N9 la gi

Bản đồ quy hoạch Phân khu N9 Hà Nội thể hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông của một phần huyện Gia Lâm và huyện Đông Anh.

Quy hoạch Phân khu N9 được Hà Nội phê duyệt có quy mô 2.290 ha; trong đó diện tích thuộc địa giới hành chính huyện Đông Anh khoảng 807,5 ha, huyện Gia Lâm khoảng 1482,5 ha; đất xây dựng trong phạm vi dân dụng khoảng 1.969,05 ha, đất xây dựng ngoài phạm vi dân dụng khoảng 320,95 ha.

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất

Dân số đến năm 2030 là 180.000 người, đến năm 2050 là 200.000 người.

Theo quyết định, khu vực nghiên cứu Phân khu N9 nằm ở phía Đông Bắc đô thị trung tâm Hà Nội thuộc địa giới hành chính thị trấn Yên Viên, các xã Yên Viên, Yên Thường, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Dương Hà, Phù Đổng, huyện Gia Lâm và các xã Dục Tú, Mai Lâm, Đông Hội, huyện Đông Anh.

Phía Tây Bắc là tuyến đường nối cầu Tứ Liên với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; phía Nam và Tây Nam là đường đê sông Đuống; phía Đông là đường Vành đai 3, qua cầu Phù Đổng đi Lạng Sơn; phía Đông Bắc là Phân khu đô thị GN khu vực huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm.

N9 la gi

Một phần diện tích huyện Gia Lâm nằm trong quy hoạch Phân khu N9. Hiện Gia Lâm đang là khu vực có hạ tầng giao thông, đô thị phát triển nhanh, được quy hoạch phát triển lên quận trong tương lai. (Ảnh minh họa: Vietnamnet).

  • N9 la gi

Trong Phân khu N9 sẽ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan gồm 7 khu vực với 28 ô quy hoạch và đường giao thông; định hướng phát triển đô thị phù hợp với cảnh quan thiên nhiên hiện có, khai thác cảnh quan mặt nước sông Đuống tạo thành khu đô thị ven sông, kết nối với hệ thống hành lang xanh sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Hà Bắc, sông Thiếp - Cổ Loa với chức năng du lịch sinh thái và giải trí.

Bố cục không gian kiến trúc toàn phân khu được định hướng phù hợp với cảnh quan thiên nhiên hiện có, bao gồm hệ thống mặt nước, sông, hồ, tạo kết nối không gian xanh giữa các khu vực hành lang xanh, khu di tích Cổ Loa, Đền Đô, khu di tích văn hóa lịch sử Phù Đồng. Tổ chức không gian cao tầng dọc các trục chính đô thị và một số điểm nhấn. Không gian trong phân khu thấp dần về phía bờ sông Đuống và khu vực Cổ Loa.

Khu vực trong tâm là không gian phần trung tâm, tổ chức theo hình thức đảo tròn với các công trình trọng tâm, có độ phù hợp với khống chế chiều cao vùng ảnh hưởng loa bay sân bay Gia Lâm.

Các tuyến quan trọng là không gian hai bên trục chính đô thị, Quốc lộ 1A, 1B, Quốc lộ 3, tuyến đường 5 kéo dài và tuyến đường cầu Tứ Liên đi Vành đai 3.

Các điểm nhấn và điểm nhìn quan trọng nằm dọc theo tuyến đường 5 kéo dài, đường Hà Huy Tập, tuyến đường cầu Tứ Liên đi Vành đai 3 và giao điểm của các tuyến đường này với đường trục lõi đô thị.

Về quy hoạch giao thông, giao thông đối ngoại gồm tuyến đường sắt Yên Viên – Đông Anh, tuyến đường sắt Hà Nội – Yên Viên, ga Yên Viên và khu đề pô hiện có sẽ được mở rộng thành ga đầu mối phía Bắc với các hướng đi Lạng Sơn, Kép – Hạ Long, Lào Cai – Côn Minh và Thái Nguyên.

Khi đường Vành đai 4 chưa khép tuyến, tuyến Vành đai 3 phía Đông Bắc và nằm ngoài phạm vi lập quy hoạch có chức năng là tuyến giao thông đối ngoại.

Trong phạm vi phân khu quy hoạch có hai tuyến đường sắt đô thị gồm tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi và tuyến đường sắt đô thị số 4 nối dọc theo dải phân cách trung tâm của tuyến đường 5 kéo dài.

