Mô hình kinh tế thị trường phối hợp Nhật bản

Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Chương 1: Mô hình tăng trưởng của các nước. Sản xuất hàng hóa và sau đó tiền tệ ra đời, đánh dấu sự phát triển về chất của kinh tế nhân loại. Đồng thời, dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, của lực lượng sản xuất; sản xuất, lưu thông trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển và kéo theo đó là sự xuất hiện ngày càng đa dạng các loại thị trường; cơ chế thị trường hoạt động ngày càng linh hoạt, rộng khắp. Khi nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường thì gọi là nền kinh tế thị trường hoặc mô hình kinh tế thị trường, hay kinh tế thị trường. Đến nay, dù kinh tế thị trường vẫn có những khuyết tật bản chất của nó, nhưng đây vẫn là mô hình kinh tế ưu việt nhất. Lịch sử phát triển kinh tế thị trường nhân loại, tới hôm nay, ở góc độ tổng quát có thể phân thành hai mô hình: mô hình kinh tế thị trường “cổ điển” và mô hình kinh tế thị trường “hiện đại”. Đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế thị trường “cổ điển” là duy trì, và khuyến khích rộng rãi tự do cạnh tranh, tự do trao đổi, tự do tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tín hiệu và sự điều tiết của thị trường. Do vậy, hoạt động của mọi chủ thể kinh tế, sự vận động của giá cả đều chịu tác động trực tiếp của hệ thống quy luật kinh tế thị trường, mà A.Smith gọi là “Bàn tay vô hình”. Trong giai đoạn vận động, phát triển của kinh tế thị trường “cổ điển”, Nhà nước chỉ đóng vai trò “giữ nhà”, nghĩa là Nhà nước can thiệp rất hạn chế và mang tính gián tiếp vào các hoạt động kinh tế. Tiêu biểu của mô hình này là nền kinh tế Tây Âu từ thế kỷ XVI đến gần cuối thế kỷ XIX. Ưu điểm nổi bật của mô hình kinh tế thị trường “cổ điển“ là nền kinh tế phát triển năng động, linh hoạt. Nhưng sự tồn tại và vận động của nền kinh tế theo mô hình này đến một giai đoạn nhất định, khi trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất cao, thì những khuyết tật của thị trường lại bộc lộ một cách mạnh mẽ, mâu thuẫn nội tại trong phát triển ngày càng gay gắt, khủng hoảng kinh tế bột phát với sức tàn phá nặng nề. Mà cuộc khủng hoảng 1929-1933 là một minh chứng. 1 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Khuyết tật và mâu thuẫn trong phát triển kinh tế thị trường “cổ điển” đã đặt ra yêu cầu khách quan về sự can thiệp, điều tiết sâu, rộng hơn của Nhà nước vào nền kinh tế. Và mô hình kinh tế mới xuất hiện – mô hình kinh tế thị trường hiện đại, hay còn gọi là nền kinh tế “hỗn hợp”. Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường hiện đại là có “hai người” tham gia điều tiết nền kinh tế, đó là thị trường điều tiết ở tầm vi mô, Nhà nước điều tiết ở tầm vĩ mô; có “hai người” thực hiện các hoạt động đầu tư là Nhà nước và tư nhân. Khó khăn lớn nhất trong kinh tế thị trường hiện đại là xác định giới hạn sự can thiệp, điều tiết giữa thị trường và Nhà nước với tính khoa học, khả thi trong những công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết kinh tế. Vì giới hạn sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước cũng như của thị trường ở những giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế không phải là bất biến. Trong khi đó, nếu Nhà nước can thiệp quá sâu, chính sách của Nhà nước không khoa học và thiếu khả thi thì sẽ làm triệt tiêu những ưu thế, những động lực của thị trường. Ngược lại, nếu Nhà nước can thiệp không đủ liều lượng thì sẽ tạo điều kiện cho những khuyết tật của thị trường phát sinh tác động tiêu cực mạnh mẽ. Tương tự, trong lĩnh vực đầu tư, nếu kinh tế Nhà nước và phạm vi độc quyền của kinh tế Nhà nước quá rộng, sẽ hạn chế tính năng động, sáng tạo và khả năng thu hút nguồn lực của kinh tế tư nhân. Ngược lại, nếu tiềm lực kinh tế của Nhà nước quá yếu, cũng sẽ hạn chế hiệu quả can thiệp, điều tiết của Nhà nước khi cần thiết và sự thiếu hụt hàng hóa công cộng sẽ trầm trọng. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường trong lịch sử kinh tế thị trường nhân loại rất đa dạng, phong phú. Dưới đây xin điểm qua một số mô hình với những nét cơ bản nhất của nó. 1. Nhật Bản 1.1 Khái quát quá trình phát triển 2 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương của châu Á. Đất nước Nhật Bản do Hockaido, Honshu, Shigoku, Kyushu và hơn 3900 đảo hợp thành. Bờ biển dài quanh co, khúc khuỷu, có nhiều cảng tự nhiên tốt, giao thông trên biển rất thuận lợi. Nhật Bản về cơ bản là một nước rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản càng phụ thuộc nghiêm trọng vào tài nguyên nguyên liệu của nước ngoài. Nguyên liệu và nhiên liệu chủ yếu cần cho sản xuất công nghiệp, tuyệt đại bộ phận phải nhập khẩu. Điều kiện tự nhiên đặc biệt đã tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản, có ảnh hưởng lớn thậm chí quyết định trực tiếp tới chính sách và đường lối phát triển nhiều mặt về kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. 