Theo em vì sao phải bảo vệ khai thác sử dụng và bảo vệ thiên nhiên bền vững

Với diện tích tự nhiên hơn 331 nghìn km2, bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam có sự đa dạng về địa chất, địa hình, tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú về chủng loại, một số loại có trữ lượng lớn như dầu, khí, than, sắt, đồng, bô-xít, chì, kẽm, thiếc, a-pa-tít, đất hiếm, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng... Nhiều loại khoáng sản đã được khai thác phục vụ cho nhu cầu trong nước và một số cho xuất khẩu. Đồng thời, Việt Nam còn có nhiều hệ sinh thái rừng, với sự đa dạng và phong phú về các loài động vật, thực vật, với khoảng hơn 42 nghìn loài sinh vật đã được xác định…

Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng: Mặc dù Việt Nam có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng hầu hết không nhiều. Tổng lượng nước mặt (khoảng 830 tỷ m3/năm), nước dưới đất (khoảng 63 tỷ m3/năm) là khá lớn, do địa hình hẹp, nhiều vùng dốc ra biển, đặc biệt hơn 60% lượng nước mặt có nguồn gốc từ nước ngoài, cho nên tình trạng thiếu nước cục bộ theo vùng, theo mùa vẫn thường xuyên xảy ra, có lúc, có nơi hết sức gay gắt tại nhiều địa phương. Số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) cho thấy: Cả nước có hơn 1.000 mỏ lớn, nhỏ đang khai thác, nhưng do các mỏ khoáng sản nhỏ nằm phân tán không được quản lý thống nhất, đồng bộ dẫn đến tình trạng thất thoát nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng, nhất là việc khai thác bằng công nghệ lạc hậu đã gây ra tình trạng mất rừng, xói lở đất, bồi lắng và ô nhiễm sông suối, ven biển. Kết quả điều tra, nghiên cứu về tổn thất trong khai thác, chế biến khoáng sản do Bộ TN và MT thực hiện cho thấy: Độ thu hồi quặng vàng trong chế biến (tổng thu hồi) chỉ đạt từ 30 đến 40%; mức độ tổn thất trong khai thác a-pa-tít từ 26 đến 43%; khai thác quặng kim loại từ 15% đến 30%; vật liệu xây dựng từ 15% đến 20%...

Theo Bộ trưởng TN và MT Nguyễn Minh Quang, công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên phải bảo đảm được các yêu cầu như sự hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn, toàn diện hơn về tiềm năng, trữ lượng, giá trị của các nguồn tài nguyên; phát huy, cân đối nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; bảo vệ, phục hồi, phát triển các nguồn tài nguyên tái tạo. Trước yêu cầu đó, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành một số nghị quyết chuyên về các nhóm tài nguyên, nhất là Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã định hướng toàn diện công tác quản lý tài nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, Nhà nước cũng đã bố trí vốn từ ngân sách; ban hành nhiều cơ chế huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư cho công tác quản lý tài nguyên, nhất là công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, đánh giá các nguồn tài nguyên. Các chủ trương, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên liên tục được đổi mới, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước….

Thực tế cũng cho thấy, công tác này hiện chưa được thực hiện một cách bài bản, còn nhiều lúng túng, bất cập, chưa tính hết lợi ích tổng thể, hài hòa trước mắt và lâu dài, dẫn đến mâu thuẫn, thậm chí xung đột giữa các ngành, lĩnh vực, nhóm xã hội, giữa hiện tại và tương lai; có lúc, có nơi đang cản trở sự phát triển, gây ra những hệ lụy về sinh thái, môi trường. Nguồn khoáng sản còn bị khai thác manh mún, nhỏ lẻ, trái phép; xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô; công nghệ khai thác, chế biến còn lạc hậu, chậm được đổi mới... dẫn đến tổn thất, lãng phí nguồn tài nguyên không tái tạo quan trọng này. Bên cạnh đó, tài nguyên nước chưa được khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu dẫn đến hiệu quả thấp; tình trạng thiếu nước theo mùa, cục bộ theo vùng còn nghiêm trọng; diện tích che phủ của rừng có tăng nhưng chất lượng rừng giảm, rừng tự nhiên xuống cấp mạnh; nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, năng suất, hiệu quả khai thác thấp…

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, thời gian tới Bộ TN và MT sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên; tăng cường công tác điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, hạch toán, thiết lập cơ sở dữ liệu, tài khoản các nguồn tài nguyên của đất nước. Trong đó, tập trung việc điều tra cơ bản, đánh giá chất lượng, tiềm năng các loại tài nguyên của đất nước; thực hiện việc hạch toán tài nguyên đầu vào cho tăng trưởng kinh tế và từng bước thiết lập tài khoản quốc gia về tài nguyên đất, nước, khoáng sản, rừng, thủy sản…

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên tái tạo, phát triển các ngành kinh tế xanh, loại bỏ dần những ngành có công nghệ lạc hậu; khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, đổi mới, áp dụng công nghệ sạch, công nghệ cao, thân thiện môi trường trong các ngành khai thác, chế biến tài nguyên, nhất là khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, nguyên nhiên vật liệu mới… Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý, sử dụng tài nguyên phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới; thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên… Qua đó, nhằm phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, theo hướng bền vững.

Theo em vì sao phải bảo vệ khai thác sử dụng và bảo vệ thiên nhiên bền vững

Tài nguyên du lịch được coi là một phân hệ du lịch quan trọng, mang tính quyết định của hệ thống lãnh thổ du lịch, là mục đích khám phá của du khách, là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển du lịch ở một khu, điểm du lịch ở các địa phương hoặc quốc gia.

Tổng quan về tài nguyên du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 thì Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách; tài nguyên du lịch là những tài nguyên gồm hai giá trị: giá trị hữu hình và giá trị vô hình; tài nguyên du lịch thường dễ khai thác; tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau; tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch; tài nguyên du lịch có thể sử dụng được nhiều lần.

Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch

Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn cần đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra một số nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững.

Theo em vì sao phải bảo vệ khai thác sử dụng và bảo vệ thiên nhiên bền vững

Một số dấu hiệu nhận biết khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch: Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ; số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch; áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý; cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý; mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Để khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững chúng ta cần thực hiện một số giải pháp:

Một là: khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý và giảm thiểu chất thải ra môi trường.

Hai là: phát triển du lịch phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên.

Ba là: phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng cao nên mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương.

Bốn là: nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia, ý kiến đóng góp của các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch.

Năm là: tăng cường tính có trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

(Nguồn: LV)