Các đường trục chính đô thị gồm tuyến đường 5 kéo dài, tuyến đường cầu Tứ Liên – Quốc lộ 3. Đường chính đô thị gồm các tuyến Quốc lộ 3 cũ, Quốc lộ 1 cũ, tuyến đường nối từ khu đô thị Việt Hưng qua sông Đuống đến khu đô thị mới Tân Tạo.

Phần lớn quỹ đất thuộc phân khu đô thị nằm trong quy hoạch xây dựng đợt đầu – đến năm 2030. Một phần được phát triển ở giai đoạn dài hạn đến năm 2050.

Một số dự án hạ tầng xã hội và đô thị ưu tiên đầu tư gồm hoàn thiện dự án hạ tầng xã hội do địa phương đang triển khai, dự án xây dựng tổ hợp y tế đa chức năng và dự án trường giáo dục đào tạo, dự án cụm công trình công cộng thương mại dịch vụ ga Yên Viên và khu thương mại tài chính tại Dương Hà.

Anton Fahlgren, trưởng bộ phận thiết kế Nokia, người dành tới 2 năm để tạo ra N9, chia sẻ các ý tưởng làm nên mẫu di động chạy MeeGo đầu tiên. Dưới đây là nguyên văn bài phỏng vấn với Anton Fahlgren trên Nokia Conversations.

"Thế giới đằng sau một chiếc điện thoại luôn rất thú vị, đặc biệt là qua lời kể của những người thiết kế sản phẩm. Có thể bạn nói 'tôi chọn màu xanh dương vì nó phong cách' nhưng các nhà thiết kế của Nokia có thể không vậy, câu trả lời của họ sẽ là 'màu xanh lá mạ mới là cái tôi mong muốn' vì thiết kế của sản phẩm này quá tinh khiết nên màu sắc cũng phải thuần khiết tương ứng".

N9 la gi

Ý tưởng về thiết kế N9 xuất phát từ 2 năm trước. Ảnh: Quốc Huy.

Nokia N9 bắt đầu từ đâu?

- Mùa hè hai năm trước, đội ngũ phát triển Nokia gặp nhau tại Copenhagen (Đan Mạch) nhằm viết tiếp câu chuyện mà hãng đang thực hiện dang dở với dòng N-series/E-series. Tôi đã quyết định phát triển N9 trên N-series vì nền tảng Meego của dòng này rất phù hợp với một sản phẩm ở phân khúc giải trí cao cấp. Tuy nhiên, N9 không được chế tạo để cạnh tranh thông số kỹ thuật như những công ty khác thường làm, cuộc đua cấu hình sẽ không bao giờ kết thúc nên sự sáng tạo thấm đẫm từng thao tác người dùng mới chính là phương thức Nokia chọn lựa.

Trước đây tôi cũng đã cố gắng sáng tạo ra một sản phẩm tương tự N9, nhưng thời điểm đó không thật thích hợp. Giờ đây, Nokia đã phải thiết kế lại một sản phẩm siêu cấp ngay từ đầu, tái định nghĩa thế nào là một điện thoại thông minh, tập trung hơn vào phần mềm.

Ông có biết mình sẽ sáng tạo ra cái gì mà không dựa trên nền tảng Symbian?

- Anton Fahlgren: Khi bắt đầu kế hoạch, MeeGo mới chỉ là một cái gì đó còn mơ hồ, tuy đã có nhiều tính năng khá tốt nhưng nó vẫn chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, chúng tôi đã cố gắng đơn giản hóa và chắt lọc những tính năng tốt nhất trên những bản mẫu trước đó. N9 được xây dựng mà không hề có bất cứ một tính năng nào được định hình sẵn, đội ngũ thiết kế đã phải thử rất nhiều phong cách khác nhau, từ máy trượt, xoay cho đến dạng thanh như hiện tại. Không chỉ vậy, Nokia còn thử nghiệm rất nhiều để tìm hiểu kích thước nào là thích hợp nhất cho người dùng. Đã có rất nhiều bản mẫu bị loại bỏ và cuối cùng, chỉ chiếc máy hoàn thiện nhất mới được ra mắt thị trường.

N9 la gi

Thiết kế nguyên khối, nhiều màu sắc là đặc trưng của N9. Ảnh: Quốc Huy.

Điều gì làm N9 trở nên độc đáo?

