Mua k ho coffee ở đâu

Mười năm trước, họ có cơ duyên gặp gỡ nhau trong một đêm diễn cồng chiêng bên nhà sàn ở Lang Biang. Tại đó, cô gái Rolan nổi bật với những điệu vũ uyển chuyển trong bộ trang phục của người K’ho do chính tay mình thiết kế, thêu dệt. Josh, như bao người khách du lịch khác khi “lỡ” sa vào thế giới đầy hoang dã của người K’ho, đã “say đứ đừ” ánh mắt Rolan. Tình cảm chân thành của anh chàng trong những lần gặp lại nhau sau đó đã chinh phục được cô gái.

Ngày Rolan đưa Josh về ra mắt gia đình, Josh được Rolan dẫn thẳng lên… rẫy cà phê, nơi gia đình và bà con của Rolan đang hái cà phê. Được phát cho chiếc gùi, Josh vừa gặp gỡ người thân của Rolan, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ hái đầy gùi cà phê. Sau khi ghi điểm trong màn vác bao cà phê nặng 50-80 kg vừa hái được từ trên rẫy băng qua đồi dốc, Josh được sự chấp thuận của gia đình Rolan. Những lần gặp gỡ tiếp theo giúp Josh hiểu được về văn hoá độc đáo của người K’ho, anh trở nên gắn kết hơn với những người trong cộng đồng K’ho ở buôn làng của Rolan.

Vụ cà phê năm ấy, lần đầu tiên Josh được nếm những hạt cà phê K’ho Arabica nguyên bản khi chính tay mình rang trên chiếc chảo thô sơ. “Tuyệt vời!” là suy nghĩ bật ra cùng với vị ngon của cà phê đã khiến Josh hoàn toàn bất ngờ.

Tình yêu kết trái, K’ho Coffee ra đời

Vốn có nền tảng là một kĩ sư nông nghiệp đến từ Michigan [Mỹ], thấy cách gia đình Rolan và bà con K’ho bỏ nhiều công sức vào những cây cà phê nhưng đến khi thu hoạch lại chỉ thu được ít lợi nhuận, Josh bắt đầu bàn với Rolan cách để làm cà phê hiệu quả hơn.

Thay vì hái trái tươi một, hai lần như mọi năm để bán hàng thô cho thương lái với giá rẻ, Josh đề xuất cho gia đình Rolan và bà con cách làm khép kín: Từ việc chuyển đổi cách trồng cà phê thông thường sang lối canh tác hữu cơ để bảo vệ sức khoẻ, tới việc hái chọn lọc [hái những trái chín mọng, hái thành nhiều đợt trong mùa], rồi đến việc kĩ càng trong từng khâu như lựa hạt, phơi đúng cách, rang đúng quy trình để cho ra những mẻ cà phê K’ho chất lượng, độc đáo và khác biệt, có giá trị hơn.

Tất cả các bước chế biến đều được làm thủ công bởi người K’ho bản địa. Sự tỉ mỉ trong từng công đoạn đã biến những trái cà phê Arabica trồng tự nhiên trên vùng đồi núi Lang Biang thành loại thức uống với hương vị rất riêng. Và thương hiệu K’ho Coffee đã được sinh ra từ đó.

Với cà phê làm “xúc tác”, chuyện tình của Josh và Rolan sớm kết trái dưới ngọn Lang Biang huyền thoại. Một đám cưới diễn ra sau đó, cùng những đứa trẻ ra đời, tiếp tục nối dài hành trình đưa K’ho Coffee ra thế giới.

Hành trình đưa K’ho Coffee ra thế giới

Năm 2015, trong chuyến đi xuyên Việt với chủ đề “Made in Vietnam” nhằm tìm kiếm các sản phẩm độc đáo của người Việt mình, tôi gặp được Josh và Rolan - rồi kết duyên luôn từ đó tới giờ, cùng với những người K’ho khác trong hành trình mang hạt cà phê trồng quanh vùng Lang Biang ra thế giới.

Trong lần cùng Josh và Rolan qua Tokyo [Nhật Bản] tham gia Hội chợ Cà phê Đặc sản, người Nhật và những người yêu cà phê ở đó rất hào hứng khi chúng tôi chia sẻ câu chuyện về người K’ho trồng cà phê, về đất, về cây, về văn hoá của người K’ho, hay lịch sử vùng Đà Lạt và cả Việt Nam mình. Bên tách cà phê người khách uống khi đó, nhắm mắt lại, họ cảm nhận được mùi hương toả ra ngào ngạt, hoặc mở mắt ra và nhìn vào mắt chúng tôi, họ có thể thấy sự say mê trong những điều chúng tôi đang kể...

