Top thuc pham chuc nang dieu tri benh tri năm 2024

Nước là một yếu tố rất cần thiết cho hoạt động sống của con người. Đặc biệt, đối với bệnh nhân mắc bệnh trị, nước có tác dụng loại trừ cặn bã trong ruột. Làm mềm phân, củng cố thành tĩnh mạch, tăng cường trao đổi chất và giảm sưng đau do các búi trĩ gây ra.

Mỗi ngày, người bệnh nên uống từ 1.5 đến 2 lít nước là vừa đủ. Nước có thể bổ sung vào cơ thể qua chính các loại nước ép hoa quả, rau củ: rau má, rau diếp cá, cà rốt,… Theo cách này, người bệnh không chỉ bổ sung nước cho cơ thể. Còn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ.

Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Người bị trĩ cần tăng cường vào khẩu phần ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau củ, trái cây hay ngũ cốc . Chất xơ có tác dụng đáng kể trong việc trữ nước trong ruột. Giúp làm mềm phân, hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn và dễ dàng hơn.

Bổ sung sắt cho cơ thể

Bên cạnh đó, bổ sung sắt cho cơ thể là điều thiết yếu người bệnh nên làm. Do các bệnh nhân bị trĩ thường rất dễ có tình trạng thiếu máu. Chất sắt sẽ là trợ thủ đắc lực giải quyết vấn đề này, bổ sung máu cho cơ thể người bệnh.

Các loại thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, cá ngừ, cua,…

Thực phẩm chứa nhiều magie

Magie là một khoáng chất không thể thiếu cho cơ thể có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón. Những thực phẩm giàu magie như hạt điều, nho khô, đậu nành, bột yến mạch,… có chứa nhiều magie

Mắc bệnh trĩ ăn gì có hại?

Bên cạnh việc chú trọng bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, người bệnh cũng cần nắm rõ những thực phẩm kiêng ăn khi bị trĩ . Bởi chính những thức ăn đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, tình trạng bệnh nặng hơn.

Hạn chế dùng muối

Muối có tính hút nước, làm giảm trữ nước trong ruột, phân bị cứng vón cục, khó tiêu hóa, làm cho các mạch máu căng lên, tình trạng bệnh trĩ nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý giảm lượng muối trong các bữa ăn, hạn chế ăn mặn.

Đồ ăn cay nóng

Top thuc pham chuc nang dieu tri benh tri năm 2024

Tránh xa những đồ ăn cay nóng để hạn chế nguy cơ trĩ trở nặng

Các loại đồ ăn tẩm ướp nhiều loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, riềng, quế,… Người bệnh trị tuyệt đối không nên dùng. Vì tính cay nóng của đồ ăn làm kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột. Gây tình trạng nóng trong, táo bón. Từ đó, dẫn đến đau rát hậu môn, bệnh trĩ trở nặng hơn.

Các chất kích thích

Các đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước uống có ga,…. Làm tăng áp lực cho thành ruột, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh trĩ cần đặc biệt tránh xa.

Giảm thiểu lượng đường và tinh bột đưa vào cơ thể

Ăn quá nhiều đường và tinh bột dễ tạo áp lực cho thành ruột. Dễ táo bón, ngứa hậu môn, bệnh trĩ càng nặng hơn.

Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo

Trong đồ ăn nhanh, chiên, rán, xào nấu thường chứa nhiều dầu mỡ, chất béo ảnh hưởng không tốt cho người bị trĩ. Vì dầu mỡ, chất béo rất hóa tiêu hóa, cơ thể dễ bị nóng trong, táo bón, tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Bệnh trĩ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà cả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nhiều người bắt buộc phải phẫu thuật do tình trạng bệnh quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện nay một số loại thuốc chữa bệnh trĩ đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng, giúp bệnh nhân không phải trải qua những ca phẫu thuật đau đớn.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ xảy ra khi hệ thống mạch máu ở hậu môn chịu áp lực quá lớn và có dấu hiệu phình giãn nghiêm trọng. Lúc này, búi trĩ bắt đầu hình thành trong hậu môn, về lâu về dài khi mô liên kết nâng đỡ suy yếu, búi trĩ sẽ tụt khỏi hậu môn và gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân trĩ thường đối mặt với các triệu chứng như: đau, khó chịu khu vực hậu môn, đi đại tiện có lẫn máu,…

Top thuc pham chuc nang dieu tri benh tri năm 2024

Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của nhiều người

Hai dạng trĩ thường gặp đó là: trĩ nội và trĩ ngoại. Cụ thể, trĩ nội là tình trạng búi trĩ nằm trên đường lược, chúng được bao bọc bởi niêm mạc, lớp mô chuyển tiếp. Trong khi đó, búi trĩ nằm dưới đường lược chính là tình trạng trĩ ngoại. Các búi trĩ ngoại thường được bao bọc bởi biểu mô vảy.

Để xác định xem bệnh nhân nên sử dụng loại thuốc chữa bệnh trĩ nào, bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm và vị trí của búi trĩ.

  • Cấp độ 1: Đối với bệnh nhân trĩ cấp độ 1, búi trĩ thường nằm bên trong hậu môn.
  • Cấp độ 2: Khi bệnh phát triển sang cấp độ 2, búi trĩ sẽ lộ ra bên ngoài mỗi lần bệnh nhân đi đại tiện, tuy nhiên chúng sẽ thụt vào trong sau khi bạn đứng lên.
  • Cấp độ 3: Bệnh nhân trĩ cấp độ 3 gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, bởi vì mỗi khi thay đổi tư thế: ngồi xổm, đi lại hoặc vận động mạnh búi trĩ sẽ lòi ra bên ngoài. Nếu muốn búi trĩ thụt vào, chúng ta phải dành thời gian nằm nghỉ ngơi hoặc tự dùng tay đẩy chúng vào bên trong.
  • Cấp độ 4: Nghiêm trọng nhất là khi bệnh trĩ phát triển ở cấp độ 4, búi trĩ luôn nằm bên ngoài hậu môn, cản trở sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

2. Nhận biết triệu chứng bệnh trĩ

Nếu muốn dùng thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả, trước tiên bệnh nhân cần theo dõi các triệu chứng bệnh của mình và thông báo với bác sĩ. Tùy vào triệu chứng của từng người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Đi đại tiện lẫn máu là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân trĩ, ban đầu bệnh nhân sẽ thấy lượng máu khá ít và không gây đau đớn. Nếu không chủ động điều trị, bệnh trĩ sẽ chuyển biến nặng, khi đi đại tiện máu sẽ chảy thành giọt, thậm chí thành tia. Nghiêm trọng nhất là khi bệnh nhân thay đổi tư thế, ngồi xổm cũng có hiện tượng chảy máu.

Top thuc pham chuc nang dieu tri benh tri năm 2024

Bệnh nhân thường đi đại tiện có lẫn máu

Người mắc bệnh trĩ cũng phải đối mặt với cảm giác ngứa, khó chịu khu vực hậu môn, nguyên nhân là do dịch nhầy được bài tiết bởi niêm mạc ống hậu môn. Nhiều bệnh nhân trải qua cảm giác đau, khó chịu và sưng vì tình trạng nứt hoặc tắc hậu môn.

Nếu chủ quan, không thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như: nghẹt búi trĩ, tắc mạch hoặc viêm nhiễm vùng da xung quanh hậu môn, ảnh hưởng tới tâm lý và sinh hoạt hàng ngày,…

3. Các loại thuốc chữa bệnh trĩ

Đối với bệnh nhân trĩ cấp độ từ 1 - 3, bác sĩ thường không yêu cầu phẫu thuật, thay vào đó bạn có thể dùng thuốc chữa bệnh trĩ để cải thiện tình trạng sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.

Bác sĩ kê đơn thuốc dựa vào triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, các nhóm thuốc thường dùng là: thuốc chống táo bón; thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau; thuốc nội tiết tĩnh mạch,… Bên cạnh thuốc uống, người bệnh có thể tham khảo và sử dụng một số loại thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cụ thể khi sử dụng thuốc chống táo bón, chức năng tiêu hóa của bệnh nhân sẽ được cải thiện, phân mềm hơn và không gây áp lực lớn lên hậu môn. Ngoài ra, bệnh nhân trĩ thường đối mặt với cảm giác đau, khó chịu khu vực hậu môn, để xử lý tình trạng này bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid. Một số dòng thuốc chống viêm, giảm đau hiệu quả có thể kể đến như: ibuprofen, paracetamol,…

Top thuc pham chuc nang dieu tri benh tri năm 2024

Có nhiều loại thuốc chữa bệnh trĩ khác nhau

Khi mắc bệnh trĩ, tĩnh mạch của bệnh nhân chịu áp lực lớn và gây hiện tượng sưng, kích thước búi trĩ phát triển. Trong trường hợp này, sử dụng thuốc nội tiết tĩnh mạch sẽ hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, giúp giảm tình trạng sưng, đau hậu môn.

Một số loại thuốc bôi điều trị trĩ cũng được bác sĩ khuyến khích sử dụng, thuốc thường có thành phần lidocaine và hydrocortisone,… Cách sử dụng rất đơn giản, bệnh nhân vệ sinh tay và hậu môn sạch sẽ, sau đó bôi trực tiếp thuốc lên khu vực trĩ. Nếu duy trì sử dụng, tình trạng sưng viêm, ngứa rát sẽ được cải thiện đáng kể.

4. Nên làm gì để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Song song với sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ, bệnh nhân nên duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh.

Thứ nhất, về chế độ ăn uống, chúng ta nên bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Các thực phẩm giàu chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng táo bón và giảm bớt phần nào áp lực lên tĩnh mạch khu vực hậu môn. Đặc biệt, thực phẩm giàu chất xơ khá đa dạng và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, ví dụ như: các loại rau, hoa quả, ngũ cốc,…

Đồng thời, bệnh nhân trĩ nên duy trì thói quen bổ sung đủ nước cho cơ thể. Tùy vào nhu cầu của mỗi người, trung bình một ngày các bạn nên uống từ 1,5 - 2l nước.

Top thuc pham chuc nang dieu tri benh tri năm 2024

Bệnh nhân nên tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ

Người bị trĩ nên dành thời gian luyện tập thể dục thể thao thay vì ngồi yên một chỗ quá lâu. Thói quen ngồi yên một chỗ sẽ gây áp lực tới hậu môn và khiến bệnh trĩ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, khi vận động chúng ta nên ưu tiên các môn thể thao vừa phải, hạn chế các bài tập quá sức, gây nhiều áp lực tới hậu môn.

Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết nên theo dõi và điều trị bệnh trĩ ở đâu thì có thể tham khảo và lựa chọn chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống y tế MEDLATEC. MEDLATEC đã có kinh nghiệm điều trị khỏi bệnh trĩ cho rất nhiều người, ứng dụng kỹ thuật hiện đại như tiêm xơ, sử dụng tia hồng ngoại, phương pháp Whitehead, phương pháp Toupet, phương pháp Milligan- Morgan, phương pháp Ferguson,... và đặc biệt là phương pháp Longo tiên tiến., không gây đau, hồi phục nhanh và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Top thuc pham chuc nang dieu tri benh tri năm 2024

MEDLATEC là đơn vị có kinh nghiệm điều trị bệnh trĩ

Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn nắm được một số loại thuốc chữa bệnh trĩ thường dùng. Trong những giai đoạn đầu, chúng ta nên ưu tiên điều trị trĩ bằng thuốc, kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết.