Đồ án xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Show

Đồ án: Xử lí chất thải rắn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1 Dự báo khối lượng và thành phần CTR phát sinh trên địa bàn thành phố, Chương 2 Thiết kế hệ thống thu gom CTR cho thành phố A, Chương 3 Thiết kế công nghệ xử lí CTR cho thành phố A. | Đầu tiên rác thải được đưa vào nhà máy qua cầu cân để xác định khối lượng rác thải rồi được đưa thẳng vào khu tiếp nhận, rác được phun dung dịch EM để khử mùi và khử độc. Từ khu tiếp nhận rác, dùng máy xúc để nạp liệu đều đặn vào băng chuyền xử lý rác. Do rác thải hữu cơ đã được phân loại tại nguồn nên công đoạn phân loại rác cá biệt bằng tay là việc tối cần thiết để đảm bảo cho dây chuyền xử lý rác có hỗn hợp thuần nhất hơn , loại bỏ số ít tạp chất còn sót lại. Sau đó, rác được đưa vào máy cắt xé rác để giảm kích thước. Sau đó, rác được đưa qua băng tải từ tính để tách lọc kim loại. Tiếp đó rác được đưa tới thiết bị tuyển, tại đây các tạp chất có kích thước lớn sẽ được loại ra khỏi hỗn hợp. Rác hữu cơ còn lại được phối trộn vi sinh tại nhà đảo trộn. Sau đó, hỗn hợp rác được đưa vào khu ủ thô có kiểm soát về cấp khí và độ ẩm. Nước rác phần bay hơi, phần thu hồi phải lọt xuống dưới ghi bể được xử lý bổ sung vào bể ủ cùng với bùn bể phốt. Cấp khí được tự động hoá. Sau đó ủ chín khoảng 10 –15 ngày, thành phần hữu cơ được xử lý, bổ sung độ ẩm, đo trộn để oxy tự nhiên tiếp tục oxy hoá.

79 559 KB 1

Đồ án xử lý chất thải rắn sinh hoạt
77

4.3 ( 16 lượt)

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đồ án xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Đồ án xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề liên quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Đồ án môn học xử lý chất thải rắn SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe ĐẶT VẤN ĐỀ: Phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường là hai yếu tố không thể tách rời trong mọi hoạt động của con người.Phát triển bền vững là chiến lược phát triển toàn cầu nhằm đáp ứng nâng cao chất lượng đời sống con người bao gồm việc duy trì các yếu tố thúc đẩy sự phát triển cho các thế hệ tương lai. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa,nhiều loại chất thải khác nhau sinh ra từ các hoạt động của cong người có xu hướng tăng lên về số lượng.Ô nhiễm chất thải rắn đang là vấn đề nổi cộm ở Việt Nam.Hàng năm cả nước phát sinh trên 15 triệu tấn rác thải .Các khu đô thị tập chung hơn 25% dân số cả nước nhưng lại chiếm tới 50% tổng lượng rác thải phát sinh hàng năm.Vấn đề quản lý chất thải rắn đang là vấn đề nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân.Những chính sách đầu tư quản lý,xử lý phế thải sẽ không mang tính hợp lý,kém hiệu quả nếu như không có sự phối hợp hành động của toàn thể các cơ quan chính phủ,các cơ sở công nghiệp,nông nghiệp,các cơ sở sản xuất,dịch vụ,trường học,bệnh viện…Cho đến nay,công nghệ thu gom,vân chuyển chôn lấp vẫn là biện pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất với nhiều Nước trên thể giới trong đó có Việt Nam.Ưu điểm chính của công nghệ này là ít tốn kém và có thể xử lý nhiều loại rác thải khác nhau. Cùng với cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An cũng là một tỉnh với sưc phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực,theo đó khối lượng rác thải cũng ngày một tăng nhanh.Hiện trạng bưc thiết yêu cầu phải xây dựng một quy trình quản lý và xử lý rác thải rắn phù hợp vệ sinh,phù hợp với các điều kiện kinh tế,xã hội,tự nhiện của tỉnh. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe CHƯƠNG I: NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH CẦN THIẾT ĐẦU TƯ I. CĂN CỨ PHÁP LÝ: 1. Cơ sở pháp lý để lựa chọn công nghệ chôn lấp chất thải rắn: Công tác bảo vệ môi trường được căn cứ dựa vào một số văn bản sau: 1. Luật bảo vệ môi trường do chủ tịch nước đã ký & xác nhận ban hành số 26L/CTN ngày 10/01/1994. 2. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, công văn số 1999/TTG ngày 03/04/1997 về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp. 3. Chỉ thị 36/CT/TW của ban chấp hành trung ương về bảo vệ môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 4. Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 5. Chiến lược chất thải rắn nguy hại đô thị và quyết định số 152/1991/QĐTTG ngày 10/07/1999 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt chiển lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và các khu công nghiệp tới năm 2000. 6. Văn bản hướng dẫn thực hiên bảo vệ môi trường trong quản lý và phát triển đô thị, nông thôn và đầu tư xây dựng năm 2000. 7. Nước thải của dự án khi đưa vào môi trường được xử lý đạt loại B theo TCVN 5945-2005. 8. Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành ngày 19/07/1999. 9. Tiêu chuẩn Việt Nam về hóa chất nguy hại vi phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản, và vận chuyển TCVN 5507-1991 ban hành năm 1991. 10. Tiêu chuẩn Việt Nam về phân lạo những hợp chất độc hại và yêu cầu an SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe 11.toàn TCVN 3164-1997. 12. Quy chế quản lý chất thải y tế - Bộ y tế - Hà Nội 1999. 13. Chiến lược quản lý chất thải rắn nguy hại đô thị và quyết định số 152/1991/QĐ-TTG ngày 10/07/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc phê chuẩn chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp tới năm 2000. 14. Tiêu chuẩn về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, yêu cầu chung về bảo vệ môi trường TCVN 6696-2000. 2. Căn cứ thực tế: Ô nhiễm đất do chất thải rắn: Các tác nhân ô nhiễm trong chất thải rắn đặc biệt là các hoá chất độc hại thâm nhiễm vào môi trường đất, tồn tại trong đất và đi vào chuỗi thức ăn, qua đó xâm nhập và tích tụ trong cơ thể người. Ở một liều lượng nhất định, các tác nhân này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người như gây ung thư, ngộ độc, các bệnh hệ tiêu hoá, tim mạch ... Ô nhiễm nguồn nước do chất thải rắn: Đây được coi là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ người dân từ chất thải rắn đặc biệt là chất thải nguy hại ở thể rắn. Các tác nhân gây ô nhiễm như các chất độc hại, các mầm bệnh... thấm nhiễm vào nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) gây ô nhiễm nguồn nước uống, nước sinh hoạt gây các bệnh đường tiêu hoá như tiêu chảy, giun sán...mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, ngộ độc thực phẩm, các bệnh về mắt, da liễu, phụ khoa... Ô nhiễm không khí do chất thaie rắn: Do nền khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao làm bay hơi nhiều chất độc hại từ chất thải rắn sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người dân đặc biệt là những người lao động thường xuyên tiếp xúc với các nguồn chất thải, gây các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Từ những tác hại trên do CTR gây ra đòi hỏi cần có một giải phấp để ngăn ngừa và giảm thiểu các tác hại do chất thải rắn gây ra. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Thông qua việc tìm hiểu và phân tích hiện trạng rác thải của khu vực tỉnh Lai Châu tiến hành đánh giá và những biến đổi của môi trường tỉnh Lai Châu theo khía cạnh cần xử lý chất thải rắn. - Lựa chọn công nghệ thu gom, vận chuyển và chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn của tỉnh Lai Châu. - Nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đề xuất giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu và giải quyết các tác hại mà chất thải rắn đem lại. 4. Nội dung nghiên cứu: Đề tài được chia thành 8 chương gồm có: Chương I: Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. Chương II: Tổng quân về chất thải rắn. Chương III: Hiện trạng quản lý chất thải rắn của tỉnh Lai Châu. Chương IV: Lựa chọn phương pháp xử lý chất thải rắn, phân tích địa điểm xây dựng và phương án thi công. Đánh giá tác động môi trường và các giải pháp giảm nhẹ. Chương V: Tính toán và thiết kế sơ bộ hệ thống xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp. Chương VI: Quản lý, vận hàng bãi chôn lấp. Chương VII: Đánh giá tác động môi trường và các giảm pháp giảm nhẹ ô SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe nhiễm môi trường. Chương VIII: Phân tích tình hình tài chính, kinh tế. II. Phương pháp lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp: 1. Nguyên tắc chung: Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, xây dựng BCL phải tuân theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (gọi tắt là Nghị định 52/CP), Nghị định 12/CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 52/CP (gọi tắt là Nghị định 12/CP), theo các quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng. Khi phê duyệt dự án đầu tư BCL phải có phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Phụ lục II, Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư). 2. Yêu cầu lựa chọn địa điểm BCL: 2.1. Địa điểm BCL phải được xác định căn cứ theo quy định xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2.2. Khoảng cách xây dựng từ BCL tới các điểm dân cư, khu đô thị. 2.3. Việc lựa chọn địa điểm phải căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, hệ hống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực dự kiến xây dựng. 3. Lựa chọn các mô hình BCL: SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Tuỳ thuộc vào các đặc tính của từng loại chất thải được chôn lấp và đặc điểm địa hình từng khu vực, có thể lựa chọn các mô hình BCL sau: Bãi chôn lấp khô, bãi chôn lấp ướt, bãi chôn lấp hỗn hợp khô-ướt, bãi chôn lấp nổi, bãi chôn lấp chìm, bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi và bãi chôn lấp ở các khe núi. 4. Quy mô diện tích BCL: 4.1. Quy mô diện tích BCL được xác định trên cơ sở: A. Dân số và lượng chất thải hiện tại, tỷ lệ tăng dân số và tăng lượng chất thải trong suốt thời gian vận hành của BCL. B. Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển của đô thị. 4.2. Việc thiết kế BCL phải đảm bảo sao cho tổng chiều dày của bãi kể từ đáy đến đỉnh có thể từ 15 m đến 25 m, tuỳ thuộc vào loại hình BCL và điều kiện cảnh quan xung quanh BCL. 4.3. Tỷ lệ diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: Đường, đê kè, hệ thống thoát nước, dẫn nước, nhà kho, sân bãi, xưởng, hồ lắng nước rác, hồ xử lý nước, hệ thống hàng rào cây xanh và các công trình phụ trợ khác trong BCL chiếm khoảng 20% tổng diện tích bãi. Căn cứ vào các đặc điểm trên xác lập quy mô các BCL. 5. Quy trình lựa chọn BCL: Việc lựa chọn địa điểm BCL được thực hiện theo 4 bước sau: - Bước 1: Thu thập các tài liệu liên quan đến yêu cầu của BCL, khối lượng chất thải cần chôn lấp và dự kiến trong tương lai. Quy định về mức độ điều tra khi lập dự án xây dựng BCL như sau: SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe 1. Điều tra về địa hình: Đối với tất cả các BCL phải tiến hành đo đạc địa hình với tỷ lệ 1: 5000; 1: 2000, ngoài ra phải có bản đồ địa hình khu vực, tỷ lệ 1: 25.000 đối với đồng bằng và tỷ lệ 1:50.000 đối với trung du và miền núi. Tất cả các điểm đo địa vật lý, khoan địa chất thuỷ văn, khoan địa chất công trình phải được xác định toạ độ, độ cao và đưa lên bản đồ địa hình. 2. Điều tra về thời tiết, khí hậu: Phải thu thập tài liệu khí hậu ở các trạm khí tượng gần nhất, các yéu tố cần thu thập bao gồm: a. Lượng mưa trung bình các tháng năm, lượng mưa ngày lớn nhất, ngày nhỏ nhất. b. Độ bốc hơi trung bình và lớn nhất trong tháng. c. Hướng gió và tốc độ gió trong năm. d. Nhiệt độ trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất trong tháng v.v... 3. Điều tra về thuỷ văn: Ngoài việc thu thập các tài liệu thuỷ văn khu vực (mạng sông suối, giá trị mực nước trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, lưu lượng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất ở các trạm thuỷ văn gần nhất, chế độ thuỷ triều đối với các vùng ảnh hưởng triều), còn phải tiến hành điều tra khảo sát thực địa và phải làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau: a. Mạng lưới sông suối của khu vực và đặc biệt là các dòng chảy chảy qua khu vực BCL (dòng chảy liên tục hoặc tạm thời đối với dòng chảy theo mùa). b. Quy mô của các dòng chảy: độ rộng, độ sâu, hướng chảy... SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe c. Lưu vực các dòng chảy: diện tích, độ dốc, khả năng tập trung nước. d. Lưu lượng dòng chảy, đặc biệt chú ý lưu lượng lũ. e. Mức nước cao nhất, nhỏ nhất của các dòng chảy. f. Chất lượng nước. g. Hiện trạng sử dụng nước. h. Các ao hồ, kích thước, chất lượng và hiện trạng sử dụng. i. Biến động mực nước các hồ. j. Khoảng cách từ BCL đén các hồ, các dòng chảy. k. Kết quả phân tích một số mẫu nước. Việc cập nhập các số liệu trên với chuỗi thời gian càng dài càng có giá trị, tối thiểu không nhỏ hơn 5 năm. 4. Điều tra về địa chất, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình: 4.1. Mức độ điều tra phải trả lời được các vấn đề cơ bản sau: a. Diện phân bố của các lớp đất đá trong khu vực BCL, diện tích, bề dày, độ sâu phân bố. b. Thành phần thạch học của các lớp. c. Hệ số thấm nước của các lớp. d. Thành phần hoá học của nước, tính chất cơ lý của các lớp đất, thành phần hạt. e. Mực nước của các lớp. f. Vùng xây dựng bãi có các đứt gãy chạy qua không? Quy mô, tính chất của đứt gãy. g. Mức độ động đất. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe h. Khả năng trữ và chất lượng đất phục vụ việc phủ và đóng cửa bãi chôn lấp. Độ sâu nghiên cứu đối với vùng trung du phải tới chiều sâu đá gốc, ở đồng bằng phải hết độ sâu tầng chứa nước trên cùng và ở một số vùng như ở Hà Nội phải đến độ sâu của tầng chứa nước chủ yếu đang khai thác. 4.2 Để thực hiện được các yêu cầu trên phải: a. Tiến hành đo địa vật lý để xác định đứt gãy. b. Khoan và thí nghiệm ít nhất một lỗ khoan địa chất thuỷ văn. Độ sâu lỗ khoan địa chất thuỷ văn phải vào tầng chứa nước có ý nghĩa cấp nước. Ví dụ lỗ khoan có thể bố trí ngoài diện tích bãi chôn lấp đến 50 m (sau này nếu cần có thể sử dụng làm lỗ khoan cấp nước cho bãi chôn lấp hoặc để làm trạm quan trắc nước ngầm). c. Hiện trạng khai thác sử dụng nước ngầm của khu vực. d. Địa chất công trình: mạng lưới khoan các lỗ khoan địa chất công trình có thể 30m x 30m đến 50m x 50 m tuỳ theo bãi lớn hay nhỏ. - Chiều sâu các lỗ khoan địa chất công trình  15m. - Số mẫu lấy trong mỗi lớp ít nhất là 1 mẫu. - Chỉ tiêu phân tích: hệ số thấm, thành phần hạt, tính chất cơ lý của đất đá. - Tất cả các lỗ khoan phải đo mực nước. - Sau khi kết thúc công tác khảo sát, các lỗ khoan cần được lấp đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, tuyệt đối không để nước thấm rỉ xuống dưới và chỉ để lại các lỗ khoan dùng để quan trắc (đo mực nước, lấy mẫu phân tích...). - Phân tích hoá học một số mẫu đất (mỗi lớp tối thiểu 1 mẫu). 5. Điều tra hệ sinh thái khu vực: SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe a. Hệ thực vật, động vật chủ yếu và ý nghĩa kinh tế của nó. b. Hệ thuỷ sinh. c. Các loài thực vật và động vật quý hiếm có trong sách đỏ của khu vực BCL và vùng phụ cận. 6. Điều tra về tình hình kinh tế - xã hội: a. Hiện trạng sử dụng đất, đặc biệt khu dự kiến chọn BCL: năng suất sản xuất, giá trị kinh tế hiện tại. b. Cơ sở hạ tầng quanh BCL (giao thông, điện nước...). c. Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. d. Các khu dân cư gần nhất (số dân, tỷ lệ sinh sản, bệnh tật hiện tại... Phong tục tập quán). e. Các khu du lịch, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và các yếu tố khác. - Bước 2: Xác định phương án các địa điểm có khả năng để xây dựng BCL. Các vị trí này có thể được xem xét và đề xuất trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bản đồ địa hình, địa chất, địa chất thuỷ văn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có, hiện trạng phân bố dân cư. Tổ chức các chuyến khảo sát thực địa. - Bước 3: So sánh và lựa chọn phương án với các chỉ tiêu của BCL và loại bỏ bớt một số địa điểm dự định. Lựa chọn chính thức, trong bước này so sánh đánh giá chi tiết các địa điểm còn lại trên cơ sở phân tích đánh giá dựa theo các chỉ tiêu: kỹ thuật, kinh tế và xã hội, lựa chọn tối ưu, áp dụng các phương pháp chập bản đồ, tính điểm các chỉ tiêu. Để thực hiện được bước này cần phải có đầy đủ các tài liệu điều tra hiện trạng môi trường, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe xã hội của tất cả các địa điểm dự định. Từ đó, cho điểm từng yếu tố đối với từng địa điểm và lựa chọn địa điểm thích hợp nhất. - Bước 4: Sơ phác, mô phỏng phương án địa điểm lựa chọn BCL. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe I. Tổng quan về chất thải rắn: 1. Định nghĩa chất thải rắn: Chất thải rắn được hiểu là những vật ở dạng rắn do hoạt động của con người (sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng…) và động vật gây ra. Đó là những vật đã bỏ đi, thường ít được sử dụng hoặc ít có ích và không có lợi cho con người. 2. Các nguồn gốc phát sinh chất thải rắn: Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý chất thải rắn thích hợp. Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh chất thải rắn khác nhau nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là: - Khu dân cư. - Khu thương mại. - Cơ quan, công sở. - Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng. - Khu công cộng. - Nhà máy xử lý chất thải. - Công nghiệp. - Nông nghiệp. - Hộ gia đình, biệt thự, chung cư. - Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sữa chữa và dịch vụ. - Trường học, bệnh viện, văn phòng, công sở nhà nước. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe - Khu nhà xây dựng mới, sữa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng. - Đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm. - Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải và các quá trình xử lý chất thải công nghiệp khác. - Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhiệt điện. - Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại. - Thực phẩm dư thừa, giấy, can nhựa, thuỷ tinh, can thiếc, nhôm. - Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại. - Rác vườn, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui chơi, giải trí. Bùn, tro, chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu, và các rác thải sinh hoạt. - Thực phẩm bị thối rửa, sản phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại. (Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993) Bảng 1: Nguồn gốc các loại chất thải. Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn Khu dân cư GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Hộ gia đình, biệt thự, chung Thực phẩm dư thừa, giấy, cư. can nhựa, thủy tinh, nhôm. Nhà kho, nhà hàng, chợ, Giấy, nhựa, thực phẩm khách sạn, nhà trọ, các trạm thừa, thủy tinh, kim loại, sửa chữa và dịch vụ. chất thải nguy hại Cơ quan, công Trường học, bệnh viện, văn Giấy, nhựa, thực phẩm dư sở phòng cơ quan chính phủ. thừa, thủy tinh, kim loại, Khu thương mại chất thải nguy hại. Công trình xây Khu nhà xây dựng mới, sửa Gỗ, bê tông, thép, gạch, dựng chửa hữa nâng cấp mở thạch cao, bụi. rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng. Dịch vụ công Hoạt động dọn rác vệ sinh Rác cành cây cắt tỉa, chất cộng đô thị đường phố, công viên, khu thải chung tại khu vui vui chơi giải trí, bãi tắm. chơi, giải trí. Các khu công Công nghiệp xây dựng, chế Chất thải do quá trình chế nghiệp tạo, công nghiệp nặng- nhẹ, biến công nghiệp, phế liệu, lọc dầu, hóa chất, nhiệt điện. và các rác thải sinh hoạt Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn Thực phẩm bị thối rửa, cây ăn trái, nông trại. sản phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại. (Nguồn: Nguyễn Văn Phước - Giáo trình Quản Lý Chất Thải Rắn) 3. Thành phần chất thải rắn: - Ở các đô thị Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 kg/người/ngày đến 1,2 kg.người/ngày. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe - Theo điều tra, lượng chất thải rắn trung bình phát sinh từ các đô thị thành phố năm 1996 là 16.237 tấn/ngày; năm 1997 là 19.315 tấn/ngày, đến năm 1998 thì đạt giá trị 22.210 tấn/ngày. Hiệu suất thu gom từ 40%-67% ở các thành phố lớn và từ 20%-40% ở các đô thị nhỏ. Kết quả điều tra ban đầu về chất thải rắn nguy hại (CTRNH) cho thấy: Ô nhiễm chất thải rắn tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp như: luyện kim, dệt, nhuộm, nhựa, cao su… Theo số liệu thống kê năm 2007 của Cục Bảo vệ môi trường, tổng khối lượng phát sinh CTRNH tại 64 tỉnh thành trong cả nước là 16.927,80 tấn/ngày, tương đương 6.170.868 tấn/năm. Như vậy, trung bình tại mỗi đô thị của các tỉnh, thành phố trong cả nước phát sinh 264,5 tấn/ngày. Trong đó, TP Hồ Chí Minh là nơi có khối lượng phát sinh lớn nhất với khoảng 5.500 tấn/ngày chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) (đô thị có khối lượng phát sinh CTRSH ít nhất là thị xã Bắc Kạn với 12,3 tấn/ngày). Khối lượng phát sinh trung bình tại các đô thị của các vùng dao động khá lớn, lớn nhất là vùng Đông Nam Bộ với 839,13 tấn/ngày/đô thị tương đương 306.280,63 tấn/năm (chiếm khoảng 65% CTRNH trên cả nước), tiếp đến là vùng đồng bằng Sông Hồng với 389,3 tấn/ngày/đô thị tương đương 142.094,5 tấn/năm ( chiếm khoảng 32% CTRNH trên cả nước). Thấp nhất là Vùng Tây Bắc với 43,9 tấn/ngày/đô thị tương đương 16.023,5 tấn/năm. Tại Hà Nội, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố vào khoảng 2.800 tấn/ngày, ngoài ra chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế với khối lượng 2.000 tấn/ngày. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe lớn nhất trong các loại, khoảng 60%, chất thải xây dựng chiếm khoảng 25%, chất thải công nghiệp 10% và lượng chất thải phân bùn bể phốt là 5%. Tại TP Hồ Chí Minh, lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày, chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải, khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời. Tại các bệnh viện, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế được phân cấp theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế. Lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn chất thải rắn y tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày. + Tại Hà Nội: 480 -580 kg/m3. + Tại Đà Nẵng: 420 kg/m3 + Tại Hải Phòng: 580 kg/m3 + Thành Phố Hồ Chí Minh: 500 kg/m3 Thành phần của chất thải rắn rất đa dạng và đặc trưng cho từng loại đô thị (thói quen, mức độ văn minh, tốc độ phát triển…). Một số đặc trưng điển hình của chất thải ở Việt Nam: - Hợp phần có thành phần hữu cơ cao (50,27% - 62,22%). - Chứa nhiều đất cát, sỏi đá vụn, gạch vỡ, vỏ sò, sành sứ… - Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900kcal/kg). - Lượng bùn cặn cống thường lấy theo định kì hàng năm, ước tính trung bình cho một ngày là 822 tấn. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh và tỉ lệ thu gom được thể hiện trong bảng 2 dưới đây. - Trọng lượng riêng của chất thải rắn đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn thiết bị thu gom và phương thức vận chuyển. Số liệu này dao động theo mật độ dân cư và thành phần kinh tế hoạt động chủ yếu ở từng đô thị: SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Bảng 2: Lượng chất thải tạo thành và tỉ lệ thu gom trên toàn quốc từ năm (1997-1999). Loại chất thải Lượng phát sinh Lượng thu gom (%) 1997 1998 1999 1997 1998 1999 Chất thải sinh hoạt 14.525 16.558 18.879 55 68 75 Bùn, cặn cống 822 920 1.049 90 92 92 1.798 2.049 2.336 55 65 65 252 277 75 75 75 2.2 2.508 48 50 60 21.979 25.049 56 70 73 Phế thải xây dựng Chất thải y tế nguy 240 hại Chất thải CN nguy hại 1.930 Tổng cộng 19.315 (Nguồn: Số liệu quan trắc –CEETIA –năm 2000). SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Bảng 3: Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị năm 1998 (% theo tải lượng). Thành phần Hà Nội Hải Phòng Hạ Long Đà Nẵng Tp HCM Chất hữu cơ 50,1 50,58 40,1-44,7 31,50 41,25 Cao su, nhựa 5,50 4,52 2,7-4,5 22,50 8,78 Giấy, carton, giẻ vụn. 4,2 7,52 5,5-5,7 6,81 24,83 Kim loại 2,50 0,22 0,3-0,5 1,04 1,55 Thủy tinh, gốm, sứ 1,8 0,63 3,9-8,5 1,08 5,59 Đất, đá, cát, gạch vụn 35,90 36,53 47,5-36,1 36,0 18 Độ ẩm 47,7 45-48 40-46 39,09 27,18 Độ tro 15,9 16,62 11 40,25 58,75 Tỷ trọng, tấn/m3 0,42 0,45 0,57-0,65 0,38 0,412 (Nguồn: Số liệu quan trắc – CEETIA). 4. Tính chất chất thải rắn: Những tính chất vật lý quan trọng nhất của chất thải rắn đô thị là trọng lượng riêng. Độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữa ẩm tại thực địa, độ xốp của rác nén của các vật chất trong thành phần chất thải rắn. - Khối lượng riêng Trọng lượng riêng của chất thải rắn là trọng lượng của một đơn vị vật chất SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe tính trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì chất thải rắn có thể ở các trạng thái như xốp, chứa trong các container, nén hoặc không nén được…nên khi báo cáo giá trị trọng lượng riêng phải chú thích trạng thái mẫu rác một cách rõ ràng. Trọng lượng riêng thải đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải…trọng lượng riêng của một chất thải đô thị điển hình là khoảng 500 lb/yd3 (300kg/m3). Ghi chú: 1lb = 0,4536 kg, 1yd3 = 0,764m3. - Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy. Độ ẩm chất thải rắn được biển diễn bằng hai phương pháp: trọng lương ướt và trọng lượng khô. - Kích thước và cấp phối hạt: Kích thước và cấp phối hạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán, thiết kế các phương tiện cơ khí như thu hồi vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàn lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia bằng phương pháp từ tính. - Khả năng giữ nước tại thực địa (hiện trường). Khả năng giữ nước tại hiện trường của chất thải rắn là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lực. Là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác. Khả năng giữ nước tại hiện trường thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân hủy của chất thải (ở khu dân cư và các khu thương mại thì dao động trong khoảng 50 – 60%). SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe II. Phân loại chất thải rắn: Chất thải rắn rất đa dạng, vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như: 1. Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý: Phân loại chất thải rắn theo dạng này, người ta chia ra các loại: Các chất cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp. Bảng 4: Phân loại theo công nghệ xử lý Thành phần Định nghĩa 1/ Các chất cháy được. - Giấy - Các vật liệu làm từ giấy. - Hàng dệt - Rác thải - Cỏ, gỗ, củi, rơm. - Chất dẻo. - Có nguồn gốc từ sợi - Các chất thải từ thức ăn, thực phẩm hàng ngày. - Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, nứa, rơm. - Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su. Ví dụ - Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh… - Vải, len… - Các rau, quả, thực phẩm… - Đồ dùng bằng gỗ như: bàn, ghế, tủ… - Phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo, bịch nylon… SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe 2/ Các chất không cháy được. - Kim loại sắt. - Các vật liệu và các sản - Hàng rào, dao, nắp lọ… phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút. - Vỏ hộp nhôm, đồ đựng - Kim loại - Các vật liệu không bị bắng kim loại… không phải sắt nam châm hút. - Chai lọ, đồ dùng bằng - Thủy tinh. - Các vật liệu và sản phẩm thủy tinh, bóng đèn… được chế tạo từ thủy tinh. - Vò trai, ốc, gạch đá, - Đá và sành sứ. - Các vật liệu không cháy gốm, sành, sứ… khác ngoài kim loại và thủy tinh 3/ Các chất hỗn - Tất cả các loại vật liệu - Đá cuội, cát, đất, tóc… hợp khác không phân loại ở phần 1 và phần 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể chia làm 2 phần với kích thước >5mm và <5mm (Nguồn: Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 1999.) 2. Phân loại theo quan điểm thông thường: - Rác thực phẩm: Bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá trình lưu trữ, chế biến, nấu ăn…đặc điểm quan trọng của loại rác này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây ra mùi hôi khó chịu. - Rác rưởi: Bao gồm các chất cháy được và các chất không cháy được, sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại…các chất cháy được như giấy, carton, plastic, vải, cao su, da, gỗ…và chất không cháy được như thủy SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe tinh, vỏ hộp kim loại… - Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, lá…ở các hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp… - Chất thải xây dựng: Đây là chất thải rắn từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà, đập phá công trình xây dựng tạo ra các xà bần, bêtông… - Chất thải đặc biệt: Được liệt vào loại rác này có rác thu gom từ việc quét đường, rác từ thùng rác công cộng, xác động vật, xe ôtô phế thải… - Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: chất thải này có hệ thống xử lý nước, từ nước thải, từ các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Thành phần chất thải loại này đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý. Chất thải này thường là chất thải dạng rắn hoặc bùn (nước chiếm từ 25 – 95%). - Chất thải nông nghiệp: Vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi. Hiện nay chất thải này chưa được quản lý tốt ngay ở các nước phát triển vì đặc điểm phân tán về số lượng và khả năng tổ chức thu gom. - Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật. Những chất này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất thải loại này, việc thu gom, xử lý phải hết sức cẩn thận. Vấn đề quản lý chất thải rắn trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một trong những tiêu chí trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh sự phát triển công nghiệp và hiện đại hóa, sự phát triển đô thị và các khu công nghiệp sẽ phát sinh chất thải rắn của công nghiệp, bệnh viện và rác thải đô thị. Nếu không được xử lý đúng cách, những loại chất thải do con người tống ra môi trường có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, là con đường truyền nhiễm nguy hiểm, phá hoại đến cả môi trường sống…tác nhân gây nguy hại môi trường của SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe chất thải rắn là rất lớn. Vì vậy, vấn đề hiện nay là chúng ta cần đưa ra những giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn hiệu quả, ứng dụng những tiến bộ khoa học trong và ngoài nước, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường sống nói chung và môi trường không khí nói riêng, vì sức khỏe của con người và của cả xã hội. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CỦA TỈNH NGHỆ AN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH NGHỆ AN 1. Điều kiện tự nhiên a.Vị trí địa lý: Diện tích: 16.487km2 Dân số: 2.915.055 người Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu, tộc người Đan Lai... Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh Huyện thị: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn. Vị trí địa lý: SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 18 33' đến 20o00' vĩ độ Bắc và từ 103o52' đến 105o48' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, Tây giáp nước bạn Lào, Đông giáp với biển Đông. Địa hình Nghệ An gồm có núi, đồi, thung lũng. Độ dốc thoải dần từ đông bắc xuống tây nam. Hệ thống sông ngòi của tỉnh dày đặc, có bờ biển dài 82 km. Giao thông đuờng bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không đều thuận lợi: có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh dài 94km, có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh. o b.Đặc điểm địa hình và Khí hậu Về địa hình: Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2 711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. sông ngòi: Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ An là 17.730 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3 trong đó 14,4.109 là nước mặt Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Biển, bờ biển SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bải biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An. Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha). c. Về khí hậu: Nghệ an nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) Năm 2004: - Nhiệt độ trung bình là 24,2oC, cao hơn so với trung bình hàng năm là 0,2o C - Tổng lượng mưa trong năm là 1.610,9mm, lượng mưa thấp nhất là 1110,1 mm ở huyện Tương Dương. - Tổng số ngày mưa trong năm là 157 ngày nhiều hơn năm 2003 là 33 ngày. - Độ ẩm trung bình hàng năm là: 84%, độ ẩm thấp nhất là 42% vào tháng 7 - Tổng số giờ nắng trong năm 2004 là 1.460 giờ, thấp hơn năm 2003 là 270 giờ. 2. Điều kiên kinh tế- xã hội a. điều kiện dân cư: Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số ngày 01/04/2009) có 3.113.055 người, giảm so với thời kỳ điều tra đân số năm 2004 vì một bộ phận dân cư di cư vào các địa phương khác sinh sống mà chủ yếu là các tỉnh phía Nam. Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, người Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Dân số tỉnh Nghệ An gần 3 triệu người. Tỉ lệ dân số dưới 14 tuổi chiếm 40%, từ 15-59 tuổi chiếm 54%, trên 60 tuổi chiếm 6% (là tỉnh có tỷ lệ dân số trẻ lớn so với các tỉnh trong cả nước). + Trình độ dân trí từng bước được nâng cao. Toàn tỉnh đã phổ cập tiểu học và xoá mù chữ từ năm 1998, đang phấn đấu phổ cập trung học cơ sở + Nguồn lao động dồi dào, trên 1,5 triệu người. Trong đó làm việc trong các ngành kinh tế là 1,38 triệu người. Hàng năm nguồn lao động được bổ sung trên 3 vạn người. + Tỷ lệ lao động được đào tạo khoảng 15%. Toàn tỉnh hiện có 105 tiến sỹ, trên 400 thạc sỹ, gần 24.000 người có trình độ đại học, 14.000 người có trình độ cao đẳng, 60.000 người có trình độ trung học chuyên nghiệp b. Phát triển kinh tế Công nghiệp Hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ. Phấn đấu phát triển nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh như các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy... Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An các khu công nghiệp sau:  Khu kinh tế Đông Nam Khu công nghiệp Bắc Vinh  Khu công nghiệp Nam Cấm  Khu công nghiệp Nghi Phú  Khu công nghiệp Hưng Đông  Khu công nghiệp Cửa Lò  Khu công nghiệp Hoàng Mai  Khu công nghiệp Đông Hồi  Khu công nghiệp Phủ Quỳ  SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn  GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Khu công nghiệp Tân Thắng Du lịch Có bãi tắm Cửa Lò là khu nghỉ mát; Khu du lịch biển diễn Thành, huyện Diễn Châu - một bãi biển hoang sơ và lãng mạn; khu di tích Hồ Chí Minh, khu di tích đền Cuông. Năm 2008, Khu du lịch Bãi Lữ được đưa vào khai thác. Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền... Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ Uống rượu cần. Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển. Về du lịch biển, Nghệ An có 82km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế như bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương, Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu). Đồng thời Nghệ An rất có lợi thế phát triển du lịch văn hóa. Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên, quê hương của Hồ Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lượt nhân dân và du khách đến tham quan nghiên cứu. Khu di tích lịch sử Kim Liên, cách trung tâm thành phố Vinh 12 km về phía Tây Nam, là khu di tích tưởng niệm Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Nơi đây gắn với thời niên thiếu của Hồ Chí Minh và còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình. Làng Sen, quê nội của Hồ Chí Minh, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng). Làng có nhiều hồ thả sen suốt hai bên đường làng. Ngôi nhà của Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh. Trong nhà có những đồ dùng giống như các gia đình nông dân: phản gỗ, chõng tre, cái võng gai, bàn SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe thờ... Nhà được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng góp lại làm tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Hồ Chí Minh khi ông Sắc đỗ Phó Bảng đem lại vinh dự cho cả làng. Cách làng Sen 2km là làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù) - quê ngoại của Hồ Chí Minh - và cũng là nơi ông cất tiếng khóc chào đời, được mẹ nuôi dạy những năm ấu thơ. Khu du lịch thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A ngày càng tăng, lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng. Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Cách thành phố Vinh 120 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc huyện Con Cuông, nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào. Nơi đây có một số loài động vật, thực vật quý hiếm cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ hung và một số loài thực vật như pơ mu, sa mu, sao hải nam... Hiện nay, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường thế giới cũng như trong nước, đang có các dự án để bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tạo thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Khu du lịch Cửa Lò là điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn chạy dài gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức tranh thuỷ mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách thập phương. Nghệ An còn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng: cháo lươn Vinh, cơm lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đoài... là những sản phẩm du lịch có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước. Với nhiều lắm những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hoá phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn II. GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI TỈNH NGHỆ AN: 1. các nguồn phát sinh chất thải rắn: Những nguồn phát sinh chất thải rắn chính là: * Chất thải sinh hoạt - Hộ gia đình(nhà ở riêng biệt,khu tập thể,khu chung cư…) thực phẩm thừa,giấy bỏ,vải, da, gỗ vụn,thủy tinh vỡ, chai lọ bỏ,các loại kim loại khác,tro, lá cây,các chất thải đặc biệt ( đồ điện,pin,acquy, dầu, lốp xe…0) và các chất độc hại sử dụng trong gia đình( thuốc diệt chuột,muỗi, gián, thuốc hết hạn sử dụng...). - Các trung tâm Thương mại, nhà hàng, quán ăn, chợ,văn phòng,khách sạn, nhà in, trạm xăng dầu,khu du lịch…:giấy ăn, bìa cactong, nhựa, gỗ, thức ăn thừa,thủy tinh, kim loại, các loại rác đặc biệt( dầu mỡ, lốp xe…) và các chất thải độc hại như sơn… - Các công sở ,trường học,các cơ quan hành chính,đơn vị quân đội,các công trình công cộng( bến xe,đường phố,công viên…): phần lớn chất thải giống như chất thải thương mại và gồm cả chất thải sinh hoạt. * Chất thải y tế :Chất thải từ bệnh viện và các trung tâm y tế,khu khám chữa bệnh…:gồm chất thải giống như chất thải thương mại và chất thải sinh hoạt.Trong đó có 5% lượng chất thải có tính chất đặc biệt nguy hiểm chứa các vi sinh vật có khả năng truyền nhiễm bệnh,cần phải phân loại và xử lý tại chỗ. * Chất thải xây dựng: bao gồm chất thải từ các hoạt động xây dựng, các địa điểm xây dựng mới,sửa chữa đường xá, di dời nhà cửa…như gỗ,thép,gạch,bê tông,cát…các loại rác đường phố như lá cây,rác công viên… SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe * Chất thải công nghiêp: là các chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp.Các chất thải đó bao gồm: các chất thải sinh ra từ nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, các chất thải sinh ra từ nhiên liệu phục vụ sản xuất,các chất thải sinh ra trong công nghiệp sản xuất. *Chất thải nông nghiệp:là những chất thải sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp:rơm,rạ,chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật… 2. thành phần chất thải rắn: Chất thải rắn bao gồm những chất hữu cơ(có thể cháy được) và những chất vô cơ ( ko cháy được),chất thải độc hại, chất thải đặc biệt thải ra từ các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, thương mại,công sở,thành phần hữu cơ tiêu biểu nhất chủ yếu là các chất dễ phân hủy.Thực phẩm thừa,giấy các loại,cactong,nhự vải các loại,cao su,gỗ,rác thải sân vườn.Thành phần vô cơ gồm thủy tinh, ion kim loại,nhôm,sắt thép,bụi… Các thành phần chất thải rắn của tỉnh Ngệ An sẽ có thay đổi do có sự thay đổi trong cơ cấu phát triển kinh tế,tỷ trọng công nghiệp ,thương mại và dịch vụ;dựa vào sự thay đổi xu hướng sử dụng hàng hóa của nhân dân. Thành phần Tỷ lệ % Chất cháy được( rác,gỗ,cao su..) 65 Không cháy được(kim loại,thủy tinh,gạch…) 35 Các chất thải dễ phân hủy đặc biệt trong điều kiện thời tiết ẩm lại càng dễ phân hủy,thối rữa.Nguồn phát sinh chất thối rửa chủ yếu là thức ăn ,nguyên liệu chế biến thực phẩm…Thường chất thối rữa phát sinh mùi hôi SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe thối và là điều kiện cho ruồi ,muỗi.nhặng phát triển.Có thể nói ,bản chất của các chất thối rữa trong rác là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến thiết kế và vận hành của hệ thống sử lý rác thải,nhất là hệ thống thu gom rác.Đối với giấy,mặc dù có đến hơn 50 loại giấy khác nhau ,giấy thải trong rác sinh hoạt chủ yếu là giấy báo ,tạp chí,giấy quảng cáo,tờ rơi,giấy loại ở các cơ quan,giấy bao gói ,khăn giấy,carton… Các chất thải nhựa trong rác gồm một số chủng loại: -polythylenen terephthalat(PETE/1) -polythylenen mật độ cao (HDPE/2 -polyvinyl chloride (PVC/3) -polythylenen mật độ thấp (LDPE/3) -poly propylenen (PP/5 ) -poly styreme (PS/6) -Các loại plastic khác (7) Các loại vật liệu này được phân biệt bằng mã số ghi trên bao bì hay vật dụng chế tạo bằng plastic. -Chất thải đặc biệt được phát sinh bao gồm những đồ vật cồng kềnh,đồ điện tử gia dụng,rác sân vườn,bình điện ,dầu mỡ,loopss xe…Những loại rác này thường được tách riêng ra khỏi rác thải sinh hoạt. - Các thứ rác cồng kềnh như đồ hỏng hóc, hết hạn sử dụng hay phế phẩm như các loại đồ gỗ,đèn quạt và các loại tương tự khác.Các loại đồ điện gia dụng như máy lạnh, radio,tivi,giàn nghe nhạc,lò bếp,…Khi thu gom các loại rác này phải để riêng vì chúng có thể gây cháy nổ hoặc gây ô nhiễm môi trường,nguy hiểm và gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe -Các nguồn phát sinh pin,điện tử,ắc quy gồm các máy móc,nguồn dự trữ điện gia dụng,ô tô,xe gắn máy,bình điện… hàm chứa rất nhiều các kim loại như thủy ngân,bạc,chì…Các kim loại này có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm,ô nhiễm đất. -Dầu thải từ ô tô,xe gắn máy nếu không được thu gom để tái chế hợp lý sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nước mặt. Lốp xe cũng là một vấn đề nan giải bởi vì nó cồng kềnh khó phân hủy,đồng thời cũng là nơi trú ngụ của muỗi,nơi phát sinh mầm bệnh. -Mặt khác,trong rác thải còn có các chất độc hại đối với con người và sinh vật như: thuốc diệt chuột,thuốc trừ sâu,hóa chất bảo vệ thực vật,chất phụ gia sử dụng để chế biến túi nilong,gia công,các hóa mĩ phẩm qua hạn sử dụng,các loại phẩm nhuộm quần áo… Sau đây là bảng thành phần chất thải rắn của tỉnh Nghệ An STT Thành phần %khối lượng tấn/m3 1 Chất hữu cơ: thức ăn thừa,lá cây,hoa quả 41 2 Plastic:Nilon,nhựa,cao su 3 3 Giấy:Giấy vụn,vải,cacton 6 4 Kim loại:vỏ lon,đinh rỉ.sắt thép… 2,3 5 Thủy tinh: chai,lọ,sành,sứ 5,5 6 Chất trơ:đất,đá,cát,gạch vụn… 36,5 Độ ẩm 46 Độ tro 12 Tỉ trọng 0,62 3. quản lý, thu gom chất thải rắn: SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Chất thải rắn ở thành phố Nghệ An hiện nay thu gom chủ yếu bằng phương pháp thủ công.Chất thaỉ được thu gom tập chung tại chỗ và không được phân loại tại nguồn phát sinh.Trong công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn do: +Ý thức của người dân còn chưa cao,vứt rác bừa bãi,không đúng địa điểm và thời gian quy định. + Người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường có lợi cho bản than mình như thế nào. + Một số nơi thu gom có địa hình dốc, nhiều ngõ hẹp +Múc thu phí cho việc thu gom chưa đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý chất thải rắn. a. Cơ quan quản lý và xử lý chất thải rắn. Các cơ quan quản lý và xử lý chất thải rắn tại tỉnh Nghệ An bao gồm: UBND tỉnh Nghệ An, Sở tài nguyên và môi trường, Công ty môi trường và dịch vụ đô thị tỉnh Nghệ An đảm nhiệm.Trong đó,công ty môi trường và dịch vụ đô thị Nghệ An chịu trách nhiệm trực tiếp làm nhiệm vụ chính là: +Tổ chức thu gom,vận chuyển,xử lý rác thải + Chế tạo,sửa chữa các trang thiết bị dùng trong chuyên nghành + Thực hiện các dịch vụ vệ sinh môi trường. Trong khi hoạt động,công ty đã phân ra các tổ, các đội thực hiện các nhiệm vụ khác nhau: +Các xi nghiệp môi trường +Các đơn vị chuyên vận chuyển SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe +Các đơn xị chuyên thu gom rác thải +Các đơn vị chuyên thu dọn rác đường phố +Các đơn vị chuyên chăm sóc cây xanh +Các đơn vị phụ trách quản lý bãi rác +Đơn vị làm nhiệm vụ chôn lấp rác thải. b. Hệ thống vận chuyển chôn lấp -Các phương tiện được sử dụng để thực hiện việc chôn lấp bao gồm: +Xe đẩy 300 chiếc +Xe chở chất thải 550 chiếc +Xe rửa đường 10 chiếc +Xe phục vụ hành chính 10 chiếc +Các loại thùng 500 chiếc -Thu gom rác thải nhờ công nhân dùng xe đẩy đến tận khu dân cư, các đường phố để thu gom rác thải, sau đó tập kết tại nơi quy định để chờ xe ô tô chuyên chở rác đến chở đến bãi rác.Phương pháp này còn nhiều hạn chế như rơi vãi,chưa thu gom được triệt để, gây mất mĩ quan,nhất là khi tập kết rác,sự bốc mùi của rác thải gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân và môi trường sống xung quanh. - Ngoài công ty dịch vụ môi trường thu gom rác ra, còn có đội thu gom rác tự do.Đội ngũ này đã thu gom các loại rác thải có thể tái chế được bao gồm: giấy, bao tải, kim loại, thủy tinh, nhựa…giúp cho phân loại rác sơ bộ ngay đầu nguồn. -Trên toàn thành phố có 15 điểm tập kết rác thải được quy định,với tổng lượng SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe thu gom là 70% khối lượng rác thải ra.Phần còn lại được thu gom tái chế theo mục đích sử dụng của người dân,bị đổ ra ao hồ,khe suối,triền đồi… Mỗi ngày toàn thành phố thải ra là 210 tấn rác thải,trong đó 16% lượng rác có thể tái chế được. c. Thời gian thu gom rác Thời gian thu gom rác được chia ra thành cca ca trong ngày: -Ca ngày gồm 2 đợt: +Đợt 1: từ 5h đến 10h 30 +Đợt 2 : từ 13h đến 16h -Ca đêm gồm 2 đợt: + Đợt 1: từ 16h30 đến 20h +Đợt 2 : từ 21h đến 24h. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe CHƯƠNG III LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG I. Lựa chọn phương pháp xử lý chất thải rắn: 1. Cơ sở lựa chọn - Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là làm giảm hoặc các thành phần không muốn trong chất thải như chất độc hại chất không hợp vệ,tận dụng năng lượng và vật liệu trong chất thải. - Khi lựa chọn phương pháp cần quan tâm những điểm sau đây: +Tổng lượng chất thải rắn cần xử lý +Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng +Yêu cầu bảo vệ môi trường +Thành phần,tính chất của chất thải rắn bao gồm:  Thành phần,tính chất của chất thải sinh hoạt  Thành phần,tính chất của chất thải công nghiệp  Thành phần nguy hại hoặc không nguy hại 2. So sánh các phương pháp Với thành phần và tính chất của rác thải tỉnh Nghệ An, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp xử lý sau đây: -Phương pháp đốt -Phương pháp chế biến thành phần hữu cơ - Phương pháp chôn lấp SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe -Phương pháp chế biến khí sinh học a. Phương pháp đốt Phương pháp đốt sử dụng để đốt các chất thải thường không sử dụng được trong tái chế, sản xuất phân hữu cơ,phế thải đem đốt cháy phải là chất cháy được,thường là chất phế thải bệnh viện và một số phế thải độc hại. Khi sử dụng phương pháp đốt, thể tích chất thải giảm đi nhiều,độ tro còn lại chỉ chiếm khoảng 10-15%,do đó việc vận chuyển được dễ dàng hơn. Nhược điểm: +Thoát ra các chất độc hại như: Dioxin, furan, gây nên ô nhiễm thứ cấp.Nếu đốt ở nhiệt thấp thì lượng khói thải chất độc hại và bụi bốc hơi khoảng 70% nên bụi có tỷ trọng lớn. +Phương pháp đốt hạn chế sử dụng vì dễ gây ra bệnh ung thư,không thể đốt nhiều chất thải rắn,đặc biệt là đi ngược lại với nghị định thư Kyoto. b. Phương pháp sinh học Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học thực chất là phân hủy các chất có hàm lượng hữu cơ cao,nhờ vi sinh vật theo 2 phương pháp chủ yếu: *Phân hủy hiếu khí: Là phương pháp phân hủy chất thải rắn (chủ yếu là rác sinh hoạt và rác đường phố) bằng cách cung cấp oxy cho quá trình phân hủy hữu cơ,lúc này ta được phân hữu cơ vi sinh. Đồng thời, trong quá trình phân hủy có một số khí được sinh ra như metan ,cacbonic và những vi sinh vật có tính gây bệnh bị tiêu diệt. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe * Phân hủy yếu khí: Đó là quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong rác thải mà không cần cung cấp oxi.Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ cơ bản,các vi sinh vật yếm khí sẽ hoạt động và sản phẩm tạo ra cuối cùng là khí metan và cacbonic cùng các chất cặn bã khác. Đây là giải pháp kỹ thuật xử lý phế thải rắn nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Sử dụng phương pháp này sẽ giải quyết được vấn đề việc làm và tạo lượng phân vi sinh cho nông, lâm nghiệp. c. Phương pháp chế biến phân hữu cơ Là phương pháp mới,để chế biến phân hữu cơ thì phải có dây truyền công nghệ,mặt khác yêu cầu hàm lượng chất thải hữu cơ cao(40-60%). Chất thải không có hoặc ít chất độc hại. Trong quá trình chế biến phân hữu cơ cần chú ý đến tỷ lệ dinh dưỡng trong quá trình phân hủy, môi trường đệm, PH, tỉ lệ nguyên liệu đầu vào bởi những yếu tố này ảnh hưởng mạnh tới quá trình phân hủy. Sử dụng chất thải để chế biến phân hữu cơ sẽ ít gây ô nhiễm môi trường hơn những phương pháp khác. Phế thải được bảo vệ trong không giân nhất định kết hợp với cấp khí có đảo lộn.Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần chú ý tới điều kiện nhiệt độ. d. Phương pháp chôn lấp Chôn lấp là phương pháp hay được sử dụng để xử lý phế thải rắn với yêu cầu kĩ thuật đơn giản,thời gian vận hành và xây dựng ngắn,chi phí đầu tư không cao nhưng phần diện tích sử dụng lớn và có thể gây ô nhiễm môi trường đất,nước,không khí nếu không có biện pháp xử lý tốt.có 2 loại chôn lấp chính: +Bãi chôn lấp hợp vệ sinh: SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Nếu thiết kế bãi chôn lấp, thu gom, vận chuyển, xử lý đúng kĩ thuật với bãi chôn lấp kiểu này thì có thể xử dụng trong một thời gian dài,nhưng chi phí đầu tư cho xử lý rác thải,khí thải,nước rác,quản lý bãi rác rất tốn kém. Chất thải được đưa vào bãi chôn lấp tùy thuộc vào các loại rác thải mà đưa vào các ô chôn lấp khác nhau theo đúng phương pháp kỹ thuật,các rác thải nguy hại sẽ được phân loại và chôn lấp riêng. Dựa vào các đặc điểm xây dựng,đặc tính kĩ thuật khu xây dựng có thể phân loại bãi rác chôn lấp như sau: -Bãi chôn lấp nhỏ,diện tích của bãi là 5ha. - Bãi chôn lấp trung bình,diện tích của bãi là từ 10ha đến 15ha. - Bãi chôn lấp lớn,diện tích của bãi trên 15ha. +Bãi chôn lấp không hợp vệ sinh Do điều kiện kinh tế còn eo hẹp nên nước ta chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho xây dựng bãi chôn lấp. Đa số các bãi không hợp vệ sinh còn gây ô nhiễm môi trường như đất, nước, không khí. Bãi chôn lấp kiểu này được phân chia thành các loại bãi như sau: + Bãi chôn lấp nhỏ, diện tích của bãi là 5ha, sử dụng 5 năm + Bãi chôn lấp vừa, diện tích của bãi là 5 đến 15ha, sử dụng 6 đến 10 năm. + Bãi chôn lấp lớn, diện tích của bãi là 16 đến 30ha, sử dụng 10 đến 20 năm. + Bãi chôn lấp rất, diện tích của bãi là trên 30ha, sử dụng trên 20 năm. Xung quanh bãi chôn lấp cần bố trí thêm hệ thống hàng rào, vành đai cây xanh. -Phân loại theo vị trí chôn lấp: SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe +Bãi quây kín, tận dụng ao hồ để thi công chôn lấp (đào,vét) nhưng cần chú ý đến hệ thống thoát nước hoặc tưới nước vào bãi. Ưu điểm: dễ thi công, kinh phí đầu tư nhỏ,dễ vận hành,đòi hỏi ít nhân lực. Nhược điểm: Dễ ngấm vào các nguồn nước ngầm,dễ phát sinh thêm nước thải,khó kiểm soát khí thoát ra trong quá trình chôn lấp. +Bãi chôn lấp hở: bãi chôn lấp thường chọn ở chỗ cao nên khả năng phát sinh nước rác và xâm nhập vào nước ngầm là thấp,nhưng nếu gặp nước mưa thì nước rác dễ tràn trên bề mặt gây ô nhiễm lan nhanh. +Bãi chôn lấp trong thung lũng: Hạn chế về mặt xây dựng đập chôn lấp trong một phần khu chôn lấp, trong một phần khu khai thác,chi phí thi công, vận hành rẻ hơn nhiều.Nhưng ít có nơi có địa điểm như vậy. -Phân loại theo hình thức chôn lấp +Bãi chôn lấp khô: Là bãi chôn lấp chất thải thông thường như rác thải sinh hoạt,rác thải đường phố,chất thải công nghệ ở dạng rắn. +Bãi chôn lấp ướt: là bãi chôn lấp dùng để chôn lấpchất thải ở dạng bùn nhão(chất thải bùn nhão chiếm khoảng 55%). +Bãi chôn lấp khô ướt: Là bãi chôn lấp dùng để chôn lấp các loại chất thải ở dạng thông thường và ở dạng bùn nhão trong đó chất bùn nhão chiếm ở tỷ lệ 2055%. -Phân loại theo đặc điểm địa hình: Điều kiện địa chất thủy văn khác nhau tùy mỗi nơi nên cũng có bãi rác ở nơi bằng phẳng,nơi có dộ dốc nhỏ.Xung quanh bãi được xây dựng bãi bảo vệ hoặc đắp đê bao nổi lên. +Bãi chôn lấp nổi SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe +Bãi chôn lấp chìm:Là bãi chôn lấp chìm xuống mặt đất như các hố đào,hòa,mương,khe nứt ở các vùng đồi núi. +Bãi chôn lấp chìm nổi:Là bãi chôn lấp nửa chìm nửa nổi,chất thải sau khi được chất đầy hố chôn lấp được tiếp tục chất đống lên trên,loại bãi này thường dùng ở vùng đồng bằng,đào hố,đắp đê xung quanh.Loại bãi rác này được nhiều nơi sử dụng do đặc điểm tiện lợi là chôn lấp được khối lượng rác lớn. 3. Lựa chọn phương pháp xử lý: Căn cứ vào điều kiện kinh tế- xã hội-tự nhiên và hiện trạng quản lý chất thải rắn của thành tỉnh Nghệ An kết hợp việc so sánh các biện pháp xử lý,chúng ta thấy phương pháp nên chọn là thực hiện thu gom,vận chuyển và xử lý hợp vệ sinh có khai thác luân phiên là thích hợp nhất.Công nghệ này gồm 2 giai đoạn: +Giai đoạn I:Tập chung thu gom và vận chuyển tới bãi chôn lấp hợp vệ sinh có khai thác sau phân loại để chế biến phân hữu cơ. +Giai đoạn II:Tập chung vận chuyển tới bãi chôn lấp,xử lý sơ bộ. -Thiết kế xây dựng,chuyển công nghệ xử lý rác. -Chôn lấp khai thác phân bón -Đốt. Quản lý chất thải rắn phải đảm bảo được yêu cầu của các tiêu chuẩn điều kiện Việt Nam những cũng cần qui mô lớn,công nghệ vận hành tiên tiến,từng bước đáp ứng nhu cầu vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế.Cụ thể bãi chôn lấp phải có lớp chống thấm,hệ thống thu gom và xử lý nước rác cũng như hệ thống sinh học sau khi chôn lấp, hệ thống kiểm soát khí ga,tận dụng nguồn khí này để làm nhiên liệu.Phải xử lý đúng quy trình nhiên liệu đối với chôn lấp chất thải độc hại,phải có bãi chôn lấp riêng.Có biện pháp quản lý bãi chôn lấp sau khi đóng SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe cửa,lập chương trình sử dụng bãi.Địa điểm xây dựng bãi không lụt lội,ít gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến khu dân cư. Chú ý vấn đề giao thong và các khu dân cư xung quanh,đảm bảo khoảng cách giới hạn từ bãi chôn lấp tới một địa điểm như khu dân cư,sân bai theo tiêu chuẩn cho phép. Sau đây là bảng quy định khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các công trình STT Tên công trình Khoảng cách tối thiểu 1 Trung tâm đô thị 2000m 2 Sân bay,hải cảng,khu quân sự 1000m 3 Khu công nghiệp 1000m 4 Đường quốc lộ 500m 5 Các công trình khai thác nước ngầm 6 III. Công suất >10000m3/ngày đêm 500m Công suất <10000m3/ngày đêm 300m Công suất <100m3/ngày đêm 100m Các cụm dân cư <20 hộ 500m Các cụm dân cư >20 hộ 1000m Các cụm dân cư miền núi 5000m Phân tích đánh giá địa điểm xây dựng: Khi xây bãi chôn lấp cần phải quan tấm đến các vấn đề: SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe -Kinh phí đầu tư:quyết định đến quy mô và phù hợp với điều kiện kinh tế nước nhà. -Địa điểm: lựa chọn địa điểm sao cho phù hợp, gần nguồn phát sinh rác thải,đảm bảo được yêu cầu vệ sinh môi trường và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng dân cư. -Chú ý đến yếu tố cảnh quan, thẩm mĩ và yếu tố văn hóa tâm linh. Xét với các điều kiện thì tỉnh Nghệ An là vị trí có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng bãi chôn lấp rác thải với quy mô vừa. 1. Địa chất thủy văn-hướng gió Theo tài liệu khảo sát thì đất ở khu vực này có cấu tạo địa chất như sau: - Lớp 1: Là lớp thổ nhưỡng, thành phần chủ yếu là đất cát màu nâu, nâu xám, trạng thái cứng, kết cấu xấp, bề dày thay đổi từ 0,5- 1,5 m. - Lớp 2: Sét màu vàng nâu, nâu đỏ lẫn dăm sạn, trạng thái cứng, bề dày thay đổi từ 1,6 – 5,5 m. - lớp 3: Sét màu nâu vàng, vàng đỏ, xám trắng loang lổ lẫn dăm sạn trạng thái cứng dẻo, bề dày thay đổi từ 2,5 – 10,5 m. - Lớp 4: Đá phiến phong hoá vàng nâu, nâu hồng, lớp này gặp lại ở tất cấcc hố khoan, bề dày chưa được xác định , hệ số chống thấm nhỏ. Các lớp 2,3,4 là lớp đất tốt, tính biến dạng nhỏ, đảm bảo tiêu chuẩn là lớp lót đáy chống thấm, không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nên kinh phí đầu tư sẽ giảm. Hướng gió chủ đạo là hướng tây nam. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe 2. Điều kiện kinh tế Dân cư ở đây không quá đông đúc. Ở đây cũng không có khu công nghiệp không có nhà máy sản xuất. Mặt khác khu vực này lại cách xa trung tâm thành phố nơi đặt các cơ quan đầu não…Người dân chủ yếu là làm nông nghiệp nên việc xây dựng bãi chôn lấp rác thải tại đây là hợp lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hệ thống đường giao thông được tu sửa đảm bảo công tác vận chuyển rác vào khu chôn lấp. Diện tích khu chôn lấp đang được sử dụng trồng một số cây như: chè, vải, keo. bạch đàn, liễu nên kinh phí đền bù và giải toả không lớn. Thời gian vạn hành khu chôn lấp kéo dài 11 năm nên chi phí xây dựng giảm, không ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng và hiệu quả xã hội. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe CHƯƠNG IV THIẾT KẾ SƠ BỘ HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP. I. Thiết kế sơ bộ hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn có kết hợp phân loại sơ bộ Dựa trên hệ thống thu gom đã có sẵn,vận chuyển và đang hoạt động trên địa bàn Thái Bình thì cần thêm: +Đặt các thùng rác nhỏ ở dọc các tuyến phố,khu vui chơi giải trí,vườn hoa,công viên…với các khoảng cách trung bình là 80m 1 thùng. +Thùng rác cố định:bố trí các loại thùng rác này ở nơi công cộng,nơi đông dân cư,khu cơ quan,khu du lịch…nhằm tránh người dân đổ chất thải thành đống làm bẩn,mất thẩm mĩ, gây mùi hôi,phát sinh ruồi nhặng và gây ô nhiễm môi trường. +Mỗi nơi đặt 2 loại thùng rác để phân loại rác. Trong quá trình thu gom, ngoài công việc chính là thu gom,công nhân sẽ kết hợp phân loại một số rác có thể tái chế được để thêm nguồn thu nhập avf tránh gây lãng phí. II. Thiết kế sơ bộ hệ thống khu chon lấp 1. Tính toán công suất xử lý: Nếu coi: SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe -dân số Nghê An là x(dân số hiện tại) -x1 : dân số Nghệ An sau 1 năm. -y1:tỷ lệ gia tăng dân số trung bình hàng năm,y=1,19%(theo số liệu thong kê năm 2007). Ta có dân số của Nghệ An sau 1 năm là: x1=x + x.y = x.(1+y) Dân số của Nghệ An sau 2 năm là: x2 =x1 +x1.y =x1.(1+y) = x.(y+1).(y+1) = x.(1+y)2 Vậy số dân của Nghê An sau n năm sẽ là: Xn= x.(1+y)n Lượng chất thải phát sinh của tỉnh Nghệ An là 1110 tấn/ngày.Lượng chất thải được tái chế là 6%.Vậy lượng chất thải được tái sử dụng là: G= 1110 6 66,6 tấn/ngày. 100  Lượng chất thải cần được xử lý bằng phương pháp chôn lấp là: 1110- 66,6 = 1043,4 tấn/ngày  Lượng chất thải cần được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trong 1 năm đầu là:Gxl365= 1043,4× 365× k1= Gxl1 k1: là hệ số phát sinh rác thải theo dân số trong năm thứ nhất: x1 x (1  y )  1  y 1  1,19% 1,0119 x x k1=  Gxl1 =1043,4 × 365 × 1,0119 =385373,0079 (tấn) SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Thể tích lượng chất thải rắn chôn lấp trong 1 năm đầu là: V1= Gxl1 385373,0079  1376332,171 d 0,28 (m3) d: tỷ trọng chất thải rắn d = 0,28 ( tấn/m3) Gxl2 =1043,4 × 365 × k2 + 1376332,171 × 0,06 K2= x 2 x(1  y ) 2  (1  y ) 2 = x x V2= 1043,4 365 1,0239  1376332,171 0,06 1687582,251 0,28 (1,0119)2 = 1,0239 Tương tự ta có công thức tổng quát cho V năm thứ n: Gx ln 1043,4 365 (1,0119 ) n  Vn  1 0,06 Vn= d  0,28 Tính toán tương tự ta có bảng sau: Năm thứ Thể tích 1 1376332,171 2 1687582,251 -Tính toán diện 3 1770908,547 tích ô chôn lấp: 4 1805534,659 Các ô chôn lấp 5 1829924,586 được thiết kế sao 6 1852322,988 cho 7 1874498,981 được 1 năm thì 8 1896834,094 kết thúc để đảm 9 1919412,543 10 1942254,865 11 1965367,979 SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường Tổng 11 năm 19920973,66 vận hành bảo vấn đề vệ sinh môi 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe trường.Vì vậy,nếu chia khu chôn lấp thành 12 ô thì theo lý thuyết thể tích 1 ô chôn lấp là: V1 ô= V/10= 19920973,66 1660081,139 (m3) 12 Trên thực tế,lượng chất thải mà thu được là 85% tổng chất thải phát sinh của thành phố Nghệ An hàng ngày nên thể tích thực của chất rắn cần xử lý bằng phương pháp chôn lấp trong 1 năm là: V1 năm= V1 ô × 85%=1660081,139 × 85%=1411068,968 (m3) Lượng chất thải này khi đem chôn lấp thì được nén với hệ số đầm nén i=0,85 nên thể tích V1 năm của chất thải sau đầm nén là: V1 năm đn= V1 năm .i= 1199408,623 (m3) Diện tích trung bình mỗi ô chôn lấp là; Stb=V1năm đn/h= 1199408,623 /10= 119940,8623 (m2) Vậy chiều dài trung bình mỗi ô chôn lấp là 370 m Chiều rộng trung bình mỗi ô chôn lâp là 280 m Lấy độ xiên của thành ô chôn lấp theo tỷ lệ 1/3 thì diện tích mặt bằng ô chôn lấp là: Smb=(370 + 3).(280 + 3)=105559 m2 Tổng diện tích mặt bằng 12 ô chôn lấp là: S=105559 12 = 1266708 m2 Nhưng thực tế khi thi công hố chôn lấp,người ta chỉ đào sâu hố chôn lấp là h2=7m nên thể tích cấu tạo của 1 ô chôn lấp là; SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe V1 ô= Stb 7= 119940,8623 × 7= 839586,036 (m3) Thể tích cần đào cho 12 hố là: V12 ô=S1 ô × 12=839586,036 ×12= 10075032,43 (m3) Các ô chôn lấp được thiết kế cao h=10m.Trong đó phần đào sâu xuống kể từ mặt ô chôn lấp h2=7,phần đất đổ dày lên từ mặt ô chôn lấp h2=3m.Khi đổ rác vào ô, rác được đầm nén ,xong ta lại đổ tiếp chất thải để đảm bảo sao cho lượng chất thải sau lần đầm nén cuối cùng có bề dày 1m,được phủ một lớp đất dày 0,25m.Nên mỗi ô chôn lấp sẽ có 8 lớp rác đầm nén và 7 lớp đất phủ. Chiều dày của lớp rác là: 8.1=8 m Chiều dày của lớp đất phủ là: 7.0,25=1,75 m Vậy tổng lớp đất cần phủ cho 1 ô chôn lấp là Vph 1 ô=119940,8623× 1,75=209896,509 m3 Tổng lượng đất phủ cho 10 ô là: Vph 12 ô= Vph 1 ô ×12=209896,509 × 12=2518758,108 (m3) Độ sâu của mỗi ô chôn lấp là 7m,nên phải có đường cho xe chuyên chở rác xuống hố chôn lấp.Đường xuống có độ dốc nhỏ hơn 10 o, chiều rộng của mặt đường là A=3+2.Trong đó lòng đường rộng 3m,được cấu tạo: -Nền đất cũ được đầm nén -Đá nhỡ đường kính d=7 10 cm, dày 20 cm và đầm nén - lớp đá nhỏ d=2-3 cm dày 10cm được đầm nén -Lớp đá dăm nhỏ dày 3- 4 cm đầm nén. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Thể tích đất làm đường vào bãi chôn lấp:Đường vào bãi chôn lấp dài 4km,mặt đường rộng 6m,chân rộng 10m,cao 2m. Chiều rộng trung bình của đường là: 6  10 8m 2 Vậy thể tích cần dùng là: Vđất= 4000 × 8 × 2=64000 m3 2. công nghệ và tính toán: a. Hệ thống chống thấm bãi chôn lấp: Xây dựng hệ thống chống thấm là rất quan trọng đối với bãi chôn lấp bởi chống thấm sẽ ngăn cản sự ô nhiễm của rác vào đất, nguồn nước ngầm trong quá trình vận hành bãi chôn lấp và sau khi đóng bãi. Yêu cầu của lớp chống thấm: -Đảm bảo độ bền trọng tải trong quá trình vận hành bãi. -Đảm bảo độ kín,khít,ngăn nước từ bên ngoài xâm nhập vào và nước rác từ bên trong thấm ra. -Đánh giá được sự co giãn nhiệt khi nhiệt độ thay đổi -Chống thoát khí bữa bãi -Có khả năng sử chũa khi bị hư hỏng -Kinh phí xay dựng hợp lý Hệ thống chống thấm gồm có:hệ thống chống thấm đáy,hệ thống chống thấm bề mặt và hệ thống chống thấm xung quanh SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe A1. Hệ thống chống thấm bề mặt Hệ thống chông thấm bề mặt phải đảm bảo các yêu cầu: -Có khả năng ngăn cản được khí thoát ra một cách tự do -Ngăn cản được nước mua xâm nhập vào -Ngăn cản sự phát triển của ruồi nhặng và các loại gặm nhấm -Lấp lại bề mặt phục vụ cho việc trồng cây hoặc các mục đích khác Hệ thống chống thấm được thiết kế như sau: +lớp thứ nhất:Lớp tiêu thoát nước dày khoảng 30mm +Lớp thứ 2: lớp đất chống thấm dày 300 – 500 mm chia ra 2 loại hình,loại 1 có lớp nilong mỏng,loại 2 không có lớp nilong đó. +Lớp thứ 3: Lớp dễ tiêu thoát nước dày 100 – 200 mm,giúp tiêu thoát nước nhanh,tránh nước bị ứ đọng,ảnh hưởng đến lớp phía dưới. +Lớp thứ 4: Lớp đất màu dày 300 – 500 mm (vì bãi chôn lấp có khai thác). Phía trên cùng của lớp chống thấm bề mặt có trồng các loại cây rễ chùm, có khả năng đâm xuyên kém.Chính lớp cây này sẽ góp phần tăng hiệu quả chống thấm. A2. Hệ thống chống thấm xung quanh Mục đích tránh nước rác thẩm thấu ra xung quanh và nước ở xung quanh thấm vào.Chống thấm xung quanh phải đảm bảo tiêu chuẩn với hệ số chống thấm nhỏ Kt=10  10  10  8 m/s.Ngoài hệ số chống thấm xung quanh còn kiểm tra được nước rác sinh ra trong quá trình phân hủy. Cấu tạo của hệ thống gồm 3 lớp: SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe +Lớp thứ nhất: Đất tự nhiên cường độ cao được đầm nén chặt +Lớp thứ 2: Lớp đất sét được đầm nén chặt với độ dày 700 – 750 mm.Trong quá trình thi công lớp đất này được chia làm 2 lớp nhỏ và được đầm nén chặt. +Lớp thứ 3: lớp vải chống thấm dày 2,5 mm được gắn kín giữa các mối nối vì có áp lực do nước rác tạo ra,nên ở phần chân của lớp chống thấm xung quanh được làm dày hơn và được chèn chặt bởi các bao cát để chống sạt lở. A3. Hệ thống chống thấm đáy Hệ thống chống thấm đáy rất quan trọng vì toàn bộ lớp chống thấm đáy phải chịu áp lực của nươc và rác thải,khí sinh học nên dẽ gây rạn vỡ làm cho nguồn nước ngầm xâm nhập vào bãi,nước rác đi ra ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Hệ thống chống thấm đáy bao gồm có 4 lớp: ++ lớp thứ nhất : Lớp đất tự nhiên đồng nhất, ổn định được đầm chặt với hệ số thấm nhỏ hơn hoặc bằng 10-7 cm/ s. Bề mặt của lớp đất tự nhiên phải được xử lý sao cho đạt độ dốc ít nhất 2% để cho phép nước rác tự chảy tập trung về phía rãnh thu gom nước rác. + Lớp thứ 2: Lớp đất sét chống thấm dày 750 m m, khi thi công lớp đất sét được chia nén làm 3 lần. + Lớp thứ 3: Lớp vải chống thấm làm bằng chất dẻo hay vải địa chất không thấm nước, chịu được tác động hoá học của nước rác, giữa các đỉnh nối của các tấm vải được hàn chặt bằng keo. Lớp vải chống thấm này dày khoảng 2,5 mm. + Lớp thứ 4: Lớp bảo vệ và lớp tiêu nước, lớp này dày khoảng 300 – 600 mm, là một lớp cát đệm bảo vệ chống rách vải chống thấm, vừa lọc vừa tiêu thoát lớp nước rác; đồng thời dẫn vào các hố ga và giếng thu tại vị trí đặt các ống thu SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe nước rác, được bao quanh bởi 1 lớp sỏi, phía trên được bảo vệ bởi 1 tấm bê tông để tránh tải trọng do rác và các máy móc tạo ra trong quá trình vận hành chôn lấp. b. Hệ thống thu gom nước rác Nước rác là nước bẩn thấm qua hoặc là được sinh ra từ rác chảy vào lòng đất ở dưới bãi chôn lấp. Sự có mặt của nước rác trong bãi bãi chôn lấp rác thải có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực cho hoạt động của bãi xử lý. Nước rác rất cần cho một số quá trình hoá học và sinh học xảy ra trong bãi chôn lấp để phân huỷ rác. Mặt khác nước rác có thể tạo ra xói mòn trên tầng đất nén và những vấn đề lắng đọng trong dòng nước mặt chảy qua. Nước rác có thể chảy vào các tầng nước ngầm và nước sạch từ đó gây ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, vấn đề cần quan tâm khi thiết kế, xây dựng cho hoạt động của bãi chôn lấp rác thải là kiểm soát nước rác. Khi sử dụng lớp chống thấm, nước rác sẽ được giữ trong bãi chôn lấp và phải được thu lại nếu không nó sẽ chảy tràn ra các cạnh của lớp chống thấm. bãi chôn lấp hợp vệ sinh cần phải có một hệ thống thu gom nước rác từ đáy ô chôn lấp và được tập trung dãn về nơi xử lý nước rác khi xả ra ngoài. Hệ thống thu gom này cần được hoạt động liên tục nếu không sẽ gây ra tình trạng ứ đọng dẫn đến sự rò rỉ nước rác. Hệ thống thu gom này bao gồm: - Giếng thu gom: Giếng thu gom có nhiệm vụ thu nước rác và một phần khí từ các ống thu gom . Giếng thu gom phải có đủ thể tích để tích trữ nướ rác, có bố trí trạm bơm, tránh được nước mưa xâm nhập vào giếng và khi thiết bị hỏng thì có thể xuống sửa chữa. Bơm nước rác được đặt ngay ở trong giếng thu nước rác với nhiệm vụ bơn nước rác từ giếng thu gom về nơi xử lý hoặc trong những ngày nắng có thể bơn nước trở lại khu chôn lấp để phục vụ cho quá trình phân huỷ rác. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe - Các ống thu gom: Các ống này được đặt ở khoảng cách nhất định theo tính toán trên hệ thống thu gom. Các ống được đặt theo độ dốc xuống của đáy bãi chôn lấp để nước rác tự chảy về giếng thu gom nước rác theo đường ống chính. c. Hệ thống xử lý nước rác: Nước rác ngoài lượng sinh ra từ rác thải thì có thể được bổ sung thêm do nước mưa, nước thấm từ bãi rác hoặc bị mất đi do bay hơi, rò rỉ hay cung cấp cho quá trình phân huỷ rác thải. Mối nguy hiểm của nước rác là làm phát tán chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Vì vậy, cần phải có hệ thống xử lý nước rác. Nước rác sau khi xử lý chảy vào mương thoát ra ngoài khu liên hợp xử lý chất thỉa rắn thì phải đảm bảo tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường. Nước rác được tập trung ở giếng thu gom nước rác sau đó được bơm lên xử lý sinh học tụ khí, tại bể này các quá trình oxy hoá các chất hữu cơ xảy ra trong điều kiện yếm khí. Phần lớn các chất bẩn hữu cơ giảm 90%. Nước rác tiếp tục được xử lý trong bãi lọc đá gạch sỏi để đảm bảo tiếp tục giảm các chất hữu cơ trước khi xả vào mương chung của cả khu vực. Lưu lượng nước rác được tính trên cơ sở thiết kế bãi chôn lấp: - Mặt phủ cuối cùng có hệ thống thu gom nước tràn bề mặt thấm nhập từ bên ngoài vào. - Đáy có hệ thống thu gom và có lớp chống thấm - Để đảm bảo độ tin cậy của số liệu thiết kế, trên các mô hình thí nghiệm cũng được thực hiện để xác địn lưu lượng nước rò rỉ. - Độ ẩm của rác là 16% Lượng rác thành phố cần đưa đi xử lý trong một ngày cho công nhân, nhà kho, nhà rửa xe được thu về bể tập trung, lưu lượng chủ yếu để bơnm nước rác SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe trong các ô chôn lấp và cho ủ lên men của khu sản xuất phân compost, còn lưu lượng nhỏ xả về hồ sinh học để xử lý trước khi xả ra ngoài. hệ thống bờ kè để đổi hướng các dòng mặt trong khu xử lý ra khỏi khu vực các ô chôn lấp đồng thời sử dụng để tiêu thụ nước mưa, dẫn nước về các ao hồ nhỏ. c. Hệ thống xử lý khí thải Khí thải được hình thành do các quá trình phân huỷ chất hữu cơ. Thành phần chủ yếu của khí thải là CH4 và CO2 . Hai khí này gây nguy hiểm nếu không được thu gom và xử lý thích hợp vì chúng dễ gây cháy nổ, gây ngạt đối với người và động vật ở bãi chôn lấp và khu vực xung quanh. hệ thống xử lý khí thải phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Đảm bảo thu gom được trên 40 % khí thải. - Có tường bằng đất sét chống thấm dày tối thiểu 0,7 m bao quanh bãi, luôn được giữ ẩm, không nứt nẻ. - Thiết bị thu gom khi thải yêu cầu làm bằng vật liệu có độ khả năng chịu ăn mòn tốt. - Hệ thống thu gom được thiết kế bởi các ống đục lỗ có đường kính 0,3 – 0,5 m.; có chiều sâu tương ứng bề dày chất thải được chôn lấp. Khoảng cách giữa hai ống từ 50 – 60 m; khoảng cách giữa các lỗ trên ống từ 15 – 20 cm; xung quanh ống là các tầng đá lọc khí loại 4×6 với bề dày khoảng 80 cm đảm bảo độ rỗng để thu lượng khí tạo thành. Toàn bộ khí thu được trong hệ thống ống này được dẫn tập trung về một hệ thống trên bề mặt gọi là bể tích chứa dẫn đến hệ thống xử lý . Sau đó, dùng để sử dụng làm nhiên liệu đốt, xử lý bằng cách tách hơi là : 1043,4 × 85% = 886,89 (tấn). Với độ ẩm là 20% ta có lượng nước rác phát sinh 1 ngày là: 886,89 × 20% = 177,378 ( tấn ) SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Áp dụng vào phương trình nước rác ta có : Vnr = Vm + Vs-c – Vbh – Vbh – Vct - Vtc . ( * ) Trong đó: Vm : Lượng nước mưa đưa vảo; giả thiết không mưa, Vm = 0 Vs-c : Hiệu số nước sinh ra theo chất thải và lượng nước cần cho quá trình phân huỷ Vs-c = 80% Vs-c = 80% × tổng lượng nước rác có trong nước thải = 80% × 177,378 = 141,9024 ( m3/ngày đêm) Vbh: Lượng nước bốc hơi; Vbh = 0 Vbm: Lượng nước thấm trên bề mặt; Vbm = 0 Vct : lượng nước chậm thoát; Vct = 0 Vtc : Lượng nước tích chứa ; Vtc = 0 Vnr: Lượng nước rác Thay vào phương trình (*) ta có : Vnr = 0 + 141,9024- 0 – 0 – 0 – 0 =141,9024 ( m3/ngđ) Với Vtk = k1 ×k2×Vnr (**) Trong đó: Vtk: lượng nước rác phải tính trong thiết kế. K1: hệ số dự trữ do khí hậu, k1 = 1,2 K2: hệ số an toàn , k2 = 1,3 Thay vào PT (**) ta có ; Vtk = 1,2 ×1,3× 141,9024 = 221,368 ( m3/ngđ ) SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe c. Hệ thống thoát nước và ngăn dòng mặt Khu xử lý chất thải rắn nằm trong thung lũng có độ dốc phù hợp với việc xây dựng do đó trong công tác thiết kế, thi công hệ thống thoát nước và ngăn dòng mặt ( khe suối ) cũng rất quan trọng. hệ thống nước thải của khu hành chính gồm thoát nước thải cho khu hành chính, nhà nghỉ nước, khử CO2 làm giàu CH4. Để phục vụ cho việc vận hành khu chôn lấp cần xây dựng một trạm bơm công suất nhỏ 500 m3/ngđ. Trạm chủ yếu cấp nước sinh hoạt, vận hành bãi chôn lấp, vệ sinh công nghiệp và tưới cây ( 300 m3 nước thô tưới đường, rác, vệ sinh xe…, 200m3 là nước sach dùng cho sinh hoạt và thiết bị). Nguồn cung cấp nước cho trạm là nước ngầm, mạch nông…Dây chuyền xử lý nước sạch như sau: Nước giếng bơm lên, làm thoáng qua dàn ống phun mưa trên mặt bể lọc, nước được lọc qua bể lọc chậm bằng cát thạch anh, sau đó khử trùng bằng clo lỏng và đưa vào bể chứa nước sạch, dùng máy bơm nước lên bể chứa có dung tích 5m3, đặt trên cao. Nước tại bể chứa tự chảy cung cấp cho các nơi sử dụng. Ngoài ra nguồn cung cấp nước thô cho rửa đường, rửa xe, tưới cây còn lấy trong các hồ tập trung nước khe suối, nước mưa… S 1 2 3 4 5 6 ơ đồ dây chuyển xử lý nước sạch: 1. Giếng khoan 2. Bơm 3. Thiết bị làm thoáng trọng tải cao 4. Bể lọc SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe 5. Bể chưa nước sạch 6. Bể chứa áp lực III. Quy mô xây dựng bãi chôn lấp: 1. Đường vào bãi chôn lấp và đường nội bộ: Đường vào bãi chôn lấp và đường nội bộ thiết kế với độ dốc địa hình, hai bên đường có ránh thoát nước và có lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Đường phải đủ rộng để lùi và quay đầu xe ôtô. Kết cấu đường: nền đường được đắp đất, đầm nén, mặt đường rải lớp đá hỗn hợp dày 20 -30cm và láng nhựa 2 lớp dày 12 cm. 2. Hàng rào, biển hiệu, cổng: Hàng rào được xây dựng bằng bê tông và rào bằng dây thép gai, chiều cao khoảng 1,6 – 1,8m bao quanh khu chôn lấp. Bên trong hàng rào là dải đất trồng cây xanh có bề rộng khoảng 1,5 m. Biển hiệu được đặt để chỉ dẫn đường ra vào khu xử lý, chỉ tên các khu vực. Do đó, phải được đặt ở những nơi thuận tiện dễ quan sát. Cổng vào được thiết kế đủ rộng cho 2 làn xe hoạt động ra vào và tránh nhau. Cũng có thể mở 2 cửa một cửa để xe đi vào khu xử lý, 1 cửa để xe ra… Cổng vào được thiết kế có 2 cánh thép rộng trên có gắn tên bãi. 3. Nhà bảo vệ, nhà kho, trạm rửa xe, nhà cơ khí, nhà để xe - Nhà bảo vệ: Tường xây gach chỉ, rộng 4m2, đặt ngay cổng ra vào bãi chôn lấp. - Trạm rửa xe và nhà để xe; Nhà khung thép, mái lợp tấm kim loại màu. - Nhà cơ khí: xây gạch, có lỗ thoáng, rộng 22 m2. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe - Nhà kho: Mái lợp tôn chống nóng, tường gạch 4. Nhà phân loại Nhà khung thép, mái lợp tôn chống nóng, chiều rộng 10m, chiều dài 25m, thiết kế cho ô tô ra, vào đều được. 5. Nhà hành chính Gồm nhà thường trực, nhà nghỉ cho nhân viên,công nhân, phòng hành chính,.thiết kế loại nàh một tầng, cột bê tông, tường gạch. 6. Dải cây xanh Trồng cây xanh xung quanh khu chôn lấp để hạn chế bụi và mùi của khu chôn lấp chất thải.Sử dụng loại cây có rẽ cọc ăn sâu như bạch đàn, keo. Bố trí cây trồng theo hàng so le nhau khoảng cách 5m/cây. Các dải cây xanh này cũng góp phần tạo cảnh quan môi trường cho khu chôn lấp, hạn chế tác động của môi trường xung quanh và giải quyết tâm lý cho người dân sống gàn bãi. Ngoài ra cây trồng còn có kảh năng cải tạo đất, chống rửa trôi… SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe CHƯƠNG V: QUẢN LÝ,VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP I. Kỹ thuật vận hành bãi chôn lấp: 1. Nguyên tắc cơ bản: - Nước rò rỉ từ bãi chôn lấp đực thu hồi và xử lý trước khi thải ra sông ngòi. - Toàn bộ rác và chất thải rắn được chôn lấp theo quy trình hợp vệ sinh trong các hố chôn lấp 2. Các giải pháp bảo vệ môi trường SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe - Ô chôn lấp: Chia bãi chôn lấp thành các ô nhỏ, các ô này phải hoàn thiện phần chống thấm và trạm xử lý nước rác theo cá bước: đầm chặt lớp đất sét dưới đáy và tường xung quanh làm nền và đáy thoát nước. - Các xe vận chuyển rác về khu chôn lấp trước hết phải qua trạm cân kiểm tra. - Không khí; tạo vành đai cây trồng cách ly khu chôn lấp - Nước: chống thấm và tràn ra ngoài - Đất ; đảm bảo chống thám nước theo phương dứng và theo phương ngang 3. Phương pháp chôn rác Rác sau khi phân loại đực xe chuyên dụng trở đi đổ xuóng ô chôn lấp (chất thải nguy hại được đổ tại ô riêng ), dùng máy ủi bánh xich san, ép rác vào phía tường chắn và nén rác( đầm nén 5-6 lần) thành tưng flớp dày 1m, vào cuối ngày lớp rác đã được đầm nén sẽ được phủ l lớp đất cũng được đàm nén dày 0,25m. Do hố chôn lấp không hoàn toàn khô nên cặn bể phốt và bùn cống rãnh cũng được chôn chung với rác sinh hoạt theo cách sau khi đổ bùn, rải 1 lớp rác sinh hoạt theo cách sau khi đổ bùn, rải 1 lớp rác lên mới san đầm. 4. Phủ bãi Vật liệu phủ bãi là đất có hàm lượng sét 30% hoặc cát Clinke , xỉ hoặc sỏi có kích thước hạt nhỏ hơn 1cm. Sau khi phủ lớp chống thấm, lớp phủ cuối cùng của khu chôn lấp là đất màu có thể trồng cây có độ dày ít nhất là 60cm. Bãi thải sau khi đóng cửa nên có độ cao tối thiểu là 10m, độ dốc không lớn hơn 10%. 5. Phục hồi và sử dụng bãi chôn lấp SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Khi quy hoạch bãi cần tính đến khả năng phục hồi và sử dụng lại mặt bằng khi két thúc vận hành bãi. Mục tiêu chính là: - Khôi phục sự màu mỡ và lành mạnh của cảnh quan - Hài hoà với cảnh quan xung quanh - Đảm bảo môi trường cho động, thực vật và cân bằng sinh thái. - Cho phép sử dụng đất một cách linh hoạt trong tương lai 6. Xử lý bùn - Nếu bùn được chôn lấp trên cùng 1 bãi chôn lấp chất thải rắn thì tỷ lệ bùn/chất thải rắn là ¼ là thích hợp nhất - Nếu bãi chôn lấp nằm ở khu vực có khả năng gây ô nhiễm cho mạch nước ngầm thì không được chôn lấp bùn có hàm lượng hữu cơp và kim loại cao. - Bùn được xử lý tốt nhất ở những bãi rác chôn láp phế thải rắn áp dụng phương pháp mương rãnh. Việc xử lý bùn phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật. Nên xử lý bùn có độ ẩm dưới 85% nghĩa là bùn đã ổn định. 7. Thiết bị Lựa chọn thiết bị thích hợp cho công tác xử lý bùn là rất quan trọng. Nó quyết định hiệu quả làm việc của khu chôn lấp. thiết bị đầu tư cho khu xử lý gồm có : - Xe san gạt - Máy đào - Xe tưới nước SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe II. Nhu cầu về nhân lực: Nhân lực chính làm việc tại bãi chôn lấp là lao động phổ thông trong đa số các khâu vận hành bãi. Ngoài ra, vãn còn có công nhân chuyên nghiệp làm việc ở các khâu vận hành như trạm bơm nước, xe xúc, xe ủi… Nhu cầu về nhân lực gồm có: ` - Trạm cân tiếp nhận 8người - Phân loại rác 35-40 người - vận hành hố chôn lấp 9 người - Lao động khác 12 người - Công nhân chuyên nghiệp 14 người - Lãnh đạo gián tiếp 2 người Tổng cộng 80-85 người SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG I. Đánh giá tác động môi trường: 1. Tác động trong giai đoạn thiết kế và xây dựng khu chôn lấp giai đoạn đấu a. Tác động đến môi trường tự nhiên: - Tác động đến môi trường nước mặt và nước ngầm như gây bồi lằng mương, hồ trong khu vực. - Gây sói mòn đất khi phải san nền - Do xe vận chuyển gây bụi, khói của dầu Diezel, tiếng ồn và rung sóc b. Tác động đến môi trường xã hội: SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Vị trí của khu xây dựng bãi chôn lấp là khu trồng cây lâm nghiệp ( cây thông, cây keo, cây bạch đàn ) nên phải quy hoạch giải phóng mặt bằng đất đai lâm nghiệp của hộ dân.Quá trình xây dựng sẽ gây tác động đến không khí do xe san nền, rung động do xe vận chuyển đất làm đường cho khu vực xung quanh. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không lớn do cách xa khu dân cư, đất đai có giá trị sử dụng thấp và năng suất cây lâm nghiệp không cao. 2. Tác động trong giai đoạn vận hành khu chôn lấp - Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn về khu chôn lấp vẫn phải sử dụng tuyến đường qua các khu dân cư nên sẽ gây ra tiếng ồn, bụi và mùi hôi. Nước rác sau xử lý sẽ được xả ra mương tiêu nước của khu vực. Khu chôn lấp gây mùi hôi cho xung quanh nhưng với khoảng cách xa sẽ làm giảm mùi đối với khu dân cư. Mặt khác, giữu lại những cây lâm nghhiệp xung quanh khu chôn lấp. Đồng thời bổ sung thêm cây xanh để cải tạo cảnh quan môi trường trong khu vực. 3. Đối với điều kiện kinh tế - xã hội Tạo điều kiện việc làm cho toàn thành phố, có nhiều người nhặt rác làm nghề kiếm sống ở đây. Những người này phần lớn là có trính độ văn hoá thấp, mức thu nhập bấp bênh, họ từ nhiều nơi về đây để kiếm sống. Họ hầu hết không biết nghề nào khác nên số người cảm thấy hài lòng khi làm nghề này chiếm tỷ lệ khá lớn khoảng 80%. Vì vậy trong công đoạn phân loại rác có thể tuyển lựa, tạo công ăn việc là cho những đối tượng này bởi vấn đề này có nhiều điểm lợi: + Giải quyết được vấn đề phân loại rác, tận dụng được nguyên vật liệu để tái chế, tái sinh. Làm tăng chất lượng của phân hữu cơ để có đầu ra ổn địng. làm giảm lượng rác phải chôn lấp, kéo dài thời gian hoạt động của khu chôn lấp. + Đây cũng là hính thức chuyển đổi nghề nghiệp cho những người nhặt rác. + Đội ngũ công nhân đã có nhiều kinh nghiệm SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe - Lập chương trình quan trắc, giám sát quản lý chất lượng môi trường, tiến hành định kì kiểm tra chất lượng nước và không khí. - Đặc biệt chú ý bảo vệ sức khoẻ công nhân , định kì kiểm tra sức khoẻ và quan tâm đến các bệnh ti mũi họng và ngoài da. - Nên tổ chức khám sức khoẻ cho dân cư quanh khu vực dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng của khu chôn lấp để có số liệu nền làm cơ sở để theo dõi, đánh giá tác động xấu của môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngay từ khi bắt đầu xấy dựng khu chôn lấp. - Vận hành khu chôn lấp theo đúng quy trình kỹ thuật. CHƯƠNG VII: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ I. Ước tính chi phí đầu tư: Trong giai đoạn đầu tư của dự án gồm các khoản chi như sau: - Chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông, đường nội bộ: 2.500.000.000VNĐ -Giải phóng mặt bằng: và 1 000 000 000 VNĐ - Chi phí xây dựng ô chôn lấp : 150 000 000 VNĐ - Chi phí xây dựng các công trình phụ trợ: 600 000 000 VNĐ - Chi phí xây dựng hệ thống cấp thoát nước : 450 000 000 VNĐ - Chi phí xây dựng hệ thống cấp điện: 230 000 000 VNĐ SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe - Chi phí mua và sửa chữa các thiết bị vận hành bãi chôn lấp: các loại máymóc, các loại xe : 8 000 000 000 VNĐ. - Chi phí mua các loại thùng rác, thuyền gắn máy chuyên chở rác ở các điểm hồ du lịch, sông : 700 000 000 VNĐ II. Nguồn vốn: - Từ ngân sách nhà nước cấp - Từ ngân sách của tỉnh Nghệ An - Có thể kêu gọi nguồn vốn từ các nhà đầu tư, nhà tài trợ… III. Đánh giá chỉ tiêu tài chính: 1. Chi phí về nguyên liệu cho máy móc làm việc Nguyên liệu chủ yếu là dầu Diezel với giá hiện nay là 21100 VNĐ/l. ta có bảng sau: Bảng tính giá tiền dầu Diezel cho các loại máy móc: STT Loại máy móc Số lượng lượng dầu sử dụng Thành tiền (VNĐ) 1 Máy xúc 04 15lít/h 316500 2 Máy san gạt 04 15lít/h 316500 3 Máy đầm nén 05 16lít/h 337600 4 Xe lu 06 25lít/h 527500 5 Xe chuyên chở 50 115lít/ca 2426500 6 Xe phục vụ 10 6lít/h 126600 SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn 7 Xe rửa đường 10 Tổng cộng 89 GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe 30 lít/ca 633000 4684200 2. Chi phí cho hoá chất Hoá chất là chế phẩm EM được dùng để làm tăng quá trình phân huỷ và khử mùi hôi của rác thải trong bãi chôn lấp. ta sử dụng 2 ngày/ lần với tỷ lệ 0,12kg/tấn chất thải. Ta có lượng chất thải cần chôn lấp mỗi ngày là : ( 1110 – (1110× 6%) )× 85% = 1053,39 (tấn/ ngày) Trong đó: 1110 : là lượng chất thải thải ra trong 1 ngày 6%: Là tỷ lệ chất tái sử dụng 85%: Là lượng chất thải mà công ty môi trường đô thị tỉnh nghệ an thu gom được. Vậy lượng EM có giá 50 000 VNĐ/ kg cần sử dụng trong 1 ngày tính thành tiền là: 40 000 ×0,12 ×1053,39= 5 056 272( VNĐ) 3. Chi phí về nhân lực SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe Tổng số người làm việc là 90 người, với mức lương trung bình là 1 400 000 VNĐ/người/tháng. Vậy chi phí lương mỗi tháng là : 1 400 000 × 90 = 126 000 000VNĐ 4. Khấu hao tài sản - Các công trình nhà xưởng được tính khấu hao 13 năm - Các máy móc thiết bị được tính khấu hao 11 năm Đơn vị tính :Triệu VNĐ - Tổng số tiền xây dựng các công trình nhà xưởng là: 2500+ 150 + 600 + 450 + 230 = 3930 ( triệu VNĐ ) Khấu hao xây dựng là : 3930 / 13 năm = 302,307 ( triệu VNĐ) Tổng số tiền mua máy móc thiết bị là : 8 000 000 000 + 700 000 000 = 8 700 000 000 VNĐ Khấu hao máy móc thiết bị là : 8700/11 năm = 791 ( triệu VNĐ ) Ngoài ra còn phải chi phí các khoản như : điện năng , hàng rào. Cây xanh. Bảng tính toán cơ bản các chi phí cho khu chôn lấp hợp vệ sinh: STT Chi phí Số tiền 1 Xây dựng 000 000 2 Đền bù 1 000 000 000 3 Máy móc thiết bị 8 700 000 000 4 Nhiên liệu 4 684 200 l/h 5 Hoá chất 5 056 272/ngày SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe 6 Lương 126 000 000VNĐ 7 Bảo hiểm. độc hại 70 000 000/năm 8 Điện năng 6 500 000/tháng 9 Khấu hao tài sản trong 11 năm đâù 947 154 000 CHƯƠNG VII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Sau khi bãi chôn lấp của tỉnh Nghệ An đi vào hoạt động sẽ giải quyết được một phần vấn đề rác thải rắn sinh ra hàng ngày từ các hộ gia đình, nhà máy và các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn thành phố,đảm bảo an toàn vệ sinh thành phố xanh sạch đẹp. Mặt khác cũng phần nào góp phần giải quyết vấn đề việc làm của người dân. Phương pháp chôn lấp rác thải là hợp lý đối với điều khiện kinh tế- xã hội-và điều kiện tự nhiên của thành tỉnh Nghệ An. Do chi phí đầu tư của phương pháp này không lớn,đơn giản,chi phí vận hành và quản lý không cao. Phương pháp chôn lấp không mang lại hiệu quả kinh tế ngay trước mắt nhưng nó giải quyết được vấn đề ô nhiễm bảo vệ được môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng dân cư. II. Kiến nghị: SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe -Việc quản lý,xư lý rác thải nói chung và chất thải rắn nói riêng phải được tiến hàn đồng bộ,nghiêm ngặt và kịp thời nhưng để làm được điều đó ta phải giải quyết được vốn đầu tư và giảm được lượng nước rác hỗn hợpvới nước mưa trong các ô chôn lấp. -Cần thiết kế,xây dựng các ô chôn lấp hợp vệ sinh áp dụng cho các đô thị ở Việt Nam với các quy mô khác nhau. -Quan trắc, lập bản đồ hiện trạng phế thải phát sinh trong các khu đô thị và khu công nghiệp để từ đó đứ rra các phương pháp quản lý thích hợp với quy mô và đặc thù từng khu đô thị. -Xây dựng tiêu chuẩn và ban hành các quy chế về vệ sinh áp dụng cho các đô thị ở Việt Nam với các quy mô khác nhau. -Kết hợp với các đoàn thể,cơ quan,xí nghiệp đẻ thực hiện phân loại rác tại nguồn nhằm góp phần giảm lượng chất thải chôn lấp đảm bảo vệ sinh môi trường và duy trì tuổi thọ bãi chôn lấp. -Thực hiện tuyên truyền,hướng dẫn nhân dân có ý thức về việc đổ rác tập trung,đúng nơi quy định và phân loại tại nguồn đạt hiệu quả cao trong việc xử lý rác thải. -Đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về môi trường.Quy hoạch,xây dựng cơ sở hạ tầng,nhà máy xí nghiệp sao cho phù hợp với quy hoạch phát triển của Thành phố nhưng vẫn đảm bảo được an toàn môi trường. -Sử dụng ngân sách ngay từ địa phương thông qua việc thu phí môi trường theo hộ gia đình,cơ quan,nhà máy trên địa bàn thành phố và nguồn tài chính của nhà nước. SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Bài giảng bộ môn Xử lý chất thải rắn – PGS.TS Vũ Công Hòe 2.tham khảo tài liệu của các anh chị khóa trước 4.Trang web của UBND, sở tài nguyên môi trường tỉnh Nghệ An 5. Google.com.vn SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ:....................................................................................................1 CHƯƠNG I:NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 3 I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:.................................................................................3 1. Cơ sở pháp lý để lựa chọn công nghệ chôn lấp chất thải rắn:..............3 2. Căn cứ thực tế:..........................................................................................4 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:..............................................................5 4. Nội dung nghiên cứu:...............................................................................5 II. Phương pháp lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp: 6 1. Nguyên tắc chung:....................................................................................6 2. Yêu cầu lựa chọn địa điểm BCL:............................................................6 3. Lựa chọn các mô hình BCL:....................................................................6 4. Quy mô diện tích BCL:............................................................................7 5. Quy trình lựa chọn BCL:.........................................................................7 CHƯƠNG II:TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN.................................12 I. Tổng quan về chất thải rắn:......................................................................13 1. Định nghĩa chất thải rắn:.......................................................................13 2. Các nguồn gốc phát sinh chất thải rắn:................................................13 3. Thành phần chất thải rắn:.....................................................................15 SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe 4. Tính chất chất thải rắn:.........................................................................19 II. Phân loại chất thải rắn:............................................................................21 1. Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý:.........................................21 2. Phân loại theo quan điểm thông thường:...........................................22 CHƯƠNG IIIHIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CỦA TỈNH NGHỆ AN.........................................................................................................25 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH NGHỆ AN........................................25 1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................25 2. Điều kiên kinh tế- xã hội........................................................................27 II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI TỈNH NGHỆ AN:......30 1. các nguồn phát sinh chất thải rắn:........................................................30 2. thành phần chất thải rắn:......................................................................32 3. quản lý, thu gom chất thải rắn:.............................................................34 CHƯƠNG III:LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.................39 I. Lựa chọn phương pháp xử lý chất thải rắn:............................................39 1. Cơ sở lựa chọn........................................................................................39 2. So sánh các phương pháp......................................................................39 3. Lựa chọn phương pháp xử lý:...............................................................44 III. Phân tích đánh giá địa điểm xây dựng:.............................................46 1. Địa chất thủy văn-hướng gió..............................................................46 2. Điều kiện kinh tế.................................................................................47 CHƯƠNG IV:THIẾT KẾ SƠ BỘ HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP................................................48 I. Thiết kế sơ bộ hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn có kết hợp phân loại sơ bộ...............................................................................................48 II. Thiết kế sơ bộ hệ thống khu chon lấp.....................................................48 1. Tính toán công suất xử lý:..................................................................48 2. công nghệ và tính toán:..........................................................................53 SV: Trần Thị Mỹ Lan – k14 khoa công nghệ môi trường 2 Đồ án môn học học xử lý chất thải rắn GVHD: PGS.TS Vũ Công Hòe III. Quy mô xây dựng bãi chôn lấp:.............................................................61 1. Đường vào bãi chôn lấp và đường nội bộ:...........................................61 2. Hàng rào, biển hiệu, cổng:.....................................................................61 3. Nhà bảo vệ, nhà kho, trạm rửa xe, nhà cơ khí, nhà để xe..................62 4. Nhà phân loại..........................................................................................62 5. Nhà hành chính.......................................................................................62 6. Dải cây xanh............................................................................................62 CHƯƠNG V:QUẢN LÝ,VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP..........................64 I. Kỹ thuật vận hành bãi chôn lấp:..............................................................64 1. Nguyên tắc cơ bản:.................................................................................64 2. Các giải pháp bảo vệ môi trường..........................................................64 3. Phương pháp chôn rác..........................................................................64 4. Phủ bãi.................................................................................................65 5. Phục hồi và sử dụng bãi chôn lấp......................................................65 6. Xử lý bùn................................................................................................65 7. Thiết bị.................................................................................................66 II. Nhu cầu về nhân lực:................................................................................66 CHƯƠNG VI:ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.........................................68 I. Đánh giá tác động môi trường:.................................................................68 1. Tác động trong giai đoạn thiết kế và xây dựng khu chôn lấp giai đoạn đấu................................................................................................................68 2. Tác động trong giai đoạn vận hành khu chôn lấp............................68 3. Đối với điều kiện kin...

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.