Tiêu chí lựa chọn phương pháp dạy học

TIÊU CHÍ CHO PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC Ở ĐH Trong bối cảnh của thời kỳ mới và trong giai đoạn mới của sự phát triển giáo dục ĐH, có thể đề xuất ba tiêu chí quan trọng để dựa vào khi chọn một hệ phương pháp dạy và học. Trong bối cảnh của thời kỳ mới và trong giai đoạn mới của sự phát triển giáo dục ĐH, có thể đề xuất ba tiêu chí quan trọng để dựa vào khi chọn một hệ phương pháp dạy và học. Ba tiêu chí lựa chọn 1. Trước hết cần quan niệm việc dạy cách học, học cách học để tạo thói quen, niềm say mê và khả năng học suốt đời là nội dung bao quát của việc dạy và học ở ĐH. Mọi phương pháp dạy, phương pháp học, nội dung cần dạy, nội dung cần học đều phải xuất phát từ đó. Trong từng lĩnh vực, từng môn học có mênh mông các nội dung, các vấn đề để học, giảng viên phải biết chọn nội dung gì, vấn đề gì để người học được rèn luyện năng lực tư duy cao cấp, được học cách học tốt nhất. Ngoài ra, bằng cách khêu gợi sự tò mò, tạo sự hấp dẫn của tri thức và bằng tấm gương học tập của mình, giảng viên cố gắng tạo nên niềm say mê học tập cho học viên. 2. Tiếp đến, tính chủ động của người học là phẩm chất quan trọng cần tập trung phát huy khi dạy và học ở ĐH. Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm hoặc hướng vào người học (learner centered) được nhiều người tán thưởng. 3. Công nghệ thông tin và truyền thông mới (CNTT-TTM) là một cuộc cách mạng giáo dục thật sự đang và sẽ xảy ra đối với nhân loại. Trong khung cảnh đó, cũng chính CNTT-TTM có thể giúp con người chọn nhập và xử lý thông tin nhanh chóng để biến thành tri thức. Ngoài ra, công nghệ mới là một khía cạnh văn hóa của thế giới mới, và như mọi thứ văn hóa, nó sẽ được tiếp nhận tốt nhất ở tuổi trẻ, giúp người học định hướng tư duy và thái độ của mình trong thời kỳ mới. Từ đó cần qua dạy và học làm cho thế hệ trẻ nhanh chóng làm quen và sử dụng công nghệ mới một cách đúng đắn để hình thành phong cách văn hóa mới. Tóm lại, trong bối cảnh của thời kỳ mới và trong giai đoạn mới của sự phát triển giáo dục ĐH, có thể đề xuất ba tiêu chí quan trọng để dựa vào khi chọn một hệ phương pháp dạy và học cho từng trường hợp cụ thể: nội dung cần thể hiện bao quát là cách học, phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của người học và biện pháp cần khai thác triệt để là công nghệ mới. Để dễ nhớ, có thể gọi đây là hệ tiêu chí 3C để lựa chọn phương pháp dạy và học ở ĐH cho từng trường hợp cụ thể trong thời kỳ hiện nay

Dựa vào 4 tiêu chí đánh giá

Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

– Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục

– Mục tiêu dạy học đã được xác định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả mục tiêu về năng lực đặc thù cũng như phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của phương pháp đó. Điều quan trọng là các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề/bài học.

Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

– Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các KTDH GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của năng lực và phẩm chất HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.

Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

– Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học.

– Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.

Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS

– Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự

– Tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về PC, NL đã đặt ra trong mục tiêu….

Từ VLOS

Tiêu chí lựa chọn phương pháp dạy học
Tiêu chí lựa chọn phương pháp dạy học
Tiêu chí lựa chọn phương pháp dạy học

Các căn cứ lí luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp dạy học
PGS.TS. NGUYỄN HỮU CHÍ

Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục

Trong thực tiễn lập kế hoạch và tiến hành dạy học, người thầy giáo thường xuyên đối diện với câu hỏi: làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp và có hiệu quả ? Các nhà lí luận dạy học, các nhà giáo học pháp bộ môn thường đưa ra lời khuyên: Mỗi PPDH có một giá trị riêng, không có PPDH nào là vạn năng, giữ vị trí độc tôn trong dạy học, cần phối hợp sử dụng các PPDH…Lời khuyên này không sai nhưng gần như không có tác dụng thao tác hoá; giá trị giúp đỡ đối với giáo viên quá ít nếu như không chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn PPDH. Đặc biệt trong bối cảnh đang có sự đấu tranh (lúc công khai, lúc ngấm ngầm) giữa xu hướng muốn giữ nguyên trạng thái dạy học truyền thụ một chiều hiện hành, với xu hướng chủ trương đổi mới thì lời khuyên chung chung ở trên là một vị thuốc an thần, an ủi những người giữ nguyên lối dạy học cổ truyền. Như vậy, cần phải góp phần trả lời câu hỏi: Việc lựa chọn PPDH được tiến hành một cách tuỳ tiện, bất kì, hay bị rằng buộc bởi những tiêu chuẩn khoa học nào?

Câu trả lời cần được tìm kiếm ở các mối quan hệ của PPDH (hiểu theo cả 3 tầng nghĩa của nó) với các yếu tố liên quan, đó là: Với mục tiêu dạy học; với nội dung dạy học; với nhu cầu, hứng thú, thói quen học tập của học sinh; năng lực, sở trường, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên; với điều kiện giảng dạy và học tập.

Dưới đây là mấy cơ sở căn bản cần quan tâm khi lựa chọn PPDH:

1. Chọn những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học[sửa]

Mỗi mô hình lí luận dạy học, PPDH đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế nhất định. Nhưng khi xem xét việc thực hiện một mục tiêu dạy học nhất định thì có một số PPDH có khả năng cao hơn các PPDH khác. Chẳng hạn nếu đặt mục tiêu nhanh chóng truyền thụ cho xong nội dung quy định thì PPDH thuyết trình có vị trí quan trọng. Nhưng nếu đặt mục tiêu phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh thì vấn đề sẽ khác đi.

Sau đây là kết quả nghiên cứu về khả năng của các PPDH trong việc thực hiện các mục tiêu (theo phân loại của Bloom và các tác giả khác):

Tiêu chí lựa chọn phương pháp dạy học

Nhìn vào ma trận, ta có thể thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của các nhóm PPDH với việc thực hiện mục tiêu, đặc biệt là sự hạn chế của PP thuyết trình đối với việc thực hiện các mục tiêu quan trọng của phát triển nhân cách.

Một kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy sự hạn chế của các PP dùng lời nói và đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động tự lập của học sinh phối hợp các PP nhằm huy động đồng thời nhiều giác quan của học sinh tham gia vào quá trình tri giác các đối tượng lĩnh hội.

Tiêu chí lựa chọn phương pháp dạy học

2. Lựa chọn các PPDH tương thích với nội dung học tập[sửa]

Giữa nội dung và PPDH có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp quy định lẫn nhau. Ở bình diện kĩ thuật dạy học, PPDH cần tương thích với nội dung dạy học.

3. Lựa chọn PPDH cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên[sửa]

a. Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các PPDH.

Đối với việc trình bày thông tin cần ưu tiên lựa chọn các PP sử dụng phương tiện nghe nhìn, sử dụng truyền thông đa phương tiện càng tốt.

Đối với các hoạt động chế biến thông tin cần tổ chức các hoạt động tự phát hiện, phối hợp với làm việc theo nhóm, phát huy càng tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh càng tốt.

b. Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh. Cần thay đổi PPDH sau 15, 20 phút.

c. Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà học sinh, giáo viên đã thành thạo.

Với các PPDH có ưu điểm tương đương, cần ưu tiên lựa chọn PPDH mà GV và HS đã thành thạo, bởi thực hiện dễ dàng hơn.

Không vì tiêu chí này mà quay trở lại vớ PP truyền thụ một chiều. Hiện nay, rất cần thiết phải cho GV và HS trở nên quen thuộc với các kĩ thuật dạy học mới có hiệu quả cao trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Để nâng cao tay nghề cần:

  • Nghiên cứu các vấn đề đổi mới PPDH qua sách, vở, giáo trình, tạp chí chuyên môn, các lớp tập huấn...
  • Rút kinh nghiệm các giờ dạy của bản than kết hợp với tiến hành dự giờ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp...

4. Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học[sửa]

a. Ở đây đề cập đến PPDH diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật chất, đặc biệt là thiết bị dạy học (TBDH). Đương nhiên là cần phải lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện của nhà trường, của phòng thí nghiệm, của tình trạng đang có.

b. Trong khuôn khổ điều kiện cho phép, cần chọn thứ tự ưu tiên khả năng tốt nhất.

c. Các TBDH hiện đại không luôn đồng nghĩa với các TBDH đắt tiền. Tính hiện đại của TBDH thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tư tưởng sư phạm hiện đại.


Tóm lại, trên đây là 4 cơ sở quan trọng nhất, là căn cứ xuất phát khi tiến hành lựa chọn, lập kế hoạch các PPDH. Điều quan trọng nhất là cần xác định lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể giúp học sinh:

- Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám phá.

- Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, theo phương pháp khoa học.

- Học trong tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Xem thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

  • [1] Mạng Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo