Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng suy ra các đẳng quá trình

Bài 47. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG

ĐỊNH LUẬT GAY LUY- XAC

I. Mục tiêu

  • Biết cách tổng hợp kết quả của định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt và Sác-lơ để tìm ra phương trình thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau của 3 đại lượng : Thể tích, áp suất và nhiệt độ của một lượng khí xác định.
  • Biết cách suy ra quy luật của sự phụ thuộc thể tích một lượng khí có áp suất không đổi vào nhiệt độ của nó, dựa vào phương trình trạng thái.
  • Vận dụng phương trình trạng thái suy ra các phương trình ứng với các quá trình đẳng nhiệt, đẳng áp, đẳng tích.
  • Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng để giải các bài toán, giải thích các hiện tượng liên quan.
  • Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét.
  • Có kỹ năng tính toán, tổng hợp.

2. Về kỹ năng

3. Về thái độ

Có thái độ tích cực trong giờ học, chú ý xây dựng bài.

II. Chuẩn bị

Chuẩn bị thí nghiệm mở đầu

2. Học sinh

Ôn lại thuyết động học phân tử chất khí, định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và định luật Sác-lơ.

III. Nội dung ghi bảng

Xét khối khí biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác:

Trạng thái 1: p1, V1, T1

Trạng thái 1’: p2’, V2, T1

Trạng thái 2: p2, V2, T2

Quá trình (1-2’), định luật Boyle-Mariotte cho ta:

(1)

Quá trình (1’-2), định luật Charles cho ta:

(2)

Từ (1) và (2):

Vì các trạng thái 1 và 2 được chọn bất kỳ nên ta có thể viết:

= const

Đây là phương trình trạng thái của khí lý tưởng.

Thể tích V của một lượng khí có áp suất không đổi thì tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khí :

= const .

Dạng đồ thị của quá trình đẳng áp

V

O                        T

IV. Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  • Phát biểu định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và viết biểu thức.
  • Phát biểu định luật Sác-lơ và viết biểu thức.

Đặt vấn đề ( thí nghiệm mở đầu)

  • Giới thiệu bộ thí nghiệm:
  • Bình thủy tinh hình cầu, thông với bên ngoài bằng một ống nhỏ, bên trong ống có một giọt nước được nhuộm màu.
  • Giá đỡ
  • Đèn cồn
  • Bố trí thí nghiệm
  • Đặt câu hỏi: làm sao để giọt nước chảy ra ngoài mà không cần nghiêng bình?
  • Tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát và nhận xét sự chuyển động của giọt nước
  • Đặt câu hỏi: tại sao để giọt nước chuyển động được, tại sao nó chảy ra ngoài mà không chảy ngược vào trong?
  • Trong hai bài trước, ở mỗi bài ta giữ một đại lượng không đổi và xét sụ phụ thuộc của hai đại lượng còn lại. Nhưng qua thí nghiệm chúng ta thấy cả 3 đại lượng đều thay đổi. Vậy thể tích, nhiệt độ, áp suất của một lượng khí xác định có mối liên hệ với nhau như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta vào bài học hôm nay: “Phương trình trạng thái của khí lý tưởng. định luật Gay Luy-xac”
Trả lời bài cũ
  • Lắng nghe và quan sát thí nghiệm, thực hiện các yêu cầu của giáo viên
  • Đốt nóng không khí trong bình
  • Giọt nước chuyển động ra phía ngoài
  • Khi không khí trong bình bị đốt nóng sẽ nở ra tạo nên áp lực đẩy giọt nước chuyển động ra ngoài

Lắng nghe, ghi nhận

  • Cho một lượng khí xác định ở trạng thái 1 có áp suất là p1, thể tích V1 , nhiệt độ T1. Ta thực hiện một quá trình bất kỳ chuyển khí sang trạng thái 2 có áp suất p2, thể tích V2, nhiệt độ T2. Tìm mối liên hệ giữa p1, V1, T1 và p2, V2, T2?
  • Để tìm được mối liên hệ này ta xét trạng thái trung gian 1’ có có áp suất p2’, thể tích V2, nhiệt độ T1.

(?) Quá trình biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 1’ là quá trình nào? Áp dụng định luật nào? Viết biểu thức?

(?) Quá trình biến đổi từ trạng thái 1’ sang trạng thái 2 là quá trình nào? Áp dụng định luật nào? Viết biểu thức?

(?) Từ 2 quá trình trên hãy tìm ra biểu thức liên hệ giữa p1, V1, T1, p2, V2, T2?

(?) Nếu ta chọn trạng thái 1 và 2 là bất kỳ thì ta viết lại phương trình (3) như thế nào?

  • Thông báo phương trình (4) là phương trình trạng thái của khí lý tưởng.
Lắng nghe

Quá trình đẳng nhiệt, áp dụng định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt: p1V1 = p2’V2  (1)

Quá trình đẳng tích, áp dụng định luật Sác-lơ:

(2)

Thay (2) vào (1) ta được:

= const

Chúng ta đã xét sự phụ thuộc của p và V khi T không đổi và sụ phụ thuộc của p và T khi V không đổi. Vậy nếu p không đổi thì sự phụ thuộc của V và T như thế nào?