1.1.1 Lần cất cánh lần thứ nhất của kinh tế Nhật Bản a.Giai đoạn cận đại hóa: Giai đoạn cận đại hóa của Nhật Bản bắt đầu từ sau phong trào Minh Trị duy tân năm 1868. Nhật Bản về cơ bản đã thực hiện cuộc cuộc cách mạng công nghiệp từ sản xuất thủ công nghiệp đến sản xuất công nghiệp máy móc lớn; tốc đọ sản xuất công nghiệp vượt qua nhiều nước mạnh, từ đó bước vào hàng ngũ các nước đế quốc. Nguyên nhân chủ yếu đó là: 1.Chính sách cận đại hóa tích cực của chính phủ. Phong trào duy tân Minh Trị đã lật đổ ách thống trị của bọn quân phiệt, xây dựng nên nhà nước tư bản chủ nghĩa chuyên chính liên hợp của địa chủ và giai cấp đại tư sản. 2.Thu hút kỹ thuật và chế độ của các nước tiên tiến Âu Mỹ. Chính phủ đã đầu tư một lượng vốn lớn để thu hút một loạt chuyên gia kỹ thuật và quản lý tổ chức từ nước ngoài. Đồng thời tích cực cấp học bổng cho người Nhật Bản du học ở phương Tây. Đối với người học xong trở về nước, chính phủ rất trọng dụng. 3. Ra sức phổ cập giáo dục. 4. Phát huy vai trò của xí nghiệp lớn cận đại. Như xí nghiệp của một số tài phiệt Mitsui, Sumitomo, Mitsubisi, chiếm vị trí ưu thế các ngành khai khoáng, ngành dệt, 3 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ngành máy móc, ngành buôn bán và cả ngân hàng thương nghiệp. Về khách quan họ đã tạo cơ sở vật chất lớn mạnh cho việc phát triển kinh tế của thời đại Minh Trị. 5.Quân sự hóa nền kinh tế quốc dân. Giai cấp thống trị của Nhật Bản đã lợi dụng bộ máy nhà nước, dùng vũ lực thi hành chủ nghĩa quân phiệt, dựa vào chiến tranh xâm lược nước ngoài để tiến hành tích lũy tư bản nguyên thủy, thực hiện cận đại hóa kinh tế quốc dân. a.Sự phục hưng toàn diện của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh (1945-1955) - Tuy toàn bộ nền kinh tế lâm vào cảnh tan rã, song thực lực của nó lại chưa bị phá hủy hoàn toàn. Kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, của cải còn lại của Nhật Bản bằng 101,4% so với năm 1935. Trong đó tư liệu sản xuất bằng 163% năm 1935, máy công cụ dùng cho công nghiệp bằng 180,6% năm 1935. Ngành chế tạo máy tuy bị phá hủy ở một mức độ nhất định, song khi ngừng chiến tranh, ngành chế tạo máy cái còn 75% và thiết bị ngành chế tạo máy hơi nước còn 72,5% được lưu giữ. Công nghiệp điện tử do nhu cầu về quân sự trong chiến tranh được phát triển khá nhanh, đồng thời sau chiến tranh phần lớn được giữ nguyên. Thiết bị tàu thuyền, chế tạo xe hơi, công nghiệp điện lực… tuy bị phá hủy tương đối lớn, song thiết bị cơ bản, lực lượng kỹ thuật của nó vẫn được bảo tồn. Xét về nguồn vật lực, bốn tập đoàn tài phiệt lớn như Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Yasuda chiếm 48% tổng số vốn của toàn bộ ngân hàng, 544 công ty lớn của họ chiếm 24,5% tổng số vốn của xí nghiệp cả nước, trong chiến tranh họ không hề bị phá hủy, mãi tới năm 1946 vẫn giữ được tỷ lệ cao như vậy. Ngoài ra, chiến tranh đã làm hàng triệu người chết, nhưng độ ngũ kỹ thuật được bồi dưỡng trước chiến tranh vẫn còn, họ là những người tiếp thu kỹ thuật mới nhất trên thế giới sau chiến tranh, đã phát huy vai trò quan trọng cho việc phục hưng nền kinh tế Nhật Bản. - Dưới sự can dự trực tiếp của Mỹ sau chiến tranh, Nhật Bản đã triển khai một phong trào cải cách từ trên xuống dưới gồm 3 nội dung: cải cách ruộng đất thu mua bắt buộc đất dư thừa của địa chủ đem bán cho nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng, giải toán tập đoàn tài phiệt, xây dựng luật lao động. Ba cái lớn về cải cách dân chủ kinh tế đã 4 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ loại bỏ một cách có hiệu quả nhân tố phong kiến của Nhật Bản, làm cho thể chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản được một lần cải tổ lớn mở ra con đường phát triển thêm một bước cho sức sản xuất. Từ năm 1946 đến năm 1955 do Mỹ áp dụng chính sách nâng đỡ trực tiếp đối với Nhật Bản, trải qua nỗ lực của 10 năm, đặc biệt là 5 năm cuối, đã hoàn thành nhiệm vụ phục hưng nền kinh tế. Chiến lược mà chính phủ Nhật Bản thực hiện chủ yếu đó là: 1.Tổ chức xây dựng và phát triển tập đoàn tài chính tư bản tiền tệ hiện đại. Các xí nghiệp của hệ thống tài phiệt vốn thuộc Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo bị phân tán trước 1950 được tập trung và hợp nhất lại với nhau, đồng thời sáp nhập với các ngân hàng tư bản hình thành các tập đoàn tư bản tiền tệ, bất động sản lớn. Ngoài ra Nhật Bản còn tổ chức các công ty tổng hợp kiểu công ty xuyên quốc gia. 2.Thực hiện phương thức sản xuất lệch, ưu tiên sản xuất loại tư liệu phát triển sản xuất. Nhật Bản sau chiến tranh đứng trước cục diện sản xuất bị thu hẹp, vật phẩm thiếu thốn, giá cả tăng vọt, do thiếu than nên gang thép, điện, phân bón, máy nông nghiệp cũng không có cách nào khôi phục sản xuất bình thường. Than chính là nguồn nguyên liệu cơ sở mà Nhật Bản đang nắm duy nhất. Việc tăng sản lượng than và thép đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của kinh tế Nhật Bản lúc đó. Khoản tiền chênh lệch giữa giá xuất xưởng với giá nhà nước quy định đối với sắt thép và than được đảm bảo để ngành nghề trọng điểm thu được lợi nhuận ổn định, đồng thời thông qua việc phục hưng phát hành kho bạc thực hiện khoản tiền mua hàng trọng điểm đối với các ngành này. việc thực hiện cách thức sản xuất này (từ năm 19471949) đã thu được hiệu quả kinh tế rất lớn.năm 1950 so với năm 1946, sản lượng thép tăng 2,9 lần, điện tăng 3,1 lần. Sản xuất ngành mỏ cũng có bước phát triển dài, làm tăng việc cung cấp phân bón và công cụ máy móc cho nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp được khôi phục. 3.Đáp ứng nhu cầu đặc biệt cho chiến tranh xâm lược Triều Tiên của Mỹ, coi đây là một thời cơ kích thích phát triển kinh tế khi Mỹ coi Nhật Bản là căn cứ cung cấp cho chiến tranh của mình. Thu nhập từ nhu cầu đặc biệt của 5 năm trung gian gấp 5 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 2,5 lần tổng kim ngạch viện trợ của Mỹ 7 năm sau chiến tranh. Dự trữ ngoại hối từ 200 triệu USD vào cuối năm 1949 lên 1,14 tỷ USD cuối tháng 11/1952. Sự kích thích của nhu cầu đặc biệt cho chiến tranh đối với sản xuất, tiến tới chuyển thành sự kích thích của tiêu dùng. Tiêu dùng phồn vinh ngược lại thúc đẩy sự phát triển của sản xuất. 4.Cấu tạo thể chế vận hành tương đối với kinh tế thế giới, thu hút kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, thực hiện cải tạo kỹ thuật kinh tế quốc dân. Chính phủ Nhật Bản đã tìm cách thu hút kỹ thuật và thiết bị tiên tiến, kinh nghiệm quản lý nhằm cải tạo và thay thế công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị củ kỹ nâng cao việc hợp lý hóa ngành nghề và hợp lý hóa đầu tư năng lực cạnh tranh quốc tế của sản phẩm. Nhận xét: - Xét từ nhiệm vụ khôi phục nền kinh tế, chiến lược phục hưng của Nhật Bản có hiệu suất cao. Trong 10 năm ngắn ngủi, hệ số tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản 19461951 là 10%, 1952-1955 là 8,2%, hệ số tăng trưởng ngành công nhiệp sản xuất mỏ năm 1946-1951 là 29,1%, 1951-1955 là 11,3%. - Xét từ góc độ tăng trưởng kinh tế: chiến lược phục hưng của Nhật Bản khi mới bắt đầu đã mang tính tuần hoàn tốt. Sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ đầu đến cuối có lợi cho chiến lược trọng điểm phát triển công nghiệp hóa học nặng trên cơ sở ưu tiên phát triển nguồn năng lượng, giao thông và nguyên vật liệu cơ sở cho sản xuất công nghiệp. Phục hưng kinh tế sau chiến tranh là lần cất cánh thứ nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại của Nhật Bản. Lần cất cánh ngày đã tạo cơ sở trực tiếp cho Nhật Bản đứng vào khối các nước mạnh mẽ về kinh tế. 1.1.2 Tái cất cánh của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh a.Sự cất cánh của nền kinh tế Nhật bản sau đại chiến thế giới lần thứ hai (từ sau năm 1955) -Về tốc độ và qui mô của cất cánh kinh tế: 6 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Sau đại chiến thế giới lần hai, tốc độ và qui mô phát triển của kinh tế Nhật Bản đã đạt kỳ tích. Trong thời gian 55 năm từ 1885-1940, hệ số tăng trưởng kinh tế bình quân năm của Nhật bản đạt khoảng 4 %, tổng giá trị sản lượng quốc dân thực tế tăng gấp 4 lần. Trong thời gian 18 năm từ 1955-1973, Nhật Bản đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bình quân năm là 9,8%. Tổng giá trị sản lượng quốc dân thực tế tăng 5,2 lần, vượt gấp 2 lần. - Thay đổi cơ bản kết cấu lại ngành nghề: Trước đại chiến thế giới lần thứ hai, kết cấu ngành công nghiệp của Nhật Bản lấy công nghiệp nhẹ là chính. Thời kỳ chiến tranh, tỷ trọng công nghiệp hóa học nặng có liên quan đến công nghiệp quân sự nhanh chóng tăng lên. Từ 1955-1973, sản xuất của ngành công nghiệp mỏ tăng trưởng 10 lần, sản xuất của ngành công nghiệp chế tạo tăng trưởng 11 lần, còn tỷ trọng của công nghiệp hóa học nặng trong ngành chế tạo năm 1955 là 44,8%, đầu những năm 70 tăng lên đến 62%. Việc nâng cao tỷ suất công nghiệp hóa học nặng đã trực tiếp kéo theo sự phát triển của ngành nghề thứ hai, khiến cho sản lượng sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Nhật Bản lấy sản phẩm hóa học nặng làm trung tâm đứng hàng đầu thế giới. Năm 1936 sản lượng gang chỉ đạt 436 vạn tấn, thép đạt 704 vạn tấn; đến năm 1975 sản lượng sắt thép của Nhật Bản đã tăng lên đến 10,9 lần (sản lượng thép thế giới tăng 2,4 lần). Cuối những năm 70 đã đạt gần 100 triệu tấn. Sản lượng gang thép của Nhật Bản chiếm 15% sản lượng gang thép của thế giới, trong đó trên 1/3 tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Hóa dầu là ngành mới được xậy dựng và phát triển từ những năm 50. Nhật Bản đã có 18 trung tâm công nghiệp hóa học loại lớn lấy gia công dầu mỏ làm chủ đạo, trong đó qui mô tương đối lớn là Xuyên Kỳ, Thị Nguyên, Lộc Đảo, Tứ Nhật Thị, Thủy Đảo… Ngoài ra, ngành sợi dệt của Nhật Bản, làm giấy, in, xi măng, gốm sứ và công nghiệp thực phẩm cũng được phát triển tương đối nhanh, chiếm vị trí nhất định trên thế giới. - Cải thiện mức sống của nhân dân Nhật Bản Chất lượng và mức sống của quốc dân Nhật Bản là chỉ tiêu cụ thể hóa mức độ phát triển kinh tế của một nước. Tăng thu nhập của người lao động, tổng mức độ tiêu dùng 7 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ cũng được nâng cao ở diện rộng. Do sự thay đổi kết cấu ngành nghề đã dẫn đến sự thay đổi của sản phẩm. Kết cấu tiêu dùng của cư dân và chất lượng tiêu dùng được nâng cao một bước. Tóm lại 20 năm sau đại chiến thế giới lần thứ hai là thời kì phát triển cao độ của nền kinh tế Nhật bản, đã thu được thành tích to lớn. Đây không chỉ là một thành tích ở châu Á mà còn là một kì tích của thế giới. Sự tăng trưởng mang tính kỳ tích của kinh tế Nhật Bản đã thu hút sự chú ý rất lớn của toàn thế giới. Bất luận là các nước phát triển hay các nước đang phát triển, đều coi kinh tế Nhật Bản là điều huyền bí. a.Nguyên nhân về kỳ tích tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản: - Thay đổi môi trường phát triển kinh tế Nhật Bản lấy thị trường quốc tế làm chỗ dựa, vai trò của môi trường nổi lên càng rõ nét. Hiến pháp của Nhật Bản sau chiến tranh qui định một cách nghiêm ngặt: Từ nay về sau quyết không cho phép sử dụng chiến tranh để giải quyết tranh chấp quốc tế, cũng không thể trực tiếp bị cuốn hút vào tranh chấp vũ lực. Về mặt quân sự Mỹ trở thành cái ô hạt nhân của Nhật Bản. Đến năm 1969, Nhật Bản chỉ riêng thu nhập về nhu cầu đặc biệt cho chiến tranh đã tới 600 triệu đôla. Xét từ môi trường kinh tế, sự thay đổi về hành vi quốc tế cũng đã xúc tiến một cách có hiệu quả sự phát triển của kinh tế Nhật Bản. Giai đoạn cất cánh của kinh tế Nhật Bản, chính là thời kì tăng cường hợp tác quốc tế trên thế giới, thời gian này ở lĩnh vực mậu dịch đã thành lập tổng hiệp định quan hệ mậu dịch quốc tế; ở lĩnh vực tiền tệ, đã tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế. Toàn bộ trật tự kinh tế thế giới được đặt dưới sự khống chế của hai hệ thống lớn, đối với Nhật Bản mà nói, đó cũng là điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế Nhật Bản. Điều đặc biệt quan trọng là kinh tế Nhật bản cất cánh đúng vào lúc hình thành cao trào hiệu ứng cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ ba trên thế giới. Cuộc cách mạng khoa 8 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ học kĩ thuật mới lấy năng lượng nguyên tử, vi điện tử và chất bán dẫn làm trung tâm, đã trực tiếp tạo ra sự thay đổi của kết cấu ngành nghề, đã thúc đẩy sự khai hoa toàn diện của kỹ thuật mới và công nghệ mới trong các lĩnh vực như hóa dầu, sợi hóa học, chế tạo cơ khí, luyện kim loại… Nhật Bản có điều kiện tự nhiên tương đối ưu việt, lợi dụng cảng vịnh có điều kiện tự nhiên tốt, Nhật bản đã phát triển mạnh ngành đóng tàu và ngành vận tải để vận chuyển về Nhật bản những tài nguyên khoáng sản chất lượng tốt giá rẻ từ các nơi trên thế giới. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, dưới sự can dự của quân Mỹ chiếm đóng, Nhật Bản đã tiến hành ba cải cách dân chủ kinh tế lớn: cải cách ruộng đất, giải tán tài phiệt,xây dựng luật lao động. Tất cả những điều đó đã trở thành điều kiện có lợi cho việc cất cánh kinh tế của Nhật Bản. Nhân tố trực tiếp quyết định cất cánh kinh tế - Nguồn tài nguyên sức lao động phong phú, chất lượng tốt mà giá rẻ Đầu những năm 50, hệ số lao động sản xuất của Nhật bản tương đối cao, song mức độ tiền của nhật Bản so với Mỹ lại tương đối thấp. Giá thành thấp, một mặt đã hạ thấp giá cả tiêu dùng. Năm 1967, nếu coi chỉ số tiền lương thực tế của công nhân Nhật Bản là 100 thì Mỹ là 371, Tây Đức 179, Anh Pháp là 107. Năm 1981 nếu coi chỉ số công nghiệp chế tạo của Nhật Bản là 100 thì Đức là 134, Pháp là 106. Mặt khác đã nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tạo cơ chế kích thích phát triển kinh tế. - Phát triển khoa học kỹ thuật cao Nhật Bản đã sử dụng thành quả nghiên cứu cơ sở, nghiên cứu ứng dụng của các nước Âu Mỹ ,do họ bỏ ra lượng tiền lớn và thời gian tương đối dài mới thu được kết quả. Họ đã nhanh chóng tiếp thu, tiến hành nghiên cứu khai thác ở trong nước. Nhờ vậy đã rút ngắn rất lớn thời gian đầu tư nghiên cứu khai thác và tăng nhanh chu kỳ chuyển hóa khoa học kỹ thuật thành sức sản xuất hiện thực. Đây là chiến lược có hiệu suất rất cao. 9 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ba chế độ lớn trong quản lý xí nghiệp của Nhật Bản được mọi ngưới mệnh danh là “ba pháp bảo lớn”. Trải qua sự phát triển lâu dài, nó đã hình thành tinh thần của xí nghiệp Nhật Bản đặc biệt độc đáo: Tinh thần “hòa giữa trời và đất”, “dĩ hòa vi quí”. Nhấn mạnh sự hợp tác của nhà tư bản với người lao động trong nội bộ xí nghiệp, phản đối việc tranh giành lẫn nhau gây tiêu hao. Tinh thần lấy con người làm trọng tâm. Người Nhật Bản đã kết hợp chủ nghĩa công lợi của giai cấp tư sản lũng đoạn hiện đại phương Tây với chủ nghĩa Nho giáo truyền thống của Trung Quốc, thống nhất chất lượng quản lý khoa học của Mỹ với hành vi khoa học nhân tế của phương Đông, nổi bật sự quản lý của con người, đề cao sự quan tâm đối với con người. Tinh thần tính toán kỹ lưỡng. Thế giới gọi người Nhật Bản hiện đại là “động vật kinh tế”. Cụm từ này vừa có ý xấu nhưng cũng có nhiều ý tốt. Người lãnh đạo xí nghiệp của Nhật Bản cũng tự coi họ là dưa vào “luận ngữ” của Trung Quốc cộng với bàn tính mà đánh khắp thiên hạ. Môi trường thị trường cạnh tranh tự do. Sau chiến tranh, do tập đoàn tài phiệt bị giải thể, chính phủ đã định ra “điều lệ cấm lũng đoạn”, về cơ bản mà hình thành thị trường cạnh tranh tự do.thời kỳ cuối những năm 70, do sự tăng lên mạnh mẽ của thực lực kinh tế Nhật Bản, mức độ cạnh tranh tăng lên một bước, đó cũng là nhân tố động lực cho kinh tế Nhật Bản đi theo hướng kinh tế thế giới. Hệ số dự trữ cao. Phát triển kinh tế trước hết được quyết định bởi đầu tư trong nước, mà đàu tư không chỉ quyết định bởi tích lũy nội bộ của xí nghiệp, mà còn được quyết định bởi việc tổng tích lũy của một quốc gia. Tổng tích lũy đối với tỷ suất của tổng giá trị sản lượng quốc dân tức là sự cao thấp của hệ số tổng dự trữ là nhân tố quan trọng quyết định việc tăng trưởng đầu tư nhanh chậm và quy mô đầu tư lớn nhỏ, từ đó lải là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế. Trong thế giới tư bản, hệ số tổng dự trữ của Nhật Bản đã tăng hơn các nước phát triển phương tây khác một cách rõ rệt Theo logic thông thường, tăng trưởng dự trữ bị ràng buộc bởi hai mặt: 10 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân. Tốc độ phát triển kinh tế càng nhanh, mọi người thu nhập càng nhiều, khi bộ phận tiêu dùng chi ra tăng lên tuyệt đối thì hệ số dự trữ tăng lên ở diện rộng. Mức độ dao động của vật giá. Trước khi bùng nổ về vật giá có thể có hiện tượng tiêu dùng mang tính cạnh tranh nhau mua tạm thời, còn khi giá cả tăng lên biến thành hiện thực lâu dài phổ biến, nó có thể là một động lực buộc một bộ phận trong thu nhập chuyển thành dự trữ Hai nhân tố này không chỉ tác dụng đối với Nhật Bản, mà còn có thể có tác dụng tương tự đối với Âu Mỹ. Sự thực nó là một loại phân hóa của tình hình Nhật Bản. Ngoài ra, nó có quan hệ rất lớn đối với chính phủ Nhật Bản trong thời gian tương đối dài trước đây, để tăng nhanh tiến trình cận hiện đại, cổ vũ quốc dân tiến hành dự trữ. Nội dung chủ yếu của chính sách ngành nghề buôn bán: Ra sức nâng đỡ bồi dưỡng ngành nghề cơ sở, ngành nghề mới xây dựng và ngành nghề xuất khẩu, tạo môi trường đầu tư tốt cho việc phát triển của xí nghiệp lớn. Hạn chế nghiêm ngặt sản phẩm của nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Nhật Bản. Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng, để nâng đỡ bồi dưỡng và bảo hộ ngành nghề cơ sở, ngành nghề mới được xây dựng và ngành nghề xuất khẩu, Nhật bản đã định ra một loạt chính sách ngành nghề tương đối đồng bộ. Những chính sách này đã cấu thành nhân tố rất quan trọng của việc tăng trưởng nhanh chóng kinh tế Nhật Bản. 1.1.3 Những mâu thuẫn mà nền kinh tế Nhật Bản gặp phải: - Sau những năm 70, giống như tất cả các nước phương Tây, kinh tế Nhật Bản đang đứng trước thử thách mới: chế độ tiền tệ thế giới tan rã, chế độ hối suất cố định thay thế bởi chế độ hối suất thả nổi, các nước xuất khẩu dầu mỏ lợi dụng dầu mỏ làm vũ khí triển khai đấu tranh với các nước tư bản chủ nghĩa dẫn đến khủng hoảng dầu mỏ. Song kinh tế Nhật Bản cuối những năm 80 lại đang đứng trước mâu thuẫn gay gắt: 11 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ - Mâu thuẫn trong nước biểu hiện ở chất lượng đời sống, tức là thực lực kinh tế lớn mạnh mâu thuẫn với việc dừng lại của chất lượng sinh hoạt quốc dân.. - Mâu thuẫn quốc tế chủ yếu từ thu chi quốc tế do xuất siêu mậu dịch đưa đến không cân bằng. 1.2 Đánh giá chung về nền kinh tế thị trường Nhật Bản 1.2.1. Những thành công Nền kinh tế Nhật Bản là nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu trong số các quốc gia công nghiệp phát triển ở thế kỷ XX. Thời kỳ thành công nhất của Nhật Bản là những năm 1950-1987, khi tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7,1%, và tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP thực tế là 6,0%. Đặc biệt trong giai đoạn 1952-1972 tốc độ tăng trưởng rất cao, trung bình là 9,8%. Trong những năm 60, Nhật Bản đã dần dần mang nhiều đặc trưng quan trọng của nền kinh tế phát triển như: đạt được mức toàn dụng lao động, hiện đại hóa cơ cấu công nghiệp, giảm bớt hiệu lực nền kinh tế song hành, tầm quan trọng của xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng, thặng dư thường xuyên trong tài khoản vãng lai. Từ năm 1965 trở đi, mô hình kinh tế Nhật Bản có sự thay đổi. Do buôn bán đã trở nên dư thừa, nên các khoản vay đã được hoàn trả, và các công ty còn đầu tư ra nước ngoài. Năm 1968, các khoản nước ngoài nợ Nhật Bản dần dần vượt quá các khoản mà Nhật Bản nợ nước ngoài. Nhật Bản đã trở thành một nước cho vay và năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản đã đứng hàng thứ hai trong thế giới TBCN, Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh tế. - Chúng ta có thấy lĩnh vực thành công nhất của Nhật Bản đó là về xuất khẩu; sản phẩm của Nhật được bán ra toàn thế giới, từ máy nghe nhạc Sony Walkman đến ô tô Nissan hay Toyota. Đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đứng vị trí 23 xét trên kim ngạch xuất khẩu so với vị trí thứ 12 của Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tại thời điểm đó chưa bằng 2% của Vương quốc Anh, quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu. Nhưng đến cuối thế kỷ XX, năm 1997 nước Nhật đã xếp thứ 3 thế giới về phương diện xuất khẩu, với tổng kim ngạch lớn hơn so với Vương quốc Anh là khoảng 150 tỷ đôla. 12 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Năm 1992 Nhật Bản đứng đầu thế giới xét trên chỉ tiêu giá trị thiết bị, máy móc, tính bình quân trên một công nhân, đứng thứ ba thế giới xét trên chỉ tiêu tổng số năm được đào tạo tính trên một công dân bình thường so với các quốc gia công nghiệp phát triển. 1.2.2. Những hạn chế - Vào những năm cuối cùng cửa thập kỷ 90, tình hình kinh tế Nhật Bản tiếp tục suy thoái nghiêm trọng. Khi khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á tràn tới, Nhật Bản lại càng bị nhấn sâu vào khủng hoảng kinh tế toàn diện, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử hiện đại của nước này. - Trong 2 năm 1997, 1998, tốc độ tăng trưởng là âm ( 0,7% và 2,8%) và năm 1999 nền kinh tế khó khăn lắm mới đạt tốc độ 0,5 – 0,6%. Ngay cả các ngân hàng, các công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính khổng lồ cũng không tránh khỏi bị phá sản, buộc phải sáp nhập hoặc nhường bớt cổ phần cho các đối tác nước ngoài. Tổng lượng nợ của Chính phủ và chỉ trả lãi suất đã lớn hơn GDP của nước Nhật. Từ những khó khăn trên, số người mất việc làm cũng tăng mức kỷ lục, khoảng 3,5 triệu, chiếm 4,9%, cao nhất trong hơn 40 năm qua. Những vụ scandal trong các lĩnh vực chính trị, hành chính và kinh doanh dấy lên trong thập niên 90 đã cho thấy rằng: Nhật Bản đang mất dần chất keo hàn gắn xã hội của họ, chất keo có thể đưa họ tiếp tục quãng đường phát triển trong những thập kỷ tới. - Nhật Bản là một trong những nước có dân số già nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản thuộc loại cao nhất trong số các quốc gia phát triển và nó vẫn sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Đồng thời, Nhật Bản phải đương đầu với hai vấn đề lớn: thứ nhất, nước Nhật chống lại việc nhập cư và giữ sự đồng nhất về chủng tộc; thứ hai, người Nhật rất không muốn phụ nữ phải lao động vất vả, họ không muốn bóc lột sức lao động của phụ nữ và do đó càng làm gánh nặng thuế khoá đối với dân Nhật Bản tăng lên. - Mô hình Nhật Bản một thời được nhiều người ngưỡng mộ, nay đã dần dần trở nên khiếm khuyết, kìm hãm sự vận động tiến lên của nền kinh tế, vai trò của các chủ thể kinh tế tiếp tục giảm, nó không còn phù hợp khi chuyển sang giai đoạn xã hội hậu công nghiệp, cần phải có sự điều chỉnh, tiến hành các cuộc cải cách cơ cấu sâu sắc nhằm biến đổi chính hệ thống kinh tế. 13 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ - Xuất phát từ thực tiễn trên, từ những năm 90, Nhật Bản tiến hành phi điều chỉnh nền kinh tế nhằm mục đích giảm xuống mức tối thiểu sự can thiệp của Nhà nước, đưa nền kinh tế trở lại hoạt động theo cơ chế tự điều chỉnh, dựa trên những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường đích thực, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Cụ thể: - Tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước: nhằm tạo cho các công ty hoạt động năng động và có hiệu quả hơn, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách do phải trợ cấp để bù lỗ cho những công ty thuộc sở hữu nhà nước. - Cải cách hành chính: nhằm tăng cường quyền lực của các cơ quan lập pháp, chuyển dần quyền chủ động vạch chính sách và chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ tay các quan chức về cho các chính khách. Tăng cường tính minh mạch và hiệu lực của pháp luật. Thu hẹp bớt quyền lực của Chính phủ trung ương. Xây dựng một cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ hơn, song tinh nhuệ hơn. - Tự do hóa tài chính: hệ thống tài chính Nhật Bản vào những năm 90 vẫn đầy những bê bối, yếu kém, các hoạt động ngân hàng vẫn bị chia cắt và bị đè nặng bởi những món nợ khó đòi và thua lỗ triền miên. Tháng 11-1996, Thủ tướng R.Hashimoto kêu gọi phải tiến hành cải cách toàn diện nhằm làm thị trường tài chính “năng động, linh hoạt, tự do, công bằng, minh bạch và toàn cầu hơn”. Và như vậy, kế hoạch Big Bang cải cách đột biến ra đời, đi vào thực hiện ngày 1-4-1998 với 8 nội dung thực hiện trong 3 năm, đây là một cuộc đại cải cách tài chính, có tầm cỡ. - Cải cách hệ thống ngân hàng như: nâng cao tính độc lập của ngân hàng Nhật Bản (BOJ); tiến hành phi điều chỉnh đối với hệ thống ngân hàng; phi điều chỉnh lãi suất; giảm bớt tình trạng chia cắt trong hoạt động ngân hàng; giảm bớt các hàng rào ngăn cách giữa các hoạt động kinh doanh ngân hàng và kinh doanh chứng khoán... - Điều chỉnh ngân sách và cải cách chế độ thuế: * Về điều chỉnh ngân sách: để giải quyết tình trạng thiếu hụt ngân sách, nợ quốc gia, Chính phủ chủ trương cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, tận thu các khoản phí và lệ phí, rà soát lại các khoản chi tiêu cho các công trình công cộng quy mô lớn song hiệu quả kém. . . * Về cải cách chế độ thuế: Chính phủ tiến hành đơn giản hệ thống thuế thu nhập cá nhân và công ty, giảm và bỏ một số loại thuế đánh quá cao. 14 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ - Cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội theo hướng: cho phép khu vực tư nhân tham gia rộng rãi hơn vào lĩnh vực bảo hiểm, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa Nhà nước và tư nhân, giữa các công ty tư nhân với nhau. Giảm dần trợ cấp của Nhà nước như: cải cách chế độ hưu bổng, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi... nhằm tạo lập một hệ thống bảo hiểm xã hội đáp ứng các nhu cầu mới của xã hội đang lão hóa. - Tóm lại, mô hình kinh tế thị trường Nhật Bản cộng đồng đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện chiến lược “xây dựng đất nước bằng mậu dịch”, “tất cả cho xuất khẩu”, tạo ra sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế tri thức, Nhật Bản cần có sự điều chỉnh và thay đổi thể chế kinh tế mới cho phù hợp với xu thế phát triển. Đến nay Nhật Bản đã thực hiện các cuộc cải cách thể chế kinh tế nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tình trạng nền kinh tế còn trì trệ khó khăn. Nhưng với tiềm lực kinh tế tài chính của Nhật Bản và tài trí của dân tộc, tính phối hợp hài hoà để giải quyết các vấn đề, hy vọng Nhật Bản sẽ thực thi mô hình mới về sự kết hợp Đông-Tây trong thời đại mới có hiệu quả cao. 2. Hàn Quốc 2.1 Khái quát quá trình phát triển của Hàn Quốc: Hàn Quốc có nền kinh tế đứng thứ 3 ở Châu Á và thứ 13 trên thế giới. Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, nước này đã xây dựng từ một nước nghèo đói thành một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu, thường được mọi người biết đến như "Kỳ tích sông Hàn". Trong quá khứ, nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Chỉ vào đầu những năm 1960, nền sản xuất công nghiệp mới bắt đầu có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), nguồn trợ cấp kinh tế từ Hoa Kỳ đã giúp Nam Hàn phục hồi nhanh chóng. Chính phủ ưu tiên phát triển các ngành sản xuất để làm động lực kích thích xuất khẩu. Chỉ sau 1 thế hệ, Hàn Quốc đã phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp tiềm năng nhất. 15 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Trong những năm 70, 80 của thế kỷ XIX nền kinh tế Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào công nghiệp nặng và công nghiệp sản xuất ôtô. Với sự hỗ trợ của nhà nước, POSCO, một công ty sản xuất thép đã trở thành xương sống của cả nền kinh tế. Ngày nay, POSCO là nhà sản xuất thép lớn thứ 3 trên thế giới. Hàn Quốc cũng nổi tiếng với ngành đóng tàu với những tập đoàn đa quốc gia như Hyundai, Samsung đang chiếm ưu thế trên thị trường tàu biển toàn cầu. Sản xuất xe cũng phát triển khá nhanh, tạo nên nhiều nhãn hiệu xe có tiếng. Kể từ cuối những năm 80, chính phủ đã cho phép phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, tự do cạnh tranh. Trước đây, chính phủ thường đưa ra những kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm để thúc đẩy công nghiệp hóa. Để đạt được những thành tựu như vậy, chính phủ đã tác động trực tiếp vào nền kinh tế thông qua những ưu tiên đặc biệt cho một số ngành nghề kinh doanh, điều chỉnh tỷ giá hối đoái và thực hiện những chính sách tài khóa mang tính tập trung cao. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997,1998 đã chỉ ra những yếu kém về cơ cấu của nền kinh tế nước này. Những mối quan hệ mật thiết giữa chính phủ, các ngân hàng và các tập đoàn lớn đã tạo điều kiện dễ dàng cho các tập đoàn vay 1 lượng tiền lớn từ những tổ chức tài chính để đầu tư mạo hiểm. Hậu quả là những tập đoàn này đã trở thành con nợ khổng lồ. Khi chúng sụp đổ, nó đã tạo ra cú sốc lớn cho khu vực ngân hàng. Giá trị đồng nội tệ giảm xuống quá một nửa vào cuối năm 1997, kéo theo lạm phát và thất nghiệp tăng nhanh. Vào tháng 12 năm 1997, Hàn Quốc chấp nhận số tiền viện trợ khổng lồ từ Quĩ tiền tệ thế giới (IMF). Kèm theo số tiền là những yêu cầu chính phủ Hàn Quốc phải có những cải cách kinh tế tích cực bao gồm tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp và tài chính. Chính phủ tiến hành chuyển đổi tài sản nhà nước sang cho khu vực tư nhân, mở cửa thị trường trong nước cho cạnh tranh với nước ngoài, yêu cầu các tập đoàn kinh tế lớn giảm tỉ lệ nợ trên vốn. Nền kinh tế đã phục hồi vào năm 1999 và tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21. 16 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Bước vào thế kỷ 21, Hàn Quốc đang tiến hành "Dự án IT toàn quốc" với hi vọng trở thành nước đứng đầu thế giới về công nghệ thông tin trong vòng 5 năm. Với các nguồn quĩ công, chính phủ bắt đầu có những biện pháp hỗ trợ tích cực cho ngành công nghệ thông tin (dẫn đầu bới Samsung và LG). Hàn Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ và Nhật Bản để thành nước dẫn đầu thế giới về sản xuất chất bán dẫn và màn hình kỹ thuật số LCD và công nghệ Plasma, cũng như những hàng điện tử gia dụng như: Tivi hay điện thoại di động. Thêm vào đó, chính phủ cũng đang bắt đầu đầu tư vào công nghệ robot. Với mục đích trở thành "Nước có công nghệ robot hàng đầu thế giới" vào năm 2025, chính phủ đã có những kế họach tạo ra cho mỗi hộ gia đình ít nhất một con robot vào năm 2020. Ngoài ra còn có những kế hoạch tham vọng khác để mở rộng những ngành như tài chính, công nghệ sinh học, vũ trụ và giải trí. Mô hình tăng trưởng của Hàn Quốc là kết quả không chỉ từ bên ngoài, từ chiến lược phát triển theo định hướng công nghiệp và tăng trưởng, mà còn là kết quả của sự lựa chọn các chính sách kinh tế khác nhau 2.1.1 Sự phát triển thần kỳ nền kinh tế Hàn Quốc vào thập kỷ 60 Vào thập kỷ 60, thế kỷ XX, con sư tử nhỏ Hàn Quốc từ trong cơn ốm yếu, bỗng bắt đầu khoẻ lên do những nỗ lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu tăng trưởng và phát triển một cách đáng ngạc nhiên. Lúc này, một số nhà nghiên cứu nước ngoài có chung một nhận định: "Hàn Quốc là một trong số rất ít nước chậm tiến đã thực hiện được cả sự tăng trưởng kinh tế lẫn dân chủ hoá sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Nước cộng hoà này đã trở thành một mô hình cho các nước đang phát triển". Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh và có tính bột phát lúc ban đầu của Hàn Quốc, bên cạnh những kết quả, đã đẻ ra một số hậu quả: 1/ Quyền lực kinh tế tập trung vào một số ít các trùm tư bản kinh doanh, dẫn đến sự phân phối thu nhập ngày càng xấu đi và sự phân tranh ngày càng gay gắt giữa các vùng của đất nước và các giai cấp, 17 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ tầng lớp khác nhau; gây ra hành vi náo loạn nơi công cộng và sự thống trị hỗn độn của các mánh khoé ranh ma cả trong nền kinh tế và trong xã hội Hàn Quốc. 2/ Kinh tế phát triển, nhưng văn hoá và những vấn đề xã hội lại tụt hậu, gây nên sự chênh lệch quá lớn giữa vật chất và tinh thần. Đến nay, Hàn Quốc đã có 40 năm phát triển kinh tế. Thu nhập bình quân 1 đầu người là 20 nghìn USD/năm, tăng gấp 6 lần so với 4 năm qua. Từ một quốc gia nông nghiệp chuyển sang một quốc gia công nghiệp với sự phát triển thần kỳ. Từ sức cạnh tranh thấp, Hàn Quốc trở thành một quốc gia có sức cạnh tranh rất cao. Nhiều mặt hàng của Hàn Quốc như vô tuyến, vi tính, điện thoại di động, xe, máy công nghiệp,… nổi tiếng khắp thế giới. Cả đất nước và mọi người dân nuôi ước mơ thoát khỏi cảnh nghèo nàn. Năm 1965, Hàn Quốc lập lại quan hệ với Nhật Bản sau một thời gian dài gián đoạn. Chính phủ Hàn Quốc quyết định vay vốn của Nhật Bản để phát triển kinh tế. Có vốn và nguồn nhân lực dồi dào trong tay, Hàn Quốc bắt đầu làm hàng xuất khẩu, tìm con đường đột phá sản xuất hàng hoá ra bán ở nước ngoài. Vấn đề đặt ra một cách rất gay gắt là quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm. Ai làm hàng kém chất lượng sản phẩm bị phạt rất nặng. Mẫu mã hàng hoá được thiết kế đúng mốt. Bao bì được đặc biệt coi trọng. Phong trào học tiếng Anh được phát động trong cả nước nhằm giới thiệu hàng hoá ra nước ngoài. Thế là chẳng bao lâu, hàng hoá của Hàn Quốc dần dần thâm nhập vào thị trường thế giới. Các công ty, tập đoàn kinh tế mạnh lần lượt ra đời. Để phát triển mạnh hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích thanh niên đi học phổ thông công nghiệp. Ai học phổ thông công nghiệp được ưu đãi đặc biệt, như phụ cấp cao, không phải đi nghĩa vụ quân sự. Chính phủ khuyến khích những người học phổ thông công nghiệp có thể học lên thành những thợ lành nghề, hoặc trở thành nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ. Nhờ có chính sách này mà công nghiệp, công nghệ phát triển nhanh. 2.1.2 Sự tăng trưởng mạnh mẽ trở thành nền kinh tế công nghiệp 18 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Từ năm 1973, Hàn Quốc tập trung phát triển công nghiệp hoá dầu, công nghiệp nhẹ, nhất là hàng tiêu dùng, trong đó, các hàng mũi nhọn là may mặc, cán thép, ô tô, bán dẫn. Công nghiệp nặng cũng được chú trọng phát triển. Để công nghiệp, công nghệ phát triển nhanh, Tổng thống Kim Young Sam chủ trương phải có chính sách khuyến khích phát triển cả lao động lẫn quản lý. Ngày 9-4-1996, Tổng thống Kim ký sắc lệnh thành lập Uỷ ban của Tổng thống về cải cách lao động gồm các đại biểu của lao động và quản lý, cơ sở đại học và các tầng lớp khác trong xã hội. Bên cạnh việc phát triển công nghiệp, việc phát triển công nghệ tin học cũng được Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt chú ý. Người Hàn Quốc nhận thức về những trào lưu đang lên của toàn cầu hoá và các khả năng tin học xuất hiện đang phá vỡ các ranh giới kinh tế quốc gia và mở ra một thời đại cạnh tranh quốc tế không giới hạn. Sức cạnh tranh của một nước được quyết định bởi số lượng và chất lượng nguồn lực con người của nước đó. Vì vậy, chiến lược then chốt cho sự phát triển quốc gia trong thế kỷ XXI là phát triển một lực lượng lao động sáng tạo để có khả năng chủ động trong việc tạo ra tin học, tri thức và động viên các thành viên của mình có tính sáng tạo hơn và nhiệt tình hơn đối với công việc của họ. Lực lượng phát triển và chi phối đời sống xã hội ở Hàn Quốc chính là các tập đoàn, công ty kinh tế rất lớn. Tại Hàn Quốc có 30 tập đoàn kinh tế hùng mạnh. Mỗi tập đoàn kinh tế có số vốn từ 10 tỷ đến 70 tỷ USD, nổi bật là các tập đoàn Huyndai, Daewoo,Sam Sung, LG v.v.. Có tài liệu tính về mặt hiệu quả kinh tế, lực lượng chi phối đời sống chính trị kinh tế xã hội của Hàn Quốc là: 30 tập đoàn kinh tế lớn chi phối 70% đời sống chính trị kinh tế xã hội (vì 30 tập đoàn này chiếm 70% GDP của Hàn Quốc); Tổng thống chi phối 2%; Chính phủ chi phối 2%; còn lại là các công ty vừa và nhỏ chi phối. Mỗi tập đoàn kinh tế đều có viện nghiên cứu kinh tế. Viện này làm chức năng tư vấn và tham mưu cho người cầm đầu tập đoàn. Toàn quốc có "Viện Phát triển Hàn Quốc" (Korea Development Institute ). Đây là Viện nghiên cứu các vấn đề kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc, làm nhiệm vụ nghiên cứu độc lập về kinh tế cơ bản và kinh tế ứng dụng. 19 Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tổng thống Park Chong Hee là một trong những Tổng thống có nhiều đóng góp trong cải cách và phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Chủ trương của ông là triệt để khai thác nguồn nhân lực của Hàn Quốc để làm hàng xuất khẩu. Còn Tổng thống Nooh Mo Huyn chủ trương xây dựng những tập đoàn kinh tế lớn làm đầu tàu. Chính ông đã góp phần đưa thu nhập bình quân một đầu người của Hàn Quốc lên từ 17 đến 20.000 USD/năm. Tổng thống Kim Young Sam là một nhà cải cách lớn, người đã đưa ra học thuyết về chính sách toàn cầu hoá của Hàn Quốc. Chính sách kinh tế ở Hàn Quốc thường gắn chặt với chính sách tài chính. Chính sách tài chính ở Hàn Quốc phát triển khá đa dạng: thị trường chứng khoán, tín dụng, kết hợp nhiều loại tiền của các nước để sử dụng vào mục đích kinh tế. Quỹ tiêu dùng xã hội hoạt động dưới dạng trả bằng tiền gồm nhiều loại khác nhau cùng những khoản ưu đãi và dịch vụ công cộng. Tiền hưu trí, tiền trợ cấp khó khăn được quy định theo thời giá. Khoản dự trữ ngoại tệ và dự trữ vàng ngày càng tăng cùng với sự phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán được mở ra ở nhiều thành phố, thị trấn, làm cho đồng tiền trong xã hội luôn luôn được lưu thông. Người Hàn Quốc rất sợ đồng tiền nằm 1 chỗ. Họ đã đưa đồng tiền vào cơn lốc xoáy của nền kinh tế. Chính sách tín dụng bảo đảm lợi ích của cả người cho vay và người vay, nên nó phát triển đồng đều và thuận chiều. 2.2 Đánh giá nền kinh tế Hàn Quốc 2.21 Những thành công - Cũng giống như các nước phát triển khác, chiếm ưu thế trong nền kinh tế Hàn Quốc là các ngành dịch vụ, rồi đến các ngành sản xuất và nông nghiệp. Trong đó: dịch vụ chiếm 57,6%, công nghiệp chiếm 39,4% và nông nghiệp chiếm 3%. - Dịch vụ: Các ngành dịch vụ phổ biến ở Hàn Quốc là bảo hiểm, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, nhà tắm công cộng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giải trí. Trong năm 2007, ngành dịch vụ đóng góp 57,6% GDP và 75,2% lao động của nước này. - Công nghiệp: tuy sự đóng góp vào GDP thấp hơn so với ngành dịch vụ (ở mức 39,4% trong năm 2007) nhưng các ngành công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nước này. Hàn Quốc vẫn luôn được nhắc tới cùng với những thương 20