Soạn thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Soạn thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Tác giả Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) con trưởng của Hồ Quý Ly làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí, ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng Thư. Ông qua đời trên đất Trung Quốc. “Nam ông mộng lục” là tác phẩm Hồ Nguyên Trừng viết trong thời gian ấy.
  • Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng là truyện trung đại có cách viết gần với thể kí (ghi chép sự việc), gần với sử (ghi chép chuyện thật). Trong đó biết xoáy vào một tình huống gay cấn để tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét.
  • Thái y lệnh họ Phạm là một bậc lương y chân chính. Ông không những giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có tấm lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của người dân thường lúc ốm đau lên trên tất cả.
  • Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: (Trang 164 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó trả lời các câu hỏia. Thái y lệnh là người thế nào? Điều gì làm cho em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất?

b. Phân tích, bình luận lời đối thoại của Thái y với vị quan Trung sứ.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trước cảnh xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện qua văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” và văn bản kể về Tuệ Tĩnh.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 1: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần đọc thêm.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Có sách dịch nhan đề trên là thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩmđược VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

  • I. Đôi nét về tác giả Hồ Nguyên Trừng
  • II. Đôi nét về tác phẩm Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
  • III. Dàn ý phân tích văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.

I. Đôi nét về tác giả Hồ Nguyên Trừng

- Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446), con trai trưởng của Hồ Quý Ly, từng làm quan dưới triều Hồ.

- Có tên tự là Mạnh Nguyên, hiệu là Nam Ông

- Quê quán: Diễn Châu, Nghệ An

- Hồ Nguyên Trừng từng hăng hái tham gia chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt, đem về Trung Quốc

- Nhờ có tài chế tạo vũ khí, ông được làm quan trong triều nhà Minh đến chức Thượng thư (tương đương với chức Bộ trưởng ngày nay).

- Ông qua đời trên đất Trung Quốc. Hiện nay mộ của ông nằm ở thôn Nam An Hà, thuộc thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc ngày nay.

II. Đôi nét về tác phẩm Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

1. Thể loại

- Thuộc nhóm truyện trung đại Việt Nam.

2. Xuất xứ

- Văn bản trích từ thiên thứ 8, trong tập Nam Ông mộng lục.

- Nam Ông mộng lục:

  • Là tập truyện kí được viết bằng chữ Hán trong thời gian Hồ Nguyên Trừng sống lưu vong ở Trung Quốc vào khoảng đầu thế kỉ XV.
  • Nội dung: chép lại những giấc mộng của Nam Ông, ghi chép lại những sự kiện và con người tiêu biểu của nước Nam.
  • Được in tại Trung Quốc năm 1442

3. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ chính là tự sự

4. Ngôi kể

- Ngôi thứ 3

5. Tóm tắt truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Soạn thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó sứ giả đến triệu ông vào cung vua chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người dân trước, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông.

(Mời các bạn tham khảo thêm các bài tóm tắt khác của truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tại đây)

5. Bố cục truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Gồm 3 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 1Từ đầu → "đương thời trọng vọng"
  • Giới thiệu về Thái y lệnh Phạm Bân
Phần 2"Một lần, có người" → "lòng ta mong mỏi"
  • Y đức của Thái y lệnh họ Phạm
Phần 3Phần còn lại
  • Hạnh phúc chân chính của bậc lương y

6. Giá trị nội dung

Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

7. Giá trị nghệ thuật

- Cốt truyện đơn giản

- Tình huống gay cấn, giàu kịch tính

- Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, sắc sảo, hàm súc

III. Dàn ý phân tích văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

1. Mở bài

- Giới thiệu về truyện trung đại (khái niệm, thời gian ra đời, đặc trưng thể loại…)

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Nguyên Trừng

- Giới thiệu về văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” (xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Giới thiệu về vị Thái y lệnh Phạm Bân

Soạn thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Lai lịch: cụ tổ bên ngoại của Trừng (Hồ Nguyên Trừng - tác giả), người họ Phạm, húy là Bân

- Nghề nghiệp: nghề y gia truyền

- Chức vụ: giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương - phụ trách việc khám, chữa bệnh cho vua và hoàng tộc

- Hành động y đức:

  • Mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, giúp kẻ tật bệnh cơ khổ
  • Cho người bệnh nghèo ở trong nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị
  • Bệnh dầm dề máu mủ cũng không hề né tránh
  • Giúp đỡ kẻ khốn cùng, cứu sống hơn ngàn người
  • Năm đói dựng nhà cho kẻ đói khát, bệnh tật đến ở

→ Một lương y hết lòng vì người bệnh, được người đời trọng vọng.

b. Y đức của Thái y lệnh họ Phạm

Soạn thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Tình huống: cùng lúc có 2 bệnh nhân cần chữa trị và ông buộc phải lựa chọn cứu ai trước:

  • 1 người dân thường bị bệnh nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh mét
  • 1 quý nhân trong cung bị sốt

→ Tình huống gay cấn và khó lựa chọn vô cùng:

  • Nếu ông chọn cứu người dân thường trước để làm tròn lương tâm người thầy thuốc thì ông sẽ mắc tội khi quân, bị chém đầu
  • Nếu ông chọn cứu vị quý nhân trước để làm tròn bổn phận bề tôi, bảo toàn tính mạng , được hưởng danh lợi thì sẽ vi phạm vào lương tâm thầy thuốc và người dân thường kia chắc phải mất mạng.

- Lựa chọn của Thái y lệnh: chữa bệnh cho dân thường nguy kịch trước, hành động này được quyết định bởi suy nghĩ và lương tâm của người thầy thuốc: luôn ưu tiên người bệnh nặng hơn (người dân thường đang giây phút nguy kịch, hấp hối thì được cứu chữa trước, còn quý nhân chỉ là bị sốt vẫn còn thời gian chờ đợi được)

→ Sự lựa chọn này thể hiện được con người Thái y lệnh Phạm Bân:

  • Cứng cỏi, hiên ngang, không sợ cường quyền
  • Yêu thương người bệnh, không phân biệt sang hèn, chỉ phân biệt bệnh nặng hay nhẹ mà thôi

- Kết quả:

  • Người bệnh được chữa khỏi - thể hiện được tài y thuật cao minh của Phạm Bân
  • Vua Trần khen ngợi hành động của ông - vị vua anh minh, thần võ

→ Như vậy, sự lựa chọn của vị Thái y lệnh là rất đúng đắn.

c. Hạnh phúc chân chính của bậc lương y

- Sự thành đạt, vinh hiển của con cháu Phạm Bân

- Sự ca ngợi của người đời.

→ Thắng lợi của y đức, của bản lĩnh trong đó có lòng nhân ái và trí tuệ

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

  • Nội dung: ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân
  • Nghệ thuật: cốt truyện đơn giản, tình huống truyện kịch tính, ngôn ngữ đối thoại tự nhiên…

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.

Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Soạn Văn 6: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
  • Soạn bài lớp 6: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
  • Phân tích nhân vật quan Thái y lệnh Phạm Bân trong truyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”