Nhược điểm của mua sắm tập trung

Nhược điểm của mua sắm tập trung
Ảnh minh họa - nguồn internet.

Bộ Tài chính cho biết, việc mua sắm tập trung là một giải pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng, lãng phí được đề cập tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ Tài chính đã quy định cụ thể về việc mua sắm tập trung.

Để giảm bớt thủ tục hành chính, bảo đảm việc mua sắm được kịp thời và không ảnh hưởng tới quyền tự chủ của các cơ quan, đơn vị, các văn bản quy định việc mua sắm tập trung chủ yếu thực hiện theo cách thức ký thỏa thuận khung. Theo đó, đơn vị mua sắm tập trung chỉ thực hiện việc tổng hợp nhu cầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký thỏa thuận khung; các đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản trực tiếp ký hợp đồng mua sắm, chi trả tiền, tiếp nhận tài sản để sử dụng. Đồng thời, quy định cụ thể các bước thực hiện bao gồm: Lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản; Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung trước 31/01 hàng năm; Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; Tổ chức lựa chọn nhà thầu; Ký thỏa thuận khung và hợp đồng mua sắm tài sản; Bàn giao, tiếp nhận tài sản; Thanh toán và thanh lý hợp đồng.

Nếu thực hiện đúng thời hạn quy định, đặc biệt là khâu đăng ký nhu cầu mua sắm tập trung thì việc thực hiện mua sắm tập trung đáp ứng được yêu cầu về thời gian mua sắm tài sản của các đơn vị.

Tuy nhiên, phương thức mua sắm tập trung là phương thức mới được áp dụng ở nước ta, quá trình thực hiện của đơn vị mua sắm tập trung, các đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản và các nhà thầu còn có sự lúng túng, đặc biệt là khâu đăng ký nhu cầu, tổng hợp nhu cầu mua sắm, tổ chức mua sắm (mua sắm tập trung bắt buộc phải áp dụng phương thức đấu thầu rộng rãi). Một số địa phương lựa chọn danh mục mua sắm tập trung chưa phù hợp hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm tập trung chưa đảm bảo nhân lực thực hiện. Vì vậy, dẫn đến việc mua sắm tập trung chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ.

Để hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, Bộ Tài chính đã hoàn thiện các quy định về mua sắm tập trung tại dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 147/TTr-BTC ngày 10/10/2017) nhằm tháo gỡ những vướng mắc về việc ban hành danh mục mua sắm tập trung, xây dựng tiêu chí kỹ thuật tài sản mua sắm tập trung, xử lý việc mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung khi phát sinh nhu cầu đột xuất, cấp bách...

(T.H)

Hình thức mua sắm tập trung được hiểu là cách các tổ chức đấu thầu để lựa chọn ra các nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung với các mục đích khác nhau như việc giảm các loại chi phí, thời gian…Vậy Nguyên tắc trong mua sắm tập trung trong hoạt động đấu thầu được pháp luật quy định như thế nào? Để hiểu thêm về hoạt động đấu thầu và Nguyên tắc trong mua sắm tập trung trong hoạt động đấu thầu. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi

Nhược điểm của mua sắm tập trung

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Quy định chung về mua sắm tập trung

Trong việc mua sắm tập trung cần thực hiện theo quy định của pháp luật Tại Điều 44. Quy định chung về mua sắm tập trung Luật đấu thầu 2020 quy định:

1. Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.

2. Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.

3. Mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

a) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

b) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

4. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng ký với các đơn vị có nhu cầu.

Xem thêm: Luật đấu thầu năm 2013 số 43/2013/QH13 mới nhất đang áp dụng 2022

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy Mua sắm trong đấu thầu là một hoạt động hằng ngày của mỗi người nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân và gia đình.  bên cạnh đó thì cụm từ mua sắm tập trung lại là một thuật ngữ gây khó khăn, lúng túng cho nhiều người và Để đảm bảo hoạt động đấu thầu công khai, và đảm bảo sự khách quan công bằng mà đem lại hiệu quả, việc quy định nguyên tắc mua sắm tập trung là vô cùng cần thiết và quan trọng trong hoạt động đấu thầu

Theo đó, có thể nói Việc mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua đơn vị mua sắm tập trung thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực thì đơn vị mua sắm tập trung thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp thực hiện việc lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật

2. Nguyên tắc trong mua sắm tập trung trong hoạt động đấu thầu

Theo quy định tại Điều 68 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định nguyên tắc trong mua sắm tập trung như sau:

– Việc mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua đơn vị mua sắm tập trung thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực thì đơn vị mua sắm tập trung thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp thực hiện việc lựa chọn nhà thầu.

– Đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải áp dụng mua sắm tập trung, đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung thỏa thuận khung và ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung trên cơ sở thỏa thuận khung. Trường hợp ký kết hợp đồng với nhà thầu khác không được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung thì không được thanh toán hợp đồng.

– Việc áp dụng đấu thầu qua mạng đối với mua sắm tập trung được thực hiện theo lộ trình do Thủ tướng Chính phủ quy định.

– Trường hợp lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc nhiều người có thẩm quyền khác nhau, người có thẩm quyền của các gói thầu thỏa thuận, ủy quyền cho một người có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu; trong trường hợp này, người có thẩm quyền giao cho một đơn vị trực thuộc có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện việc tổ chức lựa chọn nhà thầu và thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Điều 69 của Nghị định này.

Xem thêm: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng trong đấu thầu

Mua sắm tập trung  được hiểu là cách thức mà không phải địa phương, các bộ, và ngành nào cũng áp dụng triệt để, đồng bộ. Quá trình thực hiện của nhiều đơn vị Mua sắm tập trung các đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản và các nhà thầu còn lúng túng, đặc biệt là khâu đăng ký nhu cầu, tổng hợp nhu cầu mua sắm theo quy định của pháp luật

Đối với Rào cản lớn nhất đối với công tác Mua sắm tập trung hiện nay chính là chưa nhận được sự đồng thuận từ phía một số đơn vị sử dụng tài sản theo quy định

Đây là mấu chốt dẫn tới những hạn chế của Mua sắm tập trung trong một số trường hợp cụ thể trong thời gian qua được ghi nhận tại nhiều địa phương. Theo đó việc gửi nhu cầu chậm và chất lượng của số liệu chưa đồng bộ trong quá trình tổng hợp nhu cầu mua sắm dẫn tới triển khai xây dựng và trình danh mục Mua sắm tập trung chậm, làm ảnh hưởng dây chuyền tới việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các bước lựa chọn nhà thầu theo đúng tiến trình

Ngoài ra, Các tình trạng chậm và khó khăn trong phối hợp giữa đơn vị mua sắm, và phối hợp với các đơn vị nhà thầu và đơn vị sử dụng dẫn tới nhiều bất cập trong công tác bàn giao, nghiệm thu, giải ngân theo quy định.Khi Có đơn vị gửi chậm, hay gửi lắt nhắt, lại thường xuyên có điều chỉnh nhu cầu mua sắm dẫn tới phát sinh nhiều vất vả cho đơn vị tổ chức Mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật 

3. Hàng hóa, phương thức mua sắm tập trung

3.1. Hàng hóa trong Mua sắm tập trung

Mua sắm tập trung được áp dụng trong các trường hợp hàng hóa, hay đối với dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, đối với các chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư và đối với Hiện nay, theo quy định của Bộ Tài chính được giao trách nhiệm ban hành danh mục hàng hóa, và các dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia.

Theo đó các danh mục thuốc mua sắm tập trung do Bộ Y tế ban hành theo quy định. Còn các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp ban hành danh mục hàng hóa, đối với các loại dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình. 

+ Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị và các loại Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại

3.2. Phương thức mua sắm tập trung

Theo pháp luật hiện hành, mua sắm tập trung được thực hiện theo các phương thức như sau:

Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ

+ Các Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Qua những nội dung nêu trên, có thể hiểu mua sẵm tập trung Là một phương thức đấu thầu quan trọng mang lại nhiều hiệu quả, do đó pháp luật cũng có các quy định chặt chẽ đối với mua sắm tập trung

4. Quy trình mua sắm tập trung 

Bên cạnh các nguyên tắc định hướng hoạt động mua sắm tập trung, pháp luật hiện hành cũng quy định các quy trình thực hiện hoạt động này. Các quy định về quy trình mua sắm tập trung mang tính tổng quát, bao gồm các trình tự sau:

Bước 1: Tổng hợp nhu cầu và Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

Bước 2:  Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu và Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

Bước 3:  Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng và Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

Bước 4:  Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung và Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu thì không tiến hành ký kết thỏa thuận khung theo quy định;

Xem thêm: Cách xử lý các tình huống thường gặp trong đấu thầu mới nhất năm 2022

Bước 5: Quyết toán, thanh lý hợp đồng.

Theo đó thì hoạt động mua sắm tập trung cần được đảm bảo để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về mua sắm tập trung, để đạt được những hiệu quả trong kinh tế, các loại hàng hóa mua sắm tập trung hay phương thức mua sắm tập trung được quy định cụ thể trong Luật Đầu tư và các văn bản khác quy định đều phải được thực hiện theo quy định của pháp luật