Oxy trong máu thấp thì phải làm sao

Nồng độ oxy trong máu thấp cho thấy tình trạng sức khỏe của bạn đang có vấn đề nếu không kiểm tra kịp thời. Vậy nguyên nhân nồng độ oxy trong máu thấp do đâu hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nồng độ oxy trong máu thấp là gì?

Thiếu oxy trong máu là gì?

Tình trạng này không phải là hiếm gặp và còn xảy ra rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Oxy trong máu bị giảm thấp là khi lượng oxy được các tế bào hồng cầu đưa vào máu sẽ ít hơn so với mức chỉ số tiêu chuẩn. Nhất là tại động mạch là nơi thấy rõ được nồng độ oxy bị giảm thấp khi tiến hành đo mẫu mẫu.

Oxy trong máu thấp thì phải làm sao

Lưu lượng oxy trong máu thấp là khi chỉ số SpO2 dưới mức an toàn

Lượng oxy trong máu mức bình thường là 75 đến 100 mmHg (khoảng trên 96%) có nghĩa cơ thể của bạn tương đối khỏe mạnh. Đối với chỉ số SpO2 đang ở mức trung bình là từ 94 – 96% là dấu hiệu cần tăng thêm oxy để trở về mức an toàn. Trường hợp này có thể cho họ thở thêm oxy từ máy tạo oxy và kết hợp thay đổi lại chế độ ăn uống, tập luyện.

Nhưng khi chỉ số SpO2 trong máu giảm xuống < 60 mmHg (khoảng < 90%) là khi đó cơ thể của bạn đang có bị thiếu hụt oxy. Độ bão hòa trong máu thấp cho thấy cơ thể bạn đang có dấu hiệu bị suy giảm hô hấp, khả năng lưu thông máu kém hay cảm thấy khó thở.

Oxy trong máu thấp là bao nhiêu?

Lượng oxy trong máy xuống thấp sẽ được hiển thị ở chỉ số < 90% tương đương dưới 60 mmHg. Có rất nhiều những dấu hiệu khác nhau khiến cho nồng độ oxy trong máu bị xuống thấp. Đó có thể là đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ nhiều, hít thở khó hoặc người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và bồn chồn, bất thường màu da…

Sẽ rất nguy hiểm khi thiếu oxy trong máu, nhất là ở những người mắc bệnh COVID. Những người mắc bệnh này sẽ bị tụt giảm nồng độ oxy trong máu xuống mức nguy hiểm và toàn bộ hệ hô hấp bị suy giảm. Nếu không được can thiệp kịp thời và cho thở oxy sẽ có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

Oxy trong máu thấp thì phải làm sao

Chỉ số SpO2 thấp sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Bằng mắt thường chúng ta không thể biết chính xác cơ thể đang có nồng độ oxy thấp bao nhiêu. Chỉ khi bạn sử dụng máy đo nồng độ hoặc tới bệnh viện xét nghiệm máu mới có thể nắm bắt chính xác được chỉ số này. Bạn có thể đo bằng máy kẹp tay sẽ có ngay kết quả hiển thị chính xác nhất.

Nguyên nhân nồng độ oxy trong máu thấp

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khách gây nên tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu. Đó có thể là nguyên nhân khách quan và chủ quan làm hạ thấp nồng độ oxy trong máu mà bạn cần phải biết để tìm cách giải quyết:

  • Do cơ thể tiếp xúc với những môi trường hay vị trí không đủ oxy để đưa vào cơ thể. Đó có thể là khi bạn mắc các bệnh về hô hấp, sợ độ cao hoặc sinh sống tại những nơi không khí bị loãng
  • Do bạn bị rối loạn tuần hoàn như giảm huyết áp, thiếu máu, có bệnh lý về tim mạch…
  • Do “shunt” tĩnh mạch – động mạch (lượng máu ở tĩnh mạch không đến trực tiếp động mạch)

Oxy trong máu thấp thì phải làm sao

Nồng độ oxy trong máu xuất giảm do nhiều nguyên nhân chi phối

  • Do bệnh lý của huyết cầu tố như: lượng hồng cầu bị tụt giảm và lượng huyết cầu tố ảnh hưởng đến vận chuyển oxy tổ chức.
  • Thiếu oxy do rối loạn hô hấp tế bào nên các tổ chức không có khả năng tiếp nhận oxy.
  • Do thiếu oxy lên não khi cơ thể bị suy nhược, ăn uống không đầy đủ hoặc mắc một số bệnh nền.

Nồng độ oxy trong máu thấp phải làm sao?

Ai cũng muốn cơ thể của mình luôn được khỏe mạnh và dẻo dai, nhưng vì những yếu tố khách quan và chủ quan mà cơ thể bị thiếu oxy. Vậy nên, mỗi chúng ta nếu muốn đảm bảo chỉ số SpO2 luôn được duy trì ở mức an toàn thì cần tuân thủ những phương pháp.

Cách cân bằng lại nồng độ oxy trong máu chính là việc thường xuyên tập thể dục thể thao hàng ngày. Tập tập hít thở đều đặn để cơ thể có cơ hội nhận nhiều lượng oxy đi vào phổi hơn. Việc hình thành thói quen tập luyện thể dục mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể luôn được chăm sóc và bền bỉ hơn.

Lựa chọn những môi trường sống có nhiều oxy, hạn chế tiếp xúc và làm việc trong những môi trường ngột ngạt và loãng không khí.

Oxy trong máu thấp thì phải làm sao

Tập thể dục mỗi ngày giúp tăng lượng oxy trong máu

Những người bị thiếu lượng oxy trong máu thì cần tránh xa các chất kích thích. Đặc biệt là những người hay hút thuốc là sẽ khiến cho lá phổi của bạn bị tổn thương và dày đặc khói thuốc. Khi lá phổi có quá nhiều khí thuốc sẽ bị tắc nghẽn và không thể cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, kết hợp ăn nhiều rau củ quả và uống nhiều nước.

Những người bị thiếu hụt quá nhiều oxy trong máu thì cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm tra nồng độ. Kết hợp với những đơn thuốc và thuốc bổ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo nồng độ luôn được ở mức bình thường.

Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị cho mình máy đo nồng độ oxy. Máy tạo oxy để đảm bảo nồng độ luôn được ở mức bình thường.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng oxy đóng vai trò quan trọng với sự sống của con người. Khi nồng độ oxy trong máu thấp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Do đó, bạn và người thân cần nắm rõ những nguyên nhân và dấu hiệu khiến chỉ số SpO2 thiếu để dễ dàng có ngay hướng khắc phục tình trạng này. Hy vọng, những giải đáp trong bài viết trên sẽ trang bị những kiến thức hữu ích cho mỗi người

Giảm nồng động oxy trong máu là một dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân Covid-19 và một số tình trạng sức khỏe khác. Nhận biết các dấu hiệu, cách đo nồng độ oxy trong máu và phương pháp xử trí kịp thời.

Oxy trong máu thấp thì phải làm sao
Khó thở là một dấu hiệu điển hình của tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu

Nồng độ oxy trong máu là gì?

Nồng độ oxy trong máu cho biết mức độ oxy có trong mạch máu chảy qua các động mạch của cơ thể. Máu sẽ vận chuyển oxy tới các tế bào trong cơ thể. Khi hít thở và đưa oxy vào phổi, các tế bào hồng cầu liên kết với oxy và đem chúng đi khắp cơ thể qua máu. Ở cấp độ tế bào, oxy giúp thay thế các tế bào bị hao mòn, cung cấp năng lượng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Vì vai trò rất quan trọng nên cần phải đảm bảo nồng độ oxy ở mức bình thường, không được quá cao hay quá thấp.

Nồng độ oxy trong máu được đo như thế nào?

Oxy trong máu thấp thì phải làm sao
Máy đo nồng độ oxy máu kẹp vào ngón tay và hiển thị thông tin trên màn hình

Để đo nồng độ oxy trong máu, không cần phải lấy máu mà sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu, còn gọi là độ bão hòa oxy, được gọi là máy đo oxy xung. Đây là một thiết bị nhỏ kẹp vào đầu ngón tay và giúp xác định tỷ lệ tế bào hồng cầu đang vận chuyển oxy so với tế bào trống.

Sử dụng máy đo oxy xung sẽ theo dõi được nồng độ oxy trong máu mà không gây ra tổn thường. Không có bất kỳ rủi ro hay nguy hiểm nào khi sử dụng loại máy này. Bạn hoàn toàn có thể mua tại nhà thuốc hoặc cửa háng bán thiết bị y tế loại này khi trong gia đình có người thân nhiễm COVID-19.

Máy đo oxy xung phát ra một loại ánh sáng xuyên qua móng tay, da, mô và máu đến cảm biến ở phía bên kia. Thiết bị đo ánh sáng đi qua mà không bị hấp thụ bởi mô và mạch máu. Sau đó, máy sẽ sử dụng phép đo để tính toán ra nồng độ oxy trong máu, hiển thị trực tiếp trên màn hình.

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường?

Oxy trong máu thấp thì phải làm sao
Mức độ oxy trong máu từ 95% – 100% là bình thường

Mức độ oxy trong máu (còn gọi là SpO2) cho biết được phổi, tim và hệ tuần hoàn trong cơ thể đang hoạt động bình thường. Ở người khỏe mạnh, nồng độ oxy trong máu rơi vào khoảng 95-100%. Nghĩa là gần như tất cả các tế bào hồng cầu đều đang mang oxy tới các tế bào và mô trong cơ thể.

