Ví dụ về hàng hóa xuất xứ thuần túy

Thứ Hai, 03/10/2016 | 12:01 GMT+7

I. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ.

            Loại hàng hóa này được xác định có xuất xứ ASEAN theo tiêu chí "toàn bộ” (hay còn gọi là "hoàn toàn”). Tiêu chí "toàn bộ” trong quy tắc xuất xứ của cá quốc gia và các liên kết quốc tế, thông thường đều được xác định ở "mức độ tuyệt đối”. Tức là hàng hóa phải hoàn toàn được sinh trưởng và thu hoạch ở mức xuất xứ hoặc được gia công hoàn toàn bằng các nguyên liệu của nước xuất xứ. Một thành phần nhỏ nhất của nguyên liệu hoặc bộ phận, phụ tùng không có xuất xứ của nước xuất khẩu sẽ làm cho sản phẩm hoàn thành liên quan mất đi tính chất "xuất xứ toàn bộ”.

            Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ theo quy định của ASEAN có thể phân thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Hàng hóa là động thực vật sinh trưởng và được thu hoạch ở quốc gia thành viên:

-          Thực vật và các sản phảm từ thực vật được trồng và thu hoạch ở quốc gia thành viên xuất khẩu;

-          Động vật sinh trưởng và được nuôi dưỡng taiju quốc gia thành viên xuất khẩu;

-          Hàng hóa thu được từ săn bắn, bãy, câu, đánh bắt… tại quốc gia thành viên xuất khẩu.

Ví dụ: Vải thiều Lục Ngạn của Việt Nam  xuất đi Malaixia.

Nhóm 2: Nhóm các các hàng hóa phi sinh vật được khai thác ở quốc gia thành viên:

Ví dụ mặt hàng dầu thô và khí đốt khai thác trên thềm lục địa Việt Nam được coi là có xuất xứ Việt Nam theo ATIGA

-          Khoáng sản và các sản phẩm tự nhiên khác;;

-          Phế thải, phế liệu có nguồn gốc từ púa trình sản xuất của quốc gia đó;

-          Phế phẩm thu nhặt được tại quốc gia thành viên được dùng làm nguyên liệu thô.

Nhóm 3: Nhóm các sản phẩm (bao gồm cả sinh vật và vi sinh vật) được khai thác, chế biến hoặc đánh bắt từ các vùng biển bằng tàu được đăng ký và treo cở của quốc gia thành viên:

Ví dụ mặt hàng cá ngừ đại dương được tàu cá Việt Nam đánh bắt trên vung biển quốc tế xuất đi các nước Asean.

-          Được khai thác hoặc đánh bắt trong vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của quóc gia thành viên.;

-          Được khai thác hoặc đánh bắt trên vùng biển quốc tế;

-          Được khai thác, chế biến hoặc đánh bắt tử đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ngoài lãnh hải quốc gia thành viên, nơi mà quốc gia đó có quyền khai thác.

Nhóm 4: Nhóm các sản phẩm chế tạo: là các hàng hóa được sản xuất tại quốc gia xuất khẩu, hoàn toàn bằng các nguyên liệu thuộc các nhóm trên.

Ví dụ như mặt hàng gạo Việt Nam xay xát, tẩy trắng, đóng bao của Việt Nam xuất đi Indonexia.

Như vậy, tất cả các loại hàng hoá này đều là hàng hoá có xuất xứ "100% ASEAN”. Hàng hóa từ nhóm 1 đến nhóm 3 là hàng hóa có tính chất "xuất xứ thuần túy”, còn nhóm 4 là hàng hóa được "sản xuất toàn bộ”.

II. Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý hoặc không được sản xuất toàn bộ

    Hàng hoá loại này là những sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc từ một phần nguyên liệu không có xuất xứ). Trong số đó, chỉ những sản phẩm được sản xuất, gia công hay chế biến đạt ở một "mức độ đầy đủ” nhất định (hay "mức độ đáng kể”) tại quốc gia xuất khẩu mới được coi là có xuất xứ của nước đó. Các tiêu chí xuất xứ hiện nay trên thế giới đối với loại hàng hoá này đều nhằm để xác định "mức độ đầy đủ” hoặc "mức độ đáng kể” đó. Theo các quy định pháp luật của ASEAN, hàng hoá thuộc loại này được coi là có xuất xứ ASEAN khi đáp ứng một trong ba tiêu chí: Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá hoặc tiêu chí mặt hàng cụ thể. Các nhà xuất khẩu hàng hoá được quyền lựa chọn sử dụng một trong các tiêu chí này để xác định xuất xứ hàng hoá.

a. Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực(Regional Value Content - RVC)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 ATIGA 2009, "hàng hoá được sản xuất tại quốc gia thành viên và có RVC không dưới 40% thì được coi là có xuất xứ ASEAN”. Hàm lượng giá trị ASEAN được tính theo một trong hai phương pháp sau:

Chi phí nguyên vật liệu ASEAN

+

Chi phí nhân công trực tiếp

+

Chi phí phân bổ trực tiếp

+

Chi phí khác

+

Lợi nhuận

x 100 %

Trị giá FOB

RVC=

 Đối với trường hợp nguyên vật liệu hoặc các công đoạn sản xuất hàng hoá liên quan đến nhiều quốc gia ASEAN thì nguyên vật liệu ASEAN được xác định như sau:

- Hàng hoá có xuất xứ từ quốc gia thành viên, được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của quốc gia thành viên khác để sản xuất ra sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ ra sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ được coi là có xuất xứ của quốc gia thành viên sản xuất ra sản phẩm đó

Nếu RVC của nguyên vật liệu nhỏ hơn 40%, hàm lượng giá trị ASEAN này sẽ được "cộng gộp” theo đúng tỉ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện hàm lượng giá trị ASEAN này bằng hoặc lớn hơn 20%.

Ví dụ cách tính RVC trực tiếp:

 Sản phẩm xe gắn máy Honda được sản xuất tại Honda Thái Lan, xuất khẩn sang Việt Nam. Giả trị chiếc xe này trị giá 1000 USD (FOB), trong đó:

  • Giá nhân công: 200USD
  • Chi phí điện, nước, tiền thuê đất vv…300USD
  • Nguyên vật liệu do thị trường Thái Lan cung cấp: 100USD
  • Lợi nhuận 100USD

Như vậy: giá trị khu vực của mặt hàng xe máy Honda này sẽ là: (200+300+100+100)/1000* 100%=70%. Như vậy, mặt hàng này được coi là có xuất xứ Asean.

* Phương pháp gián tiếp:

Trị giá FOB

-

Trị giá của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá không có xuất xứ

x 100 %

Trị giá FOB

RVC=

Trong đó:

- Chi phí nguyên vật liệu ASEAN là giá CIF của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá thu được hoặc được tự sản xuất bởi nhà sản xuất trong quá trình sản xuất hàng hoá;(6)

- Trị giá nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá không có xuất xứ là :

+ Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của hàng hoá hoặc thời điểm nhập khẩu được chứng minh; hoặc

+ Giá xác định ban đầu trả cho hàng hoá không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của quốc gia thành viên nơi diễn ra hoạt động sản xuất hoặc chế biến;

- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác cho người lao động liên quan đến quá trình sản xuất;

- Chi phí phân bổ trực tiếp bao gồm (nhưng không giới hạn) các hạng mục tài sản thực liên quan tới quá trình sản xuất (bảo hiểm, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa và bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà máy, bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hoá); các chi phí tiện ích (năng lượng, điện, nước và các chi phí tiện ích khác đóng góp trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hoá); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn rập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị; tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến máy móc hoặc quy trình sản xuất có bản quyền hoặc quyền sản xuất hàng hoá); kiểm tra và thử nghiệm nguyên vật liệu và hàng hoá, lưu trữ và sắp xếp trong nhà máy; xử lí các chất thải có thể tái chế và các yếu tố chi phí trong việc tính toán trị giá của nguyên vật liệu thô như chi phí cảng, chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu phải trả cho các thành phần chịu thuế;

- Trị giá FOB là trị giá của hàng hoá sau khi được giao qua lan can tàu, bao gồm cả chi phí vận tải đến cảng hoặc khu vực giao hàng cuối cùng tại nước xuất khẩu. Các quốc gia thành viên ASEAN chỉ

được sử dụng một trong hai phương pháp tính RVC nói trên để xác định xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên được linh hoạt trong việc thay đổi phương pháp tính với điều kiện sự thay đổi đó phải được thông báo cho Hội đồng AFTA ít nhất là 6 tháng trước khi áp dụng phương pháp mới. Việc kiểm tra RVC của nước thành viên nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu cũng phải dựa trên phương pháp tính mà nước thành viên xuất khẩu đang áp dụng.(7) Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Phụ lục 1 Thông tư của Bộ công thương số21/2010/TT-BCT ngày 17/05/2010, Việt Nam áp dụng phương pháp tính gián tiếp để xác định xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu.

Ví dụ phương pháp tính gián tiếp:

Cũng với mặt hàng xe máy Honda Thái Lan trị giá 100USD (FOB) như vừa trình bày ở trên. Trong đó:

  • Giá trị phần động cơ nhập khẩu từ Nhật Bản 200USD
  • Phần khung nhôm vỏ xe nhập khẩu từ Trung Quốc 100USD

Như vậy, hàm lượng giá trị khu vực được tính như sau:

RVC= (1000- 200-100)/1000*100%=70%

Do đó, mặt hàng này được coi là có xuất xứ Asean.

Ví dụ về việc công gộp để tính CVC theo Điều 30 ATIGA

Để sản xuất ra một chiếc máy tính "Thánh Gióng” xuất khẩu sang Lào và Campuchia, Công ty FPT đã nhập một phần lớn khẩu nguyên, vật liệu và linh kiện từ Malaixia. Theo Khoản 1 Điều 30 ATIGA thì sản phẩm này vẫn được tính là có xuất xứ Việt Nam, chứ không phải là Malaixia.

Cụ thể hơn, trên một đơn vị sản phẩm giá FOB là 100USD có:

Toàn bộ phần ổ cứng nhập khẩu từ Malaixia giá trị 40USD.

Bản thân sản phẩm ổ cứng này, chỉ có RVC là 30% (do Malaixia cũng nhập linh kiện từ Trung Quốc để sản xuất)

Như vậy, để tính RVC cho sản phẩm máy tính "Thánh Gióng” thì riêng từ linh kiện ổ cứng, sẽ được tính 40*30%=12 USD vào phần nguyên liệu ASEAN (ASEAN materials) để tính theo cách tính thứ nhất khi xác định RVC cho máy tính Thánh Gióng.

b. Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá (Change in Tariff Classification – CTC)

Theo tiêu chí này, hàng hoá được coi là có xuất xứ ASEAN nếu "tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó đã trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá (CTC) ở cấp 4 số của hệ thống hài hoà”. Khác với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVC (dùng để xác định tỉ lệ phần trăm giá trị khu vực so với tổng giá trị hàng hoá), tiêu chí này có tính kĩ thuật (về hải quan), được dùng để xác định xem liệu các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá (chứ không phải bản thân hàng hoá đó) không có xuất xứ đã được gia công, chế biến ở mức độ "đáng kể” tại quốc gia thành viên hay chưa. Về nguyên tắc chung, hoạt động gia công, chế biến được coi là "đáng kể” khi đã thay đổi thực chất tính chất hoặc đặc tính riêng của nguyên liệu đã sử dụng. Sự thay đổi đặc tính đó được xác định (một cách kĩ thuật) theo tiêu chí này là các nguyên vật được chuyển đổi mã số hàng hoá trong hệ thống hài hoà. Hệ thống hài hoà mô tả và mã số hàng hoá thường được gọi tắt là hệ thống hài hoà hoặc hệ thống HS, là hệ thống tên gọi và mã số hàng hoá được tiêu chuẩn hoá quốc tế và dùng để phân loại hàng hoá. Tuỳ vào tên gọi, mô tả về tính chất, thành phần, cấu tạo, công

dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác, mỗi loại hàng hoá sẽ được xác định và sắp xếp vào một mã số nhất định trong hệ thống hài hoà, trên cơ sở các quy tắc của hệ thống hài hoà đó. Trong mỗi hệ thống mã số và mô tả hàng hoá, thông thường, mã số ở cấp 2 số là mã hiệu của loại hàng (đồng thời là mã hiệu của các chương của hệ thống hài hoà), cấp 4 số là mã hiệu của nhóm hàng, 6 số là mã hiệu của phân nhóm hàng 6 số, 8 số là mã hiệu của phân nhóm hàng 8 số... Chuyển đổi mã số hàng hoá ở cấp 4 số (CTC) hay còn gọi là chuyển đổi nhóm hàng được thể hiện ở việc thành phẩm được sản xuất ra phải có mã số HS ở cấp 4 số khác với mã số HS (cũng ở cấp 4 số) của tất cả các nguyên liệu đầu vào (không có xuất xứ ASEAN) dùng để sản xuất ra sản phẩm đó. Hay nói cách khác, thành phẩm phải được xếp ở hạng mục cấp 4 số (nhóm hàng) khác với hạng mục của tất cả nguyên vật liệu nhập khẩu đã sử dụng, điều này có nghĩa là thành phẩm không nằm trong các nhóm hàng của các nguyên vật liệu nhập khẩu đã sử dụng. Hiện nay trên thế giới có nhiều hệ thống HS khác nhau, hệ thống HS được áp dụng trong AFTA là hệ thống trong Phụ lục của Công ước về hệ thống hài hoà mã số và mô tả hàng hoá, được thông qua và áp dụng ở các quốc gia thành viên theo luật pháp của quốc gia đó.

Ví dụ cho trường hợp áp dụng CTC: Công ty A ở Việt Nam sản xuất mặt hàng mật ong đóng chai xuất khẩu sang các nước Asean. Nguyên liệu để sản xuất mặt hàng này bao gồm:

  • Mật ong nguyên liệu (được công ty nhập khẩu từ Trung Quốc).
  • Đường
  • Vỏ chai và nhãn bao bì
  • Nước

Căn cứ theo hệ thống mã số HS thì mã 4 số 0409 bao gồm:

040900  Natural honey (Mật ong tự nhiên)
040920  Packaged for retail sale (Đóng gói để bán lẻ)
040950  Other Packaged for retail sale (Các trường hợp đóng gói khác để bán lẻ

Như vậy, sản phẩm mật ong đóng chai của công ty A không đáp ứng được tiêu chí xuất xử áp dụng công thức tình CTC do nguyên liệu (mật ong tự nhiên) và bản thân sản phẩm đó (mật ong đóng chai) không có sự chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số, cụ thể là cùng ở mã 0409.

 Trường hợp hàng hoá có tỉ lệ không đáng kể nguyên vật liệu không đáp ứng được tiêu chí CTC (trường hợp De Minimis) vẫn được coi là hàng hoá có xuất xứ ASEAN nếu phần trị giá của nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá không đạt tiêu chí CTC nhỏ hơn hoặc bằng mười phần trăm (10%) trị giá FOB của hàng hoá đồng thời hàng hoá đó phải đáp ứng tất cả các quy định khác của Quy tắc xuất xứ hàng hoá ASEAN.