Làm thế nào để biết bản thân muốn gì năm 2024

Đúng là không dễ để biết – một cách tương đối chính xác – nơi mình muốn đến. Bạn phải thành thật với bản thân thì mới biết mình thật sự muốn gì.

Hãy tự hỏi, “Đâu là việc mà lúc nào mình cũng hào hứng muốn làm?”. Ghi nhớ câu trả lời và làm bài tập sau.

Làm thế nào để biết bản thân muốn gì năm 2024

Lập danh sách những việc bạn thật sự thích làm.

Xem xét danh sách đó một cách trung thực. Bạn đã đưa việc nào vào danh sách với suy nghĩ, “Việc này có thể giúp mình kiếm tiền”? Hãy gạch bỏ những việc đó và thay bằng những việc bạn chưa dám viết ra vì tiếng nói trong đầu bạn thì thầm “Mình không làm được”. Đừng nghe theo tiếng nói ấy, hãy viết ra việc bạn muốn làm, bao gồm cả những việc thoạt nhìn có vẻ không liên quan đến công việc. Đơn giản là cứ viết ra những việc làm bạn cảm thấy hào hứng.

Xem lại danh sách và chọn ra ba việc bạn muốn làm nhất.

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên trước danh sách vừa lập, vì nó bao gồm những việc ban đầu bạn không định kể ra khi được hỏi về mục tiêu của bản thân. Không sao. Hãy dành một chút thời gian để làm quen với nó.

Bạn giỏi/dở việc gì nhất?

Những người sáng tạo thích làm nhiều việc khác nhau và họ thường làm khá tốt những việc đó. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tất cả những việc đó, bạn sẽ chỉ dừng lại ở mức khá tốt và không bao giờ làm xuất sắc việc nào.

Vòng tròn Năng lực của bạn là gì?

Quan trọng là bạn phải biết mình giỏi và không giỏi việc gì, hay nói theo cách của Warren Buffett, bạn phải hiểu rõ Vòng tròn Năng lực của mình. Những việc nằm trong vòng tròn là việc bạn làm giỏi. Nếu việc bạn giỏi cũng là việc bạn thích, bạn có thể làm rất xuất sắc việc đó.

Vòng tròn Năng lực của bạn trông như thế nào?

Vẽ một vòng tròn. Bên trong vòng tròn, viết ra tất cả điểm mạnh của bạn (kỹ năng, điểm tốt trong tính cách, sở thích). Bên ngoài vòng tròn, viết ra những điểm yếu của bạn.

Bây giờ, hãy gạch bỏ những việc bạn tương đối giỏi hoặc không quá dở. Nói cách khác, gạch hết những đặc điểm bạn không đặc biệt xuất sắc hay vô cùng tệ hại. Tiếp tục loại trừ đến khi còn tối đa ba đặc điểm trong vòng tròn – những việc bạn đặc biệt giỏi, và không quá ba đặc điểm ngoài vòng tròn – những việc bạn cực kỳ dở.

Đó chính là Vòng tròn Năng lực của bạn.

Tập trung vào điểm mạnh

Nếu trung thực thực hiện bài tập trên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về thế mạnh của mình. Hãy tập trung vào những điểm mạnh đó, bởi lẽ cải thiện việc bạn đã giỏi sẵn dễ hơn nhiều so với cố gắng làm tốt việc bạn không giỏi.

Làm thế nào để biết bản thân muốn gì năm 2024

Nhận ra điểm sáng của “Mặt tối”

Danh sách điểm yếu của bạn không phải là không quan trọng. Dù điểm yếu không phải thứ bạn muốn mọi người biết, nhưng nó vẫn có thể giúp ích cho bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn xem những điểm yếu này như các “điểm sáng”? Tôi không phủ nhận nó là điểm không tốt trong tính cách của bạn, nhưng xét trên một quan điểm nhất định, đó là việc bạn làm tốt, miễn là bạn biết cách áp dụng nó với thái độ tích cực.

Lấy ví dụ, tôi khá thiếu kiên nhẫn. Tôi không cố trở nên kiên nhẫn hơn (vô ích thôi), nhưng tôi tận dụng tính cách này theo hướng có lợi cho mình và cho người khác. Ví dụ, nhờ thiếu kiên nhẫn mà tôi khá giỏi gọi điện thoại đến các hệ thống hỗ trợ khách hàng mang tính quan liêu. Đơn giản là tôi sẽ không cúp máy khi chưa đạt được điều mình muốn. Đôi khi bạn có thể dùng điểm chưa tốt của mình để tạo ra kết quả tích cực. Xin lưu ý: tôi không nói cư xử thô lỗ là hành vi được chấp nhận.

