Luận văn đánh giá học sinh tiểu học

Sau đây là mẫu Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục với đề tài luận văn là Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa [LV02285]. Hy vọng đề tài luận văn thạc sĩ này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết luận văn tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết luận văn thạc sĩ tại bài viết này.

Bảng giá ==>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Kho 999+ ===>Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Ban chấp hành Trung ương Đảng được ban hành ngày 04 tháng 11 năm 2013. Ngày 28 tháng 11 năm 2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ tám đã biểu quyết thông qua nghị quyết mới của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông [Nghị quyết số 88/2014/QH13]. Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng chính phủ đã kí Quyết định số 404/QĐ-TTG về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Thực hiện các văn bản trên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định một số các vấn đề ưu tiên trong chương trình hành động của Ngành. Đánh giá kết quả giáo dục dược Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn là khâu đột phá đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Đánh giá kết quả giáo dục nếu được thực hiện tốt sẽ giúp: – Học sinh [HS] đánh giá đúng mức độ đạt được của mình trong học tập, rèn luyện phát triển phẩm chất, năng lực và nguyên nhân của những hạn chế để kịp thời khắc phục nhằm cải thiện thành tích; – Giáo viên [GV] thấy được sự phát triển về thành tích của mỗi HS cũng như những nguyên nhân của thành công hay hạn chế trong hoạt động sư phạm để kịp thời điều chỉnh, đổi mới phương thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học

Còn rất nhiều mẫu luận văn thạc sĩ tương tự đề tài Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa [LV02285] các bạn có thể xem thêm các bài luận văn tốt nghiệp đó tại

==>>  

  • PHÍ TÀI LIỆU: 50.000
  • ĐỊNH DẠNG: WORD+PDF
  • THANH TOÁN QUA MOMO, CHUYỂN KHOẢN, THẺ CÀO ĐIỆN THOẠI [X2]
  • NỘI DUNG: MÃ TÀI LIỆU – EMAIL NHẬN
  • CHECK EMAIL [1-15 PHÚT]

  • Đăng nhập MOMO
  • Quét mã QR
  • Nhập số tiền
  • Nội dung: Mã Tài liệu – Email 
  • Check mail [1-15p]

  • Mua thẻ cào chỉ Viettel,  Vinaphone
  • Mệnh giá gấp 2 phí tài liệu [vì phí nhà mạng 50%] 
  • Add Zalo 0932091562
  • Nhận file qua zalo, email

  • Đăng nhập Internet Mobile
  • Chuyển tiền
  • Nhập số tiền
  • Nội dung: Mã Tài liệu – Email
  • Check mail [1-15p]

NẾU CHỜ QUÁ 15 PHÚT CHƯA THẤY MAIL VUI LÒNG NHẮN ZALO: 0932091562

Trên đây là bài mẫu Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục với đề tài luận văn là Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa [LV02285] để tải tài liệu này, các bạn thực hiện thao tác theo hướng dẫn ở trên. Trường hợp bạn không biết cách thực hiện thì các bạn nhắn tin qua Zalo 0932091562

