Người bị mắc bệnh giun đũa là do

Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun đũa, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các biện pháp phòng bệnh giun đũa.Tuyên truyền giáo dục: nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân. 

Người bị mắc bệnh giun đũa là do

Định nghĩa bệnh giun đũa

Dấu hiệu lâm sàng bệnh giun đũa: không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. Đôi khi, giun sống bị thải ra theo phân hoặc chui ra theo đường miệng, mũi. Một số bệnh nhân có hội chứng Loffler ở phổi với các triệu chứng thở khò khè, ho, sốt, đau ngực dữ dội, tăng bạch cầu ưa a xít; X quang có nhiều nốt thâm nhiễm rải rác hai phổi; các triệu chứng trên hết sau 6-7 ngày. Hậu quả nặng do giun đũa là tắc ruột, tắc mật hoặc viêm ruột thừa do giun.
Ca bệnh xác định nhiễm giun đũa khi: có trứng giun trong phân hoặc thấy giun trưởng thành trong phân hoặc giun chui ra qua mũi, miệng.

Chẩn đoán phân biệt bệnh giun đũa:

Bệnh giun đũa không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu, ngoại trừ khi có biến chứng tắc ruột, tắc mật hoặc viêm ruột thừa do giun.

Hình thể giun đũa như thế nào?

Giun đũa là loại giun có kích thước lớn ký sinh ở ruột non của người. Giun cái trưởng thành dài khoảng 20-25cm, giun đực dài 15-17cm. Giun có màu trắng hồng, đầu và đuôi thon nhọn. Giun đũa cái đẻ trứng, trứng giun hình bầu dục dài 45-50 mm. Lớp ngoài cùng của trứng có lớp vỏ xù.

Người bị mắc bệnh giun đũa là do

Giun đũa trưởng thành

Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài của giun đũa bao lâu?

Trứng giun đũa ra ngoại cảnh thâm nhập vào đất, gặp điều kiện thuận lợi ở nhiệt độ môi trường từ 24-250C sau 12-15 ngày, trứng phát triển thành ấu trùng có khả năng gây nhiễm cho người và giữ khả năng này trong nhiều tháng thậm chí một hai năm nếu gặp vùng đất thuận lợi.

Trứng giun tồn tại trong mùa hè được khoảng 3 tháng, ở nhiệt độ thấp hơn thì thời gian này kéo dài hơn. Trứng giun đũa có khả năng tồn tại ở nhiệt độ âm tới -120C.

Trứng giun sống được vài giây ở nhiệt độ 500C và bị diệt ở nhiệt độ 60oC. Độ ẩm trên 80% là thuận lợi nhất cho trứng phát triển. Trứng giun dễ bị diệt dưới ánh nắng mặt trời và khô hanh.
Đặc điểm dịch tễ học bệnh giun đũa:

Điều kiện quyết định sự lây truyền của giun đũa là khí hậu, tình trạng vệ sinh, các tập quán sinh hoạt và mức độ tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân người. Bệnh giun đũa phát triển ở các nước nhiệt đới và ôn đới, dân ở nông thôn nhiễm cao hơn dân ở thành thị. Trẻ em nhiễm giun đũa cao hơn người lớn.

Người bị mắc bệnh giun đũa là do

Trứng giun đũa

Nguồn truyền bệnh giun đũa là gì?

Ổ chứa: là người đặc biệt là trẻ em; ổ chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân.
Thời gian ủ bệnh: không rõ ràng. Người nuốt phải trứng giun, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột vào máu, di chuyển đến phế nang phổi và phát triển lớn lên tại phổi, sau đó ấu trùng lên khí quản và được nuốt lại vào dạ dày.

Tại ruột non, ấu trùng phát triển thành giun đũa trưởng thành. Thời gian từ khi nuốt phải trứng có ấu trùng đến khi có các triệu chứng đầu tiên của nhiễm giun ở phổi từ 5-14 ngày. Thời gian từ khi người nuốt phải trứng có ấu trùng đến khi giun trưởng thành đẻ trứng khoảng 45 đến 60 ngày.

Người bị mắc bệnh giun đũa là do

Giun đũa ký sinh trong ruột người nguy cơ tiềm gây giun chui ống mật

Thời kỳ lây truyền bệnh giun đũa bao lâu?

Là khoảng thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi được thụ tinh. Giun đũa cái có khả năng đẻ trên 200.000 trứng/ngày. Đời sống của giun đũa từ 13-15 tháng. Trứng giun chỉ phát triển và có khả năng lây nhiễm khi bị thải theo phân ra ngoài ngoại cảnh.
Phương thức lây truyền bệnh giun đũa:

Giun đũa lây truyền qua đường ăn uống: do nuốt phải trứng giun có trong đất bị nhiễm phân người. Giun đã không lây truyền trực tiếp từ người sang người. 

Người bị mắc bệnh giun đũa là do

Giun đũa có thể gây tắc ruột nếu số lượng quá nhiều trong đường ruột

Tính cảm nhiễm và miễn dịch bệnh giun đũa:

Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun đũa, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các biện pháp phòng bệnh giun đũa.Tuyên truyền giáo dục: nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân.

Xét nghiệm bệnh giun đũa ở đâu?

Xét nghiệm bệnh giun đũa tại phòng khám ký sinh trùng có hai loại mẫu là phân và máu Loại mẫu bệnh phẩm là: phân

Phương pháp xét nghiệm: kỹ thuật Kato hoặc Kato-Katz.

Loại mẫu xét nghiệm là máu Tác nhân gây bệnh giun đũa.

Tên khoa học: giun đũa (Ascaris lumbricoides).

Tham khảo xét nghiệm bệnh sán chó và giun sán khác tại đây

Điều trị bệnh giun đũa như thế nào?

Chọn thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc, dùng một liều duy nhất vẫn đạt hiệu quả cao.
Điều trị nhiễm giun đũa đơn thuần: Albendazole 400 mg liều duy nhất hoặc  Mebendazole 500mg liều duy nhất hoặc Pyrantel pamoate 10 mg/kg cân nặng.
Điều trị nhiễm giun đũa phối hợp giun móc, giun tóc: Albendazole 400 mg liều duy nhất hoặc 400 mg/ngày x 3 ngày. Hoặc dùng Mebendazole 500mg liều duy nhất hoặc 500 mg/ngày x 3 ngày, Hoặc sử dụng Pyrantel pamoate 10 mg/kg cân nặng hoặc 10 mg/kg cân nặng/ngày x 3 ngày.
Chú ý: Albendazole và Mebendazole chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol, người có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Thận trọng khi điều trị cho người suy gan, suy thận.

Các biện pháp phòng bệnh giun đũa

Vệ sinh phòng dịch: vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực gần nhà, trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng hố xí hợp vệ sinh, xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch. Thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân:  không bắt buộc. Quản lý người lành mang trùng, người tiếp xúc:  không bắt buộc. Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: Tẩy giun định kỳ 2 lần/năm cách nhau 4-6 tháng, đặc biệt là trẻ em từ 2-12 tuổi.

Xử lý môi trường: phát động các chiến dịch dọn vệ sinh trong cộng đồng dân cư, xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý nước thải. Có thể xử lý phân bằng vôi bột 150-200 gam/kg phân, trứng chết sau 30 phút-1 giờ.


 

(Theo Cục y tế dự phòng)

Tags: Bệnh sán chóTriệu chứng sán chóXét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị bệnh sán chó có tốn nhiều tiền không?

Cách phát hiện bệnh sán chó?

Xét nghiệm sán chó bao lâu có kết quả?

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh sán chó

Nhiễm giun đũa là bệnh nhiễm trùng do một loại giun tròn gây ra. Chúng có kích thước lớn, hình dạng như que đũa, có thể quan sát được bằng mắt thường. Giun đũa thường kí sinh trong ruột non. Nhiễm giun đũa là bệnh rất phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Có đến 1/4 dân số trên thế giới bị nhiễm giun, nhất là ở các nước đang phát triển.

Người bị mắc bệnh giun đũa là do

Người bị mắc bệnh giun đũa là do

Người bị mắc bệnh giun đũa là do

Người bị mắc bệnh giun đũa là do

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhiễm giun đũa

Người bệnh khi nhiễm giun đũa thường sẽ cảm thấy khó chịu trong người, sốt, chán ăn, tiêu chảy, sụt cân và thấy giun xuất hiện trong phân. Ngoài ra, các triệu chứng sẽ có những biến đổi theo khu vực giun khu trú và số lượng giun đũa người bệnh mắc phải.

  • Giai đoạn ấu trùng ở phổi: Gây kích thích dị ứng trong phổi làm tổn thương mao mạch và phế nang, làm cho bệnh nhân bị sốt nhẹ, ho khan, khạc đờm lẫn máu, thở khò khè, khó thở và đau sau xương ức.

  • Giun ký sinh ở ruột: Nếu chỉ có số lượng ít giun trưởng thành trong ruột thì không gây triệu chứng. Nhưng khi nhiễm nhiều giun, sẽ có các triệu chứng giống như loét dạ dày tá tràng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Trường hợp nhiễm quá nhiều giun, các búi giun có thể gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột hoặc tử vong. Ở bệnh nhân bị mắc bệnh thương hàn, giun đũa có thể xuyên thủng thành ruột. Bệnh nhân có thể khạc hay nôn ra giun qua mũi, miệng hoặc giun chui ra từ hậu môn.

  • Giun chui vào ống mật, ống tụy: Gây viêm đường mật, viêm túi mật, áp - xe gan do vi khuẩn, viêm tụy hoặc vàng da tắc mật.

  • Nếu ấu trùng đi lạc vào não, thận, mắt, tủy sống... sẽ gây ra các triệu chứng liên quan đến các cơ quan này.

Biến chứng có thể gặp khi bị nhiễm giun đũa

Khi lượng giun đũa quá lớn sẽ gây ra các biến chứng sau:

  • Suy dinh dưỡng: Trẻ em bị nhiễm giun đũa rất có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do giun đũa chiếm đoạt các chất dinh dưỡng trong cơ thể người bệnh.

  • Giun đũa gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột.

  • Giun chui vào ống mật gây tắc ống dẫn mật, viêm túi mật, vàng da do ứ mật, áp xe gan, tắc ruột.

  • Giun chui vào ống tuỵ dẫn đến viêm tuỵ cấp hoặc bán cấp.

  • Giun gây viêm màng bụng do giun làm thủng ruột.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng đã nêu trên thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun đũa

Nguyên nhân gây bệnh là do một loại giun tròn có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Trứng giun đũa ở trong phân người bị nhiễm không làm lây bệnh (trực tiếp) sang người khác. Trứng giun khi xâm nhập ra môi trường bên ngoài, nhất là ở nhiệt độ nóng ẩm thì sau 1 - 2 tuần chúng sẽ nở thành ấu trùng có khả năng gây bệnh lây bệnh. Trong điều kiện độ ẩm thích hợp, khả năng lây bệnh của chúng có thể kéo dài từ 1 - 2 năm sau đó.

Người mắc bệnh giun đũa là do ăn tiếp xúc với nguồn nước, thực phẩm bẩn hoặc tay chạm vào nơi có lẫn các ấu trùng này; đặc biệt là khi ăn rau sống bị vấy bẩn bởi phân bón hoặc nước tưới có phân. Những ấu trùng khi vào tới ruột non của người sẽ di chuyển xuyên qua thành ruột vào trong hệ thống tĩnh mạch tới tận tĩnh mạch chủ dưới, rồi qua tim phải để tới phổi, ấu trùng sẽ lưu lại 10 ngày trong các mao mạch quanh phế nang, rồi theo đường hô hấp di chuyển ngược lên trên để tới họng (hầu), và người bị nhiễm ấu trùng lại nuốt chúng xuống hệ tiêu hoá. Giun sinh sôi và phát triển ở đây rồi đi ra theo đường phân.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị nhiễm giun đũa?

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm giun đũa, nhưng trẻ em thường dễ gặp nhất. Trẻ nhỏ dễ mắc phải do chơi ở khu vực có ấu trùng giun. Người nhiễm giun đũa thường có thói quen ăn sống, uống nước lã chưa đun sôi. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm giun đũa, bao gồm:

  • Trẻ em có nguy cơ nhiễm giun đũa hơn người lớn, đặc biệt là trẻ em vùng nông thôn.

  • Khí hậu ẩm: loại giun đũa thường phát triển trong điều kiện khí hậu ẩm, đặc biệt là các nước khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.

  • Xử lý phân, rác không đúng quy trình.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhiễm giun đũa

Các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm giun đũa bằng cách:

Xét nghiệm phân:

Dựa vào các triệu chứng trên, bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm phân để kiểm tra có ấu trùng giun đũa trong phân hoặc giun trưởng thành chui ra qua đường mũi hoặc miệng hay không.

Xét nghiệm máu:

Giun đũa có khả năng làm tăng số lượng bạch cầu ái toàn trong máu. vì vậy, khi xem nghiệm máu có thấy lượng bạch cầu ai toan tăng và kết hợp với triệu chứng của bệnh nhân thì có thể xác định nhiễm giun đũa.

Chẩn đoán hình ảnh:

Các hình thức kiểm tra bằng hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, MRI các bộ phận nghi ngờ thì có thể phát hiện được giun.

Phương pháp điều trị nhiễm giun đũa hiệu quả

Bệnh nhân khi phát hiện nhiễm giun đũa sẽ được bác sĩ kê thuốc chống ký sinh trùng. Một số loại thuốc thường dùng để trị giun đũa như albendazol, pyrantel pamoat, mebendazol, levamisol, piperazin đều có thể được bác sĩ kê đơn điều trị.

Trong trường hợp bệnh chuyển biến xấu như gây lồng ruột, tắc ruột, tắc ống dẫn mật,… có thể được đề nghị phẫu thuật để gắp giun ra khỏi cơ thể và kết hợp dùng thuốc.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Một số biện pháp phòng ngừa:

  • Tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh nhiễm giun đũa.

  • Nên ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng các thực phẩm chưa qua chế biến.

  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường bẩn.

  • Cắt móng tay thường xuyên để trẻ không thể cắn móng tay.

  • Hướng dẫn trẻ em rửa tay trước khi ăn uống hay sau khi tiếp xúc với đồ chơi.

  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần, đặc biệt là trẻ em từ 2 – 12 tuổi.

  • Khi có dấu hiệu bị nhiễm giun, cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.