So sánh câu cầu khiến và câu cảm thán

💡 Câu cầu khiến, hay còn được gọi là câu mệnh lệnh, được dùng để ra mệnh lệnh hoặc yêu cầu người nghe làm hoặc không làm điều gì đó.

Câu cầu khiến thường có chủ ngữ là người nghe "you". Chủ ngữ "you" thường được lược bỏ.

Công thức Ví dụ Khẳng định (Chủ ngữ) + Động từ nguyên mẫu Ta luôn luôn dùng động từ dạng nguyên mẫu, kể cả động từ "to be"

  • (You) Give me the book.
  • (You) Please close the door.
  • (You) Be quiet! Phủ định DON'T + (Chủ ngữ) + Động từ nguyên mẫu
  • Don't (you) do that, please.
  • Don't (you) close the door.
  • Don't (you) be noisy!

Câu cầu khiến dạng khẳng định

Câu cầu khiến dạng khẳng định là để yêu cầu người nghe làm điều gì đó.

Chúng ta sẽ thử phân tích các ví dụ để hiểu rõ công thức nhé:

  • Give me the book. = Đưa cho mình quyển sách. Give là dạng động từ nguyên mẫu của to give, và the book là tân ngữ của động từ give.
  • Please close the door. = Xin đóng cửa lại. Close là dạng động từ nguyên mẫu của to close, và the door là tân ngữ của động từ close. Còn please là một từ đệm vào để câu nói được lịch sự và bớt trực tiếp hơn. Please thường được dịch là "xin, vui lòng, làm ơn".
  • Be quiet! = Im lặng đi! Be là dạng động từ nguyên mẫu của to be, và quiet là tính từ. Trong câu này không có tân ngữ.

Ta không lược bỏ chủ ngữ you trong một số trường hợp muốn nhấn mạnh là đang "ra lệnh" hay "yêu cầu" trực tiếp với người nghe. Trong những trường hợp như vậy, you sẽ đứng trước động từ nguyên mẫu.

  • You give me the book.
  • You please close the door.
  • You be quiet!

So sánh câu cầu khiến và câu cảm thán
Please close the door.

Câu cầu khiến dạng phủ định

Câu cầu khiến dạng phủ định là để yêu cầu người nghe KHÔNG làm điều gì đó.

Câu cầu khiến dạng phủ định chỉ khác câu cầu khiến dạng khẳng định ở chỗ có từ don't trước động từ nguyên mẫu. Ngoài ra, ta cũng có thể dùng do not nếu muốn nhấn mạnh.

  • Do not close the door. = Đừng đóng cửa lại.
  • Don't do that, please. = Xin đừng làm vậy.
  • Don't be noisy! = Đừng ồn ào!

Cũng tương tự như dạng khẳng định, ta không lược bỏ chủ ngữ you trong một số trường hợp muốn nhấn mạnh là đang "ra lệnh" hay "yêu cầu" trực tiếp với người nghe. Trong những trường hợp như vậy, you sẽ đứng sau don't và trước động từ nguyên mẫu. Ngoài ra, nếu dùng you thì ta không dùng do not.

  • Don't you close the door.
  • Don't you do that, please.
  • Don't you be noisy!

So sánh câu cầu khiến và câu cảm thán
Don't be noisy!

2. Câu cảm thán là gì? (Exclamatory Sentences)

💡 Câu cảm thán là câu dùng để bày tỏ một cảm xúc nào đó của người nói như khen chê, buồn vui, giận dữ, vân vân...

Câu cảm thán thường được dùng với cấu trúc WHAT và HOW:

Công thức Ví dụ Với WHAT

WHAT + (A/AN) + tính từ + danh từ + (chủ ngữ + động từ)!

​Ghi chú công thức trên:

  • Nếu danh từ là số ít thì dùng a/an
  • Nếu danh từ là số nhiều hoặc không đếm được thì không dùng a/an
  • What a beautiful day!
  • What nice weather!
  • What a big apartment you have! Với HOW

HOW + tính từ / trạng từ + chủ ngữ + động từ!

  • How beautiful it is!
  • How interesting the book is!
  • How fast he drives!

Câu cảm thán với từ WHAT

Nhìn công thức ở trên có vẻ phức tạp nhưng thật ra câu cảm thán với từ WHAT đơn giản là nhấn mạnh tân ngữ của câu trần thuật thôi!

Ví dụ 1:

Bạn thấy căn hộ của một người bạn của mình quá rộng. Thay vì chỉ khen "Bạn có một căn hộ rộng", bạn thể hiện cảm xúc mạnh hơn bằng cách nói "Bạn có một căn hộ đúng là rộng thật".

Trong tiếng Anh, chúng ta có thể nhấn mạnh tân ngữ a big apartment (căn hộ rộng) bằng cách đảo nó ra đầu câu và thêm từ what trước nó.

  • Câu trần thuật: You have a big apartment.
  • Câu cảm thán: What a big apartment you have!

So sánh câu cầu khiến và câu cảm thán
What a big apartment you have!

Ví dụ 2:

Bạn thấy thời tiết hôm nay quá tuyệt với. Thay vì chỉ nói "Trời đẹp", bạn thể hiện cảm xúc mạnh hơn bằng cách nói "Trời đẹp tuyệt vời".

Trong tiếng Anh, chúng ta có thể nhấn mạnh tân ngữ beautiful weather (thời tiết đẹp) bằng cách đảo nó ra đầu câu và thêm từ what trước nó.

  • Câu trần thuật: It is nice weather.
  • Câu cảm thán: What nice weather it is!

Trong câu cảm thán, it is thường được lược bỏ, vì vậy chúng ta sẽ nói What nice weather!

So sánh câu cầu khiến và câu cảm thán
What nice weather it is!

Câu cảm thán với từ HOW

Câu cảm thán với từ how tương tự như câu câu cảm thán với từ what, nhưng thay vì nhấn mạnh tân ngữ thì câu này nhấn mạnh tính từ hoặc trạng từ.

Chúng ta nhấn mạnh bằng cách đảo tính từ hoặc trạng từ ra đầu câu, rồi thêm từ how trước nó:

Ví dụ 3:

  • Câu trần thuật: It is beautiful.
  • Câu cảm thán: How beautiful it is!

Vị dụ 4:

  • Câu trần thuật: He drives fast.
  • Câu cảm thán: How fast he drives!

So sánh câu cầu khiến và câu cảm thán
How fast he drives!

3. Câu nghi vấn mang ý nghĩa cầu khiến

Trong tiếng Anh, câu cầu khiến ở mục 1 có cảm giác hơi trực tiếp quá và đôi khi được hiểu là bất lịch sự.

Vì vậy, người ta cũng sử dụng một số cấu trúc câu nghi vấn với can và could để làm giảm bớt tính trực tiếp của yêu cầu và làm cho lời yêu cầu nghe lịch sự hơn.

  • Close the door. = Đóng cửa lại đi.
  • Can you close the door please? = Bạn đóng cửa lại được không?
  • Please give me the book. = Xin đưa cho mình quyển sách.
  • Could you give me the book please? = Bạn có thể vui lòng đưa cho mình quyển sách được không?

Lưu ý là chủ ngữ của những câu nghi vấn mang ý nghĩa cầu khiến này phải là you.


Học tiếp với Tiếng Anh Mỗi Ngày

Để học các phần tiếp theo của bài này, cũng như các bài học khác của Chương trình Ngữ Pháp PRO, bạn cần có một Tài khoản Học tiếng Anh Mỗi Ngày, hoặc Tài khoản Luyện thi TOEIC.