Mức dịch của đo lượng dịch vào ra

Mức dịch của đo lượng dịch vào ra

Thăng bằng dịch, điện giải và axit – bazo trong cơ thể là cần thiết để duy trì tình trạng sức khỏe và chức năng các cơ quan.

– Thăng bằng này được duy trì bởi:

+ lượng dịch, điện giải vào và ra

+ Sự phân bố của nó trong cơ thể

+ Sự điều hòa chức năng thận và phổi

– Mất thăng bằng dịch vào, ra có thể thay đổi:

+ Hô hấp

+ Chuyển hóa

+ Chức năng hệ thần kinh trung ương…

– Đo lượng dịch, ra giúp:

+ Xác định tình trạng chung của người bệnh

+ Tìm ra dấu hiệu sớm của rối loạn chức năng điện giải

+ Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải

+ Theo dõi sự đáp ứng trong điều  trị—> tiên lượng bệnh được chính xác

+ Điều dưỡng thực hiện chăm sóc chung có hiệu quả

VAI TRÒ VÀ NHU CẦU CỦA NƯỚC TRONG CƠ THỂ

– Nước tham gí cấu tạo cơ thể: lượng nước trong cơ thể chiếm 60 – 70% trọng lượng cơ thể người trưởng thành (cơ thể càng trẻ càng chứa nhiều nước: bào thai 90-97%, sơ sinh 85%, người già 60-65%)

– Tham gia duy trì khối lượng tuần hoàn cơ thể do đó góp phần duy trì huyết áp

– Làm môi trường và tham gia một số phản ứng hóa học của cơ thể

– Là dung môi hòa tan các hợp chất hữu cơ và vô cơ

– Vận chuyển các chất dinh dưỡng và đào thải các chất cặn bã

– Giữ vai trò điều hòa thân nhiệt

– Tham gia bảo vệ các tổ chức và các cơ quan (dịch khớp, dịch não tủy…)

2.2. NHU CẦU CỦA NƯỚC TRONG CƠ THỂ

– Phần lớn lượng nước vào cơ thể hàng ngày là do ăn uống, một phần do quá trình chuyển hóa chất tạo nên

– Nhu cầu về nước cung cấp cho cơ thể đối với người trưởng thành trung bình từ 2 – 2,6l nước trong 24h

SỰ PHÂN BỐ VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG DỊCH ĐIỆN GIẢI

– Nước trong cơ thể được phân bố ở hai khu vực chính trong tế bào(dịch nội bào) và ngoài tế bào( dịch ngoại bào)

+ Nước ở khu vực trong tế bào chiếm khoảng 50%

+ Nước ở khu vực ngoài tế bào chiếm khoảng 20% trong đó nước trong lòng mạch 5%, khoảng gian bào chiếm 15%

– Sự phân bố nước trong cơ thể cũng không đồng đều giữa các tổ chức, cơ quan trong cơ thể. lượng nước trong mỗi cơ quan chiếm tỉ lệ phần trăm khác nhau, cơ quan nào càng hoạt động càng nhiều nước.

+ Gan, não chiếm: 70%

+ Tim chiếm: 76% – 80%

+ Thận, phổi, mô liên kết: 80%-84%

3.2.YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG DỊCH, ĐIỆN GIẢI

– Tuổi

– Bệnh mạn tính: suy tim tắc nghẽn, Cushing, đái tháo đường, suy dinh dưỡng, suy thận tiến triển…

– Chấn thương nặng gây mất máu

– Bỏng nặng

– Qua dạ dày, ruột: viêm dạ dày, hút dịch dạ dày, rò tiêu hóa…

LƯỢNG DỊCH VÀO RA TRUNG BÌNH HÀNG NGÀY Ở NGƯỜI LỚN

Nguồn vào: 2600ml/ngàyNguồn ra: 2600ml/ngày
–         Nước uống: 1500ml–         Nước tiểu qua thận: 1500ml
–         Nước trong thức ăn: 750ml–         Phổi (hơi nước): 400ml
–         Oxy hóa: 350ml–         Da: 500ml
 –         Mồ hôi: 100ml
 –         Phân: 100 – 200ml

Đối với người bình thường lượng nước vào và thải ra hàng ngày là bằng nhau nó đã góp phần tạo nên sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể.

