Hiệp phụ bóng đá bao lâu

Thời gian một trận đấu bóng đá luôn là điều mà người hâm mộ quan tâm. Có rất nhiều khoảnh khắc dù chỉ một phút thôi cũng làm thay đổi được kết quả trận đấu.

Chắc hẳn chúng ta không phải định nghĩa thêm về hiệp phụ trong bóng đá nữa, bởi sau khi hết 90 phút chính thức mà tỷ số hai đội vẫn hòa nhau thì sẽ phải đá thêm 30 phút nữa để phân định thắng thua. Hãy cùng Trung tâm thể thao Tuổi trẻ tìm hiểu về vấn đề hiệp phụ bóng đá bao nhiêu phút qua bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm về hiệp phụ bóng đá

Hiệp phụ có tên tiếng anh là Extratime. Đây là thời gian mà trận bóng được thêm 30 phút nữa để đá hai hiệp phụ. 30 phút hiệp phụ này thường được các giải bóng đá cả chuyên lẫn không chuyên sử dụng tại vòng đấu loại trực tiếp. Trường hợp này sẽ được áp dụng nếu như sau 90 phút đá 2 hiệp chính mà 2 đội vẫn có tỉ số hòa nhau. Hiệp phụ sẽ có 2 hiệp và mỗi hiệp đá 15 phút.

Ngoài ra, những bàn thắng trong hiệp phụ vẫn sẽ được tính như hiệp chính. Khi bắt đầu hiệp phụ 1 thì đội được đá giao bóng ở hiệp chính 1 sẽ được trọng tài chọn đá giao bóng. Sau khi kết thúc 15 phút thi đấu hiệp phụ 1 thì hai đội sẽ đổi sân để thi đấu hiệp phụ 2. Đội giao bóng ở hiệp chính 2 sẽ được giao bóng ở hiệp phụ 2. Sau 30 phút đá bóng hiệp phụ, nếu như vẫn không phân thắng bại thì hai đội thực hiện đá luân lưu 11m để tìm ra đội thắng cuộc.

Ngoài ra, ở những giải đấu không chuyên, có một số giả sẽ không thi đấu 2 hiệp phụ. Thay vào đó, sau khi kết thúc 90 phút hiệp chính mà tỷ số hai đội hòa nhau thì hai đội sẽ bước vào màn thi đấu sút luân lưu 11m để phân định kết quả trận đấu. Như vậy bạn đã biết hiệp phụ bóng đá bao nhiêu phút rồi đúng không nào?

– Tham khảo bài viết>>Lớp học bóng đá cho trẻ em ở Hà Nội

Những tác hại mà đá 2 hiệp phụ mang lại

Khi đã thi đấu xong 90 phút chính thức, các cầu thủ đã bị mất khá nhiều sức. Chính vì thế, để có thể đá thêm 30 phút hiệp phụ nâng thời lượng đá của một trận bóng là 120 phút sẽ đòi hỏi cầu thủ phải có một sức khỏe tốt và thể lực dẻo dai.

Với bài viết trên đây của Trung tâm thể thao Tuổi trẻ chúng tôi, bạn đã nắm được hiệp phụ bóng đá bao nhiêu phút cũng như những quy định về thời gian đá bóng rồi đúng không nào. Bóng đá là một trong những bộ môn thê thao có nhiều quy định và luật lệ khác nhau, để có thể nắm rõ được những thông tin về bóng đá, hãy thường xuyên thao dõi những bài viết của Trung tâm thể thao Tuổi trẻ chúng tôi nhé.

– Xem thêm bài viết khác>> Dạy bóng đá trẻ em

Đối với những tín đồ của bộ môn “thể thao Vua” hẳn đã không còn xa lạ gì với thuật ngữ “hiệp phụ”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cặn kẽ về những đặc điểm của hiệp đấu đặc biệt này. Bài viết hôm nau sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn về hiệp phụ trong bóng đá.

Đối với những trận đấu bóng đá trên sân 11 người, 90 phút chia thành 2 hiệp với mỗi hiệp đấu 45 phút sẽ là thời gian thi đấu chính thức dành cho cả 2 đội. Ở khoảng thời gian này, nếu như hai bên đều không thể phân thắng bại sẽ bước tiếp vào hiệp phụ và nếu cần thiết sẽ là loạt sút Penalty để tìm ra đội thắng cuộc.

