Tập quán pháp là gì ví dụ

Tập quán pháp là gì? Phân tích khái niệm tập quán pháp. Cho ví dụ?

Tập quán pháp là gì ví dụ

  • Nguồn của pháp luật là gì? Các loại nguồn của pháp luật
  • Hình thức pháp luật là gì? Các hình thức cơ bản của pháp luật
  • Phân tích vai trò của nhà nước đối với pháp luật
  • Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước
  • Phân tích vai trò của pháp luật đối với xã hội
  • Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật
  • Phân tích mối quan hệ giữa “Pháp luật” và “Tập quán”
  • Phân tích mối quan hệ giữa “Pháp luật” và “Đạo đức”
  • Ưu điểm của pháp luật so với công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác
  • [SO SÁNH] Phân biệt “Pháp luật” với “Tập quán”

Tập quán pháp là những tập quán của cộng đồng phù hợp với ý chí của nhà nước được nhà nước thừa nhận, nâng lên thành pháp luật.

Ví dụ, tập quán ăn Tết cổ truyền, phong tục Giỗ Tổ Hùng Vương, tập quán xác định họ, dân tộc cho con… ở nước ta đã trở thành tập quán pháp.

Nhà nước thừa nhận tập quán thành tập quán pháp bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể liệt kê danh mục các tập quán được nhà nước thừa nhận, viện dẫn các tập quán trong pháp luật thành văn, áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc phát sinh trong thực tiễn… Tập quán pháp có thể được tạo ra từ hoạt động của cơ quan lập pháp, cũng có thể được tạo ra từ hoạt động của các cơ quan tư pháp khi áp dụng tập quán để giải quyết một vụ việc cụ thể. Song, nhà nước thường chỉ thừa nhận những tập quán không trái với những giá trị đạo đức xã hội và trật tự công cộng.

2 – Phân tích khái niệm tập quán pháp

Tập quán pháp vừa là một loại nguồn, đồng thời cũng là một hình thức thể hiện, một dạng tồn tại của pháp luật trên thực tế. Ở hình thức này, pháp luật tồn tại dưới dạng thói quen ứng xử của cộng đồng. Một tập quán khi chưa được nhà nước thừa nhận thì chỉ được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội, nhưng khi được nhà nước thừa nhận là tập quán pháp thì nó sẽ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp của nhà nước nên vai trò và tác dụng thực tế của nó được phát huy.

Việc nhà nước thừa nhận một tập quán thành tập quán pháp có ý nghĩa đối với cả nhà nước và xã hội. Đối với nhà nước, tập quán pháp đóng vai trò quan trọng tạo nên hệ thống pháp luật của một quốc gia – Đối với xã hội, tập quán pháp thể hiện sụ chấp nhận của nhà nước đối với một thói quen ứng xử của cộng đồng, đó chính là sự thống nhất giữa ý chí nhà nước với ý chí cộng đồng.

Nhà nước thừa nhận tập quán thành tập quán pháp bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể liệt kê danh mục các tập quán được nhà nước thừa nhận, viện dẫn các tập quán trong pháp luật thành văn, áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc phát sinh trong thực tiễn… Nói cách khác, tập quán pháp có thể được tạo ra từ hoạt động của cơ quan lập pháp, cũng có thể được tạo ra từ hoạt động của các cơ quan tư pháp khi áp dụng tập quán để giải quyết một vụ việc cụ thể. Nhìn chung, nhà nước thường chỉ thừa nhận những tập quán không trái với những giá trị đạo đức xã hội và trật tự công cộng.

Tập quán pháp là loại nguồn pháp luật được sử dụng sớm nhất, tồn tại một cách khá phổ biến trong thời kỳ chưa có pháp luật thành văn. Tuy nhiên, tập quán pháp có hạn chế là không xác định về hình thức, tản mạn, thiếu thống nhất… nên cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, văn bản quy phạm pháp luật ngày càng chiếm ưu thế thì tập quán pháp ngày càng bị thu hẹp phạm vi sử dụng. Trong điều kiện hiện nay, tập quán pháp đóng vai trò là nguồn bổ sung cho các văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế cho thấy, trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, với những lý do chủ quan và khách quan làm cho văn bản quy phạm pháp luật có thể có những hạn chế nhất định. Trong điều kiện đó, tập quán của địa phương là nguồn bố sung quan trọng cho những khoảng trống trong các văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật của các quốc gia thường có các qưy định cụ thể về thứ tự áp dụng đối với tập quán pháp.

/Tổng Hợp /Tập quán pháp là gì? Nêu ví dụ về tập quán pháp (Chi tiết)

Bài viết nêu và phân tích khái niệm tập quán pháp, nêu 3 ví dụ về tập quán pháp.

  • Tập quán pháp là gì?
  • Nêu ví dụ về tập quán pháp

Tập quán pháp là gì?

Tập quán pháp vừa là một loại nguồn, đồng thời cũng là một cũng là một hình thức thể hiện, một dạng tồn tại của pháp luật trên thực tế. Tập quán pháp tồn tại dưới dạng thói quen ứng xử của cộng đồng. Một tập quán khi chưa được nhà nước thừa nhận thì chỉ được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội nhưng khi được nhà nước thừa nhận là tập quán pháp thì nó sẽ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp của nhà nước, khi đó vai trò và tác dụng thực tế của nó được phát

– Tập quán pháp có ý nghĩa đối với nhà nước và xã hội. Đối với nhà nước, tập quán pháp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên hệ thống pháp luật của một quốc gia. Đối với xã hội, tập quán pháp thể hiện sự chấp nhận của nhà nước đối với một thói quen ứng xử cộng đồng, đó chính là sự thống nhất giữa ý chí nhà nước với ý chí cộng đồng.

– Thừa nhận tập quán thành tập quán pháp bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể liệt kê danh mục các tập quán được nhà nước thừa nhận, có thể được tạo ra từ hoạt động của cơ quan lập pháp, hoặc từ các hoạt động của các cơ quan tư pháp.

– Là loại nguồn pháp luật được sử dụng sớm nhất, tồn tại một cách khá phổ biến trong thời kỳ chưa có pháp luật thành văn.

Nêu ví dụ về tập quán pháp

Ví dụ 1: Theo khoản 2 Điều 26 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.”

Ví dụ 2: Khoản 1 Điều 28 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn”.

Ví dụ 3: Điều 121 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 “Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:

1. Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;

2. Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;

3. Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập”

Bài viết cùng chủ đề:

Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Ưu nhược điểm của văn bản quy phạm pháp luật

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập luathonglinh về Tập quán pháp là gì? Nêu ví dụ về tập quán pháp (Chi tiết). Liên hệ luật sư để được tư vấn trực tiếp.