Mẫu đơn xin làm cầu

Mẫu đơn yêu cầu lập cầu tạm qua sông là gì? Đơn yêu cầu lập cầu tạm qua sông? Hướng dẫn viết đơn lập cầu tạm qua sông? Một số quy định pháp lý liên quan?

Cầu là một phương tiện nối liền 2 hay nhiều điểm khác nhau, giúp việc di chuyển giữa các vị trí ấy được dễ dàng hơn.

Cầu là một công trình giao thông được bắc qua các chướng ngại nước như: rãnh nước, dòng suối , dòng sông, hồ, biển, thung lũng, hay các chướng ngại khác như: đường bộ, đường sắt… đảm bảo cho giao thông được liên tục.

Việc xây dựng cầu là không thể thiếu trên các tuyến đường giao thông đặc biệt là vùng nông thôn. Bởi lẽ ở nông thôn có rất nhiều dòng sông nhỏ chạy ngang cản trở việc đi lại của mọi người nếu không xây dựng cầu tạm qua sông việc di chuyển rất khó khăn gay cản trở cho đời sống. Việc xây cầu tạm qua sông là vấn đề cấp thiết. Vậy việc xây dựng cầu được quy định như thế nào? Đơn yêu cầu lập cầu tạm qua sông như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu đơn yêu cầu lập cầu tạm qua sông là gì?
  • 2 2. Đơn yêu cầu lập cầu tạm qua sông:
  • 3 3. Hướng dẫn viết đơn lập cầu tạm qua sông:
  • 4 4. Một số quy định pháp lý liên quan:

Mẫu đơn yêu cầu lập cầu tạm qua sông là văn bản được sử dụng khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin lập cầu tạm qua sông

Mẫu đơn yêu cầu lập cầu tạm qua sông là mẫu đơn được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu về việc lập cầu tạm qua sống.

2. Đơn yêu cầu lập cầu tạm qua sông:

Tên mẫu đơn: Đơn yêu cầu lập cầu tạm qua sông

Mẫu đơn yêu cầu lập cầu tạm qua sông

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…, ngày … tháng … năm …

ĐƠN YÊU CẦU LẬP CẦU TẠM QUA SÔNG

(V/v: xin lập cầu tạm qua đường đoạn qua sông…. tại xã …, huyện ….)

– Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

– Căn cứ thực tế tại địa phương;

Kính gửi: UBND tỉnh……

Tôi là: ……

Nơi làm việc: …….

Chức vụ: ……

Nay, tôi làm đơn này xin trình bày với quý cơ quan một việc như sau:

Thôn … , xã … là địa bàn có con sông … chảy qua. Vì vậy, người dân khi muốn di chuyển phải sử dụng thuyền, đò. Chính điều này đã dẫn đến việc đi lại rất khó khăn, bất tiện. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân mà việc đi lại khó khăn như vậy còn là một cản trở cho việc đến trường của con em trong thôn và sự phát triển kinh tế của thôn.

Đứng trước những khó khăn đó, UBND tỉnh ……. và các cơ quan chức năng đã phê duyệt dự án xây cầu mới trên địa bàn xã vào ngày … tháng … năm. Sau khi hoàn thành và được đưa vào sử dụng, cây cầu đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống người dân trên địa bàn xã, giúp rút ngắn khoảng cách giữa địa phương với các xã lân cận, giao thông đi lại thuận tiện, bộ mặt kinh tế xã hội của địa phương có nhiều đổi mới.

Tuy nhiên, vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số …, cây cầu đã bị sập, làm chia cắt hơn 200 hộ dân đang sinh sống trên địa bàn xã với các địa phương khác trong huyện. Cây cầu được xây dựng với tổng kinh phí đầu tư lên đến … tỷ đồng nên hiện tại việc bố trí ngân sách để xây dựng một cây cầu mới là điều rất khó khăn. Vì vậy, yêu cầu bức thiết lúc này là cần nhanh chóng xây dựng một cây cầu tạm để khắc phục sự cố và giúp cho việc di chuyển của bà con trong xã được thuận tiện hơn.

Căn cứ vào quy định tại Khoản 3, Điều 21 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và thực tế nêu trên, tôi với tư cách là ………………làm đơn này xin đề nghị UBND tỉnh ………….. xem xét, chấp thuận việc cho phép UBND huyện …………………………. chúng tôi xây dựng cây cầu tạm qua khúc sông …. trên địa bàn thôn … , xã … để giúp giao thông đi lại dễ dàng, đáp ứng nhu cầu trước mắt và tạo điều kiện về thời gian để xây dựng một cây cầu mới kiên cố hơn trong tương lai.

Kính mong UBND tỉnh ….. quan xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ để người dân thôn …, xã … sớm có một cây cầu tạm qua sông để phục vụ đời sống.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ, tên)

3. Hướng dẫn viết đơn lập cầu tạm qua sông:

1. Quốc hiệu và tiêu ngữ

2. Nơi gửi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

3. Thông tin cá nhân

+ Họ tên

+ Nơi làm việc

+ Chức vụ

3. Trình bày nội dung: tại địa bàn… do có con sông.. chảy qua khiến việc di chuyển khó khăn,..ảnh hưởng đến đời sống người dân…… Nêu rõ yêu cầu muốn lập cầu tạm qua sông

4. Ký tên

4. Một số quy định pháp lý liên quan:

Căn cứ vào Điều 89 Luật xây dựng 2014 Chủ nhà thẩu trước khi muốn xây dựng một công trình nào đó thì cần phải xin giấy cấp phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Ngoài ra, có một số trường hợp không cần cấp giấy phép xây dựng như:

+ Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

+ Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

+ Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

+ Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

+ Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

+ Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

+ Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

+ Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

+ Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa

Dẫn chiếu theo điều trên thì nếu việc xây dựng chiếc cầu ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt thì không cần phải xin cấp giấy phép xây dựng. Nếu không thuộc một trong các trường hợp trên thì phải xin cấp phép xây dựng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch xây dựng được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù cấp quốc gia;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

5. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép quy hoạch xây dựng nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

6. Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự cấp giấy phép quy hoạch xây dựng.

Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng:

a) Thi công đảm bảo chất lượng theo thiết kế đã được phê duyệt và giấy phép xây dựng;

b) Từ chối thực hiện khi công trình không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng hoặc khi chủ đầu tư yêu cầu xây dựng sai với thiết kế và nội dung giấy phép xây dựng được cấp;

c) Thông báo cho cơ quan có trách nhiệm khi chủ đầu tư yêu cầu xây dựng không đúng với thiết kế, nội dung giấy phép xây dựng được cấp;

d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Xây dựng cầu tạm qua sông thuộc loại công trình giao thông, và là tổ chức quy hoạch xây dựng nông thôn. Dẫn chiếu vào Điều 29 và Điều 31 Luật xây dựng 2014

Đối tượng, cấp độ và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn

1. Quy hoạch xây dựng nông thôn được lập cho đối tượng là xã và điểm dân cư nông thôn.

2. Quy hoạch xây dựng nông thôn gồm các cấp độ sau:

a) Quy hoạch chung xây dựng được lập cho toàn bộ ranh giới hành chính của xã;

b) Quy hoạch chi tiết xây dựng được lập cho điểm dân cư nông thôn.

3. Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức việc lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.

Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn

1. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm dự báo quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai; yêu cầu sử dụng đất bố trí các công trình xây dựng, bảo tồn, chỉnh trang; công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong điểm dân cư nông thôn.

2. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm:

a) Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm xác định vị trí, diện tích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của cơ quan hành chính xã, công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ và nhà ở; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất;

b) Bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được thể hiện theo tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2.000;

c) Thời hạn quy hoạch căn cứ theo kế hoạch đầu tư và nguồn lực thực hiện;

d) Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được phê duyệt là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.