Kinh nghiệm khi bị công an giao thông bắt

Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng từng một lần bị cảnh sát giao thông “tuýt còi” vì vi phạm một lỗi nào đó khi tham gia giao thông. Hiểu rõ và tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ là cách đi xe máy không bị công an bắt. Và đây cũng là chủ để mà chúng tôi muốn bạn luận trong bài viết ngày hôm nay.

Kinh nghiệm khi bị công an giao thông bắt
Mọi người cần tuân thủ đúng luật khi tham gia giao thông

Cách đi xe máy không bị công an bắt

  • Giảm tốc độ khi đi vào đường to, rộng. Mọi người thường có tâm lý đi đường nhỏ, chật hẹp thì đi rề rề nhưng khi ra đường lớn sẽ tăng ga, đá số. Những đoạn đường như thế này thường có cảnh sát giao thông (CSGT) núp ở lùm và bắn tốc độ. Do đó hãy tăng tốc từ từ mỗi lần ra đường lớn nhé.
  • Tập thói quen để ý biển giao thông, đặc biệt là 3 loại biển: giới hạn tốc độ, cấm lấn tuyến, cấm vượt. Thường CSGT sẽ đứng ở khu vực có biển này, cách khoảng 50-100m để phạt các lỗi vi phạm. Ngoài ra cũng cần lưu ý: đường nét đứt được vượt còn đường nét liền thì không.
Kinh nghiệm khi bị công an giao thông bắt
Giảm tốc độ khi đi vào khu vực có biển báo dân cư
  • Khi đi vào có khu vực biển báo dân cư thì cần giảm tốc độ xuống 40km/h, ra khỏi khu dân cư có thể chạy 60km/h nếu không rất dễ bị “ăn” biên bản.
  • Hình thành cho bản thân thói quen bật xi nhan. Hiện có rất nhiều người không hề sử dụng đến tính năng này và đối với CSGT thì đây là một lỗi phổ biến. Bạn sẽ bị phạt hành chính nếu rẽ trái, rẽ phải, chuyển làn… không xi nhan. 
  • Không rẽ phải khi đèn đỏ. Thường CSGT ít khi phạt lỗi này ở những thành phố lớn. Tuy nhiên nếu không may mắn bạn cũng sẽ bị thổi lỗi này và phạt hành chính do không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông.
Kinh nghiệm khi bị công an giao thông bắt
Không vượt đèn vàng khi tham gia giao thông
  • Không vượt đèn vàng. Trong trường hợp bánh trước xe đã cán vạch người đi bộ thì bạn có thể vượt đèn vàng còn lại thì không. Nếu bạn cố vượt sẽ bị CSGT lập biên bản và phạt 350 nghìn đồng.
  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ khi tham gia giao thông bao gồm: bằng lái, cà vẹt xe (giấy đăng ký xe máy) và bảo hiểm dân sự. Nếu thiếu 1 trong 3 bạn sẽ bị phạt rất nặng hoặc có thể là bị giữ xe.

Một số mẹo cho bạn khi bị CSGT dừng xe

  • Không dễ dàng giao nộp giấy tờ:
Kinh nghiệm khi bị công an giao thông bắt
Không nên giao giấy tờ xe nếu chưa được thông báo lỗi

– Tuyệt đối không đưa giấy tờ cho CSGT trước khi được thông báo lỗi và chứng minh bạn vi phạm. Luật pháp cũng có quy định rõ về việc CSGT chỉ được phép dừng phương tiện để kiểm soát khi phát hiện hoặc thông qua phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện hành vi vi phạm.

– Bạn chỉ phải xuất trình giấy tờ khi CSGT chứng minh được lỗi sai của bạn. Tuy nhiên sau 21h đêm thì CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ của tất cả người tham gia giao thông. Nếu bạn bị dừng xe ở khung giờ này thì bắt buộc phải chấp hành theo đúng quy định.

  • Ghi âm hoặc quay lại quá trình làm việc (nếu cần)

– Nếu bạn cảm thấy mình bị xử phạt oan và muốn khiếu nại thì bạn cần phải nắm rõ vị trí bạn bị xử phạt, ngày giờ, vấn đề bạn cảm thấy mình bị xử lý sai, tên người xử lý bạn và đội cảnh sát đang xử lý vấn đề của bạn. Để có thể đầy đủ những bằng chứng này thì bạn có thể quay phim hoặc ghi âm lại cuộc trò chuyện.