Nếu không thể phân định thắng thua trong thời gian chính thức và hiệp phụ, 2 đội sẽ đưa nhau vào loạt đá luân lưu đầy may rủi

Hiệp phụ có thời gian 30 phút và chia đều thành 2 hiệp, mỗi hiệp 15 phút. Cũng giống như trong 90 phút chính thức, mỗi khi hết hiệp đấu, 2 đội sẽ phải đổi sân cho nhau. Đặc biệt, hiệp phụ sẽ diễn ra mà không có thời gian nghỉ giữa hiệp hay phút bù giờ. Tuy nhiên, không phải trận đấu nào khi bất phân thắng bại cũng sẽ diễn ra hiệp phụ. Theo đó, hiệp phụ sẽ chỉ áp dụng đối với những vòng loại trực tiếp và những giải đấu có hình thức đá lượt đi và lượt về [Khi cả 2 đội hòa nhau].

Trước đây, luật bóng đá quy định các đội bóng chỉ được phép thay tối đa 3 người. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng nổ khiến liên đoàn bóng đá Thế Giới – FiFa đã phải tạm thời thay đổi lại luật này. Cụ thể, giờ đây mỗi đội sẽ có tối đa 5 sự thay thế trong một trận đấu 90 phút. Nếu 2 đội phải đưa nhau vào hiệp phụ, mỗi đội sẽ có thêm 1 sự thay đổi người nữa. Dù gia tăng thêm số cầu thủ thay người nhưng FiFa vẫn giữ nguyên 3 lượt thay đổi nhằm tiết kiệm thời gian cho trận đấu.

Đối với những cầu thủ phải thi đấu trong khoảng thời gian hiệp phụ, đây chẳng khác nào một màn tra tấn thể lực. 30 phút này được xem là khoảng thời gian dễ gây ra chấn thương nhất vì họ đã phải chạy không biết mết mỏi suốt 90 phút trước. Không chỉ mệt mỏi về thể lực và thể xác, các cầu thủ còn phải chịu gánh nặng về mặt tâm lý. Họ phải thi đấu cực kỳ tập trung bởi chỉ cần để đối thủ ghi được bàn thắng thì gần như đội nhà sẽ phải nhận lấy thất bại.

Các cầu thủ sẽ gặp rất nhiều chấn thương trong khoảng thời gian này

Chính bởi sự căng thẳng đấy khiến cho các đội bóng luôn tránh kéo trận đấu về hiệp phụ và muốn giải quyết ngay trong 90 phút thi đấu chính thức.

Cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ một tài liệu nào viết về người đã nghĩ ra hiệp phụ trong bóng đá. Tuy nhiên, những ghi chép được xem là đầu tiên về hiệp phụ trong bóng đá được tìm thấy trong sách Luật bóng đá Anh vào năm 1897.

Hiệp phụ được ghi nhận đầu tiên trong sách luật bóng đá anh vào năm 1897

Mãi đến năm 1922, hiệp phụ đầu tiên trên thế giới mới được áp dụng vào trận chung kết cúp quốc gia Đức giữa Hamburg và Nurnberg. 2 đội hòa nhau với tỷ số 2-2 và bước vào thi đấu hiệp phụ. Trận đấu chỉ diễn ra sau đó được thêm 10 phút thì phải dừng lại vì trời quá tối. Chính vì thế, cả Hamburg và Nurnberg đã quyết định hoãn trận đấu và đá lại vào 7 tuần sau đó.

Vào thời gian này, hiệp phụ vẫn chưa có thời gian kết thúc chính xác. Mãi về sau, các nhà cải cách bóng đá mới đưa ra phương án để có thể kết thúc hiệp phụ trong một khoảng thời gian nhất định.

Thậm chí, một khoảng thời gian trước, khi mà hiệp phụ đã được áp dụng thời gian là 30 phút, các đội bóng vẫn có thể dành chiến thắng khi chưa hết giờ bởi luật bàn thắng vàng. Cụ thể, đưa nhau vào hiệp phụ, chỉ cần một trong hai đội có được bàn thắng, trận đấu sẽ kết thúc và phần thắng dĩ nhiên thuộc về họ. Đã có nhiều giải đấu lớn áp dụng luật này như World Cup 1998, World Cup 2002, EURO 1996 và EURO 2000.