26 808 KB 0 8

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẶNG THỊ THÙY NGÂN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH THỊ TAM THANH Phản biện 1: TS. Trần Xuân Bách Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Hiếu Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 09 tháng 01 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước Việt Nam của chúng ta đang trên con đường đổi mới sâu sắc, toàn diện. Gần 30 năm qua, kinh tế xã hội đã có nhiều khởi sắc, bộ mặt của đất nước có nhiều thay đổi, đời sống của cán bộ và nhân dân có nhiều cải thiện. Cùng với sự đổi mới của đất nước, sự nghiệp giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Quy mô, số lượng tăng nhanh; các hình thức đào tạo đa dạng; chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, đã chỉ rõ nhiệm vụ phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh về ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Trong quá trình dạy học, đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình giáo dục. Hoạt động đánh giá, ngoài việc chú trọng kiểm tra kết quả tiếp thu kiến thức, cần quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Trước yêu cầu phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Mục đích của đánh giá học sinh tiểu học trong bối cảnh hiện nay có nhiều thay đổi so với trước đây. Trong quá trình chuyển đổi đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 32/2009/TT- BGDĐT sang Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 2 Đào tạo còn có những khó khăn và bất cập nhất định. Chính vì vậy gây nhiều khó khăn trong việc thực hiện của giáo viên và công tác quản lý của hiệu trưởng. Nếu không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục học sinh. Thành phố Đà Nẵng cũng có những bất cập chung với các đơn vị trong cả nước. Để việc đánh giá học sinh tiểu học được thuận lợi, đáp ứng được các yêu cầu của mục tiêu giáo dục tiểu học, cần thiết phải nghiên cứu để đề xuất các biện pháp quản lý cho phù hợp với vấn đề này. Với những lí do như trên, tôi chọn vấn đề: “Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Việc đánh giá học sinh tiểu học có ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học của thầy và trò. Nếu người hiệu trưởng trường tiểu học có biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh phù hợp thì sẽ đảm 3 bảo được các mục tiêu, nhiệm vụ đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá học sinh tiểu học trong bối cảnh hiện nay. - Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đánh giá học sinh của Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Thu thập, tổng hợp thông tin từ các tài liệu, đề tài khoa học và giáo dục có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Các văn bản, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, ngành, địa phương. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Bao gồm các phương pháp: điều tra, tổng kết kinh nghiệm, phỏng vấn, quan sát. 6.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ: Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp thống kê toán học. 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động đánh giá học sinh tiểu học của Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó quan tâm đến vấn đề quản lý hoạt động đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh; đề tài không đi sâu nghiên cứu về quản lý 4 hoạt động đánh giá theo tiến trình tiết học. Các số liệu thông tin được thu thập từ năm học 2013 – 2014 và 2014 – 2015. 8. Cấu trúc luận văn Nội dung luận văn gồm có ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá học sinh tiểu học trong bối cảnh hiện nay. Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 9. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Luận văn đã nghiên cứu các tài liệu trong nước và ngoài nước. Tài liệu trong nước gồm có: Tài liệu của nhiều tác giả viết về đo lường và đánh giá trong giáo dục, hướng dẫn thực hiện đánh giá học sinh, những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, …; các công trình khoa học về đánh giá học sinh, kiểm tra đánh giá; các luận văn, luận án về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; tập đề cương, bài giảng về kiểm tra đánh giá, quản lý quá trình sư phạm,…; một số văn bản có liên quan đến vấn đề đánh giá học sinh; Nghị quyết, văn kiện Đại hội Đảng về giáo dục và kiểm tra đánh giá học sinh. Tài liệu ngoài nước gồm các nghiên cứu về vai trò quan trọng của đánh giá chất lượng học sinh, những xu hướng đánh giá đa dạng trong giáo dục và xu hướng đánh giá học sinh mới nhất của thế giới hiện nay là đánh giá theo năng lực. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã có cuộc cách mạng về ĐG và đã đạt thành tựu đó là những xu hướng ĐG đa dạng như ĐG phát triển, ĐG thực tiễn, ĐG sáng tạo,… Hiện nay, xu hướng ĐG mới nhất của thế giới là ĐG theo năng lực. 1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Những năm gần đây, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm để KT- ĐG kết quả học tập của HS đã được triển khai ở các trường trung học phổ thông và cao đẳng trên toàn quốc nhưng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng chưa có nghiên cứu nào về đánh giá học sinh tiểu học [ĐGHSTH] trong bối cảnh hiện nay từ khi Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về ĐGHSTH có hiệu lực. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Quản lý Quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL lên đối tượng QL và khách thể QL nhằm đạt được mục tiêu chung. 1.2.2. Quản lí giáo dục [QLGD] QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL đến toàn bộ các lực lượng và đối tượng GD nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả để đạt được mục tiêu GD. Theo đó, QLGD là tác động của chủ thể QL bằng sự huy động tất cả các nguồn lực khác nhau nhằm tổ chức và điều khiển quá trình GD, các 6 hoạt động dạy học và GD của thầy và trò, môi trường GD, mục tiêu, nội dung và các hình thức tổ chức nhằm đạt kết quả giáo dục. 1.2.3. Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là một hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thể hiện tính chất nhà trường XHCN và tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, tiến tới hoàn thành những mục tiêu GD đã đề ra. 1.2.4. Đánh giá Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập thông tin về năng lực, phẩm chất của một HS và sử dụng thông tin đó để đưa ra những quyết định về người học và việc tổ chức quá trình dạy – học. 1.2.5. Đánh giá học sinh ĐGHS là quá trình thu thập, xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu đã xác định của HS. ĐGHS là ĐG mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho HS sau một giai đoạn học tập, các mục tiêu này thể hiện ở từng môn học cụ thể. ĐGHS là nhằm xác định mức độ nắm được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS so với yêu cầu của chương trình đề ra. 1.2.6. Quản lý hoạt động đánh giá học sinh QL HĐĐGHS là những tác động tự giác của chủ thể QL vào quá trình ĐGHS nhằm làm cho HĐĐGHS được chính xác, khách quan, trung thực, phản ánh đúng thực trạng chất lượng dạy học từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng dạy học cũng như chất lượng GD tổng thể. 1.3. ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC 1.3.1. Mục đích, ý nghĩa ĐG là một khâu vô cùng quan trọng và không thể tách rời hoạt động dạy học. Đây là hoạt động thiết yếu của nhà QL cùng với việc QL 7 đội ngũ, QL việc dạy và học nâng cao chất lượng dạy học ở đơn vị. 1.3.2. Chức năng cơ bản của KT, ĐG Việc KT, ĐG kết quả GD có ba chức năng là định hướng, điều chỉnh và xác nhận. 1.3.3. Nội dung đánh giá học sinh - Các thành tố của nội dung ĐG: ĐGHS ở những mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh đạt được sau một quá trình học tập. 1.3.4. Phương pháp, hình thức đánh giá học sinh a. Các phương pháp ĐGHS Các phương pháp ĐGHS theo cách thực hiện KT-ĐG là quan sát, vấn đáp, viết. b. Hình thức ĐGHS Căn cứ vào mục đích ĐG người ta sử dụng các hình thức ĐG sau: ĐG chẩn đoán, ĐG từng phần, ĐG tổng kết và ra quyết định. Hiện nay ở trường TH quy định hình thức ĐGHS là ĐG thường xuyên và ĐG định kì KQHT của HS. 1.3.5. Quy trình đánh giá học sinh tiểu học Quy trình ĐGHS ở trường TH hiện nay bao gồm 8 bước như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá Bước 2: Chọn hình thức, phương pháp đánh giá Bước 3: Phân tích nội dung, xác định tiêu chuẩn, tiêu chí ĐG Bước 4: Thiết lập ma trận đánh giá HS Bước 5: Thiết lập câu hỏi đánh giá HS Bước 6: Xây dựng bộ đề, đáp án đánh giá HS Bước 7: Tổ chức kiểm tra, chấm bài và đánh giá Bước 8: Phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra và phản hồi 1.3.6. Những nguyên tắc trong đánh giá học sinh ĐGHS cần phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng, công khai, thường xuyên, toàn diện, hệ thống, giáo dục và phát triển. 8 1.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá học sinh a. Cơ sở vật chất – trang thiết bị b. Kinh phí 1.4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1.4.1. Bối cảnh giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay GD&ĐT nước ta vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu để làm động lực quan trọng nhất cho phát triển, vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Chính vì vậy mà đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đang trở thành một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 1.4.2. Định hướng đổi mới đánh giá học sinh ĐG tập trung thúc đẩy sự tiến bộ của HS, ĐG coi trọng quá trình, ĐG nhằm vào năng lực thực hiện của người học và kết quả sẽ được kiểm tra bằng việc người học sẽ được thay đổi đến đâu, có khả năng vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống thế nào. 1.4.3. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học Các nội dung đổi mới bao gồm: a. Đổi mới về nguyên tắc đánh giá b. Đổi mới nội dung đánh giá c. Đổi mới cách thức đánh giá d. Đổi mới việc sử dụng kết quả đánh giá 1.4.4. Yêu cầu đối với việc ĐGHS - Cần ĐG khách quan, công bằng, chính xác, tránh ĐG hình thức, phải tạo điều kiện cho HS phát huy hết khả năng, trình độ của bản thân. - ĐGHS phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống, ĐG trước, trong và sau khi học một phần của chương trình.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề