Tại sao ngủ trưa lại mệt

Để giấc ngủ trưa hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu những ảnh hưởng của giấc ngủ trưa có thể có đối với giấc ngủ và sức khỏe tinh thần của bạn. Bằng cách đó, bạn có thể chắc chắn rằng mình đang được hưởng lợi từ giấc ngủ, chứ không phải khiến bản thân thêm mệt mỏi. 

Lợi ích của việc ngủ trưa 

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, khoảng 1/3 số người trưởng thành ở Mỹ thường xuyên ngủ trưa. Động lực chính khiến nhiều người ngủ trưa là để cảm thấy bớt mệt mỏi hoặc lấy lại năng lượng và phục hồi sức khỏe cho một ngày làm việc.

Ngoài việc giúp bạn cảm thấy sảng khoái và phục hồi sức khỏe, ngủ trưa còn có nhiều lợi ích, bao gồm: hạ huyết áp, tăng tính tích cực và khả năng chịu đựng thất vọng, cải thiện trí nhớ và khả năng học tập.

Ngủ trưa và chu kỳ ngủ

Mặc dù giấc ngủ ngắn có nhiều lợi ích, nhưng đôi khi bạn lại để cho chúng kéo dài quá lâu. Điều này có thể góp phần gây ra những vấn đề về giấc ngủ và gián đoạn giấc ngủ.

Chuyên gia Abhinav Singh, Giám đốc y tế của Trung tâm Giấc ngủ Indiana cho biết, một giấc ngủ ngắn kéo dài hơn 45 phút, có thể phá vỡ chu kỳ ngủ tự nhiên và khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm. Vì thế, để giấc ngủ ngắn mang lại tác động tích cực, bạn chỉ nên ngủ trưa khoảng 20-25 phút trong hầu hết các trường hợp. 

Phân loại giấc ngủ trưa

Thời gian ngủ trưa đóng một vai trò quan trọng trong việc bạn cảm thấy thế nào khi thức dậy. Có những giấc ngủ ngắn mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái, nhưng cũng có những giấc ngủ ngắn khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hơn hoặc khó chịu hơn.

Giấc ngủ ngắn, hay còn được gọi là “giấc ngủ ngắn năng lượng”, khoảng 20- 25 phút, là lý tưởng để cơ thể cảm thấy được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Một giấc ngủ như thế sẽ giúp cải thiện khả năng nhận thức, học tập qua tri giác, khả năng ghi nhớ, lưu trữ thông tin hay nâng cao thành tích thể thao.  

Trong khi đó, cảm giác nặng nề, chệnh choạng có thể là do bạn đã “nuông chiều” bản thân khi để giấc ngủ trưa kéo dài quá lâu. Tình trạng này xảy ra do quán tính của giấc ngủ, một trạng thái chuyển tiếp giữa ngủ và thức. Quán tính của giấc ngủ có thể kéo dài hàng giờ sau giấc ngủ trưa quá dài của bạn. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải duy trì giấc ngủ nhẹ và đặt báo thức.

Hơn nữa, một nghiên cứu năm 2014 về mối quan hệ giữa giấc ngủ vào ban đêm và giấc ngủ ngắn ở sinh viên đại học cho thấy những người có thói quen ngủ trưa thường xuyên, lâu và muộn có nguy cơ cao giấc ngủ bị kém chất lượng vào ban đêm và thiếu ngủ trầm trọng hơn. Vì thế, nếu cảm thấy buồn ngủ hơn sau một giấc ngủ ngắn, rất có thể bạn đã ngủ quá lâu.

Ngủ trưa và trầm cảm 

Trầm cảm có mối liên hệ với giấc ngủ. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, thì bạn có nhiều khả năng bị trầm cảm và nếu bạn bị trầm cảm, bạn có nhiều khả năng mắc các vấn đề về giấc ngủ hơn.

