Thành ngữ nói về vẻ đẹp của sông núi

  • Trưa về nằm gốc cây đa,
    Chiều về tắm mát ngã ba sông Bùng.

  • Ai đem tôi đến chốn này Bên kia thì núi bên này thì sông Ai đem tôi đến đồng không

    Để tôi vơ vẩn tôi mong tôi chờ

  • Cách sông cách núi cho cam
    Cách một chỗ lội, thiếp chàng xa nhau

  • Quyển Sơn vui thú nhất đời
    Dốc lòng trên giặm dưới bơi ta về Đôi bên núi tựa sông kề

    Ngược xuôi tiện nẻo, lắm nghề làm ăn

  • Sự đời nghĩ cũng nực cười Một con cá lội mấy người thả câu Anh về xẻ gỗ bắc cầu Non cao anh vượt biển sâu anh dò Bây giờ sao chẳng bén cho

    Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi

  • Sơn cách, thủy cách, lòng không cách
    Đường dù xa, nhân nghĩa không xa Đi đâu anh hãy ghé qua nhà

    Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em

  • Chim buồn tình chim bay về núi
    Cá buồn tình cá lủi xuống sông
    Anh buồn tình anh dạo chốn non bồng
    Dạo miền sơn cước, xuống chốn ruộng đồng mới gặp em

    • Chim buồn chim bay về núi Cá buồn cá chúi xuống sông Người buồn ra ngõ đứng trông

      Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người

    • Con chim buồn, con chim bay về cội Con cá buồn, con cá lội trong sông Em buồn, em đứng em trông

      Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người

    • Chim buồn chim bay về núi Cá buồn cá chúi xuống sông Anh buồn thơ thẩn mé sông

      Chờ khi thấy em, anh trong lòng mới vui

  • Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Gi Sông xanh, núi cũng xanh rì Vào Nam, ra Bắc ai cũng đi con đường này Nghìn năm gương cũ còn đây

    Lòng ơi! Phải lo nung son sắt kẻo nữa đầy bể dâu

  • Mãn vui Hương Thủy, Ngự Bình
    Ai vô Bình Định với mình thì vô Chẳng lịch bằng đất kinh đô Nhưng Bình Định không đồng khô cỏ cháy

    Năm dòng sông chảy


    Sáu dãy non cao Biển Đông sóng vỗ dạt dào

    Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh

  • Cheo leo núi đá xây thành Đầu non mây trải, chen cành suối tuôn Biển khơi, nước chẳng quên nguồn

    Gành xa sóng vỗ tiếng luồn trong hoa

  • Trà My sông núi đượm tình
    Nơi đây là chỗ Thượng Kinh chan hoà.

  • Ai về sông núi Phú Yên
    Cho nẫu nhắn gởi nỗi niềm nhớ quê

  • Một lời thề không duyên thì nợ Hai lời thề không vợ thì chồng Ba lời thề khơi núi lấp sông

    Em quyết đi theo anh cho trọn đạo kẻo luống công anh đợi chờ.

  • Gánh gánh gồng gồng Gánh sông gánh núi Gánh củi gánh cành Ta chạy cho nhanh Về xây nhà bếp

    Nấu nồi cơm nếp

    Chia ra năm phần Một phần cho mẹ Một phần cho cha Một phần cho bà Một phần cho chị Một phần cho anh Ta chạy cho nhanh Về xây nhà bếp

    Nấu nồi cơm nếp…

  • Chăn đơn gối chiếc nửa hòng Cạn sông lở núi ta đừng quên nhau Từ ngày ăn phải miếng trầu Miệng ăn xôi đỏ dạ sầu đăm chiêu Biết rằng thuốc dấu hay bùa yêu Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa Làm cho quên mẹ quên cha Làm cho quên cửa quên nhà Làm cho quên cả đường ra lối vào Làm cho quên cá dưới ao Quên sông tắm mát, quên sao trên trời Đất Bụt mà ném chim trời

    Ông Tơ bà Nguyệt xe dây nhợ nửa vời ra đâu

    Cho nên cá chẳng bén câu Lược chẳng bén dầu, chỉ chẳng bén kim Thương nhau nên phải đi tìm

    Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn.

    1. Sông Bùng Tên một con sông bắt nguồn từ xã Minh Thành, huyện Yên Thành, chảy qua thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

      Vẻ đẹp sông Bùng

    2. Cam Bằng lòng chịu vì cho là không thể nào khác được.

    3. Quyển Sơn Một làng nay thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Làng tựa lưng vào một dãy núi lớn, có nhiều phong cảnh đẹp. Hằng năm vào tháng giêng, tháng hai, làng tổ chức lễ hội hát giặm [dậm] và bơi chải.

      Tương truyền khi Lý Thường Kiệt đem quân đi chinh phạt giặc phương Nam vào năm 1069, đoàn chiến thuyền đi theo sông Đáy, qua trại Canh Dịch thì gặp một trận gió lớn, phải nép vào chân núi để tránh gió. Trận cuồng phong này đã bẻ gãy cột buồm và cuốn luôn lá cờ đại lên đỉnh núi. Thấy điều lạ, Lý Thường Kiệt cho quân sĩ dừng lại dưới chân núi rồi cùng tướng lĩnh lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu mong chiến thắng. Ông đặt đàn tế trong rừng trúc, gần ngôi đền thờ hai mẹ con bà hàng nước. Nửa đêm, hai mẹ con bà hiện lên báo mộng, xin cùng đi theo phù ông đánh giặc. Từ đó ông đặt tên núi là núi Quyển Sơn [núi Cuốn] và trại Canh Dịch cũng được đổi thành làng Quyển Sơn.

    4. Hát dặm Còn gọi là hát dậm hoặc giặm, một loại hình múa hát độc đáo chỉ có ở làng Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Tương truyền khi đánh đuổi xong quân xâm lược, Lý Thường Kiệt đã cho quân dừng lại bên núi Cấm, làng Quyển Sơn. Trong lúc cơm no rượu say, tức cảnh sinh tình ông đã sáng tác ra làn điệu hát Dậm gồm 30 tiết mục với hơn 1.000 câu thơ. Từ đó, nhân dân trong vùng lập đền thờ Lý Thường Kiệt và truyền nhau câu hát mỗi khi diễn ra lễ hội đền Trúc vào ngày mùng 10 tháng Giêng đến ngày mùng 10 tháng Hai âm lịch tại núi Cấm.

      Xem phóng sự Lưu giữ nét đẹp truyền thống hát dặm Quyển Sơn.

    5. Thủy Nước [từ Hán Việt], cũng chỉ sông nước.

    6. Nghĩa nhân Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người [nhân] và biết làm điều phải [nghĩa]." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.

    7. Phụ mẫu Cha mẹ [từ Hán Việt].

    8. Non Bồng "Non Bồng nước Nhược," ý nói cõi tiên, cảnh tiên. "Non Bồng" dịch từ "Bồng sơn," ngọn núi trên đảo Bồng Lai. Tương truyền, Bát Tiên [tám vị tiên trong thần thoại Trung Quốc, gồm: Hán Chung Li, Lã Động Tân, Tào Quốc Cữu, Trương Quả Lão, Lam Thái Hòa, Lý Thiết Quài, Hàn Tương Tử, Hà Tiên Cô] ở trong tám động trên đảo Bồng Lai. "Nước Nhược" dịch từ "nhược thủy," nghĩa là nước yếu. Tương truyền, quanh đảo Bồng Lai là biển Nhược Thủy, nước ở đây yếu đến nỗi không đỡ nổi một hạt cải, nghĩa là bỏ hạt cải trên biển Nhược Thủy thì hạt cải chìm xuống.

