Trong turbo Pascal để nhập giá trị cho 3 biến a.b.c từ bàn phím ta sử dụng thủ tục

2. CÁC THỦ TỤC XUẤT DỮ LIỆU CỦA TURBO PASCAL

Cách viết Ý nghĩa
WRITE (X1, X2, ..., Xn) ; Viết giá trị của các biến X1, X2, ..., Xn ra màn hình.
WRITELN (X1, X2, Xn) ; Tác dụng như trên nhưng viết xong có xuống dòng.
WRITELN ; Xuống dòng.
WRITELN (I : n) ; Viết ra giá trị của biến nguyên I vào n chỗ tính từ bên phải sang bên trái. Nếu thừa chỗ sẽ để trống bên trái.
WRITELN (R : n : m) ; Viết ra giá trị của biến thực R vào n chỗ, chỉ lấy m số thập phân.
WRITELN ('ABC...F') ; Viết ra nguyên văn chuỗi kí tự
ABC…F
WRITELN (LST, X1; ..., Xn) ; Viết giá trị của các biến X1, ..., Xn ra máy in.
ASSIGN (F, Tên_File) ; Mở một File F trên đĩa có tên là Tên­­­_File
REWRITE(F) ; Chuẩn bị viết.
WRITE(F, X1; ..., xn) ; Viết các giá trị của các biến X1, ..., Xn và file F.
CLOSE(F) ; Đóng File F
Chú ý : Biến F phải được khai báo trước ở phần trên.
VAR
F : TEXT;


3. CÁC THỦ TỤC TRÌNH BÀY MÀN HÌNH CỦA TURBO PASCAL
a) Thông thường màn hình của máy vi tính được chia thành 25 dòng, mỗi dòng viết được 80 kí tự.
Chỗ đang làm việc trên màn hình có một khối sáng nhấp nháy gọi là con trỏ.

Trong turbo Pascal để nhập giá trị cho 3 biến a.b.c từ bàn phím ta sử dụng thủ tục

b) Các thủ tục :

Cách viết Ý nghĩa
GOTOXY(m,n) Di chuyển con trỏ tới tọa độ (m,n) của màn hình.
CLRSCR; Xóa màn hình.
TEXTCOLOR(COLOR) ; Đặt màu cho văn bản.
TEXTBACKGROUND (LOLOR) Đặt màu nền.


c) Các hằng số màu đã được định sẵn :

0 Black 4 Red 8 Dark Green 12
1 Blue 5 Magenta 9 Light Blue 13 Light Magenta
2 Green 6 Brown 10 Light Green 14 Yellow
3 Cyan 7 Light Grey 11 Light Cyan 15 White


- Ví dụ 1 :
PROGRAM chào 1 ;
BEGIN
     Writeln (‘Turbo’) ;
     Writeln ('Pascal') ;
END.
—> Kết quả trên màn hình :
       Turbo
       Pascal

- Ví dụ 2 :


PROGRAM chào 2 ;
BEGIN
     Write ('Turbo') ;
     Write ('Pascal') ;
END.
-> Kết quả trên màn hình :
     Turbo Pascal

- Ví dụ 3 :


PROGRAM SoNguyen_l ;
VAR
      So : Integer ;
BEGIN
      So := 5 ;
      Writeln (Biến nguyên có giá trị là : ', So) ;
END.
-> Kết quả trên màn hình :
    Biến nguyên có giá trị là : 5 

- Ví dụ 4 :


PROGRAM Viet_so_co_qui_cach ;
VAR
      I : Integer ;
      R : Real ;
BEGIN
      I := 123 ;
      R := 81.123456789 ;
      Writeln ('12345678910')
      Writeln (1:8) ;
      Writeln (R : 10 : 6) ;
END.
—> Kết quả trên màn hình :
      12345678910
                     123
           81.123456

4. CÁC THỦ TỰC NHẬP Dử LIỆU CỦA TURBO PASCAL

Cách viết Ý nghĩa
READ(X1 X2, ..., Xn) Nhập dữ liệu từ bàn phím vào các biến X1 X2, ..., Xn
READLN(X1 X2, ..., Xn) Tác dụng giống như trên nhưng khi nhập xong con trỏ có xuống hàng.
READLN ; Dừng chương trình, đợi phím Enter mới tiếp tục.
ASSIGN(F, Ten File) ; Mở File F có tên là Tên File.
RESET(F) ; Chuẩn bị đọc.
READ(F, X1 X2, ..., Xn) ; Đọc các giá trị có ghi trên File F ra các biến X1 X2, ..., Xn
CH := Read Key ; Đọc một kí tự từ bàn phím vào biến kí tự CH.
KEYPRESSED Một hàm có giá trị là TRUE nếu có một phím được bấm và FALSE nếu ngược lại.


- Ví dụ 1 :
PROGRAM nhap_thu_l ;
VAR
      i, j, k, 1 : Integer ;
BEGIN
      Read (i, j, k, 1) ;
      Writeln (ĩ, j, k, 1) ;
      Readln ;
      Readln (i, j, k, 1) ;
      Writeiln (i, j, k, 1) ;
END.

- Ví dụ 2 :


PROGRAM Nhap_thu_2 ;
VAR
      So : Integer ;
BEGIN
       Writeln (’Gõ vào một sô' nguyên') ;
       Readln (So);
       Writeln ('Bạn vừa gõ số', So) ;
END.