- Trên tất cả, đó chính là sự tiếp nối trong cảm giác của người dùng, cả tương tác với phần cứng lẫn sự nhẹ nhàng của phần mềm. Đây chính là ý niệm cơ bản nhất mà mỗi kỹ sư tham gia sáng tạo ra N9 phải thấm nhuần. Chính vì vậy mà N9 có màn hình cong, không bị đứt gãy như các đối thủ để người dùng “chạm” dễ dàng hơn mà không bị vướng ở các góc. Nếu không tin, bạn có thể thử vuốt trên chiếc điện thoại mà mình đang cầm, chắc chắc sẽ cảm thấy khó chịu vì những gờ ở 4 bên.

Nếu nhìn thấy hình khối của N9 trong không gian 3 chiều, bạn sẽ nhận ra bề mặt của nó không phẳng như tưởng tượng. Để cho dễ hình dung, khách hàng có thể liên tưởng N9 giống như một chiếc gối, một hình khối đơn giản nhưng cực kỳ khó để vẽ lên trong không gian 3 chiều của chương trình AutoCAD. Với khách hàng, Nokia cố gắng làm sao để sản phẩm cuối cùng đơn giản nhất có thể nhưng việc chế tạo nó là một thách thức.

Không có nút, chỉ trượt qua và trượt lại?

- Một khi đã tận hưởng được niềm cảm ứng của cuộc sống không nút bấm, sẽ thật khó để bạn quay lại với những giá trị hiện tại. Ở một mặt nào đó, những điện thoại với nút bấm đã trở nên cũ kỹ và lạc hậu rồi.

Vậy còn thiết kế nguyên khối thì sao?

- Có thể khẳng định không một nhà thiết kế giỏi nào muốn sản phẩm của mình bị chia cắt bởi những đường ghép nối giữa các thành phần. Những khe hở này tượng trưng cho sự thiếu hoàn thiện, khi màu sắc và thành phần không hòa trộn được với nhau. Đó chính là lý do tại sao Nokia cố gắng tạo ra một thiết bị không khe hở. Ngoài ra, trong khi rất nhiều nhà sản xuất khác ưu ái kim loại thì chúng tôi lại không thể làm thế vì N9 có rất nhiều ăng-ten, dễ bị mất sóng. Có thể khách hàng sẽ cảm thấy nhựa thì rẻ tiền hơn kim loại nhưng những giá trị truyền thống vẫn luôn được tôn trọng ở Nokia, điện thoại là phải có sóng và gọi điện được.

Tránh sử dụng kim loại nhưng một sản phẩm cao cấp như N9 cũng không thể làm hoàn toàn từ nhựa. Đây thật sự là một thách đố rất lớn nhưng cuối cùng nhóm thiết kế đã đưa ra một giải pháp là sử dụng vật liệu polycarbonate, không ảnh hưởng đến việc bắt sóng của điện thoại mà vẫn tạo cảm giác thỏa mãn cho người dùng.

N9 la gi

Nokia N9 với phần mềm hòa hợp thiết kế. Ảnh: Quốc Huy.

Điện thoại Nokia có nhiều màu sắc khác nhau, không chỉ màu đen. Điều này có ý nghĩa gì?

- Một khi polycarbonate được sử dụng, chúng tôi không còn bị giới hạn bởi những màu sắc. Chúng tôi đã tạo ra những màu sắc cơ bản nhất như xanh dương, đỏ thắm và đen để người dùng thể hiện cảm xúc của họ với thế giới xung quanh. Những sắc màu “chán ngắt” như nâu và xám sẽ không được sản xuất.

Câu hỏi cuối cùng, ông muốn người dùng cảm thấy gì khi họ cầm N9 lần đầu?

- Đây là một câu hỏi rất hay. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, nếu xét riêng về thông số kỹ thuật, chắc chắn N9 sẽ thất bại vì nó là một giải pháp tổng thể với phần mềm. Ngay khi người dùng cầm máy lên, tôi hy vọng họ sẽ nhận ra được ý nghĩa thật sự của giao diện người dùng, của cách tương tác không nút bấm. Vấn đề ở đây là hãy quên đi cuộc đua cấu hình, chỉ tập trung vào cảm nhận những giá trị mà N9 mang lại. Nokia N9 giúp cho người dùng hào hứng với việc sử dụng điện thoại, không gặp bất cứ khó khăn nào. Cũng như khi bạn coi TV, liệu có bao nhiêu người để ý khung viền TV dày hay mỏng bao nhiêu, chúng ta chỉ cần tập trung vào nội dung mà thôi.