(?) Sử dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng để tìm mối liên hệ của V và T khi p không đổi?

  • Yêu cầu HS phát biểu định luật Gay Luy-xác.
  • Thông báo : đinh luật Gay Luy-xác được nhà bác học Gay Luy-xác tìm ra bằng thực nghiệm năm 1802.
Lắng nghe, ghi nhận

Lên bảng

Thể tích V của một lượng khí có áp suất không đổi thì tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khí.

Bài tập: Một lượng không khí chứa trong một quả cầu đàn hồi có thể tích 250 ml, ở nhiệt độ 20oC và áp suất 99,75 kPa. Khi nhúng quả cầu vào nước có nhiệt độ 5oC thì áp suất của không khí trong đó là 2.105 Pa. Hỏi thể tích của quả cầu giảm đi bao nhiêu?
  • Yêu cầu HS hoạt động cá nhân sau đó báo cáo kết quả.

Củng cố: cần nắm được phương trình trạng thái của khí lý tưởng. Định luật Gay Luy-xác + biểu thức

Định hướng nhiệm vụ:

  • Làm bài tập SGK
  • Từ phương trình trạng thái của khí lý tưởng suy ra biểu thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và định luật Sác-lơ.
  • Ôn lại kiến thức về thể tích mol.
  • Làm bài tập vận dụng, lên bảng giải
Tóm tắt

V1 = 2,50 l                      T2 = 278 K

T1 = 293 K                      p2 = 2.105 Pa

p1 = 99750 Pa               V2 = ?

Giải

Áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng:

= = 1,2 lít

∆V= V1 – V2 = 1,3 lít

Lắng nghe, ghi nhớ

Nhận nhiệm vụ học tập

I. KHÍ THỰC VÀ KHÍ LÍ TƯỞNG

- Khí lí tưởng tuân theo đúng các định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt và Sác-lơ, còn khí thực chỉ tuân theo gần đúng các định luật này.

- Khi không yêu cầu độ chính xác cao, ta có thể áp dụng các định luật về chất khí lí tưởng để tính áp suất, thể tích và nhiệt độ của khí thực.

Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng suy ra các đẳng quá trình

II. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG (HAY PHƯƠNG TRÌNH CLA-PE-RÔN)

\(pV = nRT = \frac{m}{M}RT\)

Trong đó:

     + \(p\): áp suất chất khí \(\left( {Pa} \right)\)

     + \(V\): thể tích chất khí \(\left( {{m^3}} \right)\)

     + \(R\): hằng số của các khí \(\left( {R = 8,31{\rm{ }}J/mol.K} \right)\)

     + \(m\): khối lượng chất \(\left( g \right)\)

     + \(M\): khối lượng mol phân tử chất khí \(\left( {g/mol} \right)\)

     + \(T\): nhiệt độ tuyệt đối \(\left( K \right)\)

III - ĐỊNH LUẬT GAY LUY - XÁC

1. Quá trình đẳng áp

Quá trình đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi

2. Định luật Gay Luy-xác

Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

\(V \sim T \to \frac{V}{T} = h/s\)

IV - ĐƯỜNG ĐẲNG ÁP

Đường đẳng áp là đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi.

Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng suy ra các đẳng quá trình

Trong hệ tọa độ (V, T) đường đẳng áp là đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.

Video mô phỏng đồ thị p-V-T của phương trình trạng thái khí lí tưởng

V. ĐỘ KHÔNG TUYỆT ĐỐI

- Từ hình vẽ trên, ta thấy khi nhiệt độ dưới 0 K thì thể tích có giá trị âm, đây là điều không thể thực hiện được.

- Ken-vin đã đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0 K và 0 K gọi là độ không tuyệt đối.

Sơ đồ tư duy về phương trình trạng thái của khí lí tưởng

Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng suy ra các đẳng quá trình

Thuyết động học phân tử cho biết bản chất của nhiệt chính là sự chuyển động hỗn loạn của các phân tử, đánh đổ hoàn toàn các quan điểm về chất nhiệt trước đó. Nó giải thích thỏa đáng mọi hiện tượng và tính chất nhiệt của các chất. Từ phương trình cơ bản (7.1), ta tìm được phương trình trạng thái khí lí tưởng, kiểm nghiệm lại các định luật thực nghiệm về chất khí trước đó.

1. Phương trình trạng thái khí lí tưởng

Trạng thái của một hệ vật lý được mô tả bởi các thông số – gọi là thông số trạng thái. Thông số nào đặc trưng cho tính chất vi mô của hệ thì ta gọi đó là thông số vi mô; thông số nào đặc trưng cho tính chất vĩ mô của hệ thì ta gọi đó là thông số vĩ mô.

Trạng thái của một khối khí lí tưởng có thể được mô tả bởi các thông số vĩ mô: nhiệt độ T, áp suất p và thể tích V. Phương trình diễn tả mối quan hệ giữa các thông số đó, được gọi là phương trình trạng thái lí tưởng. Ta có thể tìm được mối quan hệ này từ phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử (7.1).

Thật vậy: Nếu gọi n là nồng độ (mật độ) phân tử khí thì số phân tử khí chứa trong thể tích V là: \( N = nV \).

Từ (7.4), suy ra:  \( p.V=nkT.V=NkT=\frac{N}{{{N}_{A}}}{{N}_{A}}kT  \), với NA là số phân tử chứa trong một mol khí ( \( {{N}_{A}}=6,{{02.10}^{23}}\text{ }mo{{l}^{-1}} \) do nhà Bác học  Avogadro xác lập nên được gọi là số Avogadro);  \( \frac{N}{{{N}_{A}}}=\frac{m}{\mu } \) = số mol khí.

Vậy:  \( pV=\frac{m}{\mu }RT  \)    (7.6)

trong đó, R là hằng số khí lí tưởng:

\(R=k.{{N}_{A}}=1,{{38.10}^{-23}}.6,{{02.10}^{-23}}=8,31\text{ }\left( J.mo{{l}^{-1}}.{{K}^{-1}} \right)\)\(=0,082\text{ }\left( atm.lit.mo{{l}^{-1}}.{{K}^{-1}} \right)=0,084\text{ }\left( at.lit.mo{{l}^{-1}}.{{K}^{-1}} \right)\)

Phương trình (7.6) được gọi là phương trình Mendeleev – Clapeyron. Đó chính phương trình trạng thái của một khối khí lí tưởng bất kì.

Đối với một khối khí xác định (m = const), ta có:  \( \frac{pV}{T}=const  \)       (7.7)

Vậy, với một khối khí xác định, khi biến đổi từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) thì:  \( \frac{{{p}_{1}}{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}} \)      (7.8)

(7.7) và (7.8) là các phương trình trạng thái của một khối khí lí tưởng xác định.

2. Các định luật thực nghiệm về chất khí

Từ (7.7) ta có thể tìm lại các định luật thực nghiệm về chất khí.

a) Định luật Boyle – Mariotte

Khi \( T = const \), từ (7.7), suy ra: \( pV = const \)       (7.9)

Hay p1V1 = p2V2                 (7.9a)

Vậy, ở nhiệt độ nhất định, áp suất và thể tích của một khối khí xác định tỉ lệ nghịch với nhau.

Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng suy ra các đẳng quá trình

Đường biểu diễn áp suất p biến thiên theo thể tích V khi nhiệt độ không đổi được gọi là đường đẳng nhiệt. Đường đẳng nhiệt là một đường cong Hyperbol. Với các nhiệt độ khác nhau thì đường thẳng nhiệt cũng khác nhau. Đường nằm trên có nhiệt độ cao hơn đường nằm dưới (T2 > T1) (hình 7.3).

b) Định luật Gay Lussac

Khi \( p = const \), từ (6.7) suy ra:  \( \frac{V}{T}=const  \) hay  \( \frac{{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}} \)         (7.10)

Vậy, ở áp suất nhất định, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của một khối khí xác định tỉ lệ thuận với nhau.

Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng suy ra các đẳng quá trình

Đường biểu diễn thể tích V biến thiên theo nhiệt độ T khi áp suất không đổi, được gọi là đường đẳng áp. Đường đẳng áp là một đường thẳng có phương đi qua gốc tọa độ (hình 7.4). Áp suất càng thấp đường biểu diễn càng dốc.

c) Định luật Charles

khi V = const, tương tự, ta cũng có:  \( \frac{p}{T}=const  \) hay  \( \frac{{{p}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}}{{{T}_{2}}} \)      (7.11)

Vậy, ở thể tích nhất định, áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của một khối khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt nhau.

Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng suy ra các đẳng quá trình

Đường biểu diễn áp suất p biến thiên theo nhiệt độ T khi thể tích không đổi, được gọi là đường đẳng tích. Đường đẳng tích là một đường thẳng có phương qua gốc tọa độ và có độ dốc càng lớn khi thể tích càng nhỏ.

d) Định luật Dalton

Xét một bình kín chứa một hỗn hợp gồm m chất khí khác nhau. Gọi n1, n2, …., nm là nồng độ tương ứng của các khí thành phần thì nồng độ của hỗn hợp khí đó là n = n1 + n2 + … + nm.

Theo (7.4), ta có:  \( p=nkT=\left( {{n}_{1}}+{{n}_{2}}+{{n}_{3}}+…+{{n}_{m}} \right)kT  \)

Hay  \( p={{n}_{1}}kT+{{n}_{2}}kT+{{n}_{3}}kT+…+{{n}_{m}}kT={{p}_{1}}+{{p}_{2}}+…+{{p}_{m}} \)       (7.12)

Vậy, áp suất của một hỗn hợp khí bằng tổng các áp suất riêng phần của các khí thành phần tạo nên.