Trước khi rời Hội chợ, chúng tôi hẹn những người bạn mới ấy sớm sang Việt Nam, tới Lang Biang để lên rẫy làm quen với cây cà phê cùng người K’ho, hoà vào văn hoá của người bản địa.

Nơi người yêu cà phê tìm về

Mùa trái cà phê chín năm đó, những vị khách đầu tiên bay tới Đà Lạt, đi bộ men theo con đường đất sau lưng núi Lang Biang để lên rẫy hái những trái cà phê chín mọng bóng bẩy; vác những bao cà phê băng qua đồi như cách Josh từng “chinh phục” gia đình Rolan trước đây. Họ cùng những người anh em K’ho sơ chế cà phê, ngắm hoa đào rừng nở, nghe chim hót, nhìn mặt trời lặn trên đường về, rồi cùng tham gia các công đoạn chế biến tại làng của người K’ho ngay dưới chân núi Lang Biang.

Khách quý được ngủ ở homestay trong buôn làng, xem những người phụ nữ K’ho dệt vải, trải nghiệm về văn hoá, cuộc sống của dân làng hay tự tay pha cà phê rồi thưởng thức ngay tại tiệm cà phê xinh xắn của gia đình Josh và Rolan. Ở đó, họ sẽ gặp cả hai thiên thần đáng yêu của Josh và Rolan, và tất nhiên, được nghe về câu chuyện của đôi vợ chồng tiên phong đưa cà phê K’ho ra thế giới, cùng lúc ngắm mây bay trên đỉnh Lang Biang trước mắt.

Biết thêm nhiều thứ thú vị quanh tách cà phê K’ho nên rời làng ai cũng thơm tho, thơm như hương vị của những tách cà phê mà họ đã say mê thưởng thức. Quà mang theo về là những tấm thổ cẩm đậm chất văn hoá K’ho mà người bản địa đã tinh tế gửi gắm nhiều thông điệp trong mỗi hoa văn trên đó: là mặt trời, là lá cây, là con kiến, là mắt đại bàng…, cùng những túi cà phê K’ho Arabica và những câu chuyện miên man về vùng đất của những con người mộc mạc.

Và từ đó đến nay, vào mỗi mùa thu hoạch cà phê, trang trại K’ho Coffee lại đón chào thêm vô số vị khách lạ, những người vì tình yêu với cà phê, với văn hóa - con người Đà Lạt mà tìm đến. Hành trình K’ho Coffee ra thế giới, cứ thế lại nối dài thêm hương vị…

Thông tin thêm

  • Thời gian: Trải nghiệm “Chuyện người K'ho làm cà phê" diễn ra trong 3 ngày 2 đêm vào tháng 11, 12 và tháng 1 hằng năm - thời điểm đồng bào K'ho thu hoạch cà phê
  • Địa điểm: Đà Lạt, Lang Biang
  • Giá tour: 3.969.000 VND/người
  • Liên hệ tour qua SĐT: [+84] 985 555 827


Đến Việt Nam từ năm 2009 từ quê hương Hà Lan, Josh Henry Guikema chưa hề biết tương lai sẽ dẫn dắt mình đến với vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, đầy nắng gió nhưng ngập tràn hoang sơ cùng rất nhiều điều chưa khám phá.

Bắt đầu làm việc trong một công ty chuyên tổ chức các tour bằng xe vespa cho khách nước ngoài từ TP.HCM đi Đà Lạt, Nha Trang hoặc các tỉnh miền Tây, bước chân đi giúp Josh dần cảm nhận, yêu mến và gắn bó với con người, cảnh sắc và văn hóa Việt. “Nhất là các cô gái Việt Nam, rất xinh”, Josh nói bập bẹ giọng tiếng Việt lơ lớ, hấp háy đôi mắt.

Một năm sau, trong một chuyến tổ chức tour vespa TP.HCM – Đà Lạt – Nha Trang – TP.HCM, Joshua lần đầu tiên gặp Rolan.Đó là cuộc gặp, theo Rolan, là “định mệnh”. Khi đó, cô gái có làn da cùng đôi mắt nâu đang biểu diễn và múa cồng chiêng trong một chương trình văn hóa ngay dưới chân núi Lang Biang. Josh biết mình sẽ gắn bó với Đà Lạt, với vùng đất cao nguyên xinh đẹp này khi nhìn vào ánh mắt Rolan.Không quay về Hà Lan nữa, nơi có bố mẹ cùng đại gia đình hơn 10 người, chàng trai ở xứ sở cối xay gió chọn Việt Nam, chọn buôn làng Bon Bnor C làm nơi chốn gắn bó cả cuộc đời.Và dĩ nhiên, là cũng với Rolan. Tháng 1/2014, ở một ngôi thánh đường nhỏ nhưng ấm cúng, Josh trao nhẫn cho Rolan. Cô gái K’Ho thẹn thùng hôn người yêu cao hơn hẳn một cái đầu.

Josh nghỉ việc, gom góp mọi thứ rồi cùng Rolan và buôn làng chung sức dựng một căn nhà gỗ ấm áp giữa một vườn cà phê bát ngát, tựa vào sườn đồi nhìn ra ngọn núi đôi Lang Biang – nơi mỗi chiều, Rolan lại kể cho Josh nghe câu chuyện tình bất hủ của chàng Lang và nàng Biang trong truyền thuyết người K’Ho.


 


Sau đó gần một năm, bé Lee Henry ra đời, Josh loay hoay nghĩ cách tạo nguồn kinh tế cho gia đình. Ở giữa bạt ngàn cà phê, Josh bàn với Rolan xây dựng lại quy trình trồng, thu hoạch, xử lý, rang xay… để tạo ra thứ cà phê từ chính bàn tay của đồng bào Rolan – người K’Ho.Arabica là loại cà phê trồng phổ biến ở cao nguyên Lang Biang, Josh đã say vị cà phê này ngay lần đầu tiên khi Rolan mời anh về buôn. Hoàn toàn làm thủ công, từ đôi tay và giọt mồ hôi của người K’Ho, Josh hướng dẫn buôn làng của anh tập giã cà phê tươi, đem phơi khô, sau đó rang thử và xay thành bột cà phê arabica nguyên chất.Sau rất nhiều thử nghiệm, năm 2012, Josh và Rolan đã bán được một túi cà phê arabica lụa cho du khách theo phương pháp rang tay thủ công. Và cứ thế, đến năm 2013, từ một túi 1kg ban đầu đó đã tăng lên một tấn cà phê!Năm 2014, dù chưa hết mùa thu hoạch cà phê nhưng vợ chồng Josh và Rolan đã tạo thêm nhiều việc làm cho những người trong gia đình, họ hàng của Rolan và sau đó là cho cả quê hương thứ hai của anh.Josh cho biết, mục tiêu của hai vợ chồng là tạo mối liên hệ mật thiết giữa người uống cà phê muốn được thưởng thức loại cà phê arabica nguyên chất theo phương pháp rang thủ công truyền thống với người nông dân.Ngôi nhà gỗ nhỏ trên sườn đồi buôn Bon Bnor C của Josh và Rolan giờ tấp nập du khách đến vừa thưởng thức K’Ho Coffee, vừa hòa mình vào đời sống, văn hóa của người K’Ho nơi đây.

Doanh nhân 31 tuổi này cho biết, một điểm khác biệt của thương hiệu K’Ho Coffecà phê sạch, nghĩa là trong quá trình cây cà phê lớn, người K’Ho không sử dụng phân bón hóa học, thuốc sâu mà chỉ sử dụng phân hữu cơ, bền vững và có lợi cho môi trường.

Bất chấp sự “xâm lấn” của các nhãn hiệu cà phê nổi tiếng thế giới và Việt Nam, Josh vẫn tự tin K’Ho Coffee sẽ luôn là thứ cà phê mang lại hương vị arabica thuần túy nhất, tinh khiết nhất, giống như cảm giác đầu tiên khi Josh được nếm ly cà phê Rolan pha, ngay giữa buôn Bon Bnor C.Và, cứ mỗi chiều, sau khi mệt nhoài với đặc quánh mùi vị cà phê, sau bữa cơm chiều với không khí lành lạnh giữa núi rừng Tây Nguyên, Josh lại nếm thử hàng chục vị arabica do anh nghĩ ra.Bên hiên ngôi nhà gỗ, Rolan hát ru Lee Henry bằng bài ca của người K’Ho, “Bic bic Nu bic, Bic mắt ong mê bic, Ang mắt ong mê luh…”, [dịch nghĩa: Con ơi con hãy ngủ đi, con hãy ngủ ngon giữa đại ngàn, con muốn ngủ thì con hãy ngủ đi].

Xem thêm:

Cách phân biệt cà phê sạch và cà phê bẩn, cà phê hóa chất

Video liên quan

Chủ Đề