Vì thế, những người bị trầm cảm và các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác nên tuân thủ một thói quen ngủ nghiêm ngặt. Những người bị trầm cảm bắt buộc phải có được giấc ngủ ngon và hợp lý. Cố gắng ngủ trong ngày có thể “lợi bất cập hại”. Còn nếu bạn lo lắng về việc ngủ trưa có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mình hay không, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ./.

Tình trạng ngủ dậy vẫn thấy mệt khá phổ biến, gặp ở rất nhiều người. Thế nhưng không ai biết nguyên nhân tại sao và cải thiện tình trạng này như thế nào? Dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy ngủ dậy vẫn mệt.

Do ban ngày lao lực và lao tâm quá nhiều nên khi màn đêm buông xuống, cơ thể vẫn chưa xả hết được stress và mệt mỏi nên khiến giấc ngủ chập chờn, không sâu. Vì thế nhiều người ngủ dậy vẫn thấy mệt.

Một số thuốc men như thuốc cảm lạnh, thuốc dị ứng, thuốc điều trị bệnh thiếu chú ý và quá hiếu động [ADHD] và một số loại thuốc theo toa khác có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng đến nhịp sinh học của giấc ngủ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu như trong bạn vẫn còn những chán nản, buồn rầu trước khi đi ngủ thì dù có trốn vào chăn, nhắm chặt mắt, đếm đến hàng vạn… thì mệt mỏi vẫn bám riết lấy.

Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn giấc ngủ như: ngủ ngáy, khó thở  hoặc hội chứng nóng ruột, bồn chồn ….có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ hội để bạn có một giấc ngủ đêm ngon giấc và không mệt mỏi đấy.

Nếu như bạn đang gặp một trong những vấn đề về sức khỏe như: hội chứng mệt mỏi mãn tính, phẫu thuật, sốt … cũng khiến cho bạn cảm thấy giấc ngủ đầy khó khăn vì cơ thể bải hoải chưa hồi phục.

Thuốc ngủ tuy giúp bạn dễ ngủ ngay cả khi cơ thể mệt mỏi nhưng phụ thuộc quá nhiều vào thuốc ngủ sẽ không phải là một ý tưởng tốt cho sức khỏe lâu dài. Bởi khi thức giấc sẽ dễ xuất hiện tình trạng lơ mơ, mất tập trung do tác dụng kéo dài của thuốc.

Bên cạnh đó, dùng thuốc ngủ lâu ngày gây nhờn thuốc nhưng không dùng thì thấy uể oải, khó chịu [phụ thuộc vào thuốc]. Vậy nên hãy tìm cảm giác thư giãn giảm mệt mỏi trước khi ngủ trong các thức uống thảo dược như trà hoa cúc, hoặc trong một ly sữa ấm nóng.

Nếu nhận thấy rằng đã cố gắng duy trì một thói quen đi ngủ đúng giờ nhưng vẫn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và giấc ngủ ngày một tồi tệ thì phải nhanh chóng  nói chuyện với người thân để có cách chăm sóc tốt hơn.  Nếu không cải thiện được tình hình, bạn phải thu xếp ghé thăm bác sỹ khám bệnh càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ rằng giấc ngủ là một phần thực sự quan trọng để duy trì và tăng cường sức khỏe cho bạn. Thường xuyên tập thể dục và một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn xóa tan mệt mỏi, cảm thấy thoải mái, sẵn sàng để ngủ vào ban đêm và sẵn sàng cho bất cứ điều gì bất thường nhất xảy đến trong ngày.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Tôi gần đây hay bị nhức đầu sau khi ngủ trưa, khi thức dậy luôn cảm thấy mệt mỏi uể oải đôi khi có chóng mặt, vậy xin hỏi đây có phải dấu hiệu bệnh gì không và làm thế nào để khắc phục?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Chuyên mục tư vấn sức khỏe. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau.

