Sinh mổ sau bao lâu thì có sữa

Trong giai đoạn đầu đời, sữa mẹ rất quan trọng với trẻ nhỏ bởi sữa mẹ cung cấp một nguồn dưỡng chất quý giá cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, sinh mổ sẽ ít sữa và nuôi con không thuận lợi như mẹ sinh thường. Vậy sinh mổ bao lâu thì có sữa. Hãy cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây

Hầu hết những bà mẹ sinh mổ không thể cho con bú ngay sau khi sinh. Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này gồm có:

Tùy thuộc vào loại gây mê mà bạn nhận được trong quá trình phẫu thuật, mẹ và em bé có thể buồn ngủ một lúc sau khi làm thủ thuật. Nếu được gây mê toàn thân, các bà mẹ sẽ có thể cho con bú một khi thuốc hết tác dụng.

Với gây tê ngoài màng cứng hoặc cột sống các bà mẹ có thể cho con bú ngay khi vẫn còn trong phòng phẫu thuật hoặc trong phòng hồi sức.

Sinh mổ có thể ảnh hưởng khả năng cho con bú

Đau từ vị trí vết mổ và việc tử cung co lại có thể khiến việc cho con bú trở nên khó chịu. Các tư thế nằm nghiêng và nằm ngửa là những lựa chọn tốt khi vết thương của mẹ chưa lành.

Nếu muốn thử ngồi cho con bú, các bà mẹ có thể đặt một chiếc gối trên vị trí vết mổ để bảo vệ, giữ ổn định, không bị tổn thương. Tình trạng này có thể gây ra những khó khăn từ bước đầu, nhưng việc cho con bú sẽ trở nên dễ dàng hơn khi cơ thể lành lại.

Sử dụng thuốc giảm đau sau sinh mổ sẽ giúp cơ thể mẹ cảm thấy dễ chịu hơn nhưng điều này cũng có thể ngăn cản việc cho con bú. Mặc dù thuốc giảm đau là an toàn với bé nhưng một số có thể đi qua sữa mẹ và khiến trẻ sơ sinh buồn ngủ. Buồn ngủ gây ra bởi thuốc giảm đau không gây hại cho bé, nhưng nó có thể khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ khó khăn hơn.

Khi sinh mổ, các bà mẹ thường có thể mất nhiều thời gian hơn để lấy sữa so với khi sinh thường. Nếu muốn cho bé bú càng sớm càng tốt hãy cho bé bú thường xuyên để kích thích sản xuất sữa.

Các chuyên gia khuyến cáo 12 giờ sau sinh, các mẹ nên sử dụng máy hút sữa để kích thích ngực sản xuất sữa. Bơm hai đến ba giờ một lần cho đến khi bé có thể bú sữa từ mẹ.

Nếu cuộc phẫu thuật rất khó khăn hoặc đó là trường hợp sinh mổ khẩn cấp mà các mẹ chưa chuẩn bị, trạng thái thể chất và cảm xúc của người mẹ có thể cản trở mong muốn cho con bú.

Một ca sinh nở đau đớn hoặc cần sinh mổ bất ngờ có thể gây ra nỗi buồn và cảm giác thất bại. Nếu việc sinh nở không xảy ra theo cách bạn tưởng tượng, bạn cũng có thể cảm thấy mất mát. Đây là những cảm xúc phổ biến ở nhiều bà mẹ.

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vậy, các mẹ cần đảm bảo lượng sữa dồi dào, giàu dinh dưỡng để nuôi con. Nhưng việc sữa mẹ nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và nhất là khi sinh mổ, sữa mẹ thường đến chậm hơn.

Người mẹ sinh mổ khoảng 3 ngày sau thì có sữa

Thông thường, nếu sinh mổ, sữa mẹ có thể đến sau 2 – 6 ngày đẻ, trung bình khoảng 3 ngày mẹ đã có sữa cho con bú. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sữa sẽ về muộn hơn. Nếu gặp tình trạng này, mẹ cũng không cần quá lo lắng, hãy cho con bú càng nhiều càng tốt. Dù không có sữa nhưng việc này có thể kích thích sữa mẹ về sớm hơn.

Mặc dù với các bà mẹ sinh mổ, việc gọi sữa về có thể khó khăn hơn nhưng chắc chắn bạn có thể cho con bú sau khi sinh mổ. Dưới đây là bảy lời khuyên để thành công:

  • Bắt đầu cho con bú càng sớm càng tốt: Nếu mẹ bị gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống, có thể sẽ tỉnh táo và cho con bú ngay. Tuy nhiên, nếu cần thiết phải gây mê toàn thân, quá trình phục hồi của mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nếu mẹ không thể cho con bú ngay lập tức, hãy yêu cầu đặt em bé trên da. Sau đó, đặt em bé vào vú ngay khi cảm thấy có thể.
  • Hỏi tư vấn về vị trí đặt em bé: Không chỉ có một vết mổ ở bụng cần bảo vệ, mà mẹ sẽ phải “đối phó” với đường ống dẫn truyền nước và thậm chí có thể là máy đo huyết áp. Do vậy, các bà mẹ nên hỏi tư vấn về vị trí đặt bé phù hợp nhất giúp mẹ cảm thấy thoải mái khi cho con bú.
  • Cho con bú rất thường xuyên: Ít nhất 1 – 3h/ lần các bà mẹ nên cho con bú. Mặc dù có thể kiệt sức và đau đớn, nhưng vẫn nên cho con bú để sữa có thể về sớm, nhanh hơn.
  • Ở với bé càng nhiều càng tốt: Mặc dù không thể tự mình chăm sóc con ngay lập tức, nhưng nếu có người hỗ trợ, mẹ vẫn nên ở với bé càng nhiều càng tốt.
Ở gần bé càng lâu sữa mẹ về càng sớm
  • Sử dụng máy hút sữa: Nếu không thể ở bên bé, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để sữa nhanh về. Bơm một lần sau hai đến ba giờ để kích thích sản xuất sữa mẹ .
  • Đừng sợ uống thuốc giảm đau: Các bà mẹ sẽ thoải mái hơn khi cho con bú nếu dùng thuốc giảm đau. Nó cũng có thể giúp mẹ được thư giãn để cơ thể ổn định hơn và bắt đầu tạo sữa mẹ.
  • Tận dụng thời gian thêm trong bệnh viện: Các bà mẹ nên dành nhiều thời gian hơn một chút trong bệnh viện so với người đã sinh thường. Mặc dù mẹ cần thời gian này để nghỉ ngơi và bắt đầu hồi phục nhưng thời gian nằm viện lâu hơn cũng cho phép mẹ có nhiều thời gian hơn với các y bác sĩ và chuyên gia tư vấn cho con bú. 

Sinh mổ bao lâu thì có sữa là vấn đề quan tâm của nhiều người. Tìm hiểu kỹ vấn đền này cũng giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Do vậy, nếu xác định sinh mổ, đừng bỏ qua những thông tin này bạn nhé.

Tham khảo thêm:

Sinh em bé thường có 2 cách đó là sinh thường và sinh mổ. Tùy vào từng trường hợp của sản phụ mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên đúng đắn về việc chọn hình thức sinh như thế nào là tốt nhất cho cả mẹ và bé. Đối với những trường hợp em bé to, thai ngược… thì nên đẻ mổ để đảm bảo sự an toàn, mẹ tròn con vuông cho cả mẹ và bé. Câu hỏi đặt ra là: sau sinh mổ bao lâu thì mẹ có sữa?

Sữa mẹ có vai trò quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời của bé yêu. Là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu tiên khi mới sinh ra. Bất kì các loại sữa ngoài hay thức uống nào khác cũng không thể thay thế được vai trò tối ưu của nguồn sữa mẹ.

Chính vì thế, mẹ sau sinh nào cũng muốn có lượng sữa đủ để cung cấp cho bé yêu của mình, để bé có thể phát triển toàn diện. Tuy nhiên không phải muốn là được, sữa ít hay nhiều, và dinh dưỡng như nào thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa-mỗi mẹ có một cơ địa khác nhau không phải ai cũng như ai, tùy thuộc vào chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi hàng ngày hay chế độ thai sản có được chăm sóc chu đáo hay không? Một điều quan trọng không thể không kể đến đó là mẹ sinh thường hay sinh mổ?

  Bạn đang gặp phải vấn đề mất sữa sau sinh?

Thực ra sinh thường hay sinh mổ đi nữa thì lượng sữa cũng sẽ như nhau mà thôi, vì nguồn sữa mẹ đã quy định sẵn trong cơ thể mẹ từ khi mang thai. Chỉ khác nhau ở việc sinh mổ sữa sẽ về chậm hơn sinh thường do cơ thể mẹ bị thay đổi hocmone đột ngột từ việc đưa em bé ra khỏi tử cung.

Sinh mổ theo phương pháp hiện đại ngày nay thường không gây mê toàn thân mà chỉ gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng để tránh cảm giác đau đớn cho mẹ mà lại tránh gây hại cũng như ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ. Phương thức gây mê này không ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của mẹ.

Tuy nhiên sau khi trải qua hơn 1 tiếng đồng hồ cho việc phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài, cảm giác đau đớn khiến mẹ khó có thể cử động dẫn đến mẹ không thể cho bé bú ngay được sau khi vừa sinh em bé xong. Mẹ cũng không thể thực hiện hành động da kề da được. Do đó tuyến sữa không được kích thích. Hành động này làm được khi sức khỏe của mẹ ổn hơn. Có thể là 6 tiếng sau sinh mổ kèm theo đó là sự thay đổi hocmone đột ngột. Đó chính là lý do sữa mẹ về chậm hơn.

Sinh mổ sữa chưa về – Cách cứu sữa cho mẹ

Sinh mổ ăn trứng được không

Sinh mổ kiêng thịt bò bao lâu

Khoảng 2-6 ngày sau mổ thì sữa sẽ về. Theo các mẹ cho biết thì thường 3 ngày là đã có sữa rồi. Tuy nhiên nhiều trường hợp sau 6 ngày vẫn chưa có sữa thì các mẹ cũng đừng quá căng thẳng. Các mẹ nên cho bé ti nhiều dù không có sữa và áp dụng các phương pháp gọi sữa hiệu quả nhé!

  Bị mất sữa một bên khi đang cho con bú phải làm sao?

Cho bé bú ngay sau khi sinh mổ cũng không hề gây tác động xấu cho mẹ nếu như mẹ được người giúp đỡ, lót gối xung quanh để cho bé bú một cách thoải mái, không bị đau, không ảnh hưởng đến vết mổ. Cho bé bú sớm thì mẹ sẽ càng nhanh chóng có sữa.

Khi sinh mổ, hocmone cơ thể bị thay đổi một cách nhanh chóng bởi việc lấy em bé ra khỏi tử cung. Sức khỏe mẹ chưa ổn định ngay được. Nhưng theo các bác sĩ, việc cho bé bú trong giờ đầu tiên rất quan trọng. Những giọt sữa non đầu tiên sẽ giúp bé cảm nhận được sự ấm ấp của mẹ và bảo vệ bé yêu khỏi các tác nhân gây bệnh. Mẹ nên cố gắng cho bé bú trong giờ đầu, chưa có sữa cũng không sao cả. Dù chỉ là mấy phút cho bé bú thôi cũng có thể kích thích nguồn sữa mẹ về nhanh hơn rồi.

Theo các chứng minh cho thấy bé bú càng nhiều thì càng nhiều sữa vì vậy các mẹ nên thường xuyên cho bé bú, cứ khoảng 1-2 tiếng cho bé bú một lần để tránh cương căng tức ngực và kích thích sữa ra.

Giữ tinh thần thoải mái rất có lợi cho việc sản xuất sữa, nên các mẹ nên hạn chế lo lắng, suy nghĩ nhiều, cần giữ cho mình giấc ngủ ngon và nghỉ ngơi đầy đủ. Nó sẽ giúp hồi phục nhanh sức khỏe của mẹ, tránh hiện tượng trầm cảm và giúp mẹ có nhiều sữa hơn cho bé bú.

  Không đủ sữa cho con bú phải làm sao?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quyết định mạnh mẽ đến việc “nhà máy sản xuất sữa” có sản xuất hiệu quả hay không?

Bạn nên chọn cho mình những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không chứa nhiều chất béo để bổ sung những dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể, giúp lợi sữa, sữa về nhanh, đều và nhiều. Ví dụ như: thịt nạc, tôm, cá chép, rau ngót, cà rốt, rau cải bó xôi… Bởi những thực phẩm chứa nhiều chất béo khi mẹ hấp thụ quá nhiều sẽ dễ tăng cân và bị tắc tia sữa.

Bạn cũng có thể chọn các loại thảo dược thiên nhiên như nụ vối, chè vằng hay cao chè vằng nếu mong muốn có lượng sữa mát và đều, bé bú ngon mà lại lợi tiêu hóa nhé!

Như vậy, mong rằng thông qua bài viết trên có thể giải đáp thắc mắc được cho câu hỏi: “Sinh mổ bao lâu thì mẹ có sữa?” của các mẹ sau sinh và giúp ích cho các mẹ trong việc tìm cho mình một phương pháp gọi sữa về hiệu quả nhé!

Video liên quan

Chủ Đề