Phân tích được đặc điểm quá trình phát xít hóa ở Đức và Nhật

Quá trình xác lập chủ nghĩa phát xít ở Đức mang đặc điểm nào dưới đây?


Câu 73338 Vận dụng

Quá trình xác lập chủ nghĩa phát xít ở Đức mang đặc điểm nào dưới đây?


Đáp án đúng: a


Phương pháp giải

Phân tích quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức

Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) --- Xem chi tiết

...

Những câu hỏi liên quan

Đặc điểm chung của các nước Đức, Ialia và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?

Đảng Quốc xã nắm chính quyền

Phát xít hóa, quân phiệt hóa chế độ, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và trở thành lò lửa chiến tranh

Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản đã có hành động gì?

A. Tích cực phát triển kinh tế

D. Đàn áp những người Do Thái.

Quá trình phát xít hoá ở Đức có điểm nào khác so với quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản?

B. Nước lớn, tiềm lực mạnh.

C. Kéo dài về thời gian.

D. Gắn liền các cuộc chiến tranh.

Điểm nào dưới đây là điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản so với Đức?

B. Thông qua việc quân phiệt hoá bộ máy nhà nước,

Những câu hỏi liên quan

Quá trình phát xít hóa ở Đức có thể ngăn chặn không? Tại sao?

A. Không thể ngăn chặn, do thế lực của Đảng Quốc xã quá mạnh

B. Không thể ngăn chặn, do đây là quá trình phát triển tất yếu của nước Đức

C. Có thể ngăn chặn, nếu giai cấp tư sản cầm quyền nhận thức được bản chất của Đảng Quốc xã

D. Có thể ngăn chặn, nếu Đảng Cộng sản Đức và Đảng Xã hội dân chủ đoàn kết trong đấu tranh

Quá trình phát xít hóa ở Đức có thể bị ngăn chặn không? Tại sao?

A. Không thể ngăn chặn, do thế lực của Đảng Quốc xã quá mạnh.

B. Có thể ngăn chặn, nếu như Tổng thống Hin-đen-bua không chỉ định Hít-le làm Thủ tướng Đức.

C. Không thể ngăn chặn, do đây là sự phát triển tất yếu của nước Đức.

D. Có thể ngăn chặn, nếu Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội dân chủ Đức đoàn kết đấu tranh.

Quá trình xác lập chủ nghĩa phát xít ở Đức mang đặc điểm nào dưới đây?

A. Quá trình phát xít hóa diễn ra nhanh chóng

B. Quá trình phát xít hóa diễn ra nhanh và sớm

C. Quá trình phát xít hóa kéo dài về thời gian

D. Quá trình phát xít hóa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược

Chủ nghĩa phát xít là hình thức chuyên chính củatư bản chủ nghĩa, là lực lượngđế quốchiếu chiến nhất, có chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới. Tham khảo bài viếtSo sánh quá trình phát xít hóa ở Đức và quân phiệt hóa ở Nhật dưới đây để hiểu hơn về chủ nghĩa này nhé!

1. So sánh quá trình phát xít hóa ở Đức và quân phiệt hóa ở Nhật

- Ở Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị chuyển sang chế độ độc tài phát xít. Ở Nhật Bản, do tồn tại sẵn chế độ Thiên hoàng, quá trình phát xít hóa chính là quá trình quân phiệt hóa bộ máy này nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

- Quá trình phát xít hóa ở Đức diễn ra trong thời gian ngắn hơn. Ở Nhật Bản, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập kỉ 30 thông qua những cuộc đảo chính giữa các tập đoàn tư bản và các thế lực quân phiệt của những người lao động diễn ra quyết liệt.

>>> Xem thêm: Quá trình phát xít hóa ở Đức?

2.Đặc điểm của chủ nghĩa phát xít

Khi nói đến bản chất chủ nghĩa phát xít, các học giả cho rằng những yếu tố như chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa chuyên chế,… là những đặc điểm cấu thành chủ nghĩa phát xít. Có khá nhiều tranh cãi về vấn đề này, nhưng chúng ta có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa phát xít như sau:

- Xây dựng một nhà nước với đảng phát xít nắm quyền hùng mạnh, có mục tiêu đối phó nguy cơ bạo loạn và xâm lược cũng như thủ tiêu dân chủ.

-Xây dựng quân đội hùng mạnh với vị trí chính trị của các sĩ quan quân đội giống với chế độ quân phiệt.

-Đàn áp các phong trào cánh tả được cho là làm tổn hại đến quốc gia như chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội hay các tư tưởng dân chủ.

-Thủ tiêu kinh tế thị trường, đặt toàn bộ nền kinh tế dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, phục vụ cho lợi ích quốc gia.

-Kích động tư tưởng dân tộc, kêu gọi tinh thần yêu nước phụng sự Tổ quốc.

-Kích động tư tưởng phân biệt chủng tộc một cách cực đoan, khẳng định tư tưởng dân tộc.

3. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản

- Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

- Đặc điểm:

+ Quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

+ Do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ nền dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Quá trình này kéo dài trong suốt thập kỉ 30.

- Cùng với việc quân phiệt hóa nhà nước là việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.

+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới

4.Phát xít Đức bị tiêu diệt

- Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở mặt trận phía Đông.

- Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Ianta gồm 3 nước Liên Xô, Mỹ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

- Năm 1944, Mỹ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu và bắt đầu mở cuộc tấn công quân Đức ở mặt trận phía Tây từ tháng 2/1945.

- Ngày 16/4 đến 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đánh bại hơn 1 triệu quân Đức tại Beclin. Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt.

Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức

- Tháng 5/1945, nước Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.

→ Đức kí văn kiện đầu hàng Đồng minh

5. Lý do Nhật theo phe phát xít

Để hiểu được “Đạo luật ba bên” (Tripartite Act) năm 1940 – thứ đã tạo nên quyền lực cho các nước phe Trục, chúng ta cần phải đào sâu về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đức. Trước tiên, bạn cần biết rằng Nhật Bản và Đức hiện đại tương đối giống nhau.

Phải mãi đến năm 1871 thì Đức mới trở thành một đất nước đúng nghĩa. Trước thời điểm đó, nơi đây chỉ là một tập hợp của nhiều quốc gia nhỏ và các thành bang. Sau khi đánh bại Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, nước Phổ đã thống nhất toàn bộ khu vực này và lập nên Đế chế Đức. Từ một quốc gia yếu thế, nước Đức giờ đây đã trở thành một trong những cường quốc trên thế giới với tầm ảnh hưởng vô cùng lớn ở Châu Âu.

Nhật Bản cũng phát triển theo chiều hướng tương tự. Khi Nhật Bản bị buộc phải dừng việc cách ly với thế giới vào năm 1854, đất nước mặt trời mọc bắt đầu quá trình Tây phương hóa thần tốc. Để rồi sau đó, lịch sử nhân loại ghi nhận một cuộc chiến tranh mang tính bản ngã nhưng ít được nhắc đến, đó làCuộc chiến Nga – Nhật. Cả Đức và Nhật từng là quốc gia có vị thế thấp kém, bị cô lập trong quá khứ và từng chiến tranh với gã khổng lồ Nga, thì ngày nay cả hai đều tự bước trên đôi chân mình và tạo được tầm vóc không hề nhỏ trên trường quốc tế.

--------------------

Trên đây là tổng hợp kiến thức của Top lời giải về So sánh quá trình phát xít hóa ở Đức và quân phiệt hóa ở Nhật. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!