Đau nhức chân phải làm sao

04/01/2017 Tác giả: 7.927 lượt xem

Đau nhức xương ống chân có thể là triệu chứng bình thường của quá trình phát triển xương, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm bạn cần thăm khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy đau nhức xương ống chân phải làm gì?

  • 1. Nguyên nhân đau nhức xương ống chân là gì?
  • 2. Đau nhức xương ống chân có nguy hiểm không?
  • 3. Làm gì để đối phó với triệu chứng đau nhức xương ống chân?
  • 4. Mẹo giúp giảm đau nhức chân tại nhà

1. Nguyên nhân đau nhức xương ống chân là gì?

Xương ống chân còn được gọi là xương ống đồng, xương ống khuyển. Những người bị đau xương ống chân thường cảm thấy đau nhức trong xương gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.

Nguyên nhân gây đau nhức xương ống chân có thể do:

– Vận động quá mức hoặc do không khởi động kỹ trước khi vận động, khiến cơ xương đau mỏi, đặc biệt là xương ống chân.

– Những người mang vác vật nặng, làm việc quá sức, đứng lâu, đi lại nhiều khiến cơ xương khớp bị quá tải và dẫn đến nhức mỏi.

– Người mắc một số bệnh lý như viêm cơ, viêm xương, ung thư xương cẳng chân, suy giãn tĩnh mạch chân … nên xuất hiện triệu chứng đau nhức trong ống chân, nhất là khi bệnh nhân vận động.

– Một số chấn thương từ bên ngoài hay các lực tác động mạnh có khả năng gây tổn thương xương khớp kéo theo những cơn đau nhức.

– Ở thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển cũng thường gặp phải những cơn đau nhức chân. Đây được coi là dấu hiệu bình thường do xương và sụn phát triển nhanh trong khi cơ bắp chưa phát triển theo kịp tốc độ.

– Tình trạng thiếu vitamin D và canxi ở phụ nữ mang thai và sau sinh cũng có thể gây đau nhức trong xương ống khuyển.

Đau nhức chân phải làm sao

Đau nhức xương ống chân là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý xương khớp

2. Đau nhức xương ống chân có nguy hiểm không?

Triệu chứng đau nhức xương ống chân người bệnh thường liên tưởng tới các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc tổn thương dây thần kinh… Chính vì vậy, muốn biết chính xác đau nhức xương ống chân do nguyên nhân gì? có nguy hiểm không? Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

Hầu hết các bệnh về xương khớp thường không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe và công việc, nếu không được điều trị hiệu quả nhiều người có thể bị liệt và tàn phế suốt đời.

Đau nhức chân phải làm sao

Bệnh lý xương khớp cần được điều trị càng sớm càng tốt

3. Làm gì để đối phó với triệu chứng đau nhức xương ống chân?

– Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để cơ bắp chân và xương ống chân được thư giãn, tránh làm việc quá sức hay mang vác vật nặng để hạn chế chế các cơn đau.

– Tập thể dục thường xuyên. Cần khởi động kỹ trước khi tập luyện hay chơi thể thao để tránh căng cơ, giãn cơ, trật khớp, bong gân… Lựa chọn những môn thể thao vừa sức để tập luyện, nên tập luyện thường xuyên để xương khớp quen vận động.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D (có nhiều trong nấm, phomat, cá, trứng…), protein (có nhiều trong trứng, sữa, hải sản, súp lơ, quả chà là, chuối,…) và các khoáng chất như canxi (có nhiều trong hải sản, đâu phụ, ngũ cốc, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa,…), sắt (có nhiều trong rau chân vịt, củ cải đỏ dưa hấu, gà, gan động vật,..) , magie (có nhiều trong gạo, lúa mì, và yến mạch, hạt hạnh nhân, hạt điều, các loại thảo mộc khô, bột ca cao, sôcôla đen,..), … để tăng cường sức khỏe xương khớp.

– Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích, từ bỏ thuốc lá.

Nếu thấy cơn đau nhức xương ống chân kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám tại chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Đau nhức chân phải làm sao

Khám xương khớp định kỳ thường xuyên

4. Mẹo giúp giảm đau nhức chân tại nhà

Ngâm chân bằng nước muối ấm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Mát xa ống chân và bàn chân.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Lê Dương Tiến - CK Nội cơ xương khớp, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nguyên nhân bị đau chân rất đa dạng và gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, từ không nguy hiểm đến nguy hiểm đến tính mạng như thuyên tắc tĩnh mạch sâu. Do đó, bạn cần nắm được các thông tin cơ bản của các nguyên nhân này để có hướng xử lý đúng đắn như điều trị ở nhà hoặc cần phải đến bệnh viện.

Dưới đây là 10 nguyên nhân thường gặp nhất của chân đau.

1. Bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral Artery Disease)

Với bệnh động mạch ngoại biên, do động mạch bị thu hẹp lại nên lượng máu đến các chi (đặc biệt là chân) không có đủ để chi hoạt động như bình thường, khiến người bệnh cảm thấy yếu, tê hoặc chuột rút khi đi bộ và lạnh ở chân lạnh. Một số người có thể giảm các triệu chứng của bệnh bằng cách thay đổi thói quen, như bỏ hút thuốc. Tuy nhiên, nếu các biện pháp trên không có tác dụng, bác sĩ có thể kể thuốc điều trị triệu chứng hoặc giúp giảm đau, thậm chí là có trường hợp cần chỉ định phẫu thuật.

2. Thuyên tắc tĩnh mạch sâu (Deep vein thrombosis)

Đây tình trạng có cục máu đông trong tĩnh mạch ở đùi hoặc cẳng chân. Do bệnh không gây ra nhiều triệu chứng nên khó chẩn đoán, một số người bệnh có thể bị đau, sưng chân, cảm giác ấm ở chân và đỏ da. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu trên. Một số trường hợp, thuyên tắc tĩnh mạch sâu tạo ra các cục máu đông, khi các cục máu đông vỡ ra thành các mảnh nhỏ hơn, đi theo dòng máu đến phổi và gây ra tình trạng thuyên tắc mạch phổi, đây là tình trạng rất nguy hiểm. Bác sĩ có thể kể thuốc để người bệnh không tạo thành các cục máu đông, nếu có thì sẽ không to hơn hoặc vỡ ra.

3. Bệnh lý thần kinh ngoại biên (Peripheral neuropathy)

Bệnh lý thần kinh ngoại biên xảy ra khi các dây thần kinh truyền các thông điệp đến và đi từ não bị tổn thương. Nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh tiểu đường, nhưng các bệnh khác, thuốc men, chấn thương hoặc nhiễm trùng đều có thể gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên này. Nếu bệnh ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở chân, người bệnh có thể cảm thấy như bị châm chích hoặc kiến bò, chân bị tê hoặc yếu. Bác sĩ sẽ điều trị dựa trên nguyên nhân và kê thuốc giảm đau nếu người bệnh cần.

Đau nhức chân phải làm sao

Bệnh lý thần kinh ngoại biên gây đau chân

4. Mất cân bằng điện giải

Chất điện giải là các khoáng chất như natri, kali và canxi giúp cơ bắp hoạt động bình thường. Điện giải có thể mất qua mồ hôi khi tập thể dục và nếu bạn bị mất quá nhiều thì chân của bạn có thể bị chuột rút hoặc cảm thấy yếu, tê liệt. Khi đó, bạn cần được điều trị bằng một số biện pháp như vật lý trị liệu hoặc bổ sung đồ uống thể thao có chất điện giải hay nước cùng với thực phẩm có các khoáng chất đó. Tuy nhiên, nếu chuột rút xảy ra thường xuyên thì bạn cần phải đi gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

5. Hẹp ống sống (Spinal Stenosis)

Tình trạng này xảy ra khi không gian trong cột sống bị hẹp nên đè lên các dây thần kinh ở trong ống, gây ra các triệu chứng như đau, ngứa ran, tê hoặc yếu ở chân. Gặp bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như kể trên. Người bệnh có thể được sử dụng thuốc và tập vật lý trị liệu để giảm cơn đau, nhưng nếu các biện pháp này không hiệu quả thì bạn sẽ cần phải phẫu thuật.

6. Đau dây thần kinh toạ (Sciatica)

Đau dây thần kinh toạ là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, kéo dài từ tủy sống và vùng hông tới đau bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng dẫn đến chèn ép dây thần kinh tọa. Đa số triệu chứng khởi phát từ từ, đau từ thắt lưng rồi lan xuống mông, xuống đùi cho đến cẳng bàn chân. Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau hoặc vật lý trị liệu, nhưng một trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần phải phẫu thuật.

7. Viêm khớp

Viêm khớp là bệnh phổ biến ảnh hưởng đến khớp và gây đau, sưng và cứng khớp khiến người bệnh khó đi lại hoặc khó khăn trong thực hiện các hoạt động hàng ngày. Hiện nay bệnh viêm khớp vẫn chưa cách nào điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể giảm các triệu chứng bằng cách tập thể dục và giữ cân nặng khỏe mạnh. Hoặc chườm đệm ấm hoặc túi nước đá chườm lên các khớp đau để giảm đau và sưng.

Đau nhức chân phải làm sao

Viêm khớp gây đau và sưng khớp

8. Căng cơ (Pulled Muscle)

Căng cơ xảy ra khi cơ bắp bị kéo dãn quá mức. Tình trạng này hay xảy ra ở những người chơi thể thao hay vận động viên. Cơn đau dữ dội và bắt đầu ngay lập tức và cơ ở vị trí bị căng rất mềm khi chạm vào. Cách điều trị tốt nhất là chườm đá trong 20 phút mỗi lần và cần thực hiện nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để làm dịu cơn đau.

9. Bong gân (Sprain)

Chấn thương này xảy ra khi mô liên kết giữa xương với xương, hay còn gọi là dây chằng bị kéo căng hoặc rách. Bong gân ở mắt cá chân là vị trí phổ biến nhất, với các triệu chứng như sưng, đau ở mắt cá chân và người bệnh không thể hoặc khó khăn khi đứng lên. Để xử lý lúc lúc bong gân ở mắt cá nhân, người bệnh cần thực hiện phương pháp R.I.C.E (R.I.C.E = Rest – Ice – Compression – Elevation) gồm: Nghỉ ngơi, Chườm đá tích cực (khoảng 20 phút/lần và 4-8 lần/ngày), Quấn băng (Quấn băng thun xung quanh khớp bị đau) và nâng chân cao lên. Người bệnh cũng cần gặp bác sĩ để chụp X-quang và kiểm tra xem xương có bị gãy hay không.

10. Chuột rút (Muscle Cramp)

Chuột rút thường xảy ra ở bắp chân với triệu chứng đột nhiên cơ bị căng cứng, đau nhói. Chuột rút có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi già đi và bạn ra ngoài trong thời tiết nóng nhưng không uống đủ nước. Chuột rút thường tự biến mất và không không phải là dấu hiệu của bệnh, tuy nhiên hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có chuột rút thường xuyên.

>>>Lời khuyên từ ThS.BS Lê Dương Tiến - CK Nội cơ xương khớp, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng:

Nguyên nhân bị đau chân rất đa dạng và gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, từ không nguy hiểm đến nguy hiểm đến tính mạng như thuyên tắc tĩnh mạch sâu. Khi bị đau chân người bệnh cần đi khám sớm để phát hiện ra các nguyên nhân bên dưới tránh tiến triển nặng của bệnh có thể gây tàn phế sau này.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,.... Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

XEM THÊM:

  • Vi khuẩn Shigella gây bệnh gì?
  • Các chất điện giải và ảnh hưởng trên tim mạch
  • Công dụng của thuốc Freeclo 75mg

Dịch vụ từ Vinmec