Trong bóng đá 11 người hay còn gọi là bóng đá truyền thống, mỗi trận đấu sẽ diễn ra trong 90 phút chính thức và sẽ có hiệp phụ tùy theo tính chất của trận đấu. Mỗi bên sẽ gồm 11 người thi đấu chính thức bao gồm cả thủ môn. Thủ môn chính là người duy nhất được sử dụng tay để chơi bóng, tuy nhiên phạm vi được sử dụng tay chỉ giới hạn ở khu vực vòng cấm của đội nhà.

Tại các giải bóng đá phong trào, thường sẽ chỉ chơi với 5 hoặc 7 cầu thủ thi đấu chính thức ở trên sân. Mỗi trận bóng trên sân 7 người sẽ được giới hạn phút thi đấu chính thức. Ban tổ chức có thể dựa vào độ tuổi tham gia mà điều chỉnh để thời gian cho hợp lý. Theo đó, với lứa tuổi thanh thiếu niên, mỗi hiệp đấu diễn ra 25 phút. Với các lứa tuổi nhỏ hơn, mỗi hiệp sẽ chỉ kéo dài 20 phút. Thời gian để các cầu thủ nghỉ giữa hiệp là 10 phút.

Mỗi hiệp đấu của bóng đá sân 7 kéo dài 25 phút

Đối với bóng đá sân 5 người, thời gian để thi đấu chính thức là 40 phút và được chia đều thành 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút. Thời gian để nghỉ giữa hiệp là 15 phút. Cũng giống như bóng đá 7 người, sẽ tùy thuộc vào độ tuổi các cầu thủ tham gia mà ban tổ chức sẽ điều chỉnh thời gian để phù hợp nhất có thể.

Thời gian nghỉ giữa mỗi hiệp của bóng đá sân 5 người là 15 phút

Ở cuối mỗi hiệp đấu, trọng tài sẽ cộng thêm một khoảng thời gian nhỏ thay cho thời gian bị gián đoạn suốt cả hiệp đấu. Đây được gọi là phút bù giờ. Phút bù giờ sẽ được công bố ngay khi thời gian thi đấu chính thức của mỗi hiệp kết thúc và cũng bắt đầu tính từ khoảng thời gian này. Thời gian bù giờ sẽ dao động từ 1 đến 10 phút, mỗi hiệp đấu sẽ có khoảng thời gian bù giờ khác nhau.

Theo luật bóng đá, những tình huống được dùng làm căn cứ để đưa ra quãng thời gian bù giờ bao gồm: Những sự thay người, chăm sóc cầu thủ bị chấn thương ngay trên sân, thời gian bóng “chết” hay một số thủ thuật của các đội dùng để “câu giờ”.

Mỗi trận đấu sẽ luôn có phút bù giờ để bù lại thời gian trận đấu bị gián đoạn

Ngoài hiệp phụ và loạt đá luân lưu, phút bù giờ cũng được xem là một trong những khoảng thời gian căng thẳng nhất trong trận đấu. Đã có nhiều trận đấu lịch sử được định đoạt trong những phút ít ỏi này khiến các cổ động viên như vỡ òa cảm xúc.

Một trong những trận đấu nổi tiếng nhất phải nói đến là cuộc chạm trán giữa Manchester City và QPR diễn ra vào cuối mùa giải 2011/2012. Cả 2 đội bước vào trận đấu với những mục tiêu riêng của mình. Man City đang cạnh tranh gắt gao ngôi vô địch với đối thủ cùng thành phố là Man Utd. Đối với QPR, đây cũng là cuộc chiến sống còn cho 1 suất trụ hạng.

Manchester city và qpr mùa giải 2011/2012

Trận đấu diễn ra hết sức kịch tính và bất ngờ đã xảy đến khi QPR vươn lên dẫn trước Man City 2-1 ở hiệp 2. Trong khi đóm Man Utd đã có thắng lợi quan trọng trước Sunderland và leo lên ngôi đầu bảng. Khi mà mọi người đều nghĩ tới chức vô địch cho M.U thì thời khắc lịch sử đã xảy đến, 2 bàn thắng “điên rồ” ở phút 90+2 và 90+4 của Dzeko và Aguero đã giúp Man xanh lội ngược dòng và giành chức vô địch đầu tiên trong kỷ nguyên Ngoại hạng Anh.

Video liên quan

Chủ Đề