Thanh toán moca là gì

Với mong muốn đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán di động Moca, từ ngày 25/08/2016, Moca chính thức triển khai dịch vụ Ví Điện Tử và Chuyển Tiền.

Khách hàng đăng ký Ví điện tử, nạp tiền và rút tiền giữa tài khoản ngân hàng (*) và Ví Điện Tử thật an toàn và nhanh chóng.

Dịch vụ Ví Điện Tử Moca

Dịch vụ Ví Điện Tử trên ứng dụng Moca giúp khách hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền, nạp tiền và mua mã thẻ điện thoại di động một cách đơn giản và nhanh chóng. Tính năng này được tích hợp trên phiên bản ứng dụng Moca mới nhất (**). Người dùng có thể tải ứng dụng Moca trên AppStore hoặc Google Play để trải nghiệm dịch vụ ngay hôm nay. Hiện tại Moca chưa thu phí dịch vụ Ví điện tử.

Thanh toán moca là gì

Dịch Vụ “Ví Điện Tử” Và “Chuyển Tiền” Trên Ứng Dụng Moca

Tạo Ví Điện Tử Moca

Sau khi đăng ký và kích hoạt ứng dụng Moca, để tạo Ví Điện Tử, người dùng thực hiện các bước sau đây:

Ví Moca với tên gọi đầy đủ là ví điện tử Moca nổi bật với các chức năng giúp người dùng thanh toán chi phí mua sắm tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, thanh toán tiền cước taxi, cước điện thoại trả sau, nạp tiền điện thoại, mua mã thẻ cào điện thoại, thanh toán hóa đơn truyền hình, internet …

I. TỔNG QUAN:

Hiện nay, ví Moca được biết đến nhiều khi sử dụng dịch vụ của Grab. Ví Moca được dùng để thanh toán online khi bạn hoàn thành hành trình chuyến đi Grab. Thay vì phải thanh toán bằng tiền mặt thì bạn có thể thanh toán trực tuyến ngay với GrabPay by Moca mà không cần phải thao tác tải ứng dụng Moca về máy.

Các tính năng đáng chú ý của ví Moca:

  • Nhanh chóng, tiện lợi: Với ví Moca bạn có thể thuận tiện thanh toán các dịch vụ có liên kết vào mọi lúc mà không cần đến tiền mặt.
  • Hiện đại, chuyên nghiệp: Hạn chế tối đa việc cần mang theo thẻ ATM để thanh toán hoặc chia sẻ thông tin tài khoản cho người bán, với ví Moca bạn chỉ cần sử dụng ngay chính smartphone của mình để phục vụ mục đích thanh toán.
  • Đa dạng tiện ích: Song song phát triển cùng các loại ví điện tử khác trên thị trường Việt Nam như MoMo, ViettelPay, AirPay … ví Moca mang đến nhiều dịch vụ tiện ích hơn, hỗ trợ tối ưu nhu cầu của người dùng như: Thanh toán cước taxi, Thanh toán trực tuyến, Nạp tiền điện thoại, Thanh toán hóa đơn.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

1. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số về tần suất sử dụng và giá trị chi tiêu trung bình hàng ngày của các ví điện tử phổ biến trên thị trường đều đang ở mức cao. Cụ thể, người dùng chi tiêu trung bình 230.000 – 274.000 đồng/giao dịch, với tần suất khoảng 1,6 – 2,2 giao dịch/ngày. Trong đó, người dùng Moca hiện đang có tần suất sử dụng ví thường xuyên nhất. Trung bình mỗi ngày, người dùng Moca thực hiện 2,2 giao dịch, cao hơn người dùng MoMo với 2 giao dịch và người dùng ZaloPay với 1,6 giao dịch. Về giá trị giao dịch, người dùng MoMo có số chi tiêu bình quân trong ngày là 520.000 đồng, theo sau là người dùng Moca với giá trị giao dịch trung bình trong ngày là 506.000 đồng và ZaloPay là 441.600 đồng. Tại Việt Nam, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán chỉ mới đạt được 14%, theo nhận định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bối cảnh này đã tạo ra sân chơi tiềm năng giúp các thương hiệu ví điện tử phát triển và dần thay đổi thói quen thanh toán bằng tiền mặt của đại đa số người dân Việt Nam, từ đó góp phần tích cực đưa Việt Nam hướng đến nền kinh tế không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ. Trong tình hình dịch Covid-19 đang chuyển biến ngày càng phức tạp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã khuyến cáo người dân hạn chế dùng tiền mặt và tăng cường sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó bao gồm ví điện tử, theo đó sẽ ngày càng trở thành xu thế thanh toán được nhiều người dùng ưa chuộng.

2. XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG:

Kết quả trên do Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo vừa công bố, dựa trên cuộc khảo sát với 505 khách hàng tại TP.HCM và Hà Nội đã từng sử dụng ít nhất một ví điện tử trong quý IV/2019. Các ví điện tử phổ biến trên thị trường hiện được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ, thanh toán dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe công nghệ.