Hé lộ con người bạn có thể trở thành

Vậy là bạn đã có danh sách những điểm mạnh nhất và yếu nhất của mình, bên cạnh đó là danh sách những việc bạn muốn làm nhất. Tốt lắm. Hãy tìm điểm chung giữa những việc đó bằng phương pháp chồng lấp.

Vẽ ba vòng tròn cùng cắt nhau.

Viết một điều bạn muốn làm nhất vào mỗi vòng tròn.

Phần thú vị là xem điều gì xuất hiện trong mảng chồng lấp của các cặp vòng tròn. Đâu là điểm chung của hai điều bạn muốn làm nhất?

Vậy là còn lại mảng ở giữa, phần giao nhau giữa ba vòng tròn. Đặc điểm chung của tất cả kết quả trước đó là gì? Đó chính là bạn! Hãy viết tên bạn vào đó.

Kết quả của bài tập trên tiết lộ con người bạn sẽ trở thành nếu làm những việc mình thích nhất. Mảng chồng lấp của các vòng tròn là phần thú vị nhất. Tại đó, hai đặc điểm hợp lại và tạo thành một tổ hợp độc đáo – một điểm đặc biệt về con người bạn.

Thực hiện bài tập trên với ba điểm mạnh nhất của bạn.

So sánh kết quả của hai bài tập, nghĩ xem tổ hợp các thế mạnh/đặc điểm có thể giúp bạn làm điều mình muốn như thế nào.

Tất nhiên bạn cũng có thể thực hiện bài tập này cho những điểm yếu nhất. Kết quả của bài tập đó có thể cung cấp cho bạn những thông tin thú vị. Chúc bạn thành công.

Có một vài bạn hỏi tôi về việc làm sao để tìm ra những điều mình mong muốn trong cuộc sống. Trong số đó, có bạn đang trải qua biến cố của cuộc đời khi hôn nhân tan vỡ, công việc gặp nhiều khó khăn. Bạn bày tỏ rằng mình không biết mình muốn gì và nên làm gì tiếp theo.

Khi đó, tôi đã thử đặt mình vào cuộc sống của bạn để tự hỏi bản thân sẽ làm gì. Nhưng tôi không thể đưa ra được câu trả lời. Vì tôi thiếu những dữ kiện quan trọng để có thể đưa ra được quyết định. Tôi nghĩ rằng chỉ có hiểu rõ bản thân bạn mới có thể tự tìm thấy câu trả lời cho mình.

Mỗi con người là một cuộc đời, một hoàn cảnh khác nhau, những dải tính cách khác nhau, suy nghĩ khác nhau, và còn nhiều những điều khác nhau nữa, Vì thế mà bạn là độc nhất vô nhị trong hơn 7 tỷ người tồn tại trên Trái Đất. Chỉ có bạn mới có biết mình muốn gì và nên làm gì. Bởi vậy, cải thiên khả năng tự nhận thức về bản thân là điều đầu tiên bạn nên làm để sống cuộc đời bạn mong muốn.

Nhận thức về bản thân không phải là một tài năng thiên bẩm, nó là một kỹ năng mà bạn có thể làm chủ thông qua học tập và rèn luyện mỗi ngày. (Tất nhiên là nếu bạn muốn và sẵn sàng cam kết với nó.) Và tôi có một tin tốt dành cho bạn. Đó là tôi biết một vài cách có thể giúp bạn hiểu rõ bản thân mình. Kiểm tra 10 cách tôi gợi ý dưới đây nhé.

Lắng nghe toàn bộ bài viết trên The Introvert Writer Podcast hoặc trên Anchor.

1. Kết nối với bản thân

Nghe thật chung chung đúng không ạ? Làm thế nào để bạn có thể kết nối với bản thân mình? Đã bao giờ trong một ngày bạn dành 10 phút “ích kỷ” cho riêng mình? Kết nối với bản thân đơn giản chỉ là dành cho mình không gian yên tĩnh để lắng nghe từng nhịp thở và tận hưởng sự tĩnh lặng trong tâm trí.

Nếu có điều gì bất chợt hiện lên trong đầu, bạn hãy lắng nghe mà không phán xét. Thực hành những khoảnh khắc này trong nhiều ngày, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy những kết nối mạnh mẽ với tâm hồn mình.

2. Đi tìm những giá trị cốt lõi của bạn

Giá trị cốt lõi là chiếc la bàn chỉ đường cho bạn trước những mịt mù giăng lối trên đường đời. Tôi không hề biết đến giá trị cốt lõi cho đến thời điểm cách đây 6 tháng. Đó là trước khi tôi bắt đầu lại từ đầu ở tuổi 30 với con số 0 tròn trĩnh. Những câu hỏi như tôi là ai, tôi sống vì điều gì, tôi phải làm gì với cuộc đời mình là điều mà tôi đã liên tục hỏi bản thân trong những thời điểm đó (cũng giống như người bạn tôi kể ở phần đầu).

Sau rất nhiều giờ đọc, viết và tìm kiếm câu trả lời, tôi nhận thấy mình có một số những ưu tiên trong cuộc sống. Khi không thỏa mãn được những điều này, tôi khó chịu, bất an, và luôn tìm cách thoát ra. Điển hình nhất là việc tôi liên tục thay đổi công việc. Việc sau vẫn có những vấn đề tương tự như việc trước. Có khi còn nhiều bất mãn hơn.

Đến khi khám phá được những giá trị cốt lõi của mình, tôi hiểu rõ về bản thân mình. Tôi biết được đâu là những điều quan trọng mà tôi dành ưu tiên trong cuộc sống. Bởi vậy tôi đưa ra quyết định dựa trên những điều này. Tôi hạnh phúc hơn vì công việc và cuộc sống tôi lựa chọn phù hợp với những giá trị của tôi.

3. Quan tâm đến những cảm xúc tiêu cực của bạn

Điều gì khiến bạn cảm thấy buồn bã, hờn giận, ghen tị, đố kỵ hay căng thẳng? Hoàn cảnh hay lý do gì thường dẫn bạn đến những cảm xúc như vậy? Nhận biết được điều này là một cách để bạn hiểu rõ bản thân. Chúng ta thường không kiểm soát được những cảm xúc của mình. Đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc này thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Trước đây, tôi là người không biết kiềm chế cảm xúc của mình. Nhìn mặt tôi, bạn sẽ đọc vị luôn được cảm xúc của tôi. Tôi bắt đầu chú ý hơn đến cảm xúc của mình từ khi có con. Khi nuôi con, tôi có rất nhiều niềm vui và hạnh phúc. Nhưng không thể tránh được những phút giây khó chịu, bực bội. Có những lúc không kiểm soát được, tôi đã quát mắng con. Sau đó tôi lại hối hận khi làm vậy.

Sau đó, tôi dần ý thức hơn về cảm xúc của bản thân. Khi biết mình sắp nổi giận, tôi thường đi ra chỗ khác để bình tĩnh lại. Không hẳn khi nhận thức được, bạn sẽ hình thành ngay được thói quen hiệu quả để kiểm soát cảm xúc của mình. Tuy nhiên, một khi có ý thức, bạn sẽ tiến gần hơn đến giải pháp giúp bạn làm chủ được cảm xúc của bản thân.

4. Dành thời gian ghi chép nhật ký

Ý tưởng này là một cách tuyệt vời để bạn ghi lại những gì diễn ra trong thế giới của bạn. Khi ghi chép lại tất cả trải nghiệm, cảm xúc và suy nghĩ, bạn sẽ dễ dàng theo dõi và đánh giá bản thân. Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta có hơn 6000 suy nghĩ trong một ngày. Nếu như cứ để nó trôi qua mà không ghi chép lại, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội để hiểu rõ bản thân.

Bạn đã làm những điều gì, tại sao bạn làm nó, bạn có những cảm xúc gì khi một sự việc cụ thể diễn ra, bạn có hối hận khi làm điều đó không….Nhìn lại những sự việc và kết nối chúng với nhau, bạn sẽ thấy được một bức tranh rõ ràng hơn về chính mình.

5. Thực hiện những bài test về tính cách hoặc sự tự nhận thức

Một trong những cách đơn giản được nhiều người lựa chọn đó để hiểu về bản thân là thực hiện những bài test tính cách hoặc đánh giá khả năng tự nhận thức. Những bài test này giúp bạn đưa ra một cái nhìn tổng thể về bản thân, những nét tính cách đặc trưng, những điều phù hợp với con người bạn.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả bài test. Hãy coi đó là sự tham khảo. Nhìn vào đó để có một cách tiếp cân khác khi nhìn nhận vấn đề về bản thân. Dù sao thì không thể phủ nhận rằng đây là một trong những cách hiệu quả và nhanh chóng giúp bạn tiến gần hơn đến kết quả.

6. Hỏi những người khác nhìn nhận thế nào về bạn

Bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ của những người bạn, đồng nghiệp hay bất kỳ ai mà bạn tin tưởng để hỏi về cảm nhận của họ dành cho bạn. Nhờ đó, bạn biết được cái nhìn của người khác về mình. Dù bạn cho rằng bản thân nhận thức được việc mình đối xử như thế nào với người khác thì tất cả cũng chỉ là phán đoán của bạn. Hỏi họ giúp bạn xác nhận những phán đoán này. Đồng thời đưa ra được đánh giá về mối quan hệ của bạn với những người xung quanh.

Cách thức này dù có hiệu quả nhưng cũng bộc lộ một vài khuyết điểm. Đầu tiên là rất có thể mọi người không trung thực trả lời những gì bạn hỏi. Thứ hai là bạn dễ bị ảnh hưởng bởi những gì người khác nói. Điều này khiến bạn đưa ra những phán đoán hoặc quyết định không phù hợp với bản thân. Tôi nghĩ rằng bạn nên thực hiện việc này dựa trên sự tỉnh thức. Đó là luôn đặt những nhận xét này trong mối tương quan với bản thân bạn nữa.

Một người bạn có hơn 6000 followers cho tôi nhận xét để cải thiện giao tiếp trên mạng xã hội. Bạn nói đôi khi cũng phải sống ảo, chụp nhiều ảnh đẹp, up thêm ảnh con cái cuộc sống lên nữa kèm theo một vài tips nữa. Tôi biết đó là những điều hiệu quả. Nhưng với một người hướng nội như tôi, thì đây chưa hẳn là lựa chọn tôi thấy thoải mái. Tôi chỉ dựa trên lời khuyên này rồi tìm cách điều chỉnh phù hợp với tôi.

7. Nhờ sự trợ giúp từ chuyên gia

Những chuyên gia hay các nhà tư vấn là những người có thể giúp bạn hiểu rõ bản thân. Họ được học và đào tạo một cách bài bản để giúp bạn đào sâu hơn vào bản thân. Họ cũng cho bạn những lời khuyên quý giá trên hành trình tìm kiếm chính mình. Nếu như thật sự gặp khó khăn và không thể bắt đầu, tôi nghĩ đây là cách hiệu quả nhất để bạn tìm hiểu về con người mình.

8. Nghĩ về những thành công và thất bại của bạn

Hãy nhớ về những thành công hoặc thất bại của bạn. Dành thời gian để tìm hiểu và phân tích kỹ càng những “case studies” này. Sự việc đã diễn ra như thế nào? Bạn đã làm những gì? Kết quả ra sao? Nếu như được thay đổi, bạn có làm khác đi? Bạn rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu gì của bản thân sau những sự kiện đó?

Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là bạn phải giữ được cho mình một đầu óc tỉnh táo để nhìn nhận khách quan vấn đề. Đây không phải là lúc để bạn nâng cao bản thân hay tự ti vì những gì mình đã có. Điều quan trọng là bạn biết được đâu là điểm mạnh của mình để tiếp tục phát huy. Và đâu là những điểm yếu mà bạn cần cải thiện hay những sai lầm bạn cần tránh.

9. Không ngừng học hỏi và đầu tư vào bản thân

Albert Einstein đã từng nói: “Khi bạn ngừng học hỏi, bạn bắt đầu chết đi”. Luôn tò mò và không ngừng học hỏi giúp chúng ta khám phá bản thân và trải nghiệm cuộc sống. Khi hiểu còn nhiều điều cần khám phá và học hỏi, chúng ta biết khiêm tốn với chính mình. Nhờ đó, bạn có được cái nhìn khách quan và chính xác về bản thân.

Hẳn các bạn đã biết đến hiệu ứng Dunning-Kruger trong tâm lý học. Hiểu nôm na là việc một người đánh giá năng lực của mình cao hơn năng lực thực tế của họ. Những người không hiểu rõ bản thân thường có biểu hiện như vậy. Bởi vậy, không ngừng học hỏi chính là một trong những cách giúp bạn nâng cao khả năng nhận thức về bản thân.

10. Tập luyện. Tập luyện. Và tập luyện.

Bạn có thể đọc rất nhiều về sức mạnh của việc hiểu bản thân. Nhưng một khi bạn không bắt tay vào hành động thì mọi thứ sẽ chỉ nằm trên trang giấy. Chúng không thể bước vào cuộc đời và trở thành một phần của bạn.

Nếu như 10 cách là quá nhiều, hãy chỉ chọn cho mình một cách duy nhất. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là bắt đầu đã là một điều tuyệt vời. Nhưng nếu bạn không “keep going” bạn vẫn có thể tụt lùi lại phía sau. Và bạn có thể mất đi tất cả những gì bạn cố gắng. Hy vọng những câu nói truyền cảm hứng dưới đây sẽ giúp bạn có động lực mỗi ngày. Mong rằng bạn không bỏ cuộc trên hành trình “tôi đi tìm tôi” của mình.

Những lời nói truyền cảm hứng cho bạn thêm hiểu rõ bản thân mình

  • “Tự nhận thức mang đến cho bạn năng lực học hỏi từ lỗi lầm cũng như thành công. Nó giúp bạn ngày một trưởng thành hơn.” – Lawrence Bossidy
  • “Khi tôi biết mình là ai, tôi trở nên tự do.” – Ralph Ellison
  • “Nhận thức về bản thân là khả năng nhìn nhận cuộc sống của bạn một cách trung thực mà không ràng buộc về việc đúng sai, tốt xấu.” – Debbie Ford
  • “Nếu bạn không có trí tuệ cảm xúc, không có sự tự nhận thức, không thể kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của mình, không có thấu cảm và những mối quan hệ hiệu quả, thì bất kể bạn có thông minh nhường nào, bạn cũng không thể tiến xa được.” – Daniel Goleman
  • “Mọi thứ khiến chúng ta khó chịu về người khác cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ bản thân mình.” – Carl Jung
  • “Tôi nghĩ nhận thức về bản thân có lẽ là điều quan trọng nhất khiến bạn trở nên thành công.” – Billie Jean King
  • “Bằng sự soi sáng từ sự tự nhận thức bền vững và sự bình tĩnh, năng lượng bên trong bạn sẽ được đánh thức và tạo ra những thay đổi diệu kỳ mà không cần bất kỳ nỗ lực nào từ phía bạn.” Nisargadatta Maharaj
  • “Khiêm tốn không phải là tự ti hay kém tự trọng. Khiêm tốn là hiểu rõ bản thân mình” – Erwin McManus
  • “Sống mà không hiểu rõ bản thân mình thì không đáng sống” – Socrates
  • “Không có sự tự nhận thức, chúng ta chỉ như những đứa trẻ nằm trong nôi.” – Virginia Woolf
  • “Sự phát triển bản thân sâu sắc nhất không xảy ra khi bạn đọc sách hay thiền định. Nó xảy ra trong cơn xung đột, khi bạn tức giận, sợ hãi, hoảng loạn. Nó xảy ra khi bạn liên tục làm những điều bạn thường xuyên làm và chợt nhận ra bạn được quyền lựa chọn”― Veronika Tugaleva

Chúc bạn luôn “vững tay chèo” trên con đường khám phá bản thân phía trước!

Khi bạn sẵn sàng, đây là 4 cách mình có thể giúp bạn:

1. Đặt lịch hẹn tư vấn miễn phí 30 phút với The Introvert Writer để được giải đáp các vấn đề liên quan đến hiểu về bản thân, phát triển kỹ năng phù hợp (đặc biệt là viết lách và blog) giúp xây dựng sự nghiệp tự do từ đam mê.

2. Sử dụng dịch vụ tạo blog cá nhân từ The Introvert Writer để rút ngắn hành trình blog của bạn. Bỏ qua các vấn đề kỹ thuật rắc rối, bạn có thể nhanh chóng phát triển nội dung cho blog và bắt đầu quảng bá blog của mình.

3. Tham gia các khoá học online tự học theo tiến độ với chi phí hợp lý giúp phát triển kỹ năng (Kickstart Your Blog nhằm phát triển kỹ năng blog, Writing Online Jumpstart nhằm phát triển kỹ năng viết online).

4. Tham gia các các khoá học khoá học 1:1 (5 khoá chuyên biệt – Write to Success về viết, Dreamer to Blogger về blog, Your Heart Centered Brand về thương hiệu cá nhân, Product Service Blueprint về sản phẩm dịch vụ, Way to Freedom – khoá học đặc biệt chuyên sâu hướng dẫn lộ trình từ A-Z phát triển sự nghiệp tự do) để The Intorvert Writer đồng hành cùng bạn phát triển kỹ năng, xây dựng sự nghiệp, tự chủ về thời gian, gia tăng thu nhập và sống đời mơ ước.