Hộ khẩu thường trú kt3 là gì năm 2024

KT1 là gì? KT2 là gì? KT3 là gì?… có lẽ là những thắc mắc về thuật ngữ này chúng ta thường hay gặp phải khi đề cập đến việc đăng ký thường trú, tạm trú của công dân. Hãy cùng chúng tôi làm rõ những thuật ngữ trên qua bài viết dưới đây.

Hộ khẩu thường trú kt3 là gì năm 2024

KT1 là nơi công dân đăng ký thường trú trong sổ hộ khẩu của công dân. Căn cứ theo quy định của luật cư trú (năm 2006) địa điểm thường trú là nơi mà công dân sinh sống ổn định, thường xuyên vô thời hạn ở một chỗ cố định và đã đăng ký thường trú.

Công dân khi đăng ký thường trú sẽ được cơ quan chức năng cấp sổ hộ khẩu, địa điểm đăng ký thường trú được thể hiện ngay trên thẻ căn cước công dân hay chứng minh nhân dân của mỗi cá nhân.

KT2 là gì?

KT2 là nơi công dân đăng ký tạm trú dài hạn ở trong phạm vi tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương.

Công dân khi đã có đăng ký hộ khẩu thường trú – KT1 nhưng đăng ký tạm trú thời gian dài ở quận hay huyện khác trong cùng tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương thì ở nơi đăng kí sổ tạm trú được cấp sổ tạm trú KT2.

Ví dụ như: Công dân đã đăng ký hộ khẩu tại quận Gò Vấp, nhưng tạm trú dài hạn tại quận Tân Bình, thì ở quận Tân Bình công dân được cấp loại sổ KT2.

KT3 là gì?

KT3 là nơi công dân đăng ký tạm trú dài hạn ở tỉnh, thành phố khác với địa điểm đăng ký thường trú.

Công dân đã đăng kí hộ khẩu thường trú – KT1 ở tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương này nhưng lại đăng kí tạm trú thời gian dài ở một tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương khác thì tại địa điểm đăng kí tạm trú, công dân được cấp sổ tạm trú KT3.

Ví dụ như: Công dân đã đăng ký hộ khẩu ở Gia Lai, nhưng tạm trú dài hạn ở Huế thì ở Huế công dân đó được cấp sổ tạm trú KT3.

KT4 là gì?

KT4 là nơi công dân đăng ký tạm trú ngắn hạn ở tỉnh hay thành phố mà khác nơi đăng ký địa chỉ thường trú.

Cũng tương tự như trường hợp đăng ký KT4, tuy nhiên đối với KT4, thời hạn đăng ký tạm trú của công dân ở tỉnh hay thành phố khác là ngắn hạn (thường có thời gian đăng ký nhất định).

Phân biệt địa điểm thường trú và địa điểm tạm trú như thế nào?

Khái niệm

  • Nơi thường trú là địa điểm mà công dân sinh sống ổn định, thường xuyên và vô thời hạn ở một chỗ nhất định và đã được đăng ký thường trú.
  • Nơi tạm trú là địa điểm mà công dân sinh sống ở bên ngoài nơi được đăng ký thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Thời gian công dân cư trú:

  • Đối với nơi công dân đăng ký thường trú thì thời hạn cư trú là không giới hạn.
  • Đối với nơi công dân đăng ký tạm trú thì thời hạn cư trú là có giới hạn.

Nơi công dân đăng ký thời hạn để cư trú

  • Để đăng ký nơi thường trú công dân đăng ký ở công an quận, huyện hay thị xã đối với các thành phố trực thuộc trung ương hay ở công an xã/thị trấn thuộc huyện, công an xã đối với những thành phố nào thuộc tỉnh và có được cấp sổ hộ khẩu.
  • Để đăng ký nơi tạm trú công dân đăng ký ở công an xã, phường hay thị trấn và có được cấp sổ tạm trú.

Điều kiện để đăng ký

Công dân đăng ký thường trú tại tỉnh: Công dân có nơi ở hợp pháp tại tỉnh nào thì được đăng kí địa chỉ thường trú ngay tại tỉnh đó.

Công dân đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc trung ương cần phải đáp ứng được một trong số các trường hợp sau:

  • Có nơi ở hợp pháp.
  • Được cá nhân có sổ hộ khẩu cho phép nhập vào sổ hộ khẩu của chủ hộ.
  • Được tuyển dụng hay điều động đến để làm việc tại cơ quan hay tổ chức hưởng lương theo chế độ hợp đồng không xác định hay nhận lương ngân sách nhà nước và công dân đó có chỗ ở hợp pháp.

Công dân không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú thì trong thời hạn 30 ngày phải tiến hành đăng ký tạm trú ở công an xã, phường hay thị trấn.

Trên đây là những chia sẻ mới nhất về các thuật ngữ KT1 là gì? KT2 là gì? Và những vấn đề liên quan đến đăng ký thường trú, tạm trú. Hy vọng những thông tin này mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Bên cạnh sổ hộ khẩu (KT1) loại giấy tờ xác nhận nơi thường trú của công dân, thì ở Việt Nam còn tồn tại các loại sổ tạm trú khác nhau có tên KT2, KT3, KT4 dùng để chứng nhận nơi sinh sống hiện tại khác với nơi đã đăng ký thường trú. Mục đích các loại giấy tờ này được ban hành nhằm đảm bảo an ninh khu vực, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt trong bối cảnh người dân di chuyển tới các khu vực khác phục vụ nhu cầu làm việc, học tập ngày càng đông.

Ở bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu về sổ tạm trú KT3, hình thức tạm trú rất phổ biến trong thời điểm hiện nay. Mục đích sử dụng, điều kiện đăng ký tạm trú. Mời các bạn theo dõi ngay dưới đây.

Sổ Tạm Trú KT3 Là Gì

Sổ tạm trú KT3 là giấy tờ tạm trú dài hạn (không xác định thời hạn) ở một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nào đó, không phải nơi đăng ký thường trú. Sổ tạm trú KT3 được cấp cho cá nhân/hộ gia đình xác định nơi ở tạm thời của công dân đó, đồng thời giúp cơ quan chức năng kiểm soát tình trạnh cư trú của một địa điểm dân cư.

Ví dụ: bạn sinh ra ở Hồ Chí Minh và địa chỉ của bạn trong sổ hộ khẩu thường trú cũng là ở Hồ Chí Minh. Nhưng vì lý do cá nhân, bạn muốn chuyển ra Hà Nội để làm việc dài hạn, thì trường hợp đó bạn cần phải xin cấp sổ tạm trú KT3 tại Hà Nội.

Khi công dân đăng ký thường trú tại 1 tỉnh/thành phố (nơi đăng ký hộ khẩu) nhưng có đăng ký tạm trú dài hạn tại 1 tỉnh/thành phố khác (sổ tạm trú KT3) thì công dân vẫn được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích như một công dân thường trú tại nơi đăng ký KT3. tuy nhiên, sổ tạm trú KT3 chỉ có thời hạn 24 tháng kể từ ngày đăng ký. Sau thời gian đó, tùy vào nhu cầu của công dân mà có thể xin gia hạn hoặc cấp lại sổ tạm trú để tiếp tục cư trú hợp pháp tại địa phương.

Mục Đích Sử Dụng Sổ Tạm Trú KT3

Đăng ký tạm trú KT3 là nghĩa vụ của mỗi công dân khi sing sống tại các địa phương khác với nơi thường trú. Ngoài ra, sở hữu sổ tạm trú KT3 cũng là điều kiện cần để công dân thực hiện các công việc như sau:

  • Hoàn tất công việc đăng ký quyền sử dụng đất hoặc nhà ở tại nơi tạm trú.
  • Sang tên, cho thuê hoặc mua bán nhà, đất, các mô hình bất động sản tại nơi tạm trú.
  • Sang tên hoặc đăng ký chủ sở hữu mới cho xe máy, ô tô,…
  • Đăng ký mở cửa hàng kinh doanh,…
  • Quyết định vay vốn hoặc thế chấp tại ngân hàng hay các công ty tài chính.
  • Đăng ký các gói Internet, cáp quang, nước, điện,…
  • Đăng ký nhập học cho con, đăng ký bảo hiểm hoặc bằng lái xe.

Điều Kiện Đăng Ký Tạm Trú

Để hoàn thành thủ tục làm KT3, công dân cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Có giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD còn giá trị sử dụng
  • Sở hữu nhà ở hoặc đất đai tại các tỉnh/thành phố bạn muốn đăng ký tạm trú
  • Đã từng đăng ký tại 1 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nhưng nay lại sinh sống ở một địa phương khác
  • Đã sinh sống được tại nơi cần đăng ký tạm trú KT3 ít nhất 30 ngày
  • Nếu bạn đang thuê nhà hoặc đang ở nhờ nhà người khác, cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà thì bạn mới được đăng ký tạm trú KT3.

Thủ Tục Đăng Ký Tạm Trú

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Để tiến hành đăng ký sổ tạm trú KT3, bạn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ sau:
  • 01 Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu
  • 01 Phiếu khai nhân khẩu (người từ đủ 15 tuổi trở lên)
  • Bản sao CMND/CCCD (hoặc có thể xuất trình bản gốc)
  • Văn bản đồng ý có chữ ký của chủ hộ trong trường hợp chỗ ở hợp pháp là do thuê, mượn, ở nhờ
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở tại nơi đăng ký KT3 (giấy tờ mua bán nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/ sử dụng đất, v.v.)

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an xã/ phường/ thị trấn

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, công dân mang hồ sơ đến công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú để nộp. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ của công dân theo quy didhj của pháp luật về cư trú.

Trường hợp hồ sơ của công dân đầy đủ, hợp lệ cán bộ tiếp nhận viết giấy biên nhận cho người nộp và trong vòng 3 ngày Trưởng công an xã, phường, thị trấn sẽ có trách nhiệm cấp sổ tạm trú KT3 cho bạn theo quy định.

Nếu hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu hoặc kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho bạn để nộp bổ sung hồ sơ.

Lệ phí đăng ký thủ tục làm KT3 sẽ nộp theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC).

Việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân, vừa đảm bảo quyền lời tại địa phương cư trú, vừa có cơ sở để cơ quan chức năng quản lý dân số, nguồn lao động tình trạng an ninh, v.v. Công dân cần tìm hiểu thông tin và thực hiện đúng các quy định về tạm trú KT3 để tránh những rắc rối có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày cũng như tiết kiệm thời gian là thủ tục hành chính liên quan.