Khổng minh gia cát lượng chết như thế nào

Địa điểm thực sự về nơi an táng của Khổng Minh Gia Cát Lượng ở đâu vẫn còn là dấu hỏi, đến nay hậu thế chưa tìm ra lời giải đáp.

Gia Cát Lượng, tên tự là Khổng Minh, là nhà chính trị, nhà quân sư kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc. Ông đồng thời là nhà ngoại giao cự phách, nhà phát minh tài ba. Đóng góp lớn nhất của ông là việc hình thành thế chân vạc Tam Quốc, liên minh Thục - Ngô chống Ngụy. Khổng Minh được công nhận là một trong những chiến lược gia xuất sắc nhất trong thời đại của ông, được so với nhà chiến lược tài ba khác là Tôn Tử.
 

Khổng minh gia cát lượng chết như thế nào

Hình tượng Gia Cát Lượng được tái hiện trên nhiều thước phim dã sử.

Năm 54 tuổi, ông mắc bệnh nặng rồi qua đời ở doanh trại. Cả đời tận trung vì sự nghiệp chấn hưng nhà Thục Hán, nhưng nơi an táng thực sự của Khổng Minh ở đâu, đến nay hậu thế vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Theo di nguyện, sau khi chết ông muốn đặt mộ tại núi Định Quân - ngọn núi thuộc tỉnh Thiểm Tây. Do đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng cả vạn quân nên mới có tên là Định Quân.

Địa hình núi rất phức tạp với sườn núi uốn lượn nhấp nhô, được coi là rất tốt về phong thủy. Ngay dưới chân núi, du khách sẽ thấy khu mộ Gia Cát Lượng và đền thờ mang tên ông. Theo sử sách Trung Quốc ghi lại, do dự đoán được vận mệnh, Gia Cát Lượng căn dặn, sau khi chết, quân sỹ đem bỏ xác ông vào quan tài rồi khiêng về Hán Trung. Khi dây thừng đứt tại đâu, nơi đó sẽ lấy làm mộ.

Khổng minh gia cát lượng chết như thế nào

Một trong những phần mộ của Gia Cát Lượng.

Quân sỹ nghe theo, khiêng quan tài đi. Tuy nhiên, khiêng thời gian rất dài mà dây thừng không đứt. Đến núi Định Quân bỗng nhiên sợi dây chắc chắn đứt phựt khiến quan tài rơi xuống. Quân sỹ vội vàng đào huyệt chôn thì bỗng khu đất xung quanh quan tài sụt xuống, vừa đủ lấp trọn cỗ quan tài của Gia Cát Lượng. Sau đó, khu vực đặt mộ không xây kín, cũng không để lại bất cứ dấu hiệu gì dễ phát hiện. Người ta còn xây thêm nhiều phần mộ giả xung quanh để chống lại mộ tắc. Ngôi mộ ngày nay người đời vẫn gọi là “Mộ thật của Gia Cát Vũ Hầu”, thực tế không phải phần mộ thật. Người Trung Quốc tương truyền, ngôi mộ nào có dòng chữ “Mộ Vũ Hầu” mới chính là nơi an nghỉ thực tế của Khổng Minh.

Ngày nay, có ngôi mộ mang tên “Mộ Vũ Hầu” đặt ở góc tây bắc núi Định Quân, có diện tích hơn 300 mẫu. Nhưng các chuyên gia lại nhận định, ngay cả nơi này cũng không phải ngôi mộ thật.

Trên khắp đất Trung Quốc, người đời còn lập nên nhiều đền thờ để tưởng nhớ vị quân sư tài ba này. Trong đó, nổi tiếng nhất là đền thờ ở huyện Miễn, dưới chân núi Định Quân. Kế đến là miếu Vũ Hầu ở Thành Đô; miếu Vũ Hầu ở thành Bạch Đế, Trùng Khánh.

Dưới góc độ Tử vi học, sở dĩ Gia Cát Lượng có tài hô phong hoán vũ nhưng lại phải chết ở tuổi 54 là vì cung mệnh vô chính diệu.

Sự nghiệp dang dở

Nhân vật Gia Cát Lượng sống thời Tam Quốc bên Trung Quốc là hình ảnh một quân sư đa mưu túc chí có tài ngồi trong màn trướng mà đẩy lui được cả chục vạn quân địch. Từ khi Lưu Bị có Gia Cát thì đánh đâu thắng đó, thế lực lớn mạnh ngang với Tào Tháo, Tôn Quyền để chia ba đất nước Trung Quốc. Gia Cát cũng qua đó mà trở thành nhân vật vĩ đại. Nhưng từ khi Lưu Bị mất rồi, vẫn Gia Cát Lượng với mưu hay kế hiểm mà 6 lần xuất quân ra Kỳ Sơn lại phải rút về chẳng đạt được gì.

Khổng minh gia cát lượng chết như thế nào
Gia Cát Lượng trong phim Tam Quốc diễn nghĩa. Ảnh: Internet

Dưới con mắt khoa Tử vi, điều này được lý giải vì Gia Cát Lượng mệnh vô chính diệu – tức là cung mệnh không có chính tinh tọa thủ, cho nên không thể làm người đứng đầu điều hành công việc được mà chỉ ở vị trí phò tá mới phát huy được tài năng.

Trong một cuốn sách nghiên cứu về tử vi mang tên Cuộc đời và số mệnh, tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Tùng phân tích: “Khổng Minh Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất ngày 10/4 năm Tân Dậu. Mệnh Vô chính diệu an tại Mùi có Thái Dương ở Mão (mặt trời lúc bình minh) và Thái Âm ở Hợi (mặt trăng vằng vặc lúc nửa đêm) cả hai cùng hợp chiếu về mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt tịnh minh tá cửu trùng ư kim diện”. Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua một đấng quân vương mà thôi.

Vì mệnh Vô chính diệu cho nên tuổi thiếu thời Gia Cát Lượng ẩn cư trong lều cỏ. Qua trung vận mới xuất thế theo phò tá Lưu Bị lập nghiệp đế. Ông là vị quân sư tài ba lỗi lạc, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý. Chỉ ngồi trong trướng mà điều binh trăm trận trăm thắng. Ông đã hiểu rõ cái số của mình nên giữ đúng vị trí của một người có mệnh Vô chính diệu, chịu dưới 1 người mà trên muôn vạn người.

Nhưng đến khi Lưu Bị qua đời, ấu chúa lên ngôi, lúc ấy ông phải giữ vai trò của người đứng đầu, quyết định tất cả mọi việc như một vị vua thật sự. Cho nên đó là một điều không thích hợp với mệnh vô chính diệu. Phải chăng vì vậy mà 6 lần đưa quân ra khỏi Kỳ Sơn thì cũng 6 lần phải rút quân về không kết quả…. Đó là đặc tính đáng chú ý của người có mệnh Vô chính diệu: Mưu sự cho người thì dễ mà cho chính bản thân mình thì khó”.

Theo quan điểm của cụ Thiên Lương – một danh sư trong làng Tử vi Việt Nam, người có nhiều kiến giải sáng tạo đã lập ra một trường phái Tử vi riêng biệt gọi là trường phái Thiên Lương, thì sở dĩ sự nghiệp của Khổng Minh không đi tới đâu vì trong so sánh với đối thủ bị thua kém.

Cụ Thiên Lương viết: “Quân sư Khổng Minh sanh năm Tân Dậu ngày 10/4 giờ Tuất, Tả Hữu Điếu khách nhập mệnh được Thái Âm chiếu lên. Đây là tư cách một thầy đời hữu công vô lao, phù hợp với Thiếu Dương ở Mão thủ Thân bị lôi cuốn vào một thế hệ không sao giữ nổi chánh nghĩa mặc dầu cố hết công trình xây dựng. Mộc mệnh sinh xuất cho Thái Dương, nghịch lý âm dương (nghĩa là thân ở cung Mão mang hành mộc sinh xuất cho sao Thiếu Dương ở trong cung đó - Tg). Mệnh thân Quyền, Phá, Hư đối diện Thiên di có Thái tuế, Thiên khốc, rõ ràng mình ở thế xuống dốc mà kẻ đối nghịch được chính nghĩa dội vang hòa hợp ở thế Kim khắc Mộc, rốt cuộc họ thắng.

Mệnh yểu nên cầm sao thất bại

Theo truyện, năm 54 tuổi, Gia Cát Lượng biết mình sắp chết trong khi sự nghiệp vẫn dở dang, ấu chúa vẫn còn nhỏ tuổi chưa cáng đáng được sự nghiệp. Ông quyết định làm phép cầm sao giữ mạng để chống lại mệnh trời hòng sống thêm 1 giáp nữa. Trong khi ông lập đàn thất tinh cần phải 7 ngày yên tĩnh không ai quấy rầy. Nhưng đến ngày thứ 6, vì việc quân khẩn cấp, một tướng đã xộc vào nơi ông đang làm phép. Bởi thế việc cầm sao thất bại.

Tuy nhiên dưới góc nhìn của Tử vi học, cái căn bản nhất đối với người mệnh vô chính diệu là không thể thọ được. Các sách Tử vi lưu truyền từ xưa đều có câu “mệnh vô chính diệu phi yểu tắc bần”. Gia Cát Lượng dù có Nhật Nguyệt cùng hợp chiếu mệnh nên cuộc đời từ trung vận thì tỏa sáng rực rỡ, tung hoành ngang dọc, tên tuổi lẫy lừng. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi định mệnh cho người mệnh vô chính diệu là: Giàu thì chết sớm mà nghèo thì thọ hơn.

Tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Tùng viết: “Người ta cũng cho rằng, Gia Cát Lượng chết sớm là vì sát nghiệp của ông quá nặng. Ông đã dùng hỏa công đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốc Hồ Lô. Rồi lại dùng hỏa công đốt chết 18 vạn quân của Tào Tháo trên sông Xích Bích. Nhưng nếu chúng ta xét điều này dưới cái nhìn của khoa Tử Vi thì dù sát nghiệp của ông nặng hay nhẹ thì tuổi thọ của ông ta cũng sẽ được bao nhiêu với cái số mệnh Vô chính diệu?”.

Ở một sách về Tử vi khác là cuốn Tử vi thực hành thì chỉ ra rằng năm 54 tuổi, Gia Cát Lượng gặp đại hạn ngộ Thái Tuế và một loạt sao xấu cho nên không thể qua được mà phải chết. Cuốn sách viết: “Số Gia Cát có Tả hữu đồng cung Thái dương ở mão, Thái âm ở Hợi gọi là Nhật Nguyệt tinh minh cách, nên số cực phú quý, tài năng lỗi lạc. Năm 54 tuổi, đại hạn ngộ Thái Tuế, Thiên Thương, Hóa kỵ, Đại, tiểu hao, Kình Đà nên chết”.

Theo Vũ Tiến Đức
Kiến thức

Theo Đăng lại