên". Tiếng con khóc ở đây là con gái đầu lòng của nhạc sỹ, cô Ánh Hằng.

Khi ở Việt Nam, nhạc sỹ Lam Phương có một tài sản rất lớn trong nhà băng. Tuy nhiên, vào sáng ngày 30/4/1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì cũng như rất nhiều người khác, ra đi với 2 bàn tay trắng. Khi ở trên boong tàu ông viết bài "Con tàu định mệnh" với câu hát "Khi đi thấy đường đã xa, bây giờ đường về xứ còn xa hơn ngàn lần". Khi đến đất Mỹ, ông viết tiếp bản "Mất" với câu hát da diết "Sau phong ba trời thêm đen tối, lìa quê hương khi mới đổi đời".

Nhạc sỹ Lam Phương sau khi đến Mỹ, trong hoàn cảnh khó khăn khi phải kiếm tiền bằng những công việc chân tay nặng nhọc thì không may hạnh phúc gia đình gãy đỗ. Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có 1 chữ như "Điên", "Say", "Tiếc"... Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài "Lầm" với câu hát "Anh đã lầm đưa em sang đây".

Sau khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, ông lại một lần nữa trắng tay rời sang Paris, mà như ông nói rằng, người ta đi tị nạn chính trị còn tôi tị nạn ái tình. Ở đây ông đã gặp được một người phụ nữ tên Hường và viết hàng loạt ca khúc vô cùng tươi vui như "Bé yêu", "Bài tango cho em". Điển hình là bài "Mùa thu yêu đương" với câu hát "Đường vào Paris có lắm nụ hồng", hồng ở đây là xuất phát từ người phụ nữ tên Hường. Tuy nhiên cuộc tình này không đi đến đâu, nên sau cùng ông viết "Tình vẫn chưa yên". Thời gian này ông có cộng tác và giúp đỡ trung tâm Thúy Nga Paris by Night.

Đầu năm 1999, trong một lần đi thăm một người bạn, nhạc sỹ Lam Phương bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm. Từ chuyện người em gái bỏ cả cửa hàng ăn bên Pháp bay sang Mỹ để chăm sóc cho anh, đến chuyện một người yêu nhạc từ bên Úc mua cho ông một căn nhà và ngày nào cũng gọi điện để bắt ông phải nói chuyện. Bà còn đến tận nơi, vứt chiếc xe lăn ra xa để bắt ông tự đi. Những tình cảm đó giúp nhạc sỹ Lam Phương đã dần bình phục, tuy nhiên không thể được như xưa.

* Nhạc sĩ Lam Phương  mất ngày 23/12/2020 tại Hoa Kỳ

Nguồn: wikipedia.org