Momo, Moca và ZaloPay được đánh giá là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố chính của Việt Nam, 3 ví này chiếm 90% thị phần người dùng ví điện tử. Người dùng các ví điện tử thường nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ, thanh toán dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe công nghệ. Lý do ảnh hưởng đến điểm số này hài lòng từ khách hàng với các ví có phần khác nhau.Theo đó, “Ít gặp lỗi khi thanh toán” tác động nhiều nhất lên sự hài lòng của người dùng đối với ví Momo và Moca, trong khi yếu tố “Dễ sử dụng” đóng vai trò chính đối với sự hài lòng của người dùng với ZaloPay.

Cũng trong 3 ví này, người dùng Moca có mức độ sẵn lòng giới thiệu thương hiệu tốt, với điểm số là 8,6, nhỉnh hơn ZaloPay và Momo lần lượt có điểm số 8,5 và 8,3.

Xét về mức độ gắn bó của người dùng, Moca hiện cũng đang là ví điện tử dẫn đầu với 95% khách hàng sử dụng Moca nói rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng ví này cho dù không có khuyến mãi. Tỷ lệ này của Momo là 89% và ZaloPay là 84%.

3. THÀNH LẬP:

Thời điểm ấp ủ dự án là vào năm 2013, từ giai đoạn đó đến năm 2015 thách thức lớn nhất là không có thị trường. Dường như người Việt chẳng mấy ai quan tâm đến thanh toán điện tử, trong khi nguồn vốn bị “ngốn” vào mô hình rất nhiều.

Được thành lập năm 2013, Moca là một ứng dụng thanh toán miễn phí bằng điện thoại di động. Moca được Ngân hàng Nhà nước Việt nam cấp giấy phép hoạt động thanh toán năm 2016 và hiện là đối tác của 11 ngân hàng trong nước. Hồi tháng 9/2018, Moca đã ký hợp đồng hợp tác với Grab để triển khai Grabpay by Moca, một ví điện tử được tích hợp vào ứng dụng gọi xe của Grab tại Việt Nam. Sự hợp tác này nhằm khai thác thế mạnh của cả hai phía: Grab chọn Moca vì hiểu biết thị trường nội địa và giấy phép dịch vụ thanh toán, trong khi đó Moca sẽ tăng độ hấp dẫn khi tích hợp vào Grab. Grab là một nhà đầu tư tại Moca.

Khi đó,CEO Nam Trần đã phải nghĩ đến kế bán nhà để có tài chính tiếp tục chạm đến ước mơ của mình. “Sau khi có tiền, tôi bắt đầu làm việc nhức đầu với các ngân hàng, bắt tay với Grab. Mục tiêu của tôi là làm việc với các tay chơi lớn trên thị trường nhằm thay đổi hành vi ứng xử của người tiêu dùng là từ thanh toán truyền thống sang thanh toán bằng di động”, ông Nam chia sẻ.

Ông Nam nhìn ra được thị trường này khi cho rằng, 1 ngày con người chạm vào điện thoại thông minh đến 800 lần, đó là cơ hội để mô hình sản phẩm của Moca tiếp cận đến người dùng và thay đổi hành vi của người dùng di động. “Thời điểm đầu ấp ủ sản phẩm, khó khăn cực kỳ lớn. Moca không đặt ra mục tiêu phải giàu có, không thành kỳ lân, không đặt mục tiêu doanh thu triệu đô mà chỉ đơn giản là muốn cho thị trường di động trở thành thị trường thành công đến với người sử dụng. Cách mà chúng tôi bắt tay với Grab là lựa chọn logic cho con đường mình đi nhằm thay đổi hành vi của người tiêu dùng nhanh nhất”, ông Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Từ đầu năm 2017, McDonald’s Việt Nam đã chính thức triển khai và đưa vào sử dụng rộng rãi trong hệ thống nhà hàng ứng dụng thanh toán di động Moca. Ứng dụng này giúp khách hàng giảm thiểu thời gian xếp hàng tại quầy và rút ngắn thời gian thanh toán khi không yêu cầu sử dụng tiền mặt hoặc quẹt thẻ.

Theo ông Nam, 6 tháng đầu năm 2019, Moca đang đi với tốc độ nhanh, đang trở lại đường biểu diễn về tăng trưởng vì tham gia hệ sinh thái của Grab. Hàng triệu người tiêu dùng sử dụng công nghệ thanh toán của Moca vì dễ sử dụng. Tuy vậy, thách thức đối với Moca là vừa phải có hệ thống liền mạch trong các thị trường khác nhau, vừa phải có những cái riêng cho từng thị trường.

III. THÀNH TỰU:

Năm 2018, Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ Moca (Moca) đã vừa nhận giải thưởng Công ty Fintech tiêu biểu năm 2018. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Moca vinh dự nhận giải thưởng này, một lần nữa ghi nhận đóng góp của Moca cho sự phát triển của lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) và sự hợp tác giữa Fintech với ngân hàng tại Việt Nam.

Đặc biệt, vào tháng 9/2018, Moca đã chính thức công bố quan hệ hợp tác chiến lược với Grab nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Grab tại Việt Nam.
Ước tính thông qua quan hệ đối tác với Grab, Moca có thêm gần 200.000 điểm chấp nhận thanh toán là các đối tác tài xế của Grab; số lượng người dùng ví điện tử Moca tăng lên khoảng 1 triệu người và khoảng 5 triệu người dùng các giải pháp thanh toán di động Moca nói chung.