Tại sao lại có tết hàn thực

Tết Hàn thực (tức 3/3 âm lịch) năm 2021 rơi vào thứ Tư ngày 14/4 dương lịch. Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, vào ngày Tết Hàn thực, các gia đình thường chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để dâng lên bàn thờ để cầu mong tổ tiên.

Nguồn gốc Tết Hàn thực

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, Tết Hàn thực của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, liên quan đến điển tích về một nhân vật mang tên Giới Tử Thôi.

Chuyện kể rằng vào thời Xuân Thu, vua Văn Công nước Tấn gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Lúc bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, do lương thực hết nên Giới Tử Thôi lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Tấn Văn Công ăn xong hỏi ra mới biết, lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong 19 năm trời, cùng nhau nếm trải bao nhiêu gian truân, nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công với mình trong thời kỳ lưu vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.

Bị bỏ quên, Giới Tử Thôi về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Mãi về sau, Tấn Văn Công nhớ ra, cho người đi tìm, nhưng Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng. Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh. Rốt cục, cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh dân gian phải kiêng đốt lửa 3 ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3/3 đến mồng 5/3 hằng năm). 

Ở Việt Nam, món đồ nguội truyền thống của Tết Hàn thực là bánh trôi bánh chay, tuy nhiên ngoài việc dâng bánh thắp hương, các gia đình vẫn ăn đồ nóng trong các bữa cơm như bình thường.

Tại sao phải có bánh trôi bánh chay?

Tục cúng Bánh trôi bánh chay của người Việt gợi nhớ đến tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những đã khuất.

 Bánh trôi, bánh chay gợi sự tích mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng, phù hợp với văn hoá người Việt

Theo các chuyên gia văn hoá, khi bước sang tháng 3, thời tiết bắt đầu nóng lên, chuẩn bị bước sang mùa hè. Người Việt xưa đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay là những món ăn nguội, mang tính mát. Món ăn này vị ngọt thanh, rất phù hợp cho những ngày nóng nực.

Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên. 

Thiên An (Tổng hợp)

08:53' - 14/04/2021

BNEWS Tết Hàn thực từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những hiểu nhầm về nguồn gốc, ý nghĩa... của ngày lễ này.

Từ xa xưa, mỗi khi đến dịp mùng 3 tháng 3 tới, nhân dân ta thường có phong tục không nhóm lửa, chỉ ăn đồ nguội. Do đó, ngày này được gọi là "Tết Hàn thực" (Tết ăn đồ nguội).

Nói đến nguồn gốc ngày này, nhiều người cho rằng Tết Hàn thực bắt nguồn từ Trung Quốc theo câu chuyện ly kỳ về Giới Tử Thôi.Theo đó, vào đời Xuân Thu (770 - 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi.Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng. Sau đó, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng vì muốn thúc ép Tử Thôi quay về. Không ngờ Tử Thôi quyết ở lại, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3 tháng 3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng đây chính là "phong tục cổ của An Nam từ xưa". Điều này được Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308) khẳng định trong một bài thơ kèm theo mâm bánh biếu sứ giả nhà Nguyên Trương Hiển Khanh (tên là Lập Đạo) sang Việt Nam năm 1292. Bài thơ như sau: "Giá chi vũ bãi thí xuân sam/Huống trị kim triêu tam nguyệt tam/Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính/Tòng lai phong tục cựu An Nam".

Dịch rằng: "Múa giá chi rồi, thử áo xuân/Hôm nay Hàn thực, buổi thanh thần/Bánh rau tinh khiết đầy mâm ngọc/Phong tục An Nam theo cổ nhân" - Biếu Trương Hiển Khanh bánh xuân (Trần Lê Văn dịch). Bài thơ giọng điệu trang nhã, vừa rất ân cần với khách vừa ý tứ sâu xa.

Những sắc thái đặc trưng trong Tết Hàn thực của người Việt

Vào ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm, Tết Hàn thực của người Việt diễn ra với ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất thay vì tưởng nhớ Giới Tử Thôi như Tết Hàn thực ở Trung Quốc. 

Nhiều nơi, người Việt còn làm bánh trôi bánh chay cúng thần hoàng trong ngày mùng 3 tháng 3 hay lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3...
Có thể nói, Tết Hàn thực của người Việt mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Từ xa xưa, bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như một món ăn đặc trưng. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.Cả bánh trôi và bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp, mang ý nghĩa vinh danh nền văn minh lúa nước từ lâu đời. Ngày này như một dịp để cả nhà quây quần ôn lại chuyện xưa tích cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.

Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn Thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. 

Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh?

Đầu tháng 3, thời tiết bắt đầu nóng lên, chuẩn bị sang hè, để đánh dấu giai đoạn chuyển mình người ta làm Tết Hàn thực để thờ cúng đất trời, tổ tiên. Cũng vào dịp này, mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng đều trở về để tảo mộ, sum họp những ngày Thanh minh. Do đó, nhiều người cho rằng Tết Hàn thực chính là Tết Thanh minh.Tuy vậy, theo tìm hiểu, Tết Hàn thực mùng 3/3 và Tết Thanh minh là hai dịp khác nhau hoàn toàn.

Theo đó, Tết Thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết cốc vũ bắt đầu.

Ở nhiều vùng, trong dịp Tết Thanh minh, các dòng họ họp nhau lại đi tảo mộ và làm cỗ ăn uống, phát phần thưởng khuyến học, cho con cháu nhận mặt họ hàng. 
Nhưng cũng có những vùng không ăn Tết Thanh minh mà chỉ ăn Tết Hàn thực mùng 3/3, còn việc tảo mộ thì làm vào cuối năm hoặc vào dịp giỗ tổ họ.

Tết Hàn thực vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, các gia đình Việt thường chuẩn bị bánh trôi bánh chay để cúng lễ Hàn thực.

Trong tiếng Hàn thì “Hàn” có nghĩa là “lạnh” và “thực” nghĩa là ăn. Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh.

Theo truyền thuyết thì vào thời xa xưa, vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn phải bỏ đi lưu vong lúc thì ở nước Tề, lúc ở nước Sở. Vị hiền sĩ Giới Tử Thôi luôn ở bên cạnh vua để phò tá, bày mưu tính kế.

Có hôm trên đường đi lánh nạn, đã hết lương thực Giới Tử Thôi đã cắt một phần miếng đùi của mình để cho vua ăn. Sau khi nhà vua ăn xong mới biết sự hi sinh của Giới Tử Thôi nên rất cảm kích.

Tại sao lại có tết hàn thực

Giới Tử Thôi phò tá vua tận mười chín năm trời, sau quãng thời gian khổ cực cũng khổ luyện thành tài. Khi Tấn Văn Công đoạt lại ngôi vương nước Tấn, ông đã phong chức cũng như thưởng chức tước cho những ai có công tòng vua nhưng lại quên Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cho rằng nghĩa vụ của bề tôi là phò tá vua là trách nhiệm của bề tôi nên không hề oán trách. Ông về quê rồi cho mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn, sống cuộc sống thanh bình.

Vua Tấn Văn Công nhớ ra ông rồi sai người quay về tìm Tử Thôi. Giới Tử Thôi không màng danh vọng nên không quay về lĩnh thưởng. Nhà vua thấy vậy bèn ra lệnh đốt rừng để ông xuất hiện. Tuy nhiên, ông lại cùng mẹ chết cháy trong rừng, nhất quyết không ra ngoài.

Lúc này nhà vua đã hối hận cho hành động của mình. Ngài đã lập miếu thờ Tử Thôi tại núi rồi đổi tên núi là Giới Sơn. Vua hạ lệnh cho người dân không đốt lửa 3 ngày từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch và chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn.