Sự khác nhau giữa các loại bia

Sự khác nhau giữa bia hơi, bia tươi và bia lon

Bia tươi, bia hơi, bia chai và bia lon là những ngôn từ được sử dụng rất phổ biến trong giới hâm mộ bia nước ta. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được vì sao người ta lại gọi chúng với những tên gọi khác nhau như thế? Vậy bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá những khía cạnh liên quan tới mỗi loại bia, qua đó giúp các bạn phân biệt được chúng nhé!

1. Bia tươi

Bia tươi là sản phẩm được nấu có độ đường cao hơn, thời gian lên men cho ra bia thường gấp đôi bia hơi và qua công đoạn thanh trùng nhanh.


Trong quá trình lên men và ủ bia không có bất kì chất bảo quản nào, bia sẽ được rót trực tiếp để người uống thưởng thức. Vì vậy mới gọi là bia tươi theo đúng chất với hương thơm lừng của mạch nha rang cháy. Và thoảng xông mạnh mẽ hương vị nấm men khiến vị giác người uống rất phấn khích.

2. Bia hơi

Bia hơi là sản phẩm được nấu với độ đường thấp, thời gian lên men cho ra bia ngắn [khoảng 7-10 ngày], có thể qua công đoạn thanh trùng nhanh bằng hơi nóng nhiệt độ cao, điều kiện bảo quản được ít ngày.

Bia hơi sau khi lên men được chiết vào các thùng chứa [keg] được làm sạch bằng khí nén, nước, nước nóng [800C], dung dịch xút [2 - 3%] và được thanh trùng bằng hơi nóng [khoảng 1350C], sau đó được làm lạnh bằng CO2 lạnh hay COVnPalatino2. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, các sản phẩm bia hơi được người tiêu dùng ưa chuộng như Bia hơi Hà Nội, Bia hơi Sài Gòn, Bia hơi Việt Hà,...

3. Bia lon và bia chai

Bia chai và bia loncó hàm lượng chất thô nhiều hơn bia hơi và bia tươi khoảng 0,5%, hàm lượng hoa houblon nhiều hơn khoảng 30%. Loại bia này cũng có lượng đường nhiều hơn bia hơi khoảng 2%. Quá trình lên men khá lâu, lên men chính khoảng 7 - 8 ngày, lên men phụ khoảng 4 ngày. Sau đó, qua công đoạn lọc và bão hoà CO2 rồi chiết vào chai hoặc lon. Ngoài ra, bia chai và bia lon còn được thanh trùng kỹ càng nhằm bảo quản lâu dài, thuận tiện cho việc vận chuyển thương mại và tiêu thụ trên thị trường.


Qua đây, chúng ta có thể thấy được sự khác nhau giữa việc có thanh trùng hay không ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng của các loại bia như thế nào. Với bia hơi, hạn dùng thường chỉ trong vòng 3 ngày. Bia tươi thì dài hơn, khoảng 20 đến 30 ngày. Còn bia chai và bia lon thường có hạn dùng từ 6 tháng đến 1 năm.

Vậy là có thể thấy rằng, tất cả các loại bia đều được sản xuất trên những quy trình chung và các công đoạn cơ bản. Tuy nhiên, với đặc tính riêng của từng loại bia mà sẽ bỏ qua 1 số số công đoạn. Từ đó tạo ra những hương vị khách biệt trong từng hương vị bia.


  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Bia tươi và bia hơi, là những ngôn từ được sử dụng rất phổ biến trong giới mộ bia nước ta. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được vì sao người ta lại gọi một loại bia là bia tươi và loại khác là bia hơi ? Vậy bài viết hôm nay sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những khía cạnh liên quan tới mỗi loại bia. Qua đó giúp các bạn phân biệt được chúng. Thay vì theo xu hướng chung là mọi người nói thế. Và tôi biết vậy nhé bạn.

Phân biệt bia tươi và bia hơi

Bia tươi và bia hơi nếu các bạn chú ý đến cái tên sẽ mường tượng được phần nào đặc điểm của chúng. Và hôm nay mình sẽ phân biệt chúng cho các bạn theo quy trình sản xuất.

Cả bia tươi và bia hơi được sản xuất trên những quy trình chung. Để sản xuất ra hầu hết các loại bia với các công đoạn cơ bả. Phải kể đến như là nấu bia, lên men và lọc bia để đóng gói, bảo quản. Tuy nhiên thì bia hơi sẽ bao gồm đầy đủ các công đoạn trên. Còn bia tươi sẽ không bao gồm các công đoạn về sau là lọc bia để đóng gói và bảo quản.

Đối với bia tươi sau quá trình lên men và ủ bia. Bia sẽ được rót trực tiếp để người uống thưởng thức. Vì vậy mới gọi là bia tươi theo đúng chất với hương thơm lừng của mạch nha rang cháy. Và thoảng xông mạnh mẽ hương vị nấm men khiến vị giác người uống rất phấn khích.

Nhiều người vẫn hay gọi một số loại bia là bia Bitburger tươi hay bia Kostritzer tươi. Là vì trong hương vị của chúng dậy một mùi nấm men rất thuần chất. Còn thực tế chúng chính là các loại bia hơi được tinh chế dựa trên đầy đủ các công đoạn của quá trình tinh chế bia hơi.

Bia hơi, bia tươi trên thế giới

Trong các dòng bia của thế giới thì loại bia Đức nhập khẩu thường được gắn với tên gọi là bia tươi. Vì hương vị của chúng là sự tổng hòa của các nguyên liệu khởi thủy tạo ra bia. Rất ít khi sử dụng các chất phụ gia để tăng cường hương vị bia. Một loại bia cũng có thể được xem là bia tươi hoặc bia hơi. Ví dụ như nếu nhà máy sản xuất bia nào đó có ý định cho khách hàng của mình thưởng thức trực tiếp mẻ bia vừa ra lò của hãng. Thông qua hệ thống các vòi bơm công nghiệp. Thay vì lọc rồi đóng chai thì lúc này chúng được xem là bia tươi.

Để sử dụng được những ly bia tươi thực sự rất khó khăn. Vì các điều kiện thiết kế không gian thưởng thức cho người dùng bia không hề đơn giản. Lại thêm do không có quá trình lọc nấm men cùng các chất cắn đọng và thanh khử trùng cho bia. Nên các nguy cơ với sức khỏe người dùng là rất cao. Nếu không thực sự kiểm soát được quá trình tinh chế và phục vụ bia.

Có một số ít các đại nhà hàng tại một vài thành phố lớn như Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh vào những dịp đặc biệt họ mới tổ chức bán bia tươi. Vì vậy mà để sở hữu những ly bia thuần khiết này bạn phải tìm hiểu kỹ. Và liên hệ với họ để được tư vấn tốt nhất. Và hy vọng sau bài viết này bạn sẽ thu được các kiến thức bổ ích.

Tham khảo về bia Bỉ và bia Đức:

Bia Pauwel Kwak 8,4% – Chai 330ml – Thùng 24 Chai

Bia Maredsous vàng 6% – Chai 330ml – Thùng 24 Chai

Bia Westmalle Trappist Tripel 9,5% – Chai 330ml – Thùng 24 Chai

Bia Apostel Brau Extra Strong 7.9% – Lon 500ml – Thùng 24 Lon

Bia Flensburger Gold 4,8% – Chai 330ml – Thùng 24 Chai

Thời gian gần đây, những người sành bia, thích trải nghiệm gần như khá thích thú khi nhiều thương hiệu bia tươi quảng cáo nhiều trên facebook đầy hấp dẫn. Những ly bia sậm màu, sủi bọt, thật sự gây nên sự khao khát được uống xem hương vị nó thế nào.

Tuy nhiên, với nhiều người chưa quen thì  lại thắc mắc, bia tươi có đúng chuẩn hương vị bia, chất lượng có ngon như bia chai và bia lon, vốn hai loại bia mà người Việt Nam quen dùng.

Bạn biết gì về bia hơi, bia tươi

Theo các chuyên gia thì bia lon, bia chai, bia tươi và bia hơi đều có những lợi ích nhất định cho sức khỏe, miễn đừng lạm dụng uống quá nhiều để dẫn đến say xỉn, nhưng các loại này có sự khác biệt rõ ràng bởi công nghệ cũng như quy trình, công đoạn sản xuất ra mỗi loại khác nhau.

Đồ uống Việt Nam mong muốn đưa ra thêm một số kiến thức để người tiêu dùng có thể hiểu và phân biệt được.

Về cơ bản, đã nói đến bia thì mọi người đều hiểu đó là một loại đồ uống có cồn, gas, được lên men từ hoa bia và malt. Bia thật sự là một trong các đồ uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra, theo các kết quả khảo cổ học thì dường như bia có niên đại ít nhất là từ thiên niên kỷ 5 trước công nguyên [TCN] và được ưa chuộng khắp thế giới.

Ngay từ thời kỳ cổ đại ấy, loài người đã biết có những thứ nước lên men ngon, bổ và khi uống vào sảng khoái như thế nào. Trải qua bao nhiêu ngàn năm, mọi người vẫn dùng bia và thậm chí còn sáng tạo ra nhiều loại với độ cồn khác nhau, tạo nên các hương và vị khác nhau.

Cho đến nay, dù nhiều chương trình kêu gọi uống có trách nhiệm, dưới 18 tuổi không nên uống bia rượu, quy định nồng độ cồn khi tham gia giao thông, nhưng người thích uống bia vẫn nhiều, coi đây là một nét văn hóa uống và giao tiếp. Bởi vì, thật sự với bia chính là có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, có tính giải khát, giải nhiệt tốt và là sản phẩm đã ăn sâu vào đời sống văn hóa của mỗi vùng, miền. Người ta có thể thấy người Hà Nội thích bia Hà Nội, bia Trúc Bạch; miền trung là Huda; miền Nam là bia Sài Gòn chẳng hạn.

Thế nhưng, hiểu về lợi ích và sự khác biệt của mỗi loại bia thì không hẳn ai cũng biết đâu nhé. Với bia không chỉ phân biệt bia nặng và nhẹ theo nồng độ cồn, mà như các chuyên gia cho biết, bia lon, bia chai, bia tươi và bia hơi đều có những lợi ích nhất định cho sức khỏe và có sự khác biệt rõ ràng về hương vị bởi công nghệ cũng như quy trình, công đoạn sản xuất ra mỗi loại.

Về cơ bản có thể hiểu, như đã nói trên là bia được sản xuất từ quá trình lên men các loại ngũ cốc ủ thành mạch nha, thông thường là lúa mạch bởi thành phần enzyme hoạt tính cao của nó dễ dàng đẩy nhanh quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường.

Thành phần chính của quá trình sản xuất lên men bia gồm: mạch nha, nước, men và hoa bia [hoa houblon]. Hoa bia được thêm vào để gia tăng hương vị đặc trưng, độ đắng của bia chẳng hạn, đồng thời cũng giúp cho bia tăng độ bền vững sinh học và tạo bọt tốt.

Hoa bia [hoa houblon]

Đôi khi, những người nấu bia tươi [Craft beer] còn cho thêm thành phần thảo mộc hoặc trái cây để tạo nên những loại bia có hương vị độc đáo, riêng biệt, rất được ưa thích. Chính các dòng craft beer tạo nên sự khác biệt nên có những lễ hội dành riêng cho dòng bia này nổi tiếng trên thế giới.

Trong quá trình sản xuất lên men thì bia có độ cồn thấp [bình quân từ 3-8%, có cả bia không cồn], và nhờ có CO2, khi rót bia tạo nên nhiều bọt gây sảng khoái khi uống. Giá trị dinh dưỡng của bia khá cao, trong bia có nhiều vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng. Vì vậy, cho đến nay công nghệ sản xuất bia không ngừng phát triển và hoàn thiện trên thế giới.

Theo các chuyên gia, về cơ bản, nguyên liệu làm bia hơi, bia chai, bia lon hay bia tươi đều giống nhau. Nhưng ở Việt Nam, do giá nhập lúa mạch đắt, nên các sản phẩm bia ở phân khúc cao cấp hay bình dân sẽ có tỷ lệ nguyên liệu phụ trợ đầu vào để chế biến khác nhau, hay cũng do mục đích công nghệ của sản phẩm đó. Tất nhiên, các sản phẩm vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm và có tiêu chuẩn chất lượng nhất định.

Cụ thể, BIA HƠI là sản phẩm được nấu với độ đường thấp, thời gian lên men cho ra bia ngắn [khoảng 7-10 ngày], có thể qua công đoạn thanh trùng nhanh bằng hơi nóng nhiệt độ cao, điều kiện bảo quản được ít ngày.

Bia hơi sau khi lên men được chiết vào các thùng chứa [keg] được làm sạch bằng khí nén, nước, nước nóng [800C], dung dịch xút [2 – 3%] và được thanh trùng bằng hơi nóng [khoảng 1.350C], sau đó được làm lạnh bằng CO2 lạnh hay COVnPalatino2.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, các sản phẩm bia hơi được người tiêu dùng ưa chuộng như Bia hơi Hà Nội, Bia hơi Sài Gòn, Bia hơi Việt Hà… Những người uống bia hơi thường thích ngồi bên nhau bù khú sau giờ làm việc, vừa uống vừa nhấm nháp một số món ăn, chủ yếu để trò chuyện rôm rả giảm stress.

Trong khi đó, BIA TƯƠI là sản phẩm được nấu có độ đường cao hơn, với thời gian lên men cho ra bia thường gấp đôi bia hơi. Bia Tươi cũng phải qua công đoạn thanh trùng nhanh. Đặc biệt chỉ là ở chỗ, trong quá trình lên men và ủ bia sẽ không có bất kì chất bảo quản nào. Do vậy, khi uống bia tươi thì thấy được cảm giác tươi ngon.

Trên thị trường, bia tươi được nhiều người biết đến qua các dây chuyền nấu bia mini trực tiếp tại các nhà hàng [craft Beer], thường có công suất nhỏ, khoảng trên dưới 1.500L/ngày.

Hiểu về bia chai và bia lon

Bia chai và bia lon, quy trình sản xuất về thực chất cũng như bia tươi nhưng được đóng vào chai hoặc lon và được thanh trùng nhằm bảo quản lâu dài, thuận tiện cho việc vận chuyển thương mại và quá trình tiêu thụ trên thị trường.

Đây là dạng bia sản xuất công nghiệp trên qui mô lớn và dây chuyền tự động hóa cao. Sản phẩm bia chai và bia lon thường có hàm lượng hoa houblon nhiều hơn bia hơi khoảng 30%.

Quá trình lên men của bia chai, bia lon lâu hơn bia hơi. Một số loại bia chai, bia lon có quá trình lên men chính khoảng 5-7 ngày, lên men phụ khoảng 6 ngày trở lên. Những thương hiệu lớn thường cho ủ theo truyền thống dài ngày [trên 20 ngày] để bia ngon và chất lượng cao. Sau đó, sản phẩm bia được qua công đoạn lọc và bão hòa CO2 rồi đến công đoạn chiết. Còn bia hơi thì thường có lượng đường và cồn ít hơn và quá trình lên men nhanh hơn, có nơi khoảng 12 ngày.

Sự khác biệt giữa có hay không có quá trình thanh trùng đã làm thay đổi hạn sử dụng của các loại bia. Bởi lẽ, bia hơi thường sử dụng trong vòng 3 ngày, bia tươi thì dài hơn, còn bia chai, bia lon có hạn dùng thường từ 6 tháng đến cả năm.

Video liên quan

Chủ Đề