Hàng vnxk có tốt không

Tên gọi hàng Việt Nam Xuất Khẩu đã quá quen thuộc với người tiêu dùng nhưng đó là mặt hàng gì? Xuất xứ từ đâu và làm sao để có nhận biết, chọn lọc được hàng xuất “xịn” thì không nhiều người biết. Giờ tôi sẽ vạch trần 1 số bí mật để ai buôn bán kinh doanh thì còn biết chọn hàng này





1. Hàng ra nước ngoài thì chắc chắn tốt nhưng bán tại Việt Nam thì chưa chắc tốt


Nguyên tắc sản xuất hàng VNXK là toàn bộ nguyên liệu, phụ kiện đều là hãng gửi sang và quá trình kiểm định rất nghiêm ngặt. Khi nhận được đơn hàng gia công cho chính hãng, các nhà máy chỉ được phép làm gia công khép kín trong phạm vi xưởng của mình. Tất cả các nguyên liệu vật tư như da, đế, vải, chỉ may,… đều được chỉ định bởi chính hãng theo dạng tạm nhập tái xuất và dư thừa rất khiêm tốn 1%-3%/đơn hàng. Sản phẩm đều phải đạt tiêu chuẩn rất khắt khe trước khi được xuất đi.



2. Mua hàng Việt Nam chính hãng thì phải chịu giá nhập khẩu


Hàng VNXK là hàng hóa chính hãng được gia công tại Việt Nam, xuất khẩu đi các nước EU, châu Mỹ,… và không được phép bán trực tiếp ở trong nước. Muốn bán tại Việt Nam phải nhập khẩu lại từ nước ngoài. Vì thế giá sản phẩm rất cao vì chịu 2 lần thuế xuất khẩu, nhập khẩu, chi phí vận chuyển, VAT,…



3. Vẫn mua được hàng VNXK giá rẻ nhưng cơ bản nó là hàng “khuyết tật”


- Hàng lỗi: Hàng muốn xuất sang nước ngoài phải đạt đúng chuẩn cho nên trong quá trình sản xuất, một số sản phẩm sẽ bị lỗi nho nhỏ, thì không được xuất ra nước ngoài. Theo quy định đó, đáng lẽ, số mặt hàng này phải bị tiêu hủy bằng cách đốt hoặc cán bỏ [như mặt hàng giày thường bị cắt đôi hoặc cắt đế] nhưng trên thực tế tại Việt Nam, chúng thường được đưa ra ngoài kín đáo nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty.



Số hàng này có thể nói là chất lượng vẫn tốt, chỉ bị ít lỗi về đường may hoặc chỉ thừa,..tí xíu thôi. Dựa vào đó, thya vì bỏ phí thì nó được tuồn ra ngoài với số lượng khá ít bằng cách nào đó [nói chung mình mua hàng thường là loại này nè, nhưng đôi khi nghĩ lại không biết mình có đang xài hàng “cấm” hay không, chỉ thấy là mình dùng với mục đích không bỏ lãng phí thôi].



- Hàng trên chuyền: Là hàng đang sản xuất [gọi là trên chuyền] bị công nhân ăn cắp để bán cho các cửa hàng nhỏ lẻ. => Hàng này thì chất lượng tốt rồi, giá lại phải chăng hơn nhưng má vi phạm đạo đức nghề nghiệp trắng trợn như vậy thì mọi người không nên sử dụng, như vậy là tiếp tay cho “kẻ xấu” đấy



- Hàng rớt hợp đồng [hàng rớt công]: đây là các sản phẩm từ các đơn hàng không thể hoàn thành hợp đồng kịp thời hạn, bị nước ngoài hủy hợp đồng. Các nhà máy buộc phải bán sản phẩm ra thị trường nội địa để thu lại chi phí. Các sản phẩm này đều đạt tiêu chuẩn xuất đi, với số lượng rất lớn. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng hàng rớt công cực thấp.=> May mắn mới mua được những hàng này thôi, nên đừng phí công đi tìm nha. Nếu có chăng thì lại chính xí nghiệp sản xuất mà mua thì mới mong mua được :p



- Hàng hải quan: là nguồn hàng được các doanh nghiệp đưa ra một lượng nhỏ để hải quan kiểm tra. Một số sản phẩm “bị làm luật” sẽ bị giữ lại và từ đó cũng được bán ra thị trường. => Hàng hải quan thường không đầy đủ size cho nên mua vẫn được, nhưng phải chịu cảnh là cái mình thích chưa chắc mình mặc vừa



- Hàng nối – chuyền: Thông thường, với mỗi đơn hàng xuất đi, nhà máy sẽ dư nguyên liệu vải, da… Bởi vì các hãng đặt hàng bao giờ cũng có phần trăm dư ra để dự phòng những cái áo bị lỗi, bị hỏng. Hàng nối chuyền chính hãng số lượng không nhiều, chất lượng khoảng 8/10 đến 9/10 so với hàng xuất đi.



- Hàng tồn: Hoặc khả thi hơn nhưng hiếm khi hơn là do định mức làm hàng. Cái này thì mình không rành.Chỉ biết sơ Với những đơn hàng lớn, định mức hàng dư nhiều khi lên tới vài ngàn hàng [cũng có thể là thiếu phụ liệu nên được gắn phụ liệu ko chính hãng như: nút, dây kéo, nhãn mác, thẻ bài,vv....] trong đó có size từ nhỏ nhất tới lớn nhất, như xxs xs s m l xl xxl hoặc 00 0 1 3 5 7 9 11 13 15 vv.... Các size quá lớn sẽ được đóng xuất đi dưới dạng hàng tồn với giá "rẻ như cho" tới các thị trường như Nam Phi, Nga, vv... Các size nhỏ được giữ lại bán ở thị trường với giá tương đối ok! Ít thì lô vài chục cái, mã nào nhiều lên tới vài trăm là chuyện thường, chia đều cho các Shop từ nam ra Bắc. Nhưng mà dĩ nhiên, form lỗi -size không có- phụ liệu lỗi


[Ảnh minh họa]


Ngoài ra còn có một nguồn nữa là hàng mẫu– là hàng bên hãng làm gửi sang việt nam để làm mẫu sản xuất hàng loạt bị “tuồn” ra để bán sau khi kết thúc hợp đồng.



Một số mẹo nhỏ giúp bạn tránh hàng dỏm khi đi mua hàng:



- Hàng VNXK xịn khá là khó tìm. Vì vậy nếu bạn thấy chúng được bày bán dưới những hình thức như “Xả hàng VNXK tồn kho”,… thì 90% chúng là hàng Trung Quốc đội lốt Việt.=> Không nên mua



- Hàng VNXK thường rất ít size nhỏ vì người Châu Âu lớn hơn người Việt nên cỡ XS, S của họ cũng lớn hơn nhiều so với cỡ đó tại Việt Nam. Một dây hàng 40-50 cái áo thường chỉ có 2-3 size M => Có nhiều size nhỏ là dỏm



- Hàng cao cấp thường là 100% cotton, mặc hay nhàu nhưng mát; hàng trung thường là có 20-40% polyester+ 80-60% cotton, có công nghệ chống nhăn.



-Hàng VNXK thường có đường may dày dặn, nhãn, mác, cúc phụ đầy đủ. => ít nhãn mác là dỏm nghen



-Giày VNXK xịn thì 95% có in chìm cỡ giày, tên thương hiệu và dòng Made in Vietnam mặt dưới đế và thành trong, có thông tin code mã hàng.



-Gót giày xuất khẩu xịn thường rất mượt, form giày cứng cáp, đi vào rất êm chân. Thông thường có giá không dưới 300.000VNĐ bởi dù bị lỗi nhưng chất lượng của chúng rất tốt. Vì vậy nếu bạn thấy những cửa hàng rao bán đồ VNXK mà có giá chỉ khoảng từ 100.000-200.000 VNĐ thì đừng dại dột tin tưởng.



Video liên quan:


//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/12/gg8vabNpNd-480x270.jpg



Xem thêm bài viết liên quan:


Đây là top 8 hàng hiệu bình dân nổi tiếng - Quần áo rẻ đẹp mà chất lượng tốt


Ngọc Trinh ‘ăn đứt’ Angela Phương Trinh, Minh Hằng, Hoàng Thùy Linh,... trong khoản mặc quần bó sát


Đẹp ngộp thở dàn mỹ nhân Việt diện áo trễ vai - Giá trẻ mập ốm ai mặc cũng đẹp

Chủ Đề