      Bát tiên

    9. Sơn cước Chân núi, hoặc miền núi nói chung.

    10. Tháp Bánh Ít Còn có tên là tháp Bạc, là một cụm các tháp cổ Chăm Pa, hiện nay nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 10. Sách Đại Nam nhất thống chí trong mục “Thổ sơn cổ tháp” cho biết tục danh của tháp là Thị Thiện và giải thích rằng dưới chân núi xưa có quán bán bánh ít của một người đàn bà tên là Thiện.

      Tháp Bánh Ít

    11. Cầu Bà Di Tên một cây cầu nay thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

      Cầu Bà Di

    12. Bể dâu Từ tiếng Hán thương hải tang điền [biển xanh, nương dâu]. Tiếng Việt ta có thành ngữ là bãi bể nương dâu. Theo Thần tiên truyện, tiên nữ Ma Cô nói với Vương Phương Bình rằng "Từ khi được hầu tiếp ông đến nay đã thấy biển xanh ba lần biến thành nương dâu."

      Các từ ngữ bể dâu, bãi bể nương dâu, dâu biển [biển dâu] đều chỉ sự biến đổi, thăng trầm của cuộc đời.

      Trải qua một cuộc bể dâu
      Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
      [Truyện Kiều]

    13. Sông Hương Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.

      Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

    14. Ngự Bình Tên một hòn núi đất cao 103 m, còn gọi tắt là Núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng [Bằng Sơn], đến thời vua Gia Long thì đổi thành Ngự Bình. Núi ở bờ phải sông Hương [giữa Cồn Hến và Cồn Giã Viên], cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Núi Ngự và sông Hương là hai biểu tượng của Huế, vì vậy Huế còn được gọi là vùng đất sông Hương - núi Ngự.

      Sông Hương - núi Ngự

    15. Bình Định Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...

      Bình Định

    16. Năm dòng sông chảy Năm dòng sông lớn cắt ngang địa hình Bình Định theo hướng Tây – Đông: Sông Hà Thanh, sông Côn, sông La Tinh, sông Lại Giang và sông Tam Quan.

    17. Có bản chép "ba" hoặc "bảy."

    18. Anh hào Anh hùng hào kiệt, người có tài năng, chí khí. Hội anh hào là dịp để anh hào gặp và thi thố lẫn nhau để lập nên những công trạng hiển hách.

      Đường đường một đấng anh hào,
      Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
      [Truyện Kiều]

    19. Trà My Một địa danh thuộc miền núi của tỉnh Quảng Nam, nay là hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, là địa bàn sinh sống của các dân tộc Ca Dong [Xê Đăng], M'nông, Co và Kinh. Trà My từ lâu nổi tiếng với đặc sản là cây quế.

    20. Người Thượng "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống tại Tây Nguyên, còn gọi là miền Thượng.

    21. Người Kinh Cũng gọi là người Việt, một dân tộc hình thành tại khu vực địa lí ngày nay là miền Bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Đây là nhóm dân tộc chính, chiếm khoảng 86,2% dân số nước ta.

    22. Phú Yên Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...

      Thắng cảnh gành Đá Dĩa

    23. Nậu Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề [nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu]. 

Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba [cả số ít và số nhiều] bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” 

Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. 

Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."

    24. Đạo Lẽ sống mà con người nên giữ gìn và tuân theo [theo quan niệm cũ].

    25. Luống Uổng phí, để mất [từ cổ].

      Tôi viết chiều nay, chiều tưởng vọng Làm thơ mình lại tặng riêng mình Sông trôi luống gợi dòng vô hạn

      Biền biệt ngày xanh xa ngày xanh


      [Trắc ẩn - Quang Dũng]

    26. Nếp Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.

      Xôi nếp

    27. Nguyệt Lão Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng [xích thằng] để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

      Ông Tơ Nguyệt

    Video liên quan

    Chủ Đề