RỐI LOẠN VỀ LƯỢNG DỊCH TRONG CƠ THỂ

5.1. THIẾU KHỐI LƯỢNG DỊCH

– Nguyên nhân:

+ Mất nước: nôn nhiều, tiêu chảy cấp, sốt cao, thời tiết quá nóng

+ Mất dịch cơ thể: bỏng nặng, dịch qua ống dẫn lưu, các lỗ dò…

+ Mất máu: vỡ các tạng, đứt các mạch máu lớn

– Dấu hiệu: tùy theo mức độ mất nước, dịch hoặc máu mà cơ thể có các biểu hiện:

+ Khát nước, uống nước háo hức

+ Kích thích vật vã, hôn mê

+ Sút cân cấp tính: giảm 0,5kg tương ứng với mất 500ml dịch

+ Giảm độ căng giãn của da: môi khô, mắt trũng

+ Thiểu niệu hoặc vô niệu

+ Mạch nhanh nhỏ

+ Huyết áp hạ, nhiệt độ hạ, chân tay lạnh

5.2. THỪA KHỐI LƯỢNG DỊCH

– Nguyên nhân: do ứ muối, nước trong cơ thể( khu vực gian bào, các màng…) hay gặp trong trường hợp các bệnh tim, thận, suy dinh dưỡng, xơ gan cổ trướng,…

– Dấu hiệu:

+ Tăng cân nhanh

+ Da căng (phù), ấn lõm

+ Lượng nước tiểu thường giảm

+ Huyết áp thay đổi, thường là tăng.

Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc sản phụ sau sinh thường

Chăm sóc bệnh nhân suy tim

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Parkinson

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

Dự phòng và chăm sóc loét ép

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày ruột cấp

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở oxy

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hút đờm dãi

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Lập và thự hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ung thư đại trực tràng

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp

Mức dịch của đo lượng dịch vào ra
Mức dịch của đo lượng dịch vào ra

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Người điêu dưỡng hoặc bác sĩ có thể chỉ định theo dõi (đo lường) dịch vào và ra của người bệnh vì các lý do khác nhau. Thông thường chỉ định đối với người bệnh có nguy cơ hay đang ở trong giai đoạn nguy kịch của sự mất cân bằng dịch.

Hầu hết các cơ sở y tế có hai loại ghi chép dịch vào và ra:

Một loại ghi chép cạnh giường ghi nhận tất cả dịch được đo và số lượng theo mỗi ca trực.

Một loại ghi chép thường xuyên 24 giờ theo biểu đồ của người bệnh

Một số cơ sở y tê có loại khác để ghi chép các đặc thù của dịch tĩnh mạch như là loại dịch, chất bổ sung, thời gian được bắt đầu, số lượng được hấp thu và số lượng duy trì mỗi ca trực.

Đơn vị dược dùng để đo lượng dịch vào vào là mililit (ml) hoặc centimeter cubic (cc); đây là đơn vị đo lường cân bàng thuộc mét. Để đo lượng dịch vào và ra, khả năng của các vật chứa ở hộ gia đình cần được chuyển dịch thành đơn vị thuộc mét.

Mục tiêu

Đánh giá cân hăng dịch của cơ thể.

Xác định có phải người bệnh đang được đưa vào một lượng dịch đầy đủ theo yêu cầu bình thường hay không.

Thực hành ghi chép dịch vào và ra vào phiếu theo dõi.

Lý thuyết liên quan

Lý thuyết liên quan đến kỹ thuật

Thăng bằng dịch, điện giải và acid-base trong cơ thể là cần thiết để duy tri tình trạng sức khỏe và chức năng của các cơ quan. Thăng bằng này được duy tri bởi:

Lượng dịch và điện giải vào và ra.

Sự phân bố của dịch, điện giải trong cơ thế.

Sự điều hoà chức năng thận và phổi.

Mất thăng bằng có thể làm thay đói các chức năng sống của cơ thể

Hô hấp.

Chuyên hoá.

Hệ thần kinh trung ương.

Đo lượng dịch vào, ra giúp

Xác định tổng trạng chung của người bệnh.

Tìm ra dấu hiệu sớm của rối loạn nước và điện giải.

Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải.

Dịch vào bao gồm tất cả dịch hiển nhiên như là nước, sữa, nước trái cây, cà phê, trà,... và toàn bộ khối lượng dịch đường tĩnh mạch, bao gồm truyền máu và bất cứ loại dịch nào được đưa vào theo đường tĩnh mạch.

Dịch ra bao gồm nước tiểu hay bất kỳ dịch ra khác, như là chất nôn, phân lỏng và dẫn lưu khác.

Những yếu tố ảnh hưởng tới cân bằng dịch, và điện giải

Tuổi: rất trẻ, rất già.

Bệnh mạn tính: ung thư, bệnh tim mạch (suy tim tắc nghẽn v.v...), bệnh nội tiết (Cushing, đái tháo đường v.v...), suy dinh dưỡng, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận (suy thận v.v...), giảm mức độ nhận thức.

Chấn thương: chấn thương nặng, chấn thuơng vùng đầu.

Bỏng nặng.

Điều trị: dùng thuốc lợi tiểu, steroid, liệu pháp tĩnh mạch.

Dinh dưỡng toàn bộ ngoài đường tiêu hoá.

Mất qua dạ dày ruột: viêm dạ dày ruột, hút dịch dạ dày, rò tiêu hóa.

Quy trình kỹ thuật

Xem hổ sơ bệnh án

Kiểm tra:

Y lệnh của bác sĩ.

Kiểm tra đúng người bệnh,nđúng giường bệnh.         .

Chuẩn bị dụng cụ

Dung cụ ghi chép: phiếu theo dõi lượng dịch vào và ra cạnh giường và một cây viết chì hoãc viết mực.

Dung cụ đo lường:

Bô đi cầu liền ghế, hoãc bô đi tiểu.

Vật chứa có chia mức độ để đo lượng dịch vào và vật chứa riêng biệt để do lượng dịch ra       .

Chuẩn bị người bệnh

Giải thích với người bệnh lý do việc đo dịch vào ra và sự cần thiết để sử dụng các dụng cụ đo lường.

Hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ đo lường.

Để người bệnh tham gia việc ghi chép đo lường nếu có yêu cầu.

Đo lượng dịch vào của người bệnh

Theo bữa ãn, ghi vào phiếu theo dõi dịch vào và ra cạnh giường số lượng và thời gian của mỗi loại dịch đươc đưa vào bao gom:

Tất cả dịch hiển nhiên như là nước, sữa, nước trái cây, cà phê, trà,... hay bất kỳ thực phẩm nào mà trở thành dịch ở nhiệt độ của phòng. Không đo lường các thực phẩm được nghiền + Xác định có phải người bệnh đã được đưa vào bất cứ một loại dịch khác giữa các bữa ăn hay không, và cộng thêm số lượng đó vào phiếu. (VD: nước uống kèm với thuốc). Để đánh giá số lượng nước được sử dụng từ một bình nước, đo lượng nước còn lại và trừ với số lượng khi bình đầy rồi đổ đầy bình lại.

Toàn bộ khối lượng dịch đường tĩnh mạch, bao gốm truyền máu và bất cứ loại dịch nào được đưa vào theo đường tĩnh mach (nếu có).

Ghi chép chính xác số lượng và thời gian của từng loại dịch.

Theo dõi dịch vào qua đường tĩnh mạch.

Đo lượng dịch ra của người bệnh

Theo mỗi lần bài tiết, đổ nước tiểu vào trong vật chứa đo lường, quan sát số lượng, và ghi chép số lượng và thời gian bài tiết vào phiếu ghi chép lượng dịch vào và ra cạnh giường. Chùi sạch bô tiểu hoặc dụng cụ đo lường và đưa trả lại cho người bệnh.

Đối với người bệnh có đặt thông tiểu lưu, ghi nhận và ghi chép số lượng nước tiểu vào cuối ca, và rồi làm trống túi dẫn lưu. Túi dẫn lưu thường đã có làm dấu mức số lượng nước tiểu.

Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ về túi dẫn lưu, làm trống nó trước tiên vào một vật chứa có đo lường đúng đắn.

Ghi chép bất kỳ dịch ra khác, như là chất nôn, phân lỏng và dẫn lưu khác, đặc biệt là loại dịch và thời gian.

Nếu người bệnh bị đi tiểu dầm không tự chủ hoặc cường giao cảm, đánh giá và ghi chép lượng dịch ra này. Ví dụ, một người bệnh tiểu dầm có thể ghi" tiểu dầm X 3" hoặc ra giường đẫm ướt rộng 12 inch. Đối với người bệnh giao cảm bạn có thể ghi nhận “mổ hôi +++, áo choàng và khăn trải gưỡng thay X 2".

Thu dọn dụng cụ

Thu dọn, chùi rửa dụng cụ, đảm bảo theo nguyên tắc võ khuẩn.

Ghi chép hổ sơ bệnh án

Tính bilan dịch vào ra cho người bệnh.

Báo cảo với bác sĩ tinh trang mất cân bằng dịch cùa người bệnh.

Ghi chép diều chỉnh kế hoạch chăm sóc điều dưỡng cho phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Kịp thời phát hiện các rối loạn cân bằng dịch cơ thể của người bệnh.