– Mặc dù bạn được phép ghi âm, quay hình nhằm giám sát CSGT làm việc tuy nhiên bạn cũng nên thực hiện một cách lịch sự, tránh gây những mâu thuẫn không đáng có.

  • Trình bày về trường hợp đặc biệt của bản thân (nếu có)
Kinh nghiệm khi bị công an giao thông bắt
Một số trường hợp vi phạm đặc biệt có thể được bỏ qua

Có một số trường hợp bạn bắt buộc phải phạm luật như đi quá tốc độ, sai làn… vì bị rượt đuổi hoặc tránh những thành phần “bất hảo”. Hay bạn đang gặp vấn đề về tâm lý khiến bạn bị xao nhãng như: tin buồn, người thân gặp nạn… thì bạn có thể trình bày với CSGT để được cảm thông.

Trên đây là kinh nghiệm/cách đi xe máy không bị công an bắt mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Việc tuân thủ theo đúng luật lệ giao thông bạn sẽ không phải gặp những “anh áo vàng” mà còn đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Đâu là những điều cảnh sát giao thông không được làm? Đây là vấn đề không ít người còn mơ hồ. Để hiểu rõ hơn về các quy định tránh gặp phải những trường hợp bị xử phạt không đáng có, mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã.

Những quy tắc ứng xử bắt buộc của cảnh sát giao thông

Chị Nguyễn Thị Ngọc gửi câu hỏi về cho Luật Thiên Mã: “Thưa luật sư, ngày hôm qua khi đang di chuyển trên đường với tốc độ rất bình thường thì tôi bị CSGT buộc dừng xe nhưng vì chưa hiểu ý của CSGT nên tôi vẫn tiếp tục di chuyển thì bị hai anh CSGT ép dừng xe lại và ngay khi dừng xe thì anh CSGT còn lại đã rút chìa khóa xe máy của tôi. Vậy thưa luật sư hành động đó có đúng như quy định của pháp luật hay không vì tôi đang chấp hành đúng quy định luật lệ giao thông nhưng lại bị ép dừng xe đột ngột như vậy. Mong luật sư tư vấn cho trường hợp của tôi. Tôi xin trân thành cảm ơn.”

>> Tư vấn xử lí các trường hợp vi phạm giao thông đường bộ liên hệ ngay 1900.633.705

Luật sư tư vấn: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho luật Thiên Mã đối với trường hợp của chị chúng tôi xin tu vấn như sau:

Cảnh sát giao thông (CSGT) là những người đại diện thực thi pháp luật. Tuy nhiên, họ cũng có nghĩa vụ và quyền hạn theo Luật định. Có những điều nằm trong quyền hạn, phạm vi xử lý của CSGT và có những điều họ không được làm. Dưới đây là những điều mà cản sát giao thông không được làm. 

CSGT không được tự ý dừng xe của người tham gia giao thông

>> Tư vấn các trường hợp không bị phạt hành chính trong lưu thông đường bộ liên hệ ngay 1900.633.705

Khoản 1 Điều 9 trong dự thảo thông tư về quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của CSGT có quy định, cảnh sát giao thông chỉ được phép dừng xe của người tham gia giao thông trong những trường hợp cụ thể sau:

  • Phát hiện trực tiếp hoặc thông qua thiết bị nghiệp vụ phát hiện ra vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông. Với trường hợp phát hiện vi phạm này, cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu chủ phương tiện dừng xe, xuất trình giấy tờ.
  • Những CSGT đang thực hiện mệnh lệnh hoặc kế hoạch tổng kiểm soát, phương án tuần tra. Cùng với đó là xử lý các vi phạm của người tham gia giao thông theo chuyên đề đã được cấp trên phê duyệt. Ngoài ra, CSGT cũng có quyền dừng phương tiện để yêu cầu xuất trình giấy tờ và kiểm tra theo nhiệm vụ.
  • Không tự ý yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe là một trong những điều cảnh sát giao thông không được làm. Trường hợp có tin báo thì CSGT được phép yêu cầu dừng xe.

CSGT không được tự ý rút chìa khóa xe người vi phạm

Theo quy định, rút chìa khóa xe của người vi phạm là một trong những điều cảnh sát giao thông không được làm. Cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu chủ phương tiện dừng xe theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không có điều khoản nào quy định cảnh sát giao thông được phép rút chìa khóa xe của chủ phương tiện.

Do đó, nếu gặp trường hợp cảnh sát giao thông rút chìa khóa phương tiện của mình thì bạn cần phản ánh ngay. Cảnh sát có quyền yêu cầu bạn dừng xe nếu phát hiện vi phạm, thực hiện theo chuyên đề, tin báo nhưng không được phép rút chìa khóa phương tiện. Điều này không nằm trong quyền hạn của CSGT.

Đặc biệt, trong Thông tư 65 của Bộ Công An cũng quy định, CSGT khi tiếp xúc với dân phải giữ thái độ đúng mực, tận tụy và lễ phép. Vì vậy, thái độ hách dịch, chèn ép hay to tiếng, dọa nạt nhân dân,… cũng được xếp vào hàng những điều cảnh sát giao thông không được làm.

CSGT truy đuổi người vi phạm hay không

Đuổi theo người vi phạm có phải là một trong những điều cảnh sát giao thông không được làm hay không? Đây là câu hỏi mà Luật Thiên Mã nhận được rất nhiều từ phía độc giả. Trong trường hợp CSGT đưa ra hiệu lệnh yêu cầu dừng xe nhưng người vi phạm cố tình không tuân thủ, bỏ chạy thì cảnh sát giao thông có quyền đuổi theo hay không?

Đối với trường hợp này, rất nhiều luật sư cho rằng chưa có một quy định hay điều luật nào rõ ràng về việc cho phép CSGT truy đuổi người vi phạm luật giao thông mà chỉ có quy định về việc CSGT được yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe một cách an toàn. Điều này được quy định rõ tại Điều 87 của Luật Giao thông đường bộ 2008 và Điều 5 trong Thông tư 01 năm 2016 của Bộ Công An.

> Tư vấn xử lí vi phạm khi bị CSGT đường bộ bắt liên hệ ngay 1900.633.705

Tuy nhiên, có không ít người cho rằng, CSGT có quyền được truy đuổi người vi phạm trong những hoàn cảnh đặc biệt như:

  • Người có dấu hiệu tội phạm
  • Người có hành vi vi phạm pháp luật nghiệm trọng

Trong quá trình truy đuổi, các chiến sĩ CSGT cần đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như những người điều khiển phương tiện giao thông khác. Được phép truy đuổi trong trường hợp cần thiết

Những điều cần biết khi gặp cảnh sát giao thông

Anh Nam – Bình Định gửi câu hỏi về cho Luật Thiên Mã: Chào văn phòng luật Thiên Mã, Tôi là Nguyễn Văn Nam hiện tôi đang chuẩn bị nhận công việc lái xe Bắc Nam. Mặc dù sẽ được công ty hướng dẫn cụ thể nhưng tôi cũng khá lo lắng vì lần đầu làm công việc này lại lái xe đường dài việc phải nắm rõ luật giao thông cũng như các vấn đề khác là rất quan trọng bởi theo tôi nghe nói việc bị CSGT bắt phạt vì không hiểu luật là rất nhiều. Vậy nên tôi muốn nhờ văn phòng luật sư tư vấn cho tôi các quy định và quyền hạn mà tôi cần nắm rõ để tránh gặp phải trường hợp bị phạt tiền không đáng xảy ra.

>>Tư vấn luật giao thông đường bộ liên hệ ngay 1900.633.705

Luật sư tư vấn: Cảm ơn anh Nam đã gửi câu hỏi về cho Luật Thiên Mã chúng tôi xin phép được tư vấn cho trường hợp của anh như sau:

Bên cạnh những điều cảnh sát giao thông không được làm thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm về quyền hạn của CSGT. Việc nắm rõ về Luật Giao Thông nói chung và quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của CSGT nói riêng chưa bao giờ là thừa. Dưới đây là những quyền hạn của CSGT mà bạn nên biết:

  • CSGT được yêu cầu dừng phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ (GTĐB) cũng như kiểm soát và kiểm tra giấy tờ của phương tiện, người điều khiển về việc thực hiện các quy định liên quan tới hoạt động vận tải đường bộ.
  • Xử lý hành vi vi phạm hành chính nằm trong lĩnh vực GTĐB cũng như an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn những hành vi vi phạm, đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính đúng theo quy định của pháp luật.
  • ……

Trên đây là những điều cảnh sát giao thông không được làm do Luật Thiên Mã biên soạn. Để được tư vấn chi tiết về những vấn đề liên quan tới luật pháp, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0967.142.988 

Bạn đang xem bài viết “tìm hiểu về những điều cảnh sát giao thông không được làmtại chuyên mụcluật giao thông đường bộ