Chính sách ngụ binh ư nông nghĩa là gì năm 2024

Xin chào mọi người

Chính sách ngụ binh ư nông nghĩa là gì năm 2024
. Hôm nay (25/11/2020) , nhằm để giúp các bạn HV CLB Lịch Sử cũng như các thành viên của HMF . Mình sẽ chia sẻ cho các bạn một vài kiến thức lịch sử để giúp thu nạp cũng như cung cấp cho các bạn những kiến thức mới về bộ môn Lịch Sử . Nào bây giờ thì mọi người đã sẵn sàng chưa ? Mình sẽ bắt đầu ngay nha
Chính sách ngụ binh ư nông nghĩa là gì năm 2024

  1. Giới thiệu : - Chúng ta biết đến chính sách "Ngữ Binh Ư Nông " này qua lớp 7 kì I - Khái niệm : "Ngự Binh U Nông " là chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. - Nhà Đinh là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chính sách này . II) Ưu điểm của chính sách "Ngự Binh U Nông " & tác dụng - Xét về mặt ưu điểm :
  • Chính sách ngụ binh ư nông phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.

- Xét về mặt tác dụng : Tác dụng:

  1. Nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuất nông nghề cho đời sống cũng rất lớn. Vì vậy chuyện đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lương này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
  2. Ngụ binh ư nông là chuyện liên kết hài hoà giữa chuyện quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời (gian) bình và sang thời (gian) chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghề vẫn được duy trì. Thời Lý có số quân tham chiến chống nhà Tống khoảng 10 vạn người, thời (gian) Trần khi có chiến tranh chống quân Nguyên có hơn 20 vạn quân, sang thời (gian) Lê sơ khi có chiến tranh có thể huy động 26-30 vạn quân.
  3. Chính sách ngụ binh ư nông phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, nên phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.

III) Nét đặc sắc về chính sách trên - Nhà Lý : Đối với thời nhà Lý, đường lối “Ngụ binh ư nông” đã được xây dựng và đi vào quy chế. Theo đó, việc kết hợp quốc phòng với kinh tế áp dụng trong bản thân tổ chức quân thường trực, được quy định thành phép tắc. Cấm quân là lực lượng thường trực, thường xuyên phải túc trực tại ngũ để canh phòng và luyện tập. Loại quân này được Nhà nước cung cấp, nuôi dưỡng theo chế độ của từng giai đoạn. Họ được phát quân trang và cấp lương bằng tiền, bằng thóc, gạo và kèm theo một số thực phẩm khác. Còn các quân khác, cụ thể là “Sương quân” và quân các lộ (ngoại binh) đều được thực hiện phép “chia phiên” theo chính sách “Ngụ binh ư nông”. Các đơn vị được chia thành nhiều phiên; thay đổi nhau theo định kỳ, một phiên túc trực tại ngũ, luyện tập, canh gác hay phục dịch, các phiên khác trở về gia đình tham gia sản xuất, tự túc lương ăn. Sách “Việt sử tiêu án” viết rằng: “Chế độ binh lính nhà Lý, mỗi tháng lên cơ ngũ một lần, gọi là đi canh, hết canh lại về làm ruộng, quân không phải cấp lương”. Có thể nói, chính sách “Ngụ binh ư nông” đã thể hiện rõ vai trò và sức mạnh khi đội quân nhà Lý đi chinh phạt Chiêm Thành. Đoàn quân đi đến đâu, việc tiếp tế binh lương đều được chu tất. Nhờ đó, người dân nước Đại Việt được hưởng thái bình, đời sống xã hội phát triển hưng thịnh. Binh lính cùng người dân mở mang các tuyến giao thương từ miền xuôi đến miền ngược, từ thị thành tới nông thôn, cả trên đường bộ và đường thủy. - Nhà Trần & Hậu Lê :

  1. Chính sách "Ngụ Binh Ư Nông " ở thời Trần & Hậu Lê

Sang đến thời nhà Trần rồi tiếp đến nhà hậu Lê, chính sách “Ngụ binh ư nông” ngày càng hoàn chỉnh và đi vào nền nếp. Thời bình dân đinh thay nhau vào lính, binh lính luân phiên về làm ruộng. Triều đình có quân “cấm vệ”, “túc vệ” là lực lượng thường trực cơ động với số lượng ít, được tuyển lựa và rèn luyện thành tinh binh. Ở địa phương có “ngoại binh”, “binh các đạo” luân phiên về sản xuất, tự túc lương ăn. Ngoài ra còn có các dân binh ở làng, xã, hoàn toàn không thoát ly sản xuất. Chính vì vậy, triều đình giảm được nhiều chi phí nuôi quân mà vẫn xây dựng và tổ chức được các đạo binh hùng mạnh, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp giữ nước, đánh thắng các đội quân xâm lược có số lượng đông hơn ta nhiều lần trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Cách tổ chức lực lượng như trên đã tạo ra một thế trận quốc phòng rộng khắp và thuận lợi. Ở đâu có dân là ở đó có quân, tức là những trai tráng từng được tập trung luyện tập quân sự, có tên trong sổ, thời bình ở nhà sản xuất, có biến được huy động vào quân ngũ. Với chính sách đó, khi quân giặc xâm lấn bờ cõi, có thể huy động lực lượng vũ trang ngay tại địa bàn để tổ chức chặn đánh kịp thời. Nhất là khi đất nước phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, triều đình có thể nhanh chóng huy động được nguồn binh lực lớn và có nguồn bổ sung dồi dào trong quá trình kháng chiến. Khi đất nước yên bình, một lượng lớn quân lính lại trở về với cuộc sống thường ngày. 2 . Sự liên kết giữa nhà Trần và nhà Hậu Lê :

  • Nhờ có sự kết hợp giữa quân và dân, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, thóc gạo dự trữ dồi dào.
  • Hệ thống thủy lợi được chú ý phát triển, không những phục vụ giao lưu kinh tế mà còn phục vụ đắc lực cho nhu cầu quân sự khi chiến tranh xảy ra (đê sông Hồng được đắp vào thời kỳ này)
  • Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, nhất là các nghề có liên quan đến quốc phòng của đất nước.

Kết luận tại phần III : Thành công và là nét sáng tạo đặc sắc của chính sách “Ngụ binh ư nông” các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ chính là đã xây dựng được một quân đội có số lượng ít nhưng tinh nhuệ, với một lực lượng dự bị đông đảo, được huấn luyện kỹ càng, sẵn sàng trở thành quân chủ lực để đối phó với sự xâm lược của ngoại bang. IV) Ý nghĩa : Ngụ binh ư nông (chữ Hán: 寓兵於農), theo nghĩa tiếng Việt là "gửi binh ở nông: gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định", là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê Sơ.

  1. Lời kết : Cuối cùng thì chúng ta đã tìm hiểu chính sách "Ngụ Binh Ư Nông " rồi . Chắc hẳn là chúng ta đã có thể mang lại cho mình những kiến thức mới phải không nào ?
    Chính sách ngụ binh ư nông nghĩa là gì năm 2024
    . Mọi người có thể chia sẻ thêm về những điều về chính sách 'Ngụ Binh Ư Nông ' ở dưới topic để cho các thành viên HMF được thu nạp thêm kiến thức nha . Còn bây giờ thì tạm biệt các bạn nha
    Chính sách ngụ binh ư nông nghĩa là gì năm 2024
    Nguồn : Sưu tầm

Chính sách ngụ binh ư nông có nghĩa là gì?

Ngụ binh ư nông là việc liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình và sang thời chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì.

Chính sách ngụ binh ư nông có ý nghĩa là gì?

“Ngụ binh ư nông là chính sách thời phong kiến ở nước ta (thời Lý, Trần, Lê) cho một số binh lính luân phiên nhau về làm ruộng ở làng xã lúc bình thường, nếu có chiến tranh sẽ huy động tất cả đi chiến đấu” (Thuật ngữ và khái niệm lịch sử, tr 109, NXB ĐHQG, Hà Nội, 1996).

Chính sách ngụ binh ư nông là gì trắc nghiệm?

Ngụ binh ư nông là một chính sách được sử dụng ở thời phong kiến nước ta, có nghĩa là sẽ cho các binh lính thay phiên nhau về làm ruộng ở thời bình, nhưng khi có chiến tranh sẽ huy động tất cả đi chiến đấu.

Thế nào là chính sách ngụ binh ư nông 0.5 điểm?

sgk trang 37. Lời giải chi tiết: - Chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông) là hàng năm, chia quân sĩ thành phiên thay nhau đi luyện tập và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất. Khi có chiến tranh, khi cần triều đình sẽ điều động.