Theo các chuyên gia, ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe nếu chúng ta có một giấc ngủ đúng, đủ và chất lượng. Ngủ trưa còn giúp cải cho tinh thần thoải mái, cải thiện trí nhớ, tăng cường sự tập trung, giảm stress, tuy nhiên nhiều người sau khi ngủ trưa thức dậy thường hay bị nhức đầu. Nguyên nhân là do đâu?

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhức đầu sau khi ngủ trưa

Theo chuyên gia tư vấn, tình trạng nhức đầu sau khi ngủ trưa có thể xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

Việc bạn nằm ngủ sai tư thế như: ngủ gục trên bàn, ngủ không kê gối hoặc gối quá cứng/quá cao, nằm úp sấp… sẽ gây ra tình trạng nhức đầu mệt mỏi sau khi ngủ dậy. Nguyên nhân do trong lúc ngủ máu không được lưu thông lên não đủ, dẫn đến hiện tượng thiếu máu não và gây ra nhức đầu, mệt mỏi, chân tay tê bì…

  • Do ngủ trưa quá thời gian cho phép

Theo các nhà khoa học, một giấc ngủ trưa tốt nên kéo dài khoảng 30 phút. Nếu bạn ngủ trưa quá nhiều, cơ thể sẽ từ trạng thái ngủ nông đi vào ngủ sâu, khi đó quá trình ức chế của trung khu thần kinh tăng lên, lượng máu lên não giảm xuống, sự trao đổi chất trong cơ thể sẽ chậm lại…, khi thức dậy bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, uể oải, chóng mặt.

Nếu bạn ngủ trưa trong một không gian chật hẹp, thiếu oxy, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều ánh sáng, tiếng ồn… thì cũng rất dễ gặp phải tình trạng nhức đầu sau khi ngủ dậy.

  • Do sử dụng chất kích thích

Việc bạn sử dụng nhiều chất kích thích, chẳng hạn như trà đặc, cà phê, socola, hay nước ngọt có gas… có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Khi giấc ngủ trưa không được đảm bảo, ngủ chập chờn sẽ khiến bạn dễ bị đau đầu, chóng mặt sau khi ngủ trưa.

  • Do sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên

Nếu thường xuyên làm việc với các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, ipad hoặc sử dụng các thiết bị này trước khi đi ngủ cũng sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng nhức đầu, mệt mỏi sau khi ngủ dậy.

Ngoài những nguyên nhân trên thì tình trạng thiếu máu lên não [thiểu năng tuần hoàn não] cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhức đầu sau khi ngủ trưa. Thiếu máu não không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bạn. Ngoài triệu chứng đau đầu, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác đi kèm như chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn, chân tay tê bì, kém tập trung, ù tai, suy giảm trí nhớ… Nếu là do nguyên nhân này thì bạn cần điều trị sớm để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu bạn hay bị nhức đầu sau khi ngủ trưa, thức dậy cảm thấy nặng đầu thì cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bạn nên tập thói quen ngủ trưa khoảng 15 – 30 phút là tốt nhất, không nên ngủ gục trên bàn, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, socola, thuốc lá, và các loại thực phẩm được chế biến sẵn.

Ngoài ra sau khi thức dậy bạn không nên bắt đầu công việc ngay lập tức, mà hãy uống một cốc nước, thư giãn một vài phút trước khi bắt đầu công việc buổi chiều.

Nếu tình trạng nhức đầu thường xuyên xảy ra thì bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra vì có thể là do thiếu năng tuần hoàn não, cần điều trị càng sớm càng tốt.

Hiện nay sản phẩm Hoạt huyết dưỡng não An Brain được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên có công dụng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn não.

Hoạt huyết dưỡng não An Brain có công dụng cải thiện tuần hoàn não, hỗ trợ điều trị các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não gây ra như: đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, trí nhớ kém, chân tay tê bì, căng thẳng stress…

Để được tư vấn chi tiết về hoạt huyết dưỡng não An Brain, bạn vui lòng liên hệ đến số HOTLINE: 0903.664.650.

Video liên quan

Chủ Đề