Người sống ở vùng cao, độ cao hơn mực nước biển cao hơn bình thường hoặc mắc một số bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, khí phế thũng hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu.

Mức oxy thấp được gọi là giảm nồng độ oxy trong máu là từ 90-94%. Chỉ số này có nghĩa bạn cần được bổ sung oxy hoặc hoạt động của phổi gặp phải vấn đề. Nếu như nồng độ oxy trong máu rơi xuống mức dưới 90% thì cần phải được đi cấp cứu y tế ngay lập tức.

Một số biến chứng nguy hiểm khi nồng độ oxy trong máu giảm thấp:

  • Não sẽ bị ảnh hưởng nếu chỉ số SpO2 giảm xuống dưới 80-85%
  • Hiện tượng tím tái sẽ xuất hiện nếu chỉ số SpO2 giảm dưới 67%

>> Xem thêm Ngứa họng không ho liệu có phải nhiễm COVID-19?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng giảm nồng độ oxy trong máu

Oxy trong máu thấp thì phải làm sao
Nhiễm COVID-19 là nguyên nhân gây giảm nồng độ oxy trong máu

Giảm nồng độ oxy trong máu có thể do một số nguyên nhân:

  • Mức oxy trong không khí thấp: Oxy trong khí quyển trở nên cực kỳ thấp ở các vùng núi cao.
  • Giảm khả năng hấp thụ oxy của cơ thể: Đây là do một số tình trạng bệnh phổi gây ra như bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tràn khí màng phổi, Hội chứng suy hô hấp, Xơ phổi, nhiễm COVID-19,…
  • Do một số vấn đề khác như: thiếu máu, ngưng thở khi ngủ, hút thuốc lá
  • Do bệnh tim bẩm sinh gây suy giảm khả năng cung cấp máu chứa oxy cho phổi.

Nhận biết dấu hiệu của chứng thiếu oxy máu

Oxy trong máu thấp thì phải làm sao
Đau đầu là một dấu hiệu nhận biết thiếu oxy trong máu

Thiếu oxy máu sẽ có các dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Đau đầu (từ nhẹ tới nặng)
  • Khó thở, thở nhanh > 24 lần/phút. Hãy đếm nhịp thở bằng cách đặt tay lên thành bụng đếm di động của thành bụng khi thở trong một phút.
  • Chóng mặt
  • Ho khan
  • Thở khò khè (kèm theo tiếng rít hoặc ran rít trong lồng ngực)
  • Tim đập loạn nhịp
  • Người tím tái: có màu xanh ở da, móng tay và môi.

Không có đủ lượng oxy trong máu sẽ dẫn tới việc cung cấp oxy không đủ tới các cơ quan và mô của cơ thể. Tình trạng giảm nồng động oxy trong máu nghiêm trọng có thể trở nên nguy hiểm. Nếu không điều trị sớm sẽ gây tác hại cho não hoặc tim.

Phương pháp điều trị tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu

Điều trị giảm oxy nồng độ oxy trong máu bao gồm các biện pháp giúp làm tăng nồng độ oxy trong máu. Bằng cách:

  • Điều trị tình trạng bệnh: Điều trị nguyên nhân gây ra giảm oxy là một cách quan trọng nhất và đem lại hiệu quả lâu dài. Đối với người bị hen suyễn hay viêm phế quản, hãy đưa ngay thuốc qua ống hít để nhanh chóng hít thuốc tới phổi.
  • Liệu pháp oxy: Đối với người bị giảm oxy máu do nhiễm virus SARS-CoV-2 như bệnh COVID-19 thì cần dự trữ bình oxy xách tay. Khi nồng độ oxy giảm xuống dưới 94% cần sử dụng ngay bình oxy để đảm bảo lượng oxy trong máu ở mức độ bình thường. Nếu bị nhiễm COVID-19 và phải tự điều trị tại nhà hãy hỏi cách sử dụng bình oxy để dự phòng trường hợp nồng độ oxy máu giảm thấp để có thể tự sử dụng.

Cách ngăn ngừa giảm nồng độ oxy trong máu hiệu quả

Người bệnh hoàn toàn có thể duy trì nồng độ oxy trong máu ở mức bình thường sau khi hồi phục khỏi tình trạng giảm oxy máu. Dưới đây là một số bước có thể thực hiện để ngăn ngừa tình trạng giảm nồng động oxy trong máu hiệu quả:

  • Tập bài tập hít thở sâu: thở mím môi và thở sâu bằng bụng sẽ giúp mở đường thở và tăng lượng oxy hít vào cơ thể
  • Vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập bài tập thể dục theo lời khuyên của bác sĩ
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng và lành mạnh
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày
  